You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: GIÁO DỤC TIN HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phương Anh

Mã sinh viên: 715914002

Ngày sinh: 25/08/2003

Lớp: K71 – K1

Hà Nội, năm 2023


Điểm Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2

Câu hỏi:

Câu 1 (4 điểm): Sử dụng một phần mềm đồ họa hoặc các công cụ đa phương tiện để
thiết kế một sản phẩm số trong chủ đề Ứng dụng tin học lớp 4 (lớp 5) chương trình
môn Tin học 2018 và trình bày các hoạt động dạy học hướng dẫn học sinh làm được
sản phẩm này.
Câu 2 (6 điểm): Chọn 1 trong các chủ đề môn Công nghệ (chương trình 2018) dưới
đây, xây dựng 01 kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất HS
(Yêu cầu thể hiện đầy đủ công cụ kiểm tra đánh giá trong kế hoạch dạy học)
a) Chủ đề: Làm đồ chơi dân gian (lớp 4)
b) Chủ đề: Trồng hoa và cây cảnh trong chậu (lớp 4)
c) Chủ đề: Vai trò của công nghệ (lớp 5)
d) Chủ đề: Lắp ráp mô hình điện mặt trời (lớp 5)
Lưu ý: + Cuối bài thu hoạch cần ghi rõ danh mục tài liệu tham khảo
+ Bài tập tuân thủ quy tắc kiểm tra đạo văn (tỉ lệ trùng lắp <=20%)
Bài làm:

Trình bày nội dung bài làm tại đây

2
Câu 1 (4 điểm): Sử dụng một phần mềm đồ họa hoặc các công cụ đa phương
tiện để thiết kế một sản phẩm số trong chủ đề Ứng dụng tin học lớp 4 (lớp 5)
chương trình môn Tin học 2018 và trình bày các hoạt động dạy học hướng dẫn
học sinh làm được sản phẩm này.
- Chủ đề Ứng dụng tin học lớp 5 chương trình môn Tin học 2018: Sử dụng sản
phẩm đồ họa tạo sản phẩm số đơn giản.
- Sử dụng Canva thiết kế sản phẩm số: Inforgraphic giáo dục

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG
CANVA THIẾT KẾ SẢN PHẨM SỐ INFORGRAPHIC GIÁO DỤC
I. Tiết 1
1. Hoạt động 1: Giới thiệu Canva và Inforgraphic
- Canva: Được ra mắt vào năm 2013, Canva là một nền tảng giao tiếp trực tuyến
và thiết kế với sứ mệnh trao quyền cho mọi người trên thế
giới thiết kế mọi thú và xuất bản ở mọi nơi. Canva được sử
dụng trên 190 quốc gia với hơn 100 ngôn ngữ trên thế giới,
và đã có hơn 13 tỷ thiết kế được sáng tạo thông qua nền
tảng này.
- Inforgraphic (đồ họa thông tin) là cách trình bày
thông tin trực quan bằng những hình ảnh, biểu tượng, sơ
đồ,…nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những nội
dung thông tin kết nối với nhau ra sao.
2. Hoạt động 2: Xác đinh mục tiêu và triển khai
ý tưởng
- Sử dụng Inforgraphic tạo sản phẩm giáo dục có
chứa thông tin liên quan tới kiến thức xã hội, các môn học
tại nhà trường. Từ đó, sẽ giúp tiếp thu tri thức thông qua
hình ảnh minh họa, thiết kế sáng tạo,…một cách nhanh
chóng hơn.

3
Triển khai ý tưởng: Kiến thức triển khai là gì, nội dung gồm bao nhiêu phần, sử
dụng hình ảnh minh họa nào,…
- Ví dụ: Với chủ đề “Khám phá Lục địa Á Âu” cung cấp thông tin cơ bản nhất về
châu Á và châu Âu. Bài trình bày gồm tiêu đề với hình ảnh minh họa là nhà thám
hiểm; hình ảnh bản đồ châu Á, châu Âu và lục địa Á Âu; một số thông tin nhanh về
lục địa Á Âu (Gồm 93 quốc gia độc lập, diện tích đất liền là 55.000.000 km2,…); tài
liệu tham khảo.
3. Hoạt động 3: Truy cập trang web Canva và giới thiệu các bộ phận
Trang chủ
- Truy cập vào trang web Canva bằng cách tìm kiếm từ khóa hoặc truy cập
đường link https://www.canva.com

- Các bộ phận Trang chủ Canva: Thanh công cụ (Thiết kế nổi bật, doanh nghiệp,
giáo dục,…); thanh tìm kiếm nội dung trên Canva, mẫu thiết kế (Docs, Whiteboard,
Bài thuyết trình, Inforgraphic,…)
4. Hoạt động 4: Giới thiệu các kí hiệu trang Thiết kế
- Lựa chọn mẫu Inforgraphic hoặc Inforgraphic giáo dục.

4
- Đến với trang Thiết kế

- Các kí hiệu trên trang Thiết kế:


Kí hiệu Công dụng
Cung cấp đa dạng mẫu thiết kế với nhiều
chủ đề khác nhau, người sử dụng được tối ưu
hóa hiệu suất làm việc.
Cung cấp đồ họa, sticker, ảnh, biểu đồ,
…để người dùng có thể sử dụng cho mỗi thiết
kế. Với các bộ sưu tập thống nhất chủ đề thiết
kế.
Tải lên nội dung đa phương tiện như
hình ảnh, âm thanh, video,...đến từ thiết bị. Có
thể kết nối tài khoản Canva với Dropbox,
Google Drive,…
Nhập văn bản với nhiều phông chữ có
thiết kế màu sắc,…đa dạng.

Sử dụng bút vẽ được cung cấp để mỗi


thiết kế mới mẻ, độc đáo hơn.

Các dự án, thiết kế đã thực hiện cùng dữ


kiệu sử dụng đều được lưu trữ. Dễ dàng xem
lại, chỉnh sửa bất cứ lúc nào.

5
Kết hợp thiết kế với các ứng dụng khác
như Youtube, Pixton, Stipop,…

- Ngoài ra, Trang thiết kế có chỉnh sửa kích thước sản phẩm, trình chiếu, câu hỏi
hỗ trợ.
5. Hoạt động 5: Lựa chọn mẫu và tạo sản phẩm.
- Học sinh được lựa chọn mẫu bất kì, chỉnh sửa theo mong muốn của bản thân để
tạo sản phẩm.

- Cách xuất file sau khi hoàn thành: Nhấp chuột vào CHIA SẺ góc phải màn
hình. Lựa chọn phần Tải xuống sẽ xuất hiện các mục như hình mình họa. Người dùng
lựa chọn sao chu phù hợp với mong muốn.

6
- Vận dung: Giáo viên đưa ra đề bài về nhà để học sinh luyện tập với yêu cầu như
sử dụng ít nhất 2 hình ảnh, có đồ họa, 2 phông chữ trở lên,…
II. Tiết 2
1. Hoạt động 1
- Giáo viên ôn tập, củng cố kiến thức đã cung cấp buổi học trước.
- Giáo viên kiểm tra BTVN, mời một số học sinh lên bảng trình bày về ý tưởng
bản thân. Các bước thực hiện và khó khăn khi làm bài. Các bạn còn lại góp ý về sản
phẩm và rút ra một số lưu ý khi thiết kế trên Canva.
2. Hoạt động 2
- Giáo viên cho học sinh luyện tập tại lớp với chủ đề tự chọn.
- Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học sinh và đưa ra nhận xét, góp ý và
khuyến khích kịp thời.
Câu 2 (6 điểm): Chọn 1 trong các chủ đề môn Công nghệ (chương trình
2018) dưới đây, xây dựng 01 kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng
lực phẩm chất HS (Yêu cầu thể hiện đầy đủ công cụ kiểm tra đánh giá trong kế
hoạch dạy học)
a) Chủ đề: Làm đồ chơi dân gian (lớp 4)
b) Chủ đề: Trồng hoa và cây cảnh trong chậu (lớp 4)
c) Chủ đề: Vai trò của công nghệ (lớp 5)
d) Chủ đề: Lắp ráp mô hình điện mặt trời (lớp 5)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN CÔNG NGHỆ


CHỦ ĐỀ: TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG CHẬU
Môn học: Công nghệ - Lớp 4
7
Tên bài học: Trồng hoa và cây cảnh trong chậu
Tổng số tiết: 3 tiết (2 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành)
Thời gian thực hiện: 3 tuần

BÀI 08: TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG CHẬU (TIẾT 1)


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học: Sau khi học, học sinh cần đạt được:
- Kể tên một số loài cây phổ biến thường được dùng trong chậu.
- Nêu được tác dụng việc trồng hoa, cây cảnh trong chậu và một số lưu ý khi thực
hiện.
- Biết các bước để trông hoa và cây cảnh trong chậu
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tìm tòi, học hỏi cách trồng hoa, cây cảnh
trong chậu. Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây với môi trường.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các bước phù hợp theo kinh
nghiệm và quan sát của bản thân để trồng cây thành công. Đưa ra giải pháp với tình
huống phát sinh khi trồng cây.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Kể tên và trình bày các bước cơ bản nhất để
trồng hoa và cây cảnh trong chậu. Kết hợp cùng sự hướng dẫn của giáo viên và các
bạn trong nhóm/ lớp để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất.
3. Năng lực đặc thù
- Nhận thức công nghệ: Nhận thức được tác dụng việc gia tăng số lượng hoa và
cây cảnh được trồng. Trình bày mức cơ bản nhất các bước để trồng hoa và cây cảnh
trong chậu.
- Sử dụng công nghệ: Kể tên, nêu công dụng và thực hiện một số thao tác kĩ thuật
đơn giản với dụng cụ trồng trọt.
- Đánh giá công nghệ: Đánh giá và so sánh được các dụng cụ trồng trọt với từng
bước trồng cây. Đưa ra cảm nhận bản thân với hoạt động trồng hoa và cây cảnh.
- Thiết kế kỹ thuật: Đánh giá được chậu hoa, cây đảm bảo yêu cầu về tính thẩm
mỹ.

8
4. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần cầu tiến trong học tập, chuẩn bị nội dung bải
học trước khi tới lớp. Vận dụng kiến thức đã có vào các hoạt động học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn dụng cụ học tập, chuẩn bị bài về nhà
và hỗ trợ bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK, thiết bị dạy học và dụng cụ như chậu cây, hạt giống,…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Mở đầu: Khởi động, kết nối
- Mục tiêu: Kích thích tính tò mò, sự hứng thú với bài học của học sinh. Học sinh
đưa ra quan điểm, góc nhìn của bản thân với nội dung bài học sẽ được triển khai.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV mở video chiếu về vấn đề ô - HS chú ý quan sát video.
nhiễm môi trường hiện nay.
GV nêu câu hỏi:
+ Qua những hình ảnh vừa rồi, + Trả lời: Vấn nạn môi trường
các bạn có cảm nhận như thế nào ? ngày càng báo động, chặt phá rừng, ô
nhiễm nguồn nước,…
+ Các bạn có ý tưởng gì thú vị để + Trồng nhiều cây hơn, không sử
giải quyết vấn đề này không ? dụng túi nylon,…
- GV nhận xét và tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới: Môi - HS chú ý lắng nghe.
trường chính là ngôi nhà lớn của
chúng ta. Chỉ khi biết bảo vệ và chăm
sóc nó ta mới có cuộc sống hạnh phúc.
Ngôi nhà của chúng ta bị nhiều người
phá hại. Mỗi học sinh sẽ đều góp phần
cứu sống ngôi nhà ấy bằng việc trồng
một cây xanh. Chúng ta cùng đến với

9
bài học hôm nay để khám phá nhiều
điều thú vị đang chờ đón nhé !

2. Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá,…


- Mục tiêu: Giúp HS kể tên các bước trồng cây cơ bản nhất, các dụng cụ sử dụng
cho mỗi bước.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các
dụng cụ trồng cây
- GV phát phiếu câu hỏi tự luận (trả - HS hoàn thiện phiếu câu hỏi
lời ngắn) về tên gọi của các dụng cụ. theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo
viên.

+ Em hãy quan sát và gọi tên những


đồ dùng có trong hình ? + Kéo, kìm, găng tay, ủng,
- GV yêu cầu HS kiểm tra các đáp xẻng, cào, búa, ủng, cưa, cây giống,
án giữa 2 bạn cùng bàn chéo nhau và tổng bình tưới,…
kết số điểm. Tặng sticker cho 5 bạn điểm - HS thực hiện theo yêu cầu
cao nhất. của GV.
- GV giảng HS về công dụng của
một số dụng cụ cơ bản cần thiết nhất để - HS chú ý lắng nghe và sẽ
trồng hoa hoặc cây cảnh. đưa ra các dụng cụ mình đã chuẩn
+ Găng tay: Chúng sẽ giúp bảo vệ bị được trùng khớp với dụng cụ mà
đôi tay của bạn, tránh tối đa việc va chạm GV nhắc tới.
với những vật sắc nhọn gặp phải khi dọn

10
vườn.
+ Kéo tỉa cây: cắt bỏ những phần
sâu, lá úa,…
+ Cuốc, xẻng, đinh ba: Cuốc được
dùng để đào, xới, trộn,...Trục của xẻng và
đinh ba có độ dài ngắn khác nhau. Được
làm từ nhiều chất liệu như kim loại, gỗ…
Nếu xẻng khiến đất tơi xốp hơn thì đinh
ba lại không đạt được hiệu quả bằng.
- GV tổng kết Hoạt động 1: Mỗi
dụng cụ trồng cây đều vô cùng cần thiết
và đóng vai trò khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các
bước trồng hoa và cây cảnh trong chậu
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ - HS chia nhóm và trao đổi,
(4 học sinh/ nhóm) hoàn thành phiếu bài hoàn thành phiếu bài tập được giao.
tập về các bước trồng cây.

- GV chọn 2 - 3 nhóm có cách sắp


xếp khác nhau lên bảng trình bày về sản
phẩm của mình. - HS được lựa chọn lên bảng

11
- GV nhận xét và đưa ra quá trình trình bày. Các bạn khác chú ý lắng
đúng nhất. Giải thích chi tiết từng bước nghe và nhận xét.
với học sinh. - HS chú ý lắng nghe phần
giải thích của GV. Chỉnh sửa phiếu
đã làm.

- Đặt câu hỏi với học sinh về các


bước.
+ Giá thể là gì ? + Giá thể là một tên gọi chung
cho hỗn hợp các loại vật liệu có thể
giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát
triển của cây. Hỗn hợp này được
dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để phù
hợp với đặc điểm và tận dụng ưu
điểm từng loại.
+ Một số lại giá thể thường được sử + Xơ dừa, cát, phân bón hữu
dụng trong việc trồng cây cảnh ? cơ, gỗ vụ ủ,…
+ Tại sao cần tạo những lỗ nhỏ đáy + Đây sẽ là lỗ thoát nước cho
của chậu ? cây. Để cây sống lâu hơn. Tránh
việc tưới nước quá nhiều khiến cây

12
bị thối, không thể phát triển khỏe
mạnh.
+ Mọi loại cây đều dùng đất trồng + Sai. Mỗi loại cây sẽ có một
giống nhau. Đúng hay sai ? loại đất phù hợp riêng. Ví dụ cây
thân thảo ưa đất ẩm. Ngoài ra, cần
thường xuyên bổ sung chất dinh
dưỡng cho đất để tạo môi trường
phát triển tốt nhất cho cây.
+ Đối với loại hạt rất nhỏ thì
+ Một số lưu ý khi gieo hạt giống ? gieo trực tiếp hạt giống lên mặt đất
ẩm, sau đó phun sương cho hạt bám
vào đất trồng. Đối với các hạt to
hơn thì nên vùi hạt xuống đất với
độ sâu từ hai đến ba lần đường kính
của hạt, sau đó lấp đất lại. Không
nén đất quá chặt sau khi vùi lấp hạt.
+ Hoa mười giờ, hoa đậu biếc,

+ Một số cây hoa dùng hạt giống ? - HS chú ý lắng nghe và ghi
chép nhận xét của GV.
- GV nhận xét và khuyến khích các
đáp án của HS đưa ra. Kết luận các vấn - HS ghi chép nhiệm vụ về
đề một cách dễ hiểu nhất. nhà.
- GV giao nhiệm vụ về nhà: Tìm
hiểu về các loại đất phù hợp với các loại
cây khác nhau ?

3. Luyện tập, thực hành


- Mục tiêu: Củng cố kiến thức được học vào hoạt động học để nhớ sâu kiến thức.
Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau giờ học.
- Cách tiến hành:

13
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV tổ chức trò chơi: Nào mình
cùng trồng cây ?
- GV đưa ra các từ khóa, gọi HS - HS quan sát và trả lời tên các
bất kì lên diễn đạt bằng hành động hoạt động được đưa ra.
(không sử dụng lời nói). Từ khóa liên
quan đến các bước trồng cây.
HS nêu từ khóa sẽ nêu công dụng
của bước đó với quá trình trồng cây.
- GV tuyên dương và khen
thưởng với các bạn HS hoàn thành tốt
hoạt động học tập. Trao thưởng sticker
để bổ sung vào sổ học tập.
- GV tổng kết hoạt động và nhắc - Lắng nghe và ghi chép đầy đủ
nhở BTVN.

IV. ĐIỀU CHỈNH VÀ RÚT KINH NGHIỆM

BÀI 08: TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG CHẬU (TIẾT 2)


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học: Sau khi học, học sinh cần đạt được:
- Kể tên một số loài cây phổ biến thường được dùng trong chậu.
- Cách chăm sóc cây được trồng trong chậu
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tìm tòi, học hỏi cách chăm sóc hoa, cây cảnh
trong chậu. Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây với môi trường.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các bước phù hợp theo kinh
nghiệm và quan sát của bản thân để chăm sóc cây được trồng trong chậu thành công.
Đưa ra giải pháp với tình huống phát sinh khi chăm sóc cây trồng.

14
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Kể tên và trình bày các bước để chăm sóc trồng
hoa và cây cảnh trong chậu. Kết hợp cùng sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn
trong nhóm/ lớp để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất.
3. Năng lực đặc thù
- Nhận thức công nghệ: Nhận thức được tác dụng việc chăm sóc hoa và cây cảnh
được trồng.
- Sử dụng công nghệ: Kể tên, nêu công dụng và thực hiện một số thao tác kĩ thuật
đơn giản với dụng cụ trồng trọt để chăm sóc cây.
- Đánh giá công nghệ: Đánh giá và so sánh được các dụng cụ trồng trọt với từng
bước chăm sóc cây.
- Thiết kế kỹ thuật: Đánh giá được chậu hoa, cây đảm bảo yêu cầu về tính thẩm
mỹ.
4. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần cầu tiến trong học tập, chuẩn bị nội dung bải
học trước khi tới lớp. Vận dụng kiến thức đã có vào các hoạt động học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn dụng cụ học tập, chuẩn bị bài về nhà
và hỗ trợ bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK, thiết bị dạy học và dụng cụ như chậu cây, hạt giống,…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Mở đầu: khởi động, kết nối
- Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học. Khơi gợi tinh thần học tập và sự hứng thú với
người học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV tổ chức trò chơi “Con thỏ” - HS tích cực tham gia vào trò
+ Khi quản trò nói nói “Con thỏ chơi để nhận thưởng của GV.
tưới cây”, người chơi phải chạm tay
lên đầu.
+ Khi quản trò nói “Con thỏ

15
ngắm hoa”, người chơi phải chạm tay
lên mắt.
+ Khi quản trò nói “Con thỏ bón
phân cho cây”, người chơi chạm tay
xuống chân.
- GV tổng kết trò chơi, trao
thưởng cho HS đạt tỉ lệ đúng cao nhất.
- GV dẫn dắt vào bài học: Trồng - HS chú ý lắng nghe hướng dẫn
cây là việc vô cùng quan trọng nhưng của GV.
chăm sóc cây sao cho tốt mới có thể
giúp cây lớn nhanh, nở ra những bông
hoa thật đẹp. Bài học hôm nay sẽ
hướng dẫn chúng ta cách trở thành
“bạn” với cây cối nhé.

2. Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá,…


- Mục tiêu: Giúp HS nhận ra tầm quan trọng của việc chăm sóc cây. Biết một số
cách chăm sóc cây.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cây cối cần được
chăm sóc
- GV chuẩn bị hình thân cây được - HS chú ý lắng nghe, thực
dán trên bảng. GV chia lớp thành các hiện yêu cầu do GV triển khai.
nhóm (4 thành viên/ nhóm).
- GV giao mỗi nhóm 1 tán cây. Các - Thành viên các nhóm trao
nhóm sẽ ghi lợi ích của việc trồng hoa và đổi với nhau để hoàn thành nhiệm
cây cảnh trong nhà. vụ học tập.

16
- HS chú ý lắng nghe và rút
kinh nghiệm. Ghi chép đầy đủ vào
vở ghi.

- GV nhận xét các đáp án do các


nhóm đưa ra và tổng kết lại những lợi ích
chính của việc trồng cây cảnh trong nhà.
Hoạt động 2: Làm “bạn” với cây
- GV tổ chức trò chơi “Mảnh ghép - HS chú ý lắng nghe yêu cầu
diệu kì” gồm năm câu hỏi. Mỗi câu hỏi trò chơi GV đưa ra. Tích cực tham
liên quan đến kiến thức về việc trồng cây gia vào trò chơi để nhận được phần
đã được học tiết trước. Đáp án chính là thưởng từ giáo viên.
các bước chăm sóc cây.
- GV tổng kết cho trời, trao thưởng
cho HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe nhận xét từ
Rút ra 5 cách cần thiết nhất để chăm sóc GV. Ghi chép đầy đủ những kiến
cây tốt. thức cần thiết.

3. Thực hành, luyện tập


- Mục tiêu: Ôn luyện kiến thức đã được học trong buổi học. Tạo không khí vui vẻ
kết thúc buổi học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV tổ chức cho HS được - HS chú ý lắng nghe và thực
tham gia hoạt động tưới cây trong hiện hoạt động học tập.

17
nhà trường.
- GV chia lớp thành các nhóm - Các thành viên trong nhóm
(5 học sinh/ nhóm) tưới các cây của phân công công việc và giúp đỡ nhau
các khối lớp trong nhà trường. GV hoàn thiện.
chọn các nhóm trưởng quan sát,
hướng dẫn các bạn.
- GV quan sát và nhận xét các - HS tập trung lắng nghe nhận
nhóm. Tổng kết tiết học. xét và góp ý tư

IV. ĐIỀU CHỈNH VÀ RÚT KINH NGHIỆM

BÀI 08: TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG CHẬU (TIẾT 3)


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học: Sau khi học, học sinh cần đạt được:
- Kể tên một số dụng cụ được sử dụng khi trồng và chăm sóc cây.
- Biết cách trồng và chăm sóc cây cối.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tìm tòi, học hỏi cách trồng và chăm sóc hoa,
cây cảnh trong chậu. Hiểu ý nghĩa của việc trồng và chăm sóc cây với môi trường.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các bước phù hợp theo kinh
nghiệm và quan sát của bản thân để trồng và chăm sóc cây được trồng trong chậu. Đưa
ra giải pháp với tình huống phát sinh khi trồng và chăm sóc hoa, cây trồng trong chậu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Kể tên và trình bày các bước để trồng, chăm sóc
trồng hoa và cây cảnh trong chậu. Kết hợp cùng sự hướng dẫn của giáo viên và các
bạn trong nhóm/ lớp để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất.
3. Năng lực đặc thù
- Nhận thức công nghệ: Nhận thức được tác dụng việc trồng, chăm sóc hoa và
cây cảnh được trồng trong chậu.

18
- Sử dụng công nghệ: Kể tên, nêu công dụng và vận dụng một số thao tác kĩ thuật
đơn giản với dụng cụ trồng trọt để trồng, chăm sóc hoa, cây được trồng trong chậu.
- Đánh giá công nghệ: Đánh giá và so sánh được các dụng cụ trồng trọt với các
bước trồng, chăm sóc hoa, cây được trồng.
- Thiết kế kỹ thuật: Đánh giá được chậu hoa, cây đảm bảo yêu cầu về tính thẩm
mỹ.
4. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần cầu tiến trong học tập, chuẩn bị nội dung bải
học trước khi tới lớp. Vận dụng kiến thức đã có vào các hoạt động học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn dụng cụ học tập, chuẩn bị bài về nhà
và hỗ trợ bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK, thiết bị dạy học và dụng cụ như chậu cây, hạt giống,…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Mở đầu: Khởi động, kết nối,…
- Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học. Khơi gợi tinh thần học tập và sự hứng thú với
người học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, - HS chú ý theo dõi hướng dẫn của
ai đúng”. GV chiếu trên màn hình một GV để thực hiện tốt trò chơi.
góc của bức hình, HS rung chuông để
trả lời câu hỏi và đưa ra được dụng cụ
được chuẩn bị.
- GV tổng kết trò chơi, kết luận - HS tập trung lắng nghe nhận xét
kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Chúng của GV và bắt đầu bài học.
ta đã được học về cách trồng và chăm
sóc cây. Tiết thực hành hôm nay các bạn
sẽ được trực tiếp thực hành trồng cây và
chăm sóc cây cối do mình trực tiếp

19
trồng.

2. Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá,…


- Mục tiêu: HS nắm vững các bước trồng cây và chăm sóc cây sau khi trực tiếp
quan sát GV thực hiện.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Trồng hoa và cây
cảnh vào chậu
- GV thực hiện lần lượt các bước - HS chú ý quan sát các bước GV
trồng cây để HS quan sát: cách đặt chậu, thực hiện.
xới đất, gieo hạt,…
- GV gọi một số HS thực hiện - HS lên thực hiện dưới sự quan sát
trước lớp để đưa ra đánh giá và nhận của GV. Các bạn HS khác chú ý quan
xét. sát và đưa ra góp ý nhận xét.
- HS ghi chép nhận xét của GV.
Hoạt động 2: Chăm sóc cây và
hoa - HS chú ý quan sát các bước GV
- GV thực hiện lần lượt các bước thực hiện.
trồng cây để HS quan sát: cách đặt chậu,
xới đất, gieo hạt,… - HS lên thực hiện dưới sự quan sát
- GV gọi một số HS thực hiện của GV. Các bạn HS khác chú ý quan
trước lớp để đưa ra đánh giá và nhận sát và đưa ra góp ý nhận xét.
xét. - HS ghi chép nhận xét của GV.

3. Thực hành, luyện tập


- Mục tiêu: HS được trực tiếp thực hành việc trồng và chăm sóc cây
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành các nhóm (4 - HS chú ý thực hiện yêu cầu của
thành viên/ nhóm) GV.

20
- GV phân công mỗi nhóm 1 bạn - Các nhóm tập trung thực hiện
nhóm trưởng quản lý và giúp đỡ các nhiệm vụ học tập do GV chuẩn bị.
bạn. GV giao nhiệm vụ học sinh tự
mình gieo hạt, trồng cây trong thời
gian nhất định.
- GV hướng dẫn cách tưới nước - HS thực hiện yêu cầu của GV.
và bón phân.
- GV nhận xét, đánh giá các - HS lắng nghe và ghi chép nhận
nhóm. xét và góp ý từ GV.
- GV đưa ra tổng kết tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH VÀ RÚT KINH NGHIỆM

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

You might also like