You are on page 1of 6

THÍ NGHIỆM ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA PIN

ĐIỆN HÓA
1. Mục đích thí nghiệm: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin
điện hóa
2. Dụng cụ thí nghiệm:
STT Tên dụng cụ Số lượng
1 Bảng lắp ráp và khay linh kiện 1
2 Pin 1,5 V và đế (1 pin mới và 1 pin cũ) 2
3 Điện trở 10 Ω và đế tương ứng với R0 trên sơ đồ 1
Biến trở 100 Ω , có mức thay đổi 10 Ω tương ứng với R x trên sơ
4 1
đồ
5 Bộ dây nối hai màu xanh, đỏ 1
6 Vôn kế và Ampe kế 2
3. Các bước tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Lắp ráp các thiết bị như hình sau:

- Bước 2: Sau khi kiểm tra kĩ mạch lắp ráp, đưa biến trở đến giá trị 100 Ω , vôn kế
chọn thang DCV 20, ampe kế chọn thang 200 mA DC.
- Bước 3: Đóng công tắc và đọc các giá trị trên hai đồng hồ tương ứng với vị trí
của biến trở R x.
- Bước 4: Tiếp tục với các vị trí của biến trở 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10 Ω .
Xác định các giá trị tương ứng trên hai đồng hồ. Mỗi lần thực hiện đều sử dụng
công tắc để ngắt mạch điện và chờ vài giây sau mới đóng mạch để quá trình điện
hóa ở trong pin ổn định và biến trở không bị dòng điện làm tăng nhiệt độ liên tục.
- Bước 5: Ghi các giá trị vào bảng số liệu sau:
R x (Ω) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10
U
I
4. Kết quả và xử lý kết quả:
- Xử lí kết quả thí nghiệm
+ Từ bảng số liệu, vẽ đồ thị theo hệ trục tọa độ U và I (vẽ thật chính xác)
+ Từ phương trình của đường thẳng.
U =E−I (R0 −r )

+ Kéo dài đồ thị để cắt trục tung (U), đọc giá trị đồ thị cắt trục U là U 0 =E (khi I =0
).
+ Kéo dài đồ thị để cắt trục hoành I, xác định giá trị I =I max để U =0.
E−I m R 0
+ Từ đó ta tính ra được E VÀ r = Im

+ Tính sai số của suất điện động và điện trở trong.


5. Ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong dạy học
- Thí nghiệm mà học sinh là người thực hiện, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và
hỗ trợ.
- Loại thí nghiệm: Thí nghiệm thực hành.
- Đáp ứng yêu cầu cần đạt: Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương
án và thực hiện phương án, đo được suất điện động và điện trở trong của pin hoặc
acquy bằng dụng cụ thực hành.
6. Kế hoạch bài dạy
a. Mục tiêu:
+ Áp dụng hệ thức hiệu điện thế của đoạn mạch chứa nguồn điện và định luật Ôm
đối với toàn mạch để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện
hoá.
+ Sử dụng các đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế và cường độ
dòng điện trong các mạch điện.
+ Tiến hành theo hướng dẫn, thu thập và xử lí được kết quả thí nghiệm.
+ Góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất chung
b. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ/nội dung:
+ Học sinh đọc thông tin SGK Vật lí 11 KNTT Bài 26 trang 111 – 113, thảo luận
nhóm trả lời các câu hỏi sau:
a. Có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo trực tiếp suất điện động của
nguồn điện và điện trở trong của nguồn không? Tại sao?
b. Để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin cần đo các đại lượng
nào?
c. Thiết kế phương án thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của pin
điện hóa.
+ Học sinh thực hiện theo nhóm tiến hành thí nghiệm đo suất điện động và điện trở
trong của pin điện hóa.
Bước 1: Lắp ráp các thiết bị như hình sau:

Bước 2: Sau khi kiểm tra kĩ mạch lắp ráp, đưa biến trở đến giá trị 100 Ω , vôn kế
chọn thang DCV 20, ampe kế chọn thang 200 mA DC.
Bước 3: Đóng công tắc và đọc các giá trị trên hai đồng hồ tương ứng với vị trí của
biến trở R x.
Bước 4: Tiếp tục với các vị trí của biến trở 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10 Ω . Xác
định các giá trị tương ứng trên hai đồng hồ. Mỗi lần thực hiện đều sử dụng công
tắc để ngắt mạch điện và chờ vài giây sau mới đóng mạch để quá trình điện hóa ở
trong pin ổn định và biến trở không bị dòng điện làm tăng nhiệt độ liên tục.
Bước 5: Ghi các giá trị vào bảng số liệu sau:
R x (Ω) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10
U
I
Bước 6: Từ bảng số liệu, vẽ đồ thị theo hệ trục tọa độ U và I. Tính giá trị suất điện
động và điện trở trong của pin điện hóa.
(GV làm thí nghiệm mẫu 1 lần để học sinh quan sát và làm theo)
- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.

a) Không thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo trực tiếp suất điện động của
nguồn điện và điện trở trong của nguồn vì: Đồng hồ đo điện đa năng chỉ có thể đo
được cường độ dòng điện chạy qua nguồn và hiệu điện thế đặt vào hai đầu của
đoạn mạch. Nếu để biến trở R hở mạch thì số chỉ của vôn kế V sẽ gần bằng suất
điện động E của nguồn. Số chỉ này không đúng bằng giá trị suất điện động E của
pin điện hóa mắc trong mạch vì vẫn có một dòng điện rất nhỏ qua vôn kế V.

b) Để xác định suát điện động và điện trở trong cần xác định: Cường độ dòng điện
I chạy trong mạch và hiệu điện thế U đặt ở hai đầu đoạn mạch.

c) Phương án thí nghiệm

- Phương án 1:

+ Thực hiện đo các giá trị U và I tương ứng khi thay đổi R, ta vẽ đồ thị mô tả mối
quan hệ đó, tức U =f (I )
U =E−I (R0 +r )
+ Ta xác định U0 và Im là các điểm mà tại đó đường kéo dài của đồ thị U =f (I ) cắt
trục tung và trục hoành: U =E−I (R0 +r )

{
I =0 →U =U 0=E
→ E => E, r
U =0 → I =I m=
R0 +r
- Phương án 2:
E 1 1
+ Từ I =I A= R+ R + R +r → I = E (R+ R A + R0 +r )
A 0
1
đặt y= x ;
x=R ;
b=R A + R 0+ r
1
→ y= (x+ b)
E
+ Căn cứ các giá trị của R và I trong phương án 1, ta tính các giá trị tương ứng
của x và y.

+ Vẽ đồ thị y=f (x ) biểu diễn gián tiếp mối liên hệ giữa I và R.

+ Xác định tọa độ của xm và y0 là các điểm mà đồ thị trên cắt trục hoành và trục
tung.
y=0→ x m=−b=−(R A + R 0+ r )→ r
b
x=0 → y 0= → E
E
+ Ghi lại kết quả bảng số liệu và xử lí kết quả vào vở (giấy).
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi các nhóm gặp khó khăn.
- Báo cáo kết quả, thảo luận:
+ GV chụp lại kết quả của các nhóm, trình chiếu lên bảng cho lớp quan sát (hoặc
yêu cầu 1 đến 2 nhóm xong trước ghi kết quả lên bảng đen).
+ GV yêu cầu 1 đến 2 nhóm lên trình bày ngắn gọn kết quả.
+ Các nhóm đối chiếu kết quả và nhận xét, kết luận.
- Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét ý thức thực hiện thí nghiệm của học sinh, đánh giá sơ bộ kết
quả thí nghiệm của học sinh. Qua đó rút kinh nghiệm cho buổi thực hành lần sau.
+ GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
Kết quả mẫu:
R x (Ω) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10
U
I

You might also like