You are on page 1of 16

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

LỰC TỪ
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Lực từ F tác dụng lên đoạn dây dẫn dài L mang dòng điện có cường độ I, đặt
trong từ trường đều có cảm ứng từ B có điểm đặt tại trung điểm của đoạn
dây mang dòng điện, phương vuông góc với I và B, chiều tuân theo quy tắc
bàn tay trái, độ lớn F=BIlsin α Về năng lực:
2. Về năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm tích cực, đoàn kết với bạn
bè.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế bản vẽ và chế tạo động cơ
quay.
b) Năng lực Vật lí:
- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây
dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường.
- Thảo luận để thiết kế phương án xác định độ lớn của lực từ bằng cân “dòng
điện”.
- Xác định được độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang
dòng điện đặt trong từ trường.
- Giải được các bài tập về lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong từ trường.
- Thiết kế bản vẽ và chế tạo động cơ quay.
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm trong công việc khi được giao nhiệm vụ trong các hoạt động
nhóm.
- Cẩn thận khi thực hiện và trung thực khi báo cáo kết quả khi quan sát thí
nghiệm.
- Tích cực, chủ động làm nhóm trả lời câu hỏi và phiếu học tập được giao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính, máy chiếu, tivi.
- Phiếu học tập, SGK, tài liệu tham khảo
- Bộ dụng cụ thí nghiệm cân lực từ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Nhắc lại được các kiến thức đã học về từ trường và lực từ.
- Đặt được câu hỏi vấn đề của bài học
b) Nội dung:
- Nhắc lại kiến thức về từ trường và lực từ tác dụng lên vật liệu từ đã học.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến:
Xung quanh nam châm hay dòng điện có tồn tại từ trường và khi đặt vật liệu
từ trong nó thì từ trường sẽ tác dụng lực từ lên vật liệu đó.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học về lực từ.
- Đại diện một vài học sinh trả lời.
- Từ đó đưa ra câu hỏi vấn đề: Một lực bất kì luôn được xác định bởi phương,
chiều và độ lớn. Vậy khi đặt một dòng điện trong từ trường thì lực từ tác
dụng lên dòng điện đó sẽ có đặc điểm như thế nào?
2. Hoạt động 2:
2.1. Hoạt động 2.1: Xác định hướng của lực từ tác dụng lên dòng điện đặt
trong từ trường
a. Mục tiêu
- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được hướng (phương và chiều) của lực từ tác dụng
lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường.
- Phát biểu được hướng của lực từu tác dụng lên đoạn đây dẫn mang dòng điện có
phương vuông góc với I và B, chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.
b. Nội dung
- HS tiến hành thí nghiệm và rút ra hướng của lực từ.
c. Sản phẩm
- Khi cho dòng điện đặt trong từ trường thì xuất hiện lực từ tác dụng lên dòng
điện.
- Lực từ tác dụng lên đoạn dây có phương vuông góc với mặt phẳng chứa
đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát.
- Chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện: có chiều hướng xuống
d. Tiến trình hoạt động
● Bước 1: GV Bàn giao nhiệm vụ
- Lực mà từ trường tác dụng lên nam châm hay lên dòng điện đều gọi là lực
từ. Vậy lực từ này có hướng (phương và chiều) như thế nào? Hôm nay
chúng ta sẽ làm thực hành để trả lời cho câu hỏi trên.
- GV giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm xác định lực từ F:

- Dụng cụ:
+ Nam châm điện có gắn
hai tấm thép (1).
+ Đòn cân (2) có gắn gia
trọng (3) và khớp nối với
khung dây dẫn (4).
+ Hai ampe kế có giới hạn
đo 2A (5), (6).
+ Hai biến trở xoay (7)
+ Hai công tắc dùng để đảo chiều dòng điện qua nam châm điện và khung
dây (8), (9).
+Lực kế có giới hạn đo 0,5N.
+Đèn chỉ hướng từ trường trong lòng nam châm (12).
+Nguồn điện một chiều, điện áp 12V (13) và các dây nối.
- Tiến hành:
+Nối hai cực của nguồn điện DC với hai chốt cắm trên hộp gốc. Cắm khung
dây vào khớp nối trên đòn cân, sao cho cạnh dưới của khung dây nằm trong
từ trường của nam châm
+Đóng công tắc điện.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi
+HS trả lời câu hỏi:
1. Lực từ xuất hiện khi nào?
2. Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra với thanh kim loại. Rút ra
nhận xét gì về phương của lực từ.
3. Nhắc lại về quy tắc bàn tay trái. Dự đoán hiện tượng xảy ra nếu đổi
chiều dòng điện trong khung dây.
● Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Hs tìm hiểu bộ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm
- Trả lời câu hỏi GV đưa ra
● Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Trong thí nghiệm dùng một nam châm điện hình chữ U. mặt phẳng khung
dây được đặt vuông góc với đường sức từ(vào Nam ra Bắc) của nam châm.
Cạnh AB của khung nằm ngang và chỉ vừa chạm vào khoảng không gian
giữa 2 cực của nam châm hình chữ U
1. Khi cho dòng điện chạy qua thì xuất hiện lực từ
2. Ban đầu, chưa cho dòng điện chạy qua thì cân thăng bằng. Lực kế chỉ
1 giá trị
Sau đó, khi cho dòng điện chạy qua thì thấy khung dây chuyển động
đi xuống (hoặc đi lên). Phương của lực từ vuông góc với mặt phẳng
chứa các đường sức từ và dòng điện
3. Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm
vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay chỉ chiều của dòng
điện, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực từ.
 Dự đoán: khi thay đổi chiều của dòng điện qua khung dây thì chiều
của lực từ cũng thay đổi ngược lại.
● Bước 4: Kết luận
-GV tổng hợp các kết quả báo cáo và đưa ra kết luận:
+ Phương của lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong từ trường có phương vuông
góc với mặt phẳng chứa đường sức từ và dòng điện.
+Chiều được xác định thông qua quy tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái sao cho các
đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo
chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ

2.2. Xác định độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện
a. Mục tiêu:
- Xác định được độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện
đặt trong từ trường
b. Nội dung:

- Thiết kế được phương án thí nghiệm và thực hiện thí


nghiệm
- Rút ra được công thức tính lực từ tác dụng lên dây dẫn
mang dòng điện
c. Sản phẩm:
- Phiếu học tập của học sinh
d. Tiến trình hoạt động
● Bước 1: GV bàn giao nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm cân “dòng điện”, lần
lượt thay đổi các đại lượng I, l, góc alpha từ đó đưa ra nhận xét về lực từ
thay đổi như thế nào.
+ Khi I tăng ta thấy F tăng => F tỉ lệ thuận với I.
+ Khi l tăng ta thấy F tăng => F tỉ lệ thuận với l.
+ Khi thay đổi góc alpha, lực F thay đổi, khi góc alpha = 0 thì F=0 => F tỉ lệ
với sin α .
- Yêu cầu học sinh đề xuất giả thuyết lực từ phụ thuộc vào các đại lượng theo
biểu thức F=BIlsin α .
- Yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm
- Chia lớp thành 3 nhóm như trên, trong thời gian 25 phút, học sinh thực hiện
các yêu cầu thông qua 2 vòng:
+ Vòng 1: Mỗi nhóm đóng vai trò là một nhóm chuyên gia, trong vòng 12
phút tiến hành thí nghiệm.
 Nhóm chuyên gia 1: Giữ nguyên góc = 90 độ và chiều dài l=4cm
của đoạn dây AB, thay đổi cường độ dòng điện qua đoạn dây đó.
 Nhóm chuyên gia 2: Giữ nguyên góc = 90 độ và cường độ dòng
điện I=120A; thay đổi chiều dài của đoạn AB.
 Nhóm chuyên gia 3: Giữ nguyên cường độ dòng điện I = 300A và
chiều dài đoạn dây AB l= 2cm; thay đổi góc .
+ Vòng 2:
 Từng bạn trong nhóm chuyên gia phân bố về các nhóm mảnh ghép, mỗi
nhóm mảnh ghép có ít nhất 1 chuyên gia từ các nhóm chuyên gia.
 Từng thành viên trong nhóm chuyên gia trình bày các nội dung đã thảo luận
ở nhóm chuyên gia cho tất cả thành viên thảo luận. Từ đó, cả nhóm thống
nhất hoàn thành phiếu học tập số 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ


+ HS thực hiện thí nghiệm GV giao
+ Nhận xét các tỷ số trên. Hoàn thành phiếu học tập số 1
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Yêu cầu đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận
 Từ đó giáo viên kết luận thương F/Ilsin α là hằng số không đổi. Giáo viên thông
báo cho học sinh thương số chính là cảm ứng từ B.
=> Kết luận: Biểu thức tính độ lớn lực từ là F=BIlsin α .
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Giải được các bài tập về xác định phương của lực từ và tính độ lớn của lực từ tác
dụng lên dòng điện bằng công thức.
b. Nội dung:
- HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2

Câu 1: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường
đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có

A. phương ngang hướng sang trái.

B. phương ngang hướng sang phải.

C. phương thẳng đứng hướng lên.

D. phương thẳng đứng hướng xuống.


Câu 2: Một dây dẫn có chiều dài 10m đặt trong từ trường đều B=5.10-2T. Cho
dòng điện cường độ 10A chạy qua dây dẫn. Xác định độ lớn lực từ tác dụng lên
dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với → B ?

Câu 3: Một dây dẫn được gập thành khung dây dạng tam giác vuông MNP (hình
vẽ). Biết MN = 30 cm, NP = 40 cm. Đặt khung dây vào từ trường đều B = 0,01 T (

có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có chiều từ ngoài vào trong
như hình). Cho dòng điện I = 10A vào khung có chiều MNPM. Lực từ tác dụng
vào các cạnh của khung dây là bao nhiêu.

c. Sản phẩm:
- Phiếu học tập của học sinh.
-Kết quả dự đoán:
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: F=B.I.l.sin90o=5N
Câu 3:
FMN=B.I.MN.sin90o=0,03N
FNP=B.I.NP.sin90o=0,04N
MP2= MN2+NP2 => MP= 50cm
FMP= B.I.MP.sin90o=0,05N

d. Tiến trình hoạt động:


- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập số 2 trong thời gian
10 phút.
- Đại diện một vài học sinh trình bày phiếu học tập.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a. Mục tiêu
-Nắm bắt và ghi nhớ lại được khái niệm lực từ, quy tắc bàn tay trái để xác định
hướng của lực từ để tạo ra một sản phẩm STEM.
-Phát triển khả năng tư duy, biết thiết kế, làm quen với những vật liệu khoa học.
b. Nội dung:
- Tạo mô hình động cơ quay.
c. Sản phẩm:
- Mô hình động cơ quay, video thực hiện mô hình động cơ quay.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV gợi ý cho học sinh sử dụng các vật liệu như: nam châm, pin, cuộc dây đồng,
ốc vít để tạo ra mô hình động cơ quay.
- Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện, quay video quá trình thực hiện động cơ quay.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHI TIẾT

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- GV: Cô chào cả lớp. Trước khi vào bài ngày hôm nay, cô muốn cả lớp ôn lại
1 chút kiến thức cũ.
+ Như các bạn đã biết thì xung quanh nam châm hay dòng diện có tồn tại từ
trường và khi đặt vật liệu từ trong nó thì từ trường sẽ tác dụng lực từ lên vật
liệu đó.
+ Mà 1 lực bất kì đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn. Để làm rõ
hơn về lực từ, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. Bài 20: Lực từ

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- GV: Bây giờ cô sẽ chia lớp thành 3 tổ tương ứng với 3 nhóm, các bạn ngồi quay
vào nhau

(Cô đi tới mỗi bàn, phát cho mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm): “Các em
quan sát và nghe cô hướng dẫn để thực hiện”
(Giới thiệu bố thí nghiệm): “Bộ thí nghiệm gồm có: 1 cân thẳng bằng như
hình, bên trái mắc 1 lực kế để đo lực từ, 1 bên treo khung dây dẫn mang
dòng điện, 1 nam châm hình chữ U)
( Cô hướng dẫn học sinh tiến hành):
1. Phương, chiều

 Phương
- Gv: Giờ cô sẽ cấp cho bộ thí nghiệm 1 nguồn điện. Các em thực hiện và
quan sát sự thay đổi của khung dây
- Nhóm 1: Em thấy khung dây chuyển động đi xuống
- Nhóm 2: Em thấy khung dây chuyển động đi lên
- GV: Như vậy các em rút ra nhận xét về phương của lực từ?
- Cả lớp đồng thanh: Phương thẳng đứng cô ạ
- GV: Đúng. Lực từ sẽ có phương thẳng đứng
 Chiều
- GV: Phương của lực từ thẳng đứng thì chiều lực từ sẽ được xác định như
nào?

1 bạn cho cô biết lớp dưới chúng ta đã được học xác định Lực từ
bằng cách nào?. Cô mời em.
- HS: em thưa cô quy tắc bàn tay trái ạ
- GV: Đúng vậy. Thế có bạn nào nhớ quy tắc bàn tay trái được phát biểu như
thế nào không? Cô mời em
- HS: Em thưa cô, quy tắc bàn tay trái là Đặt bàn tay trái sao cho các đường
sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo
chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.
- GV: Cô ghi nhận ý kiến của em. Em A! có ý kiến khác bạn không?
- HS: Em thưa cô em đồng ý với ý kiến của bạn.

- GV: Theo như cô thấy cả lớp mình đều đồng tình với ý kiến của bạn. Vây
cô nhắc lại :Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định: chiều của lực từ.
2. Độ lớn

- GV: Để xác đinh độ lớn của lực từ, chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành thí nghiệm. Các
em quan sát cô thực hiện.

Hiện tại CĐDĐ đang mức 0A, chiều dài dây dẫn cô cố định l=40mm, dây dẫn
vuông góc với từ trường.

+ Đầu tiên cô sẽ tăng cường độ dòng điện, các em nhìn số chỉ bên lực kế và cho cô
nhận xét

- Nhóm 1: Em thưa cô, em thấy số chỉ lực kế tăng

- Nhóm 2, 3: Em cũng thấy thế cô ạ

- GV: Vậy từ đây các em thảo luận theo nhóm và đưa ra nhận xét về mối liên hệ
giữa CĐDĐ và lực từ

-Đại diện nhóm 2: Em thưa cô, em nghĩ khi CĐDĐ tăng thì lực từ F cũng tăng ạ
- GV: Giờ cô giữ nguyên CĐDĐ và tăng chiều dài dây dẫn. ( Cô thực hiện HS
quan sát)

Các em lại quan sát bên số chỉ lực kế thay đổi như nào?

- Nhóm 3( xung phong): em thưa cô số chỉ lực kế cũng tăng ạ

- Gv: Vậy nhóm em có nhận xét gì không?

- Đại diện nhóm 3( suy nghĩ, trả lời): em thấy khi chiều dài dây tăng thì lực từ cũng
tăng ạ

- GV: Các bạn tiếp tục quan sát (cô thay đổi góc giữa dây dẫn và từ trường bằng
cách quay nam châm hình chữ U).

(HS chú ý quan sát)

- GV: Các em có nhận xét gì về số chỉ lực kế khi cô quay nam châm hình chữ U
như vậy?

-HS: em thấy số chỉ lực kế thay đổi

- GV: Thế bây giờ cô cho dây dẫn song song với từ trường thì các bạn quan sát và
cho cô biết số chỉ lực kế lúc này là bao nhiêu?

- HS B( xung phong): em thưa cô số chỉ lực kế không đổi ạ

- GV: Thế các em có biết khi cô đặt dây dẫn song song với từ trường thì góc tạo
bởi CĐDĐ và đường sức từ là bao nhiêu không?

(Hs trao đổi )

-HS: Em thưa cô nếu đặt song song thì góc tạo bởi sẽ bằng 0 ạ

- GV: Như các em đã học sin 0 =0 nên suy ra F tỉ lệ với sin


( Với 3 nhóm đã chia như trên) GV: Giữ nguyên 3 nhóm như cô đã chia ban đầu,
trong vòng 12 phút, mỗi nhóm sẽ là một nhóm chuyên gia thực hiện thí nghiệm và
hoàn thành phiếu học tập số 1 của phần nhóm phụ trách.

(Phát phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm)

- (GV đến nhóm chuyên gia 1): Các bạn tiến hành thí nghiệm như cô đã tiến hành.
Giữ nguyên góc a= 90 độ, chiều dài l=40mm và sau đó thay đổi CĐDĐ

-(GV đến nhóm chuyên gia 2): Các bạn tiến hành thí nghiệm như cô đã tiến hành.
Giữ nguyên góc a= 90 độ, CĐDĐ I = 20A và sau đó thay đổi chiều dài đoạn dây

-(GV đến nhóm chuyên gia 3): Các bạn tiến hành thí nghiệm như cô đã tiến hành.
Giữ nguyên CĐDĐ I=300A, chiều dài đoạn dây l=20mm và sau đó thay đổi góc a

( GV hỗ trợ từng nhóm, HS tiến hành thí nghiệm và hoàn thành pht)

-GV( Sau khi hs hoàn thiện ): Mỗi nhóm cử 2 chuyên gia đại diện di chuyển đến 2
nhóm còn lại, thảo luận kết quả vừa thu được và sau đó hoàn thành nốt pht

(Hs di chuyển và hoàn thành nhiệm vụ)

- GV: Từ pht, chúng ta có thể thấy F/I.L.sin a là 1 hằng số không đổi

(GV thông báo): Hằng số đấy chính là cảm ứng từ B.

(GV viết công thức F=B.I.L.sina): Đây chính là biểu thức tính độ lớn của lực từ

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV: Để củng cố về kiến thức vừa được học, chúng ta sẽ làm một số bài tập ví dụ
sau:
(GV phát pht số 2)

- GV: Các em có 5 phút để suy nghĩ và sau đó cô sẽ gọi ngẫu nhiên 1 số bạn của
các nhóm bất kì lên chữa bài

(Hs suy nghĩ hướng làm)

- GV: Đã hết 5 phút, cô mới bạn C lên trả lời câu 1.

- HS C: Em thưa cô, em chọn đáp án A ạ

- GV: Em hãy giải thích tại sao em lại chọn đáp án A?

- HS C: Vì em dùng quy tắc bàn tay trái ạ (HS đặt tay theo quy tắc)

- GV: Câu 2, cô mời bạn D lên bảng làm bài.

(Hs D lên bảng làm- làm xong về chỗ )

- GV: Bạn D đã làm xong bài. Cô mời Lớp trưởng nhận xét nào.

- Lớp trưởng: Em thưa cô bạn làm đúng rồi ạ

- GV: Đúng rồi (Cô tóm tắt đề bài lên bảng): Đề bài cho l=10m , B=5.10-2T và
I=10A. a=90 độ. Tính F=?

Bạn D đứng lên nhắc lại cho cô công thức vừa học về độ lớn F.

- HS D: Em thưa cô F=B.I.l. sina và khi em thay số vào thì em có kết quả như trên.

- GV: Bạn làm chính xác rồi. Cả lớp chữa bài vào vở.

Còn bài cuối cùng cô mời E lên bảng.

- HS E: em thưa cô em chưa nghĩ ra cách làm ạ

- GV: Vậy có bạn trong lớp đã làm được câu này chưa?

- Cả lớp đồng thanh: Chưa ạ!!!!!!


- GV: Các em chú ý lên bảng. (Cô tóm tắt đề bài, vẽ hình): Đề bài cho 1 khung dây
gập thành tam giác vuông MNP, lMN =30cm, lNP =40cm, B=0,01T (B vuông
góc(MNP) ), I=10A. Tính FMN, FMP, FNP =?

Bạn E nhắc lại cho cô công thức tính lực từ F

- HS E: Em thưa cô F=B.I.l. sina ạ

- GV: Vì (B vuông góc(MNP)) nên ta có B sẽ vuông góc với từng cạnh MN, MP,
NP và tam giác vuông MNPcó lMN =30cm, lNP =40cm thì các bạn có tính được lMP
không?

- Cả lớp: Có ạ!!!!! lMP = 50cm cô ạ

- GV: Thế E đã làm được bài này chưa?

- HS E: Em biết làm rồi cô ạ

- GV: Vậy em lên tính FMN cho cô

(E lên chữa và làm đúng)

- GV: E đã làm đúng rồi, FMP, FNP cả lớp về làm vào vở, tiết sau cô gọi 1 vài bạn
lên kiểm tra.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


- GV: Sau khi học và hiểu rõ về Lực từ thì các em về nhà thiết kế cho cô một động
cơ quay,
( GV gợi ý ) : Các em có thể sử dụng các vật liệu như : nam châm, pin, cuộn dây
đồng,….
Khi các em tiến hành thiết kế sẽ quay video lại nộp cho cô. Các em có 1 tuần để
làm và tiết sau nộp lại cho cô video và sản phẩm.
- Cả lớp: Vâng ạ !!!

You might also like