You are on page 1of 6

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HUẤN LUYỆN THỂ THAO

BÀI TẬP MÔN: GDĐC

GIẢNG VIÊN: TH.S NGUYỄN THỊ ÁNH

HỌ VÀ TÊN: VŨ THỊ TÚ UYÊN

BỘ MÔN: CỜ VUA

MSSV: 2259102006

KHOA: HUẤN LUYỆN THỂ THAO

KHÓA: 45

NĂM HỌC 2023 – 2024


Câu 1: Phân biệt hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học? Trình bày
những công việc cần thiết khi tiến hành soạn giáo án giảng dạy?

• Phân biệt hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học:
- Hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) là cách tổ chức quá trình học tập cho học sinh
phù hợp với mục đích, nội dung bài học, nhằm làm cho bài học đạt được kết quả tốt.
Hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học.
Các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng:
+ Hình thức trên lớp
+ Hình thức thảo luận tập thể
+ Hình thức tự học
+ Hình thức phụ đạo
+ Hình thức hoạt động ngoại khoá
Hình thức tổ chức dạy học được phân biệt vơi snhau thông qua:
1. Số lượng học sinh tham gia vào quá trình học tập.
2. Thời điểm học sinh thực hiện hoạt động học tập.
3. Không gian tiến hành học tập.
4. Đặc điểm và tính chất hoạt động của giáo viên và học sinh.
5. Mục tiêu cần đạt của bài học.

- Phương pháp dạy học (PPDH) là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm
đạt được mục đích dạy học (giúp cho học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học
và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo).
Phương pháp dạy học là hệ thống đa dạng, để sử dụng chúng một cách hiệu quả, người
ta chia thành 4 nhóm phương pháp dạy học sau:
+ Nhóm các phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ (PP thuyết trình, PP vấn đáp, PP
sử dụng tài liệu học tập và sách giáo khoa)
+ Nhóm phương pháp dạy học trực quan (PP minh hoạ, PP biểu diễn thí nghiệm, PP
quan sát)
+ Nhóm phương pháp thực hành (PP luyện tập, PP thực hành thí nghiệm, PP tổ chức
thực hiện các bài tập sáng tạo, PP trò chơi)
+ Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh (PP kiểm tra, PP đánh
giá)

Hay theo Nguyễn Bá Kim: “PPDH là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên
hoạt động và giao lưu của trò nhằm đạt được mục đích dạy học, hình thức tổ chức dạy
dạy học là cách thể hiện hoạt động dạy học.”

Phương pháp dạy học Hình thức tổ chức dạy học


Điểm giống: - Đều là cách thức hoạt động dạy của thầy gây oạt động
học của trò nhằm đạt mục tiêu dạy học
- Là các hệ thống rất đa dạng
Điểm khác: - Cách thức điều khiển hoạt - Cách thức tổ chức hoạt
động dạy học động dạy học
- Lựa chọn phương pháp - Lực chọn hình thức phụ
linh hoạt thuộc vào nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan (hoàn
cảnh, môi trường dạy học,
số lượng học sinh…và
quan trọng nhất là trình độ
sư phạm của giáo viên)
• Những công việc cần thiết khi tiến hành soạn giáo án giảng dạy:
- Xác định mục tiêu bài học
- Xác định phương pháp chủ đạo
- Trình bày từng hoạt động cụ thể
Chi tiết hơn về các hoạt động được thể hiện thông qua các bước soạn giáo án sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học:

- Kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào chuẩn của Bộ GD, đúng trọng tâm, tránh đi
sai hướng, không rơi vào quá tải nội dung)

Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo:

- Định hướng phương pháp chính, kết hợp phương pháp phụ khác bổ trợ cho các
hoạt động cụ thể trong bài học (tùy theo từng hoàn cảnh, cơ sở vật chất của địa
phương, tùy theo khả năng của học sinh, tùy vào nội dung của tiết học).

Bước 3: Chuẩn bị thiết bị, tài liệu dạy học:

- Chuẩn bị cho giáo viên: Máy tính, máy in, máy chiếu, phần mềm, tranh ảnh, sơ
đồ, phiếu học tập, slide bài giảng powerpoint,.....
- Chuẩn bị cho học sinh: tài liệu, sưu tầm và nghiên cứu trước tài liệu, bài tập ...

Bước 4: Tiến trình các hoạt động dạy học

- Lập kế hoạch bài học: là việc sắp xếp các hoạt động, nội dung bài học theo trình
tự , định hướng phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý

Phân biệt được hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng
hoạt động một cách chi tiết cụ thể.

- Chuẩn bị các hoạt động và bài tập (thực hành vận dụng kiến thức đã học)

Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá, ..

- Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm chính của bài học.
- Dùng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết.
- Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho học sinh về nhà thực hiện.
- Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác.
- Đánh giá, nhận xét tiết học nhằm có được thông tin phản hồi để kịp thời điều
chỉnh phương pháp dạy.
Câu 2: Hãy soạn một giáo án giảng dạy thực hành môn chuyên sâu của anh/chị:

TÊN BÀI DẠY: CÁC ĐÒN CHIẾN THUẬT CƠ BẢN – BẮT ĐÔI, GHIM
Môn học: Cờ vua
Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được đòn tấn công chiến lược cơ bản (bắt đôi, ghim, xiên).
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết và thực hiện được đòn chiến thuật (bắt đôi, ghim, xiên) khi đánh cờ.
3. Về thái độ:
- Khơi gợi niềm yêu thích cờ vua

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH


1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Học liệu: Tài liệu, sách, slide powerpoint, phiếu bài tập.
- Thiết bị, dụng cụ: Máy tính, máy chiếu, bàn cờ vua treo (kèm quân cờ nam châm)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Dụng cụ học tập: bút chì, gôm, bút và vở ghi chép.
- Bộ cờ vua (nếu có)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


A. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động):
- Ổn định, tạo không khí học tập
- Ôn tập kiến thức cũ có liên quan: tấn công, đòn tấn công
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: phương pháp vấn đáp
Hình thức tổ chức: thảo luận tập thể
Phương tiện dạy học: slide bài giảng, máy chiếu, laptop, bàn cờ treo

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Ổn định lớp học Thực hiện nhiệm vụ GV:
- Tạo không khí học tâp bằng phương - Giữ trật tự, tập trung tiếp nhận câu hỏi
pháp vấn đáp hỏi kiến thức cũ (có phần - Trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến và
quà thưởng) và tiếp cận kiến thức mới: nhận xét, bổ sung ý kiến để xây dựng bài
+ Em hiểu như thế nào là tấn công? Các học
quân nào là quân tấn công?
+ Em hiểu như thế nào về đòn tấn công
chiến thuật?
- Tổng kết, củng cố lại kiến thức cũ (trình
chiếu slide đáp án và bàn cờ minh hoạ)
+ Tấn công là sử dụng quân của mình đe
doạ ăn quân giá trị của đối phương
+ Quân tấn công: Hậu, Xe, Tượng, Mã
+ Đòn tấn công chiến thuật là thực hiện
hàng loạt nhiều nước đi để dành lợi thế
về điểm số (về lượng)
SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Nắm vữngg kiến thức cũ, có cái nhìn tổng quát
về đòn chiến thuật
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động):
- Hiểu rõ đòn bắt đôi, đòn ghim
- Nhận biết và thực hiện được đòn chiến thuật trong khi đánh cờ
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: thuyết trình kết hợp vấn đáp và minh hoạ
Hình thức tổ chức: lên lớp
Phương tiện dạy học: slide bài giảng, máy chiếu, laptop, bàn cờ treo

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: Giảng dạy bài mới: Sử dụng phương - Thực hiện việc quan sát, lắng nghe và
pháp thuyết trình giới thiệu về đòn chiến tiếp thu bài, đặt câu hỏi nếu không hiểu
thuật chi tiết đòn bắt đôi, ghim thông qua bất kỳ kiến thức nào
trình chiếu slide (trên cơ sở học sinh đã học - Thực hành phân tích tìm lời giải cho ví
đòn tấn công) dụ minh hoạ, phát biểu đưa ra ý kiến và
- Đòn bắt đôi:la fdodnf chiến thuật, tranh luận để tìm ra đáp án đúng nhất
sử dụng 1 quân tấn công (bắt) 2 (kích thích khả năng suy nghĩ, phân tích,
quân cùng 1 lúc. tư duy phản biện)
- Đòn ghim: sử dụng 1 quân tấn công
tầm xa tấn công 2 quân trên cùng 1
đường (đường thẳng, hằng ngang,
đường chéo); trong đó quân đứng
trước, là quân ít điểm hơn, buộc
phải đứng yên vì nếu di chuyển sẽ
mất quân đằng sau có giá trị hơn.
HĐ2: Cho ví dụ thế cờ minh hoạ về các đòn
tấn công trên bàn cờ treo để học sinh giải
(nhằm củng cố kiến thức đã học)
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ đưa ra gợi ý
cho học sinh thông qua các bước đánh giá
thế trận (kỹ năng đã học)
Học sinh sẽ được phát biểu ý kiến và tranh
luận trong khung thời gian nhất định trước
khi kết luận
Kết thúc hoạt động: Gv kết luận nội dung
đòn bắt đôi, đòn ghim để cô đọng kiến thức
hỗ trợ HS lĩnh hội, ghi vào vở
Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Hiểu rõ được đòn bắt đôi, đòn ghim

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG


Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động): Tạo sự thành thạo, khả năng phân tích để nhận
biết và tìm ra được đòn bắt đôi và đòn ghim (củng cố vận dụng)
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: luyện tập/làm phiếu bài tập
Phương tiện dạy học: phiếu bài tập, bàn cờ treo

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Trình chiếu cho học sinh xem các ván đấu - Quan sát và tìm ra đòn tấn công xuát
của các bạn đồng trang lứa có thành tích và hiện trong ván đấu (Học sinh có quyền
các cao thủ có xuất hiện đòn bát đôi, đòn nêu ra suy nghĩ và biện luận phân tích để
ghim và thách đố học sinh tìm được nước chứng minh)
đi thực hiện đòn tấn công (có phần thường) - Thực hiện phiếu bài tập
- Cho học sinh làm phiếu bài tập thực hành
cấp độ nhận biết cơ bản và trung bình
- Giải đáp bài tập: Xếp thế cờ lên bàn cờ
treo và cho học sinh phát biểu ý kiến
- Thống nhất đáp án và kết luận, nhắc lại
kiến thức 1 lần nữa
Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: giúp học sinh củng cố kiến thức, vận
dụng tốt đòn bắt đôi, ghim
IV. DẶN DÒ
- Khuyến khích học sinh luyện tập, thực hành đánh cờ và tìm đòn bắt đôi, đòn ghim

You might also like