You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CON DIỀU

I. Mô tả chủ đề
- Vấn đề thực tiễn: Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ Việt Nam hầu hết đều gắn liền với
hình ảnh cánh diều. Vậy việc chế tạo 1 cánh diều có khó khăn hay không? Ta sẽ
giải đáp thắc mắc này nhờ bài học Stem hôm nay.
II. Kiến thức STEM cần giải quyết:

Tên sản
Khoa học Công nghệ Kỹ thuật Toán học
TT phẩm/hoạt
(S) (T) (E) (M)
động
Bản vẽ chi Kích thước Trung
Trọng lực,
tiết (công các mảnh điểm đoạn
1 Cánh diều đơn vị lực
nghệ 8) ghép khi thẳng, đối
(vật lí 6)
ghép nối cứng truck
III. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của con diều
- Hiểu kỹ hơn kiến thức về đối xứng trục;
- Áp dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cuộc sống, ghi chép xác định hiện
tượng trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu;
- Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế
tạo được con diều theo ý muốn
2. Kỹ năng
- Có kĩ năng đo đạc, thực hành chính xác.
- Vẽ được bản thiết kế con diều
- Chế tạo được con diều theo bản thiết kế.
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;
- Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phát triển phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.
4. Phát triển năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khi thực hiện chế tạo con diều; chế tạo
được con diều thân thiện với môi trường một cách sáng tạo;
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện
từng phần nhiệm vụ cụ thể.
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng
kiến thức nền để xây dựng bản thiết kế con diều.
IV. Thiết bị
GV hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau khi học chủ đề:
+ Thước đo độ dài, bút chì, kéo, keo
+ Ống hút, bìa, giấy màu
V. Tiến trình

Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế con diều

1. Mục đích:
Học sinh trình bày được kiến thức về trung điểm của một đoạn thẳng, trục
đối xứng của đoạn thẳng, xác định được trục đối xứng của hình; Nhận ra
được khả năng tạo ra các đồ vật, trò chơi có liên quan đến trục đối xứng của
hình; tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế con diều theo ý muốn và hiểu rõ các
tiêu chí đánh giá sản phẩm.
2. Nội dung
- GV tổ chức cho HS trình bày về nguyên tắc hoạt động của con diều.
- Từ thí nghiệm khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự
án thiết kế dựa trên kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của con
diều.
- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản
phẩm của dự án.
3. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
 Phiếu đánh giá 1: Đánh giá sản phẩm con diều

Tiêu chí Điểm tối đa


Có kích thước cân đối 2
Có tính thẩm mỹ cao 3
Kết cấu chắc chắn 3
Thiết kế đẹp 2
Tổng điểm 10
 Phiếu đánh giá 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm

Tiêu chí Điểm tối đa


Bản vẽ rõ ràng, đúng nguyên lý 2
Giải thích rõ nguyên lý hoạt động 4
Bản thiết kế được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo 2
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động 2
Tổng điểm 10

4. Cách tổ chức hoạt động


- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về cấu tạo diều, cách làm, tại sao diều
có thể bay,...
- Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn trong
nhóm; trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng và giao nhiệm vụ cho học sinh
tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc
thiết kế, chế tạo thước với các tiêu chí đã cho.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức trọng tâm và xây dựng bản thiết kế
1. Mục đích của hoạt động
Học sinh hình thành kiến thức mới về đối xứng trục; đề xuất được giải pháp và
xây dựng bản thiết kế.
2. Nội dung hoạt động
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng
tâm sau:
+ Trung điểm của đoạn thẳng (Hình học 6 )
+ Đối xứng trục (Hình học 6)
+ Trọng lực – Đơn vị lực (Vật lý 6)
+ Bản vẽ chi tiết (Công nghệ 8)
Gợi ý:
 Con diều được làm bằng gì, hình dạng như thế nào?
 Tại sao cần xác định trục đối xứng của con diều? Nếu hai bên cánh diều
có sự chênh lệch về độ dài thì diều có bay lên cao, bay thẳng được
không?
 Có cách nào để thiết kế và chế tạo được con diều từ những nguyên liệu
đơn giản, có sẵn hay không?
 Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế thước và chuẩn bị cho buổi trình bày
trước lớp (các hình thức: thuyết trình, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế
(phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.

- Yêu cầu:
 Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của
thước và các nguyên vật liệu sử dụng
 Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
- Học sinh xác định và ghi được thông tin về con diều.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế
thước đảm bảo các tiêu chí.
3. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Nghiên cứu kiến thức trọng tâm:
+ Xây dựng bản thiết kế thước theo yêu cầu;
+ Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
+ Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm
thông tin trên Internet
+ Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết
kế tốt nhất;
+ Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế thước;
+ Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết

Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế con diều

1. Mục đích của hoạt động


Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế diều của nhóm mình
2. Nội dung hoạt động
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận
xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm thước
3. Sản phẩm của học sinh
Bản thiết kế sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện
4. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:

+ Nội dung cần trình bày;


+ Thời lượng báo cáo;
+ Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.

Hoạt động 4: Chế tạo và thử nghiệm diều


1. Mục đích
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo diều đảm bảo yêu
cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
2. Nội dung

Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước:Thước đo độ dài,
bút chì, kéo, keo, ống hút, dây cước (dây dù), giấy, bìa để tiến hành chế tạo diều theo
bản thiết kế.

3. Sản phẩm của học sinh


Mỗi nhóm có một sản phẩm là một chiếc diều đã được hoàn thiện và thử
nghiệm
4. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
 Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo thước theo
bản thiết kế;
 Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.

- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm con diều


1. Mục đích
Các nhóm giới thiệu con diều trước lớp, chia ser kết quả thử nghiệm, thảo
luận và định hướng cải tiến sản phẩm
2. Nội dung
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra

- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
 Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét
từ giáo viên và các nhóm khác;
 Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
 Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình
thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo diều.
3.Sản phẩm của học sinh
Nội dung dung trình bày báo cáo của các nhóm
4.Cách thức tổ chức
- GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm (có ghi tên nhóm). Các
sản phẩm để ở vị trí trung tâm, dễ quan sát.
- GV cho từng nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình, giá thành sản
phẩm.
- GV phụ trách chính cùng với các GV khác trong hội đồng giám khảo nhận
xét và chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá như Phiếu đánh giá số 1
- GV phụ trách chính cùng với các GV khác trong hội đồng giám khảo đặt
các câu hỏi để khắc sâu kiến thức bộ môn cho các em học sinh, đồng thời
khuyến khích cho các nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm trình bày.
- GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các em cập
nhật để lấy kết quả đánh giá từ hội đồng giám khảo.

Góp ý và chỉnh sửa sản phẩm


- Ghi lại nhận xét và góp ý của các nhóm và của giáo viên về sản phẩm của
nhóm khi báo cáo
- Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để cho sản phẩm hoàn thiện hơn.

You might also like