You are on page 1of 6

Giáo viên dạy: Lê Hà Phương

Lớp dạy: 11B4

KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGHIÊN CỨU BÀI HỌC – KHỐI 11


BÀI 18: NGUỒN ĐIỆN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm nguồn điện.
- Phát biểu được định nghĩa suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
- Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
- So sánh các khái niệm: suất điện động và hiệu điện thế.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Thực hiện được thí nghiệm đơn giản để tạo ra nguồn điện.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích, chứng minh được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến
nguồn điện.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lí.
- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Nửa quả chanh đã được bóp nhũn hoặc khía rách màng ngăn giữa các múi và vôn kế có giới hạn đo 1V, độ
chia nhỏ nhất 0,1 V; các mảnh kim loại khác như mảnh nhôm, mảnh kẽm, mảnh thiếc, mảnh đồng… để
dùng làm các cực của pin.
- Một acquy (dùng cho xe máy) còn mới chưa đổ dung dịch axít, một acquy cùng loại đang dùng và một ác
quy còn lại đã hết.
- Bảng kiểm đánh giá quá trình thực hiện thí nghiệm tạo tình huống học tập về nguồn điện theo nhóm.

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm


STT TIÊU CHÍ
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Lắp đặt được thành
công thí nghiệm
2 Thực hiện thành công
thí nghiệm
3 Rút ra các kết luận
đúng từ các thí nghiệm
Tổng điểm
Điểm số cho từng nội dung: 3 - tốt, 2 – khá, 1 – đạt, 0 – CĐ .

- Phiếu học tập


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Giả sử quả cầu A và B giống nhau, A mang điện dương, B mang điện âm ( VA > VB ). Nối A và
B bằng sợi dây kim loại. Hãy cho biết dòng các điện tích dương hoặc âm dịch chuyển theo hướng nào?
Vì sao? Sự chênh lệch điện thế giữa hai vật A và B tăng hay giảm?

1
Câu 2: Hãy cho biết khi nào hiệu điện thế giữa hai vật A và B bằng không? Lúc đó, các hạt mang điện
có dịch chuyển không?
Câu 3: Làm thế nào để duy trì dòng điện trong trường hợp này lâu dài?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Câu 1: Hãy mô tả chiều chuyển động của các hạt mang điện trong dây dẫn và bên trong nguồn điện ở
Hình 18.3?

Câu 2: Lực kéo các điện tích dịch chuyển bên trong nguồn có phải là lực điện không? Vì sao?
Câu 3: Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn thông số một số loại pin và acquy

HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM


NHÓM SỐ:…..……
THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Nguyên vật liệu cho nhóm:
+ Củ khoai tây/quả táo/quả chanh
+ dây điện
+ Kim loại đồng và kẽm
+ Bóng đèn led 3V
+ Máy đo hiệu điện thế
Hướng dẫn làm thí nghiệm:
+ Cắm 2 điện cực lần lượt vào từng loại củ, quả. Chú ý cắm các điện cực chắc chắn và không để chúng
tiếp xúc với nhau.
+ Mỗi đầu thanh kim lọai nối với một đoạn dây điện.
+ Lấy đồng hồ đo điện, xoay núm xoay về chế độ đo hiệu điện thế một chiều.
+ Đo hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn 3 lần liên tiếp, quan sát chỉ số trên đồng hồ và ghi lại hiệu điện
thế theo mẫu
+ Mắc đèn vào hai đầu dây, kiểm tra độ sáng của đèn, đo hiệu điện thế ở hai đầu đèn lúc này
Hiệu điện thế Hiệu điện thế
Nguồn củ Hiệu điện thế Hiệu điện thế
Lần đo hai đầu đèn trung bình ( hai
quả ở hai cực trung bình
đầu đèn)
1
2
3
1
2
3
2. Học sinh
- Ôn lại những vấn đề đã được học về điện trở. Định luật Ohm cho toàn mạch.
2
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
a. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học ở bài 17.
- Kích thích sự tò mò và nhận biết được tầm quan trọng về vấn đề việc bảo vệ môi trường khi học bài 18:
Nguồn điện.
b. Nội dung: Tổ chức trò chơi powerpoint.
c. Sản phẩm: Nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước thực Nội dung các bước
hiện
Bước 1 - GV kiểm tra bài cũ: GV sử dụng PP trò chơi, và kỹ thuật hỏi và trả lời.
- GV cho HS tham gia cho chơi “Mảnh ghép bí ẩn”
Câu 1: Gọi U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu vẫn, dòng điện chạy trong mạch có cường
độ là I. Điện trở R của vật dẫn được xác định theo công thức nào?
Câu 2: Khi tiết diện của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều giảm 2 lần thì điện trở của
khối kim loại
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 3: Sự phụ thuộc của giá trị điện trở đối với điện trở nhiệt hệ số dương (đường màu
đỏ) và hệ số âm (đường màu xanh dương) theo nhiệt độ Hình 17.6. Phát biểu nào sau đây
là đúng?
A. Đường màu đỏ là điện trở nhiệt nghịch.
B. Đường màu xanh dương là điện trở nhiệt thuận.
C. Đường màu đỏ có điện trở giảm khi nhiệt độ tăng.
D. Đường màu xanh dương có điện trở giảm khi
nhiệt độ tăng.
Câu 4: Khi nói về đèn sợi đốt. Phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Đèn chiếu sáng khi bị đốt nóng nhờ tác dụng
nhiệt của dòng điện trong kim loại.
B. Đèn chiếu sáng khi bị đốt nóng nhờ tác dụng cơ
của dòng điện trong kim loại.
C. Đèn chiếu sáng khi bị đốt nóng nhờ tác dụng từ
của dòng điện trong kim loại.
D. Đèn chiếu sáng khi bị đốt nóng nhờ tác dụng
sinh lí của dòng điện trong kim loại.
Bước 2 - HS nhớ lại kiến thức đã được học ở bài 17 và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân khi tham
gia trò chơi.
- GV hỗ trợ cho HS trong quá trình tham gia trò chơi.
Bước 3 - Báo cáo kết quả và thảo luận
- Cá nhân được GV gọi trình bày.
- Các HS khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của bạn đại diện.
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Sau đó, GV nêu vấn đề vào bài mới:
Ở THCS, các em đã biết nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để tạo ra dòng
điện sử dụng trong đời sống như Hình 18.1.

3
Vậy, nguồn điện là gì? Vì sao nguồn điện có thể tạo ra dòng điện? Hôm nay chúng ta sẽ
được làm sáng tỏ thông qua
BÀI 18: NGUỒN ĐIỆN
GV diễn giải việc sử dụng các thiết bị điện trong công nghiệp, không chỉ mang lại lợi ích
cho nhân loại mà còn làm ô nhiễm môi trường sống, hủy hoại hệ sinh thái nếu không sử
dụng đúng phương pháp, đúng mục đích.

Sau khi học xong bài học này GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
Bước 4 - HS lắng nghe tiếp thu kiến thức mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức


Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm nguồn điện.
a. Mục tiêu:
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin mục khái niệm nguồn điện SGK và trả lời các câu hỏi trong phiếu
học tập số 1.
- Thảo luận nhóm, hoàn thành yêu cầu phiếu học tập số 1.
- Lấy ví dụ về nguồn điện trong thực tế đời sống.
c. Sản phẩm:
- Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì sự chênh lệch điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch kín.
* Lưu ý: Trong nguồn điện cực có điện thế cao hơn là cực dương, cực có điện thế thấp hơn là cực âm.
d. Tổ chức thực hiện
Bước thực Nội dung các bước
hiện
Bước 1 - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV vận dụng phương pháp khám phá và kĩ thuật đọc hợp
tác, yêu cầu HS làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin mục khái niệm nguồn điện trong
SGK trang 109, hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 1.
Bước 2 - HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV.
- GV hỗ trợ cho HS trong quá trình nghiên cứu khái niệm về nguồn điện.
Bước 3 - Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Cá nhân trình bày đáp án khi được GV gọi.
Đáp án phiếu học tập số 1
Câu 1: Nối hai vật A, B có điện thế khác nhau (V A > VB) bằng dây dẫn, sẽ có một dòng
các điện tích dương dịch chuyển có hướng trong dây từ A đến B (hoặc dòng điện tích âm
dịch chuyển có hướng từ B về A). Sự chênh lệch điện thế giữa hai vật A và B giảm dần.
Câu 2: Khi điện thế hai vật bằng nhau. Dòng điện bằng 0 và các hạt mang điện không còn
dịch chuyển.
4
Câu 3: Dòng điện chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn vì khi V A = VB Dòng điện
gần như bằng 0. Để duy trì dòng điện phải tạo ra được sự chênh lệch điện thế giữa A và B
bằng cách điện tích giữa A và B phải có sự khác nhau.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của sai.
Bước 4 - GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về nguồn điện của HS.
- Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì sự chênh lệch điện thế, nhằm duy trì dòng điện
trong mạch kín.
* Lưu ý: Trong nguồn điện cực có điện thế cao hơn là cực dương, cực có điện thế thấp
hơn là cực âm.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
- GV diễn giải mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực dương và cực âm. Nguồn điện có kí
hiệu như hình vẽ. Sau đó, chuyển sang hoạt động 2.2.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về suất điện động của nguồn điện.
a. Mục tiêu:
- Từ hình ảnh hoặc ví dụ thực tiễn, định nghĩa được suất điện động của nguồn điện.
- So sánh được hai khái niệm suất điện động và hiệu điện thế.
b. Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh, phân tích ảnh, phát phiếu học tập, đặt câu hỏi.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của GV.
c. Sản phẩm:
- Suất điện động của nguồn điện kí hiệu là E.
- Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và
được đo bằng tỉ số giữa công của lực lạ A làm dịch chuyển một điện tích q >0 từ cực âm đến cực dương bên
trong nguồn điện và điện tích q.
A
E= (18.1)
q
- Đơn vị của suất điện động trong hệ SI là vôn (V).
*Lưu ý: Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định. Giá trị của đai lượng này được ghi trên vỏ của
nguồn (pin, ắc quy,…).
d. Tổ chức thực hiện
Bước thực Nội dung các bước
hiện
Bước 1 - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV dùng PP dạy học nhóm và kỹ thuật chia nhóm.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên của nhóm được chia theo các mùa
(xuân, hạ, thu, đông).
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 114 mục suất điện động của nguồn điện và hoàn thành
phiếu học tập (PHT) số 2, trong vòng 5 phút.
Bước 2 - HS đọc thông tin SGK thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, trả lời câu hỏi có trong PHT.
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường
hợp cần lưu ý (nếu cần)
Bước 3 - Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Nhóm trưởng các nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm còn lại lắng nghe.
Đáp án phiếu học tập số 2
Câu 1:
+ Bên ngoài nguồn điện, dưới tác dụng của lực điện các hạt tải điện dương dịch chuyển từ
cực dương qua vật dẫn đến cực âm của nguồn điện. Ngược lại, dưới tác dụng của lực điện
các hạt tải điện âm dịch chuyển từ cực âm qua vật dẫn đến cực dương của nguồn điện
Câu 2: Lực tác dụng lên các electron trong việc di chuyển chúng về cực âm của nguồn có
bản chất không phải lực điện trường, lực này được gọi là lực lạ. Vì lực điện ngược chiều
điện trường nên có xu hướng giữ chặt các electron ở cực dương
5
Câu 3: Pin A - A có chiều dài từ 49.2mm đến 50.5mm (1.94–1.99 inches) được sử dụng
nhiều trong các thiết bị cầm tay như remote, máy nghe nhạc, Radio,...
Pin vuông: là loại pin thông dụng nhất được sử dụng cho những máy móc thường xuyên sử
dụng và có nhu cầu điện năng trung bình như đài bán dẫn xách tay, đèn pin, bếp ga, ...
Năng lượng trong pin luôn ổn định, tránh tình trạng rò rỉ pin hay nổ pin trong quá trình sử
dụng.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm
đại diện.
Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh:
- Suất điện động của nguồn điện kí hiệu là E.
- Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của
nguồn điện và được đo bằng tỉ số giữa công của lực lạ A làm dịch chuyển một điện tích
q >0 từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và điện tích ∆ q.
A (18.1)
E=
q
- Đơn vị của suất điện động trong hệ SI là vôn (V).
*Lưu ý: Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định. Giá trị của đai lượng này được
ghi trên vỏ của nguồn (pin, ắc quy,…).
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
- GV diễn giải chuyển sang hoạt động 2.3.
Hoạt động 2.3: Tiến hành thí nghiệm đo suất điện động của pin trái cây.
a. Mục tiêu:
- Đo suất điện động để kiểm tra hoạt động của pin đã chế tạo;
- Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đo được hiệu điện thế của pin trước khi mắc đèn và sau khi mắc đèn
b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của GV.
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành mẫu báo cáo
c. Sản phẩm:
- Bảng ghi chép kiến thức mới về khả năng tạo ra dòng điện từ các loại củ, quả.
- Bảng báo cáo thí nghiệm
- Rút ra kết luận
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực Nội dung các bước
hiện
Bước 1 - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu hướng dẫn thí nghiệm.
Bước 2 - HS đọc hướng dẫn thí nghiệm trong mẫu báo cáo.
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình thí nghiệm, ghi vào sổ theo dõi những trường
hợp cần lưu ý (nếu cần)
Bước 3 - Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4 Giáo viên tổng kết lại kết quả hoạt động
IV. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................

You might also like