You are on page 1of 2

NỘI DUNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH – NHÓM 1

1, Khái niệm
Là kĩ thuật tổ chức học sinh nhiệm vụ học tập được trưng bày như một phòng triễn lãm
tranh. Học sinh di chuyển, quan sát các sản phẩm của học sinh khác, đặt câu hỏi và nêu ra
nhận xét hoặc ý kiến góp ý và giáo viên nhận xét, đánh giá.
2, Đặc điểm
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học, sử sụng được cho các môn về tự
nhiên – xã hội.
Kết hợp nhiều kĩ thuật khác nhau: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật mảnh ghép,…
3, Cách tiến hành
- Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
- Mỗi thành viên hoặc các nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề
trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
- Học sinh cả lớp đi xem "triển lãm" và từ đó có thể có ý kiến nhận xét, góp ý, đặt
câu hỏi hoặc bổ sung.
- Tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu hoặc
giáo viên dạng nhận xét và chữa các lỗi phổ biến của các sản phẩm.
4, Ưu điểm và hạn chế
a, Ưu điểm
Kĩ thuật dạy học phòng tranh giúp hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực
chung cho học sinh.
Hình thành các phẩm chất:
Chăm chỉ: Thường xuyên, chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân hay nhóm
Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp
với thành viên trong nhóm để hoàn thành
Hình thành các năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Chủ động tìm kiếm thông tin, kiến thức để thực hiện nhiệm vụ
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, sáng tạo khi sử dụng các kĩ
thuật khác để hoàn thành nhiệm vụ của kĩ thuật thiết kế phòng tranh
Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm
khi thực hiện nhiệm vụ
b, Nhược điểm:
Không phù hợp với tất cả các chủ đề
Tốn nhiều thời gian chuẩn bị và hoàn thành nhiệm vụ
Khó kiểm soát , giám sát hoạt động của mỗi học sinh
Yêu cầu cao khả năng của HS :nghệ thuật, hoạt động nhóm,…

You might also like