You are on page 1of 23

CHỦ ĐỀ STEM: CHẾ TẠO XE PHẢN LỰC

1. Tên chủ đề: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO XE PHẢN LỰC


(Số tiết : 03 – Môn : KHTN lớp 8 - STEM trải nghiệm (vận dụng) kiến thức)
2. Mô tả chủ đề
‘‘Thiết kế, chế tạo xe phản lực’’ là một ý tưởng dạy học theo định hướng STEM cho
đối tượng HS lớp 8. Bằng việc thiết kế xe phản lực HS sẽ tìm hiểu được công việc của
một nhà thiết kế từ việc lên ý tưởng đến việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thiết kế và
chế tạo.
Để thực hiện được chủ đề STEM này, HS sẽ phải nghiên cứu kiến thức về áp suất, áp
suất khí quyển và lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt
ra. Bên cạnh kiến thức về KHTN 8, HS cũng phải vận dụng các kiến thức liên quan đến
các môn công nghệ, toán, kĩ thuật,…. Thông qua quá trình chế tạo này, HS học được cách
phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp để cải tiến được sản phẩm của mình. Đồng thời phát
triển khả năng làm việc độc lập và tự tin. Ngoài ra, việc chế tạo mô hình xe phản lực còn
khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện của HS. HS phải đối mặt với các thách
thức kỹ thuật và phải tìm cách giải quyết chúng bằng cách nghĩ ra những giải pháp mới
mẻ và sáng tạo. Điều này giúp kích thích tư duy sáng tạo của HS và khuyến khích HS
không ngừng học hỏi và phát triển.
Phân tích các yêu tố STEM
Yếu tố Biểu hiện
Khoa học Áp suất, áp suất khí quyển, lực
Công nghệ Cắt, ghép mô hình xe phản lực
Kĩ thuật Bản vẽ và quy trình lắp ráp xe phản lực
Toán Tính kích thước của bánh xe, ống nước sao cho phù hợp với bản vẽ
3. Mục tiêu
a. Năng lực KHTN
Thành tố Biểu hiện
năng lực
Nhận thức Nêu được các khái niệm về áp suất, áp suất khí quyển
KHTN
Giải thích được một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chênh
lệch áp suất
Tìm hiểu tự Thảo luận, đề xuất, giải thích nguyên lí hoạt động và lựa chọn
nhiên được phương án thiết kế xe phản lực
Thực hiện chế tạo xe phản lực

1
Trình bày báo cáo và thảo luận: báo cáo về bản vẽ thiết kế và
sản phẩm
Đánh giá được hoạt động của xe phản lực
Đề xuất được giải pháp để cải tiến xe phản lực
Vận dụng Vận dụng các kiến thức đã học để chế tạo xe phản lực
kiến thức, kĩ
năng đã học

b. Định hướng phát triển năng lực chung


- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu kiến thức khoa học về áp suất, áp
suất khí quyển.
- Năng lực giải quyết vấn đề: thiết kế xe phản lực.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện
từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra sản phẩm “xe phản lực”.
c. Phát triển phẩm chất
- Chăm chỉ:
+ Vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống
+ Tích cực trong quá trình gia công, lắp ráp.
- Yêu nước: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau.
4. Thiết bị và học liệu (Chuẩn bị của GV và HS)
4.1. Giáo viên
a) Các thiết bị, dụng cụ phục vụ dạy học
- Máy tính
- Bài giảng powerpoint
- phiếu học tập
- Phiếu đánh giá
- Phiếu tiêu chí đánh giá sản phẩm
- Chuẩn bị đầy đủ các bộ thiết bị, vật liệu lắp ráp mô hình
b) Sơ đồ thiết kế và nguyên lí hoạt động

2
- Sơ đồ thiết kế:
Video mô hình quay tổng quát:
https://drive.google.com/file/d/1eM1RcFh_Q7fWUqmmKn-rqo3mh3OzbTHK/
view?usp=sharing

- Nguyên lý hoạt động:


Khi thổi bong bóng, áp suất khí bên trong bong bóng lớn hơn áp suất không khí
bên ngoài => khi thả tay không khí bên trong bong bóng phụt ra ngoài => sự phụt
khí tạo ra phản lực theo chiều ngược lại và đẩy xe chuyển động về phía trước. Sau
một khoảng thời gian ngắn, lượng không khí bên trong bong bóng phụt hết => áp
suất bên trong cân bằng với áp suất bên ngoài => không khí không phụt về phía
sau, phản lực đóng vai trò là lực phát động triệt tiêu => xe tiếp tục chuyển động
theo quán tính nhưng do ma sát => xe chuyển động thêm một đoạn ngắn rồi dừng
hẳn.
c) Vật liệu sử dụng cho mô hình
STT Tên thiết bị Số lượng Hình ảnh
1 Hộp Carton 1

3
2 Nắp chai 6 ->10

3 Ống hút 5

4 Súng bắn keo 1

5 Keo nến 3

4
6 Bóng bay 3

7 Kéo 1
8 Que xiên 2

9 Ống 1

d) Các bước chế tạo


- Bước 1: Tạo mô hình ở nhà
HS tìm kiếm, chuẩn bị cách dụng cụ như hộp carton, nắp chai, bóng bay,….
- Bước 2: Lắp ráp mô hình
HS lắp ráp các bộ phận của mô hình xe phản lực theo bản thiết kế
- Bước 3: Thử nghiệm
HS thử nghiệm hoạt động của mô hình xe phản lực

5
- Bước 4: Điều chỉnh
HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần
phải điều chỉnh.
- Bước 5: Trang trí mô hình và hoàn thiện
HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản
phẩm.
HS hoàn thiện sản phẩm và trang trí trông đẹp mắt, chuẩn bị bài giới thiệu sản
phầm.
e) Sản phẩm hoàn thiện

f) Tiêu chí đánh giá


f1) Đánh giá bản thiết kế

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

Bản thiết kế được vẽ rõ


30
ràng, đúng nguyên lí.

Bản thiết kế đẹp, sáng


30
tạo, khả thi.

Giải thích rõ nguyên lí


hoạt động của xe phản 20
lực

Đầy đủ kích thước, vật


20
liệu dự kiến.

Tổng điểm 100

f2) Đánh giá sản phẩm, mô hình

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

6
Xe chạy được nhờ phản
30
lưc

Quãng đường xe chạy


30
xa ( > 1 m)
Sản phẩm
Sản phẩm đơn giản,
thật 15
nhỏ, gọn

Sử dụng vật liệu (tái


15
chế, rẻ tiền)

Có tính thẩm mỹ 10

Tổng điểm 100

4.2. Học sinh


- Sản phẩm đã hoàn thiện của nhóm
- Chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm nhóm.

5. Tiến trình dạy học


5.1. Chuỗi các hoạt động theo chủ đề

Định hướng cách Thời gian


Các bước Tên hoạt động cụ thể thức tổ chức và địa điểm
(Tên PP và KTDH)

Hoạt động 1 : Xác định


1.Tạo tình
vấn đề STEM và chuyển Tình huống đặt vấn đề 45 phút tại lớp
huống STEM
giao nhiệm vụ
Hoạt động 2.1: Nghiên
cứu kiến thức nền
-Nghiên cứu kiến thức áp Làm việc nhóm Tại trường
2. Nghiên cứu
kiến thức nền suất, áp suất khí quyển,
và đề xuất lực
giải pháp Hoạt động 2.2 : Đề xuất
GV nhắc nhở giao
giải pháp và xây dựng bản nhiệm vụ về nhà cho Ở nhà
thiết kế các nhóm

3. Lựa chọn Hoạt động 3: Trình bày Báo cáo thảo luận 45 phút tại lớp
giải pháp và bảo vệ phương án thiết

7
kế
4. Chế tạo
mẫu, thử Hoạt động 4: Chế tạo và 15 phút ở lớp
Dạy học dự án
nghiệm và thử nghiệm xe phản lực và ở nhà
đánh giá
Hoạt động 5: Trình bày
5. Chia sẻ,
sản phẩm, thảo luận và Trình bày sản phẩm,
thảo luận, 45 phút tại lớp
thảo luận và đánh giá
điều chỉnh đánh giá

5.2. Các hoạt động cụ thể


HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ STEM VÀ CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ

(Tiết 1 – 45 phút)

a. Mục đích

Học sinh trình bày được kiến thức về áp suất .

Phát biểu được định nghĩa áp suất và áp suất khí quyển, công thức tính áp suất.

Tìm hiểu các ví dụ thực tế chuyển động bằng phản lực

Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế “ Xe phản lực”, ghi nhận các tiêu chí đánh giá sản phẩm này.

b. Nội dung

- GV tổ chức cho HS xem các video chuyển động bằng phản lực của con tên lửa, pháo
thăng thiên……

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức qua phiếu học tập.

- Từ các video khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án “ Xe phản
lực” dựa trên kiến thức về áp suất và áp suất khí quyển, chuyển động bằng phản lực.

- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của
dự án.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:

8
- Bản ghi chép kiến thức mới về áp suất và áp suất khí quyển, chuyển động bằng phản
lực.

- Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án
và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án.

d. Cách thức tổ chức hoạt động

Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ

Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về các chuyển động bằng phản lực trong thực
tế, GV đặt câu hỏi để HS trả lời:

Các tên lửa, pháo thăng thiên chuyển động theo nguyên tắc nào?

GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: chuyển động bằng phản lực

Bước 2. HS xem video khám phá kiến thức.

GV đặt vấn đề giới thiệu thí nghiệm: chúng ta có thể chế tạo những chiếc xe mô hình
bằng chuyển động bằng phản lực không?

- GV chia HS thành các nhóm từ 6–8 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm bầu nhóm
trưởng, thư kí).

- GV nêu mục đích và hướng dẫn tiến hành thí nghiệm.

Mục đích: Nghiên cứu thiết kế chiếc xe phản lực theo nguyên tắc chuyển động bằng phản
lực.

- Nguyên vật liệu: Mỗi nhóm HS sẽ nhận được một số vật liệu và dụng cụ sau:

Bìa carton; nắp chai; que xiêm; ống hút; bong bóng; súng bắn keo; keo nến; dao rọc giấy;
kéo; ống nước;…

Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập yêu cầu của sản phẩm

GV nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ thực hiện dự án “Xe phản lực”.

Phiếu hướng thiết kế:

+ Xác định kiểu xe, kích thước, thiết kế trục bánh

9
+ Hoàn thành bản vẽ thiết kế

+ Thiết kế cách đặt bóng bay để xe chuyển động

+ Đo hiệu khoảng cách di chuyển của các lần

Video hướng dẫn chế tạo ( Giáo viên tự quay hoặc dùng video trên youtube ).

- HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV quan sát hỗ trợ nếu cần.

- Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thiết kế và kết luận.

- GV nhận xét, chốt kiến thức: các nguyên liệu sử dụng để chế tạo sản phẩm có thể sử
dụng các sản phẩm tái chế.

Sản phẩm Xe phản lực cần đạt được các tiêu chí sau:

Bảng yêu cầu đối với sản phẩm XE PHẢN LỰC

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

Xe chạy được nhờ phản


30
lực

Quãng đường xe chạy


30
xa ( > 1 m)
Sản phẩm
Sản phẩm đơn giản,
thật 15
nhỏ, gọn

Sử dụng vật liệu (tái


15
chế, rẻ tiền)

Có tính thẩm mỹ 10

Tổng điểm 100

Bước 4.GV thống nhất kế hoạch triển khai

Hoạt động chính Thời lượng


Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án và tìm Tiết 1
hiểu một số kiến thức nền.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và 1 tuần (HS tự học ở nhà theo nhóm).
10
chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo
cáo.
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 2
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản 1 tuần (HS tự học ở nhà theo nhóm).
phẩm
Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản Tiết 3
phẩm.

Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2:

- Nghiên cứu kiến thức nền liên quan:

+ KHTN 8: Bài 7: Áp suất. Bài 9 Áp suất khí quyển.

+ Công nghệ: Vẽ kỹ thuật.

+ Toán học: Tính kích thước của bánh xe, ống nước sao cho phù hợp với bản vẽ.

+ Tin học: Thiết kế xe, tìm hiểu thông tin trên mạng internet.

- Tiến hành thí nghiệm xác định phương án thiết kế xe để đạt các tiêu chuẩn của sản
phẩm.

- Vẽ bản thiết kế sản phẩm để báo cáo trong buổi học kế tiếp.

- Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, bản thiết kế sản phẩm được sử dụng theo Phiếu đánh
giá số 2.

Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

Bản thiết kế được vẽ rõ


30
ràng, đúng nguyên lí.

Bản thiết kế đẹp, sáng


30
tạo, khả thi.

Giải thích rõ nguyên lí


hoạt động của xe phản 20
lực

11
Đầy đủ kích thước, vật
20
liệu dự kiến.

Tổng điểm 100

Yêu cầu đối với bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm

Yêu cầu
Bản vẽ mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đúng nguyên lí, phù hợp với các cứ liệu thực
nghiệm và đáp ứng được yêu cầu để xe hoạt động được bằng phản lực.
Bản thiết kế mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi;
Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của xe;
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động.
Tổng điểm

GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải vận dụng
kiến thức nền để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí
này có trọng số điểm lớn nhất.

HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

HOẠT ĐỘNG 2.1: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN

(Trên lớp)

a. Mục đích

Học sinh nêu được các kiến thức về áp suất, áp suất khí quyển và các lực.

b. Nội dung

Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

- Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan

GV kết luận về kiến thức cho HS

d. Cách thức tổ chức hoạt động

12
- Các thành viên trong nhóm đọc bài 7: Áp suất, bài 9 Áp suất khí quyển..

Trong đó cần xác định được các kiến thức trọng tâm như sau

+ Hiểu và phát biểu được thế nào là áp suất, sự tồn tại của áp suất khí quyển, độ lớn của
áp suất khí quyển.

- HS làm việc nhóm:

 Chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được. Ghi
tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 2.2: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ

(1 tuần ở nhà)

a. Mục tiêu

- Đề xuất được bản vẽ sơ đồ thiết kế sản phẩm của xe phản lực.

b. Nội dung

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

- GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc măc cho các nhóm thi cần thiết.

c. Cách thức tổ chức

- GV giao nhiệm vụ

- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện tại nhà

d. Dự kiến sản phẩm và cách thức đánh giá

- Bản vẽ sơ đồ mô hình và bản thiết kế sản phẩm (trình bày trên giấy hoặc trình
chiếu trên powerpoint)

HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ


XE PHẢN LỰC

(Tiết 2 – 45 phút)

a. Mục đích

13
Học sinh trình bày được phương án thiết kế xe phản lực (bản thiết kế sản phẩm) và sử
dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí hoạt động của xe phản lực và phương án
thiết kế mà nhóm đã lựa chọn.

b. Nội dung

- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế xe phản lực

- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi
làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo
vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế;

- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở
và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc chế
tạo xe phản lực.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn lại
chú ý nghe.

Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế
của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp.

Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng HS thảo luận:

Câu hỏi kiến thức nền

TK1. Xe phản lực có cấu tạo như thế nào?

TK2. Các bộ phận của xe được bố trí và gắn kết với nhau như thế nào?

TK3. Xe phản lực hoạt động như thế nào?

TK4. Có những cách nào làm cho xe chuyển động theo nguyên tắc phản lực? Mỗi cách
đó có ưu nhược điểm gì?

Câu hỏi định hướng thiết kế

14
TK1. Sử dụng những nguyên liệu gì để chế tạo xe phản lực?

TK2. Sử dụng thiết kế nào?

TK3. Các bộ phận của xe được bố trí và gắn kết với nhau như thế nào?

TK4. Có những cách nào để tăng tốc độ và quãng đường chuyển động của xe? Vì sao?

TK5. Chọn cách lắp ghép có hiệu suất cao nhất.

Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề
cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.

Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản
thiết kế.

HOẠT ĐỘNG 4 : CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM XE PHẢN LỰC


(15 phút tại lớp – về nhà)
a. Mục tiêu
- HS tiến hành chế tạo xe phản lực dựa trên bản thiết kế đã thông qua.
- Nắm vững quy trình, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc xác định
các vật liệu phù hợp, đảm bảo đúng bản thiết kế và giá cả hợp lý.
- Rèn luyện đức tính trung thực trong chế tạo, thử nghiệm sản phẩm và nghiên cứu khoa
học.
- Rút ra kinh nghiệm để hoàn chỉnh sản phẩm của mình hoàn thiện hơn.
b. Nội dung
- Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà để cùng chế tạo sản phẩm, ghi chép lại công việc
của
từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có và giải thích lí do điều chỉnh).
- Học sinh chụp hình và quay phim minh chứng từng giai đoạn của tiến trình chế tạo sản
phẩm.
- GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS thử nghiệm sản phẩm đã chế tạo bằng cách thổi bóng
bóng và xem thử khí trong bong bóng có làm xe đi được hay không.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS
- HS cần đạt được sản phẩm là xe phản lực đáp ứng các tiêu chí trong phiếu đánh giá
sản phẩm.
- Slide báo cáo.

15
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Bước 1 : HS chuẩn bị các dụng cụ dự kiến.
- Bước 2: HS lắp đặt xe theo bản thiết kế.
- Bước 3: HS thử nghiệm hoạt động của xe, so sánh với tiêu chí đánh giá sản phẩm
HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do.
- Bước 4: HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản
phẩm.
- Bước 5: HS hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
GV hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm
HOẠT ĐỘNG 5 : TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN
(45 phút, tại lớp)
a. Mục tiêu
- HS giới thiệu về sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra.
- HS thuyết trình giới thiệu sản phẩm đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được
các kiến thức liên quan.
- Đánh giá sản phẩm của nhóm khác, tự đánh giá nhóm mình về quá trình làm việc, thiết
kế sản phẩm và thử nghiệm đạt kết quả.
- Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm của bản thân và các nhóm khác.
b. Nội dung
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm trả lời câu hỏi của GV và các nhóm bạn.
- HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của mô hình để đề xuất phương án cải tiến
sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS
- HS cần đạt được sản phẩm là xe phản lực đi được xa nhất.
- Buổi báo cáo hấp dẫn, HS sôi nổi, tích cực thảo luận.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc.
- Yêu cầu HS từng nhóm trình bày, phân tích hoạt động, giá thành, kiểu dáng.
- GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ hơn cơ chế hoạt động của hệ thống, bổ sung
thêm kiến thức mới.
- Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.
- GV sẽ bình chọn mô hình tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí đã đưa ra.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

16
(Dành cho GV)
TT Tiêu chí Điểm
Báo cáo kiến thức nền (15)
1 Đầy đủ nội dung cơ bản của chủ đề báo cáo 10
2 Hiểu được nội dung kiến thức nền 5
Bản phương án thiết kế (30)
3 Giải thích được nguyên tắc hoạt động của dụng cụ 10
4 Bản vẽ thiết kế mô hình rõ, đẹp, khả thi 10
5 Có bảng dự kiến vật liệu 5
6 Poster/Powerpoint có màu sắc hài hòa, hợp lí 5
Sản phẩm (30)
7 Hoạt động của xe phản lực phải tuân theo các kiến thức về áp suất 10
8 Chế tạo từ những vật liệu tái chế dễ tìm 5
9 Thiết kế đơn giản gọn nhẹ 5
10 Quảng đường đi được xa 10
Kỹ năng thuyết trình (15)
11 Trình bày tự tin, rõ ràng, thuyết phục 5
12 Trả lời được câu hỏi phản biện 5
13 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện 5
Kỹ năng làm việc nhóm (10)
14 Kế hoạch có tiến hành, phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý 5
15 Mỗi thành viên tích cực họat động, đóng góp ý tưởng, hợp tác 5
hiệu quả

- GV yêu cầu mỗi thành viên đánh giá quá trình tham gia dự án của các thành viên trong
nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THAM GIA DỰ ÁN CỦA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên : Nhóm :

Nội dung đánh giá HS tự đánh giá Nhóm đánh giá

Nhóm trưởng

Vai trò trong Phó nhóm


nhóm Thư kí

Thành viên

Tham gia các buổi Đầy đủ

17
Thường xuyên

họp nhóm Một vài buổi

Không buổi nào

Tích cực

Tham gia đóng Thường xuyên


góp ý kiến Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Luôn luôn

Hoàn thành công Thường xuyên


việc của nhóm giao
đúng hạn Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Luôn luôn
Có ý tưởng mới,
hay, sáng tạo, có Thường xuyên
đóng góp cho Thỉnh thoảng
nhóm
Không bao giờ

6. Tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra đánh giá


6.1. Tiêu chí đánh giá năng lực khoa học tự nhiên/VL/…

Năng Các mức biểu hiện hành vi


lực Chỉ số
thành hành vi 4 3 2 1
tố
Vận dụng Tự vận dụng Vận dụng Vận dụng Không vận
được kiến được các kiến được các kiến được các dụng được
thức về áp thức về áp suất; thức về áp kiến thức về kiến thức
suất để giải giải thích được suất, giải áp suất; giải mới để giải
thích một số nguyên tắc vận thích nguyên thích được thích hiện
hiện tượng hành của mô tắc vận hành một phần, tượng.

18
trong hình xe phản của mô hình chưa hoàn
thực tế. lực không cần xe phản lực chỉnh, còn
dùng bong bóng không cần nhiều thiếu
khí, các hiện dùng bong sót
tượng thực tiễn bóng khí, đồng
một cách chính thời các hiện
xác, rõ ràng, tượng thực
đầy đủ. tiễn một cách
rõ ràng với sự
hỗ trợ của
Vận người
dụng khác
kiến Nêu đươc Xác định được Xác định được Xác định Chưa đề
thức, các giải đầy đủ các yêu đầy đủ các yêu được đầy đủ xuất được
kỹ pháp và cầu về vấn đề cầu về vấn đề các yêu cầu giải pháp
năng thực hiện áp suất Áp suất hiệu về vấn đề
đã học được một hiệu quả, thông quả,. áp suất hiệu
số giải minh. Tự đề Đưa ra phương quả
pháp để xuất được án thiết kế khả Đưa ra
xe chạy phương án thiết thi nhờ sự hỗ phương án
được quãng kế khả thi trợ của người thiết kế khả
đường xa khác thi cần điều
hơn chỉnh lại

6.2. Phiếu học tập


1. Phiếu học tập số 1:Hướng dẫn thiết kế sản phẩm
1. Tên nhóm:………………………………………………………………………
2. Tên dự án:………………………………………………………………………
3. Mục đích của dự án:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4. Hình vẽ sơ đồ thiết kế
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Trình bày nguyên lí hoạt động, quá trình vận hành sản phẩm

19
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
6. Thông số kĩ thuật, dự kiến giá thành
Ảnh chụp Vai trò
Tên nguyên Dự kiến giá
STT thật dụng Số lượng (dùng để
liệu thành
cụ làm gì)
1
2

2. Phiếu học tập số 2:Bảng kế hoạch làm việc


Ngày tiến Tiến độ
Công việc Phụ trách Điều chỉnh
hành Đạt Chậm

3. Phiếu học tập số 3: Đánh giá báo cáo


(Các nhóm dùng phiếu này để đánh giá lẫn nhau khi thực hiện hoạt động báo cáo)
Chủ đề:………………………………………………………………………………
Thời gian thực hiện:………………………………………………………..............
Nhóm đánh giá:……………………………………………………………………..
Căn cứ vào thực tế báo cáo của nhóm bạn, dựa vào bảng tiêu chí đánh giá báo cáo,
các nhóm tự cho điểm với mức điểm cao nhất là 5, thấp nhất là 1 .
Nội dung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Cấu trúc bài
báo cáo/ trình
bày
Trình bày/báo
cáo
Thảo luận/ trả
lời các câu hỏi
Tổng điểm

4. Phiếu đánh giá số 4: Đánh giá quá trình thực hiện dự án


(dành cho GV)

20
Tên nhóm:……………………………..Lớp…………………………………….
Tên chủ đề:………………………………………………………………………….
TT Tiêu chí Điểm
Báo cáo kiến thức nền (15)
1 Đầy đủ nội dung cơ bản của chủ đề báo cáo 10
2 Hiểu được nội dung kiến thức nền 5
Bản phương án thiết kế (30)
3 Giải thích được nguyên tắc hoạt động của dụng cụ 10
4 Bản vẽ thiết kế mô hình rõ, đẹp, khả thi 10
5 Có bảng dự kiến vật liệu 5
6 Poster/Powerpoint có màu sắc hài hòa, hợp lí 5
Sản phẩm (30)
7 Hoạt động của xe phản lực phải tuân theo các kiến thức về áp suất 10
8 Chế tạo từ những vật liệu tái chế dễ tìm 5
9 Thiết kế đơn giản gọn nhẹ 5
10 Quảng đường đi được xa 10
Kỹ năng thuyết trình (15)
11 Trình bày tự tin, rõ ràng, thuyết phục 5
12 Trả lời được câu hỏi phản biện 5
13 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện 5
Kỹ năng làm việc nhóm (10)
14 Kế hoạch có tiến hành, phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý 5
15 Mỗi thành viên tích cực họat động, đóng góp ý tưởng, hợp tác 5
hiệu quả

5.Phiếu đánh giá số 5:Đánh giá quá trình tham gia dự án của các thành viên
Họ và tên : ……………………………………………… Nhóm : ………………

Họ và tên : Nhóm :

Nội dung đánh giá HS tự đánh giá Nhóm đánh giá

Nhóm trưởng

Vai trò trong Phó nhóm


nhóm Thư kí

Thành viên

Tham gia các buổi Đầy đủ


họp nhóm
Thường xuyên

21
Một vài buổi

Không buổi nào

Tích cực

Tham gia đóng Thường xuyên


góp ý kiến Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Luôn luôn

Hoàn thành công Thường xuyên


việc của nhóm giao
đúng hạn Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Luôn luôn
Có ý tưởng mới,
hay, sáng tạo, có Thường xuyên
đóng góp cho Thỉnh thoảng
nhóm
Không bao giờ

NHẬN XÉT, KẾT LUẬN :


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
6. Phiếu học tập số 6: Nhật kí quá trình thực hiện dự án:
1. Ghi lại những hoạt động đã trải qua khi thức hiện dự án (Hoạt động nhóm đã thực
hiện như thế nào, cảm xúc ra sao?Mong muốn điều gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Sản phẩm và hình ảnh minh họa của nhóm
………………………………………………………………………………………

22
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………
7. Phiếu học tập số 7: Thu hồi thông tin về việc thực hiện dự án:
Học sinh trả lời các câu hỏi sau một cách rõ ràng
Câu hỏi 1: Nêu nguyên tắc hoạt động của xe phản lực?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………
Câu hỏi 2: Em đã vận dụng kiến thức nào để áp dụng vào chế tạo ra mô hình?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………
Câu hỏi 3: Nêu những kĩ năng mà em rèn được qua chủ đề?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………
Câu hỏi 4: Em có muốn học tập qua cách này không? Nếu muốn , em muốn cải thiện và
phát huy điều gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

23

You might also like