You are on page 1of 19

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài: Mạch điện nối tiếp. Mạch điện song song.


Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực khoa học tự nhiên
Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ
dòng điện là như nhau cho mọi điểm; trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng
cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn, điện trở tương
đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song trong một số trường hợp đơn giản.
Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song
song, trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập vận
dụng kiến thức về mạch điện nối tiếp, mạch điện song song để giải thích vấn đề mà
giáo viên đưa ra.
3. Phẩm chất
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm trong hoạt động nhóm thực
hành đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc
song song.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bài dạy PowerPoint.
- Phiếu học tập 1, 2, 3, 4. Bảng kiểm.
- Dụng cụ thí nghiệm: 2 pin đại, đế để pin, 3 ampe kế 1 chiều, 2 điện trở (5ohm và
10ohm), dây nối. (4 bộ)
2. Học sinh
- Tập ghi cá nhân, sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo (NXBGD).
- Ôn lại nội dung Điện trở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU. (7 phút)
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu dạy học chủ đề mới.
b) Nội dung
+ Học sinh chơi trò chơi “Nhanh như chớp”.
+ Học sinh xung phong cá nhân trả lời câu hỏi ở bài cũ để mở từng mảnh ghép.
+ Câu hỏi tương ứng:
Câu 1. Em hãy phát biểu định luật Ohm.
Câu 2. Dựa vào công thức của định luật Ohm. I=U/R. Có thể nói rằng U tăng
bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được không?
Câu 3. …………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
A. Điện trở B. Chiều dài C. Cường độ D. Hiệu điện thế
Câu 4. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng
điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì
cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
A. 1A B. 1.5 A C. 2 A D. 2.5 A
c) Sản phẩm
Câu trả của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
+ Giáo viên chiếu lên màn hình một bức tranh chứa 04 (bốn) mảnh ghép tương
ứng.
+ Học sinh chơi trò chơi “Nhanh như chớp” và xung phong cá nhân trả lời câu
hỏi ở bài cũ để mở từng mảnh ghép.
+ Câu hỏi tương ứng:
Câu 1. Em hãy phát biểu định luật Ohm.
Câu 2. Dựa vào công thức của định luật Ohm. I=U/R. Có thể nói rằng U tăng
bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được không?
Câu 3. …………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
A. Điện trở B. Chiều dài C. Cường độ D. Hiệu điện thế
Câu 4. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng
điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì
cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
A. 1A B. 1.5 A C. 2 A D. 2.5 A

- Thực hiện nhiệm vụ


Học sinh xung phong cá nhân và trả lời câu hỏi.
    - Báo cáo, thảo luận
-Học sinh trả lời câu hỏi.
- Kết luận, nhận định
+ Giáo viên tổng kết đáp án và đánh giá cho điểm câu trả lời của học sinh dựa
trên mức độ chính xác so với 04 câu đáp án.
Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa
hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Câu 2. Không thể tăng được. Vì U và R tỉ lệ nghịch với nhau nên U tăng thì R
giảm
Câu 3. A. Điện trở
Câu 4. B. 1.5 A
+ Giáo viên làm rõ và giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo:
Trong cuộn dây led (treo tại quán cà phê) đôi khi có những đoạn không sáng, vậy
tại sao đoạn ấy không sáng và tại sao những đoạn khác vẫn sáng bình thường? Bài học
hôm nay sẽ giúp các em giải quyết đươc câu hỏi trên…

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.


2.1. Thí nghiệm đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp và
đoạn mạch mắc song song. (28 phút)
a) Mục tiêu
Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường
độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm; trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng
cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dòng điện chạy trong mạch
chính.
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm trong hoạt động nhóm
thực hành đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp và đoạn mạch
mắc song song
b) Nội dung
HS tham khảo SGK, thảo luận theo nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 1 và 2.
c) Sản phẩm
Phiếu học tập số 1 và số 2 đã được hoàn thành bởi HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 2.1a: Thực hiện thí nghiệm đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch điện
mắc nối tiếp
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, hai bàn một nhóm, thực hiên thí nghiệm theo giáo viên
hướng dẫn và thảo luận nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 1
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiên thí nghiệm và thảo luận theo nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung
thống nhất vào Phiếu học tập số 1.
GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu có)
- Báo cáo, thảo luận
GV mời ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét,
bổ sung (nếu có).
- Kết luận
- Giáo viên nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV cùng với HS chốt nội dung về cường độ dòng điện trong đoạn mạch có điện trở mắc
nối tiếp
Hoạt động 2.1b: Thực hiện thí nghiệm đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch điện
mắc song song
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, hai bàn một nhóm, thực hiên thí nghiệm theo giáo viên
hướng dẫn và thảo luận nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 2
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiên thí nghiệm và thảo luận theo nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung
thống nhất vào Phiếu học tập số 2.
- GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu có)
- Báo cáo, thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung (nếu có).
- Kết luận
- Giáo viên nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành Phiếu học tập số 2.
- GV cùng với HS chốt nội dung về cường độ dòng điện trong đoạn mạch có điện trở mắc
song song.
2.2. Điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song.(10
phút)
2.2.a. Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.
(5 phút)
a) Mục tiêu
Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.
b) Nội dung
HS tham khảo sgk, trả lời câu hỏi: “Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương
đương Ra của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là: Rtd=R1+R2”
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
Vì R1 nt R2
nên UAB = U1 + U2
-> IAB . RTĐ = I1. R1 + I2. R2
Mà IAB = I1 = I2
-> RTĐ = R1 + R2 (dpcm)
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Chia lớp thành các nhóm từ 3-5 hs
+ Đọc SGK để biết thế nào gọi là điện trở tương đương.
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở nối tiếp được
tính như thế nào?
+ Hoàn thành câu hỏi: “Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương
đương Ra của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là :
Rtd=R1+R2”
- Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc SGK, chứng minh công thức tính điện trở tương đương Ra của
đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là : Rtd=R1+R2”
- Giáo viên: Hướng dẫn HS
+ Viết biểu thức liên hệ giữa UAB , U1 và U2.
+ Viết biểu thức tính trên theo I và R tương ứng.
+ Hết thời gian, yêu cầu các nhóm dừng thảo luận, báo cáo kết quả.
+ Tổ chức thảo luận lớp về kết quả của các nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác
nhận xét, bổ xung.
- Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Kết luận: Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương
bằng tổng các điện trở thành phần Rtđ = R1 + R2.
2.2.b. Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song.
(5 phút)
a) Mục tiêu
Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song.
b) Nội dung
HS tham khảo sgk, trả lời câu hỏi: “Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương
đương Ra của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song là: 1/Rtđ = 1/R1 +
1/R2.”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của hs:

d) Tổ chức thực hiện


- Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Chia lớp thành các nhóm từ 3-5 hs.
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song
được tính như thế nào?
+ Hoàn thành câu hỏi: “Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương
đương Ra của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song là 1/Rtđ =
1/R1 + 1/R2.”
- Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc SGK, chứng minh công thức tính điện trở tương đương Ra của
đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song:
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2.
- Giáo viên: Hướng dẫn HS
+ Viết biểu thức liên hệ giữa UAB , U1 và U2.
+ Viết biểu thức tính trên theo I và R tương ứng.
+ Hết thời gian, yêu cầu các nhóm dừng thảo luận, báo cáo kết quả.
+ Tổ chức thảo luận lớp về kết quả của các nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác
nhận xét, bổ xung.
- Kết luận.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Kết luận: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở song song thì nghịch đảo điện trở
tương đương bằng tổng nghịch đảo của các điện trở thành phần.
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2.
2.3. Tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song.
(15 phút)
a) Mục tiêu
Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song
song trong một số trường hợp đơn giản.
b) Nội dung
Học sinh làm việc cặp đôi tham khảo SGK để hoàn thành Phiếu học tập số 3.
c) Sản phẩm
Phiếu học tập số 3 đã được hoàn thành bởi HS.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Nội dung
Hoạt động 2.3: Tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc
nối tiếp và mắc song song (15 phút)
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập Cường độ dòng điện trong đoạn
GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp mạch một chiều mắc nối tiếp và
đôi, đọc tham khảo SGK, kết hợp với mắc song song.
hiểu biết của các em và trả lời các câu
hỏi trong Phiếu học tập số 1.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi, thống nhất câu
trả lời và ghi chép nội dung đã thống
nhất vào phiếu học tập số 1.
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện
nhóm cặp đôi trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu
có).
- Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tuyên dương và đánh
giá mức độ hoàn thành Phiếu học tập
số 1.
- GV sẽ cùng HS chốt nội dung về
cường độ dòng điện trong đoạn mạch
một chiều mắc nối tiếp
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP. (10 phút)
a) Mục tiêu
Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song
song trong một số trường hợp đơn giản.
Tính được điện trở tương đương trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song
song trong một số trường hợp đơn giản.
b) Nội dung
Học sinh làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 4.
c) Sản phẩm
Sản phẩm của hoạt động là các câu trả lời trong phiếu học tập 4 do học sinh thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân và hoàn thành phiếu học tập 4.
- Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện cá nhân và ghi chép nội dung đáp án vào phiếu học tập 4.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, giải đáp khi học sinh cần.
- Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên 2 học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét và
bổ sung (nếu có).
- Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
- Giáo viên cùng học sinh thống nhất kết quả trong phiếu học tập 4.
- Học sinh điều chỉnh vào phiếu học tập 4 (nếu có) theo kết quả đã thống nhất.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG. (5 phút)
a) Mục tiêu
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập vận
dụng kiến thức về mạch điện nối tiếp, mạch điện song song để giải thích vấn đề mà
giáo viên đưa ra.
b) Nội dung
- Học sinh sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi vận dụng do giáo viên đặt ra.
c) Sản phẩm
- Sản phẩm của hoạt động là câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên đặt câu hỏi: “2 viên pin được gắn trong điều khiển ti vi (remote) được mắc
nối tiếp hay song song, vì sao em cho rằng như vậy?”
- Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh xem ảnh và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên mời 1 HS trả lời, các học sinh khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, cho điểm cộng nếu có học sinh trả lời
đúng.
- Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án.
PHỤ LỤC
PHIỀU HỌC TẬP SỐ 1
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm nguồn điện 2 pin đại, đế để pin, 3 ampe kế 1 chiều,
2 điện trở (5ohm và 10ohm), dây nối, khóa k thực hiện lắp mạch điện theo hướng
dẫn của giáo viên và kết hợp với sơ đồ mạch điện.

I toàn mạch I qua điện trở R1 I qua điện trở R2

Kết luận: Đoạn mạch có điện trở mắc nối tiếp thì cường độ dòng
điện...............................................................................................................................
..

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


- Giáo viên phát cho mỗi nhóm nguồn điện 2 pin đại, đế để pin, 3 ampe kế 1 chiều,
2 điện trở (5ohm và 10ohm), dây nối, khóa k thực hiện lắp mạch điện theo hướng
dẫn của giáo viên kết hợp với sơ đồ mạch điện.
I toàn mạch I qua điện trở R1 I qua điện trở R2

Kết luận: Đoạn mạch có điện trở mắc song song thì cường độ dòng
điện...............................................................................................................................
..

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


1. ................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Hai bóng đèn Đ1, Đ2 có
................................................................................................................
điện trở lần lượt là 36Ω
................................................................................................................
và 46Ω. Hiệu điện thế ở
................................................................................................................
2 đầu đoạn mạch là
................................................................................................................
41V. Hãy:
................................................................................................................
Tính cường độ dòng
điện qua các bóng đèn
khi K đóng?
................................................................................................................

2.

Vôn kế chỉ 28V, R2 =


18Ω, ampe kế chỉ 0,7A.
Tính R1, suy ra hiệu
điện thế ở 2 đầu đoạn
mạch.
3. Cho 2 điện trở R1 =
3Ω và R2 = 6 Ω mắc
như hình vẽ:

Biết hiệu điện thế ở 2


đầu đoạn mạch là 9V.
Tính cường độ dòng
điện qua mỗi điện trở và
cừơng độ dòng điện
trong mạch chính.
4.
Cho mạch điện gồm 2
đèn Đ1 và Đ2 mắc song
song vào nguồn
điện 6V. Biết cường độ
dòng điện qua đèn
Đ1 là 0,35A , cường độ
dòng điện trong mạch
chính là 0,5A. Tính
cường độ dòng điện qua
đèn Đ2.
Kết luận:
- Đối với đoạn mạch
gồm 2 điện trở mắc nối
tiếp:
+ Cường độ dòng điện
có giá trị như nhau tại
mọi điểm: I = I1 = I2
- Đối với đoạn mạch
gồm 2 điện trở mắc
song song:
+ Cường độ dòng điện
chạy qua mạch chính
bằng tổng cường độ
dòng điện chạy qua các
mạch rẽ: I = I1 + I2

PHIẾU HỌC TẬP 4 – LUYỆN TẬP


Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
mắc nối tiếp? Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch 
A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. 
B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. 
C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. 
D. luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
 Đáp án: B
Câu 2: Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = Ω mắc nối tiếp.
Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. 
Hiệu điện thế hai đầu mạch là: 
A. 10V B. 11V C. 12V D. 13V
 Đáp án: C
Câu 3: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với
nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng
điện qua mạch chính là: 
A. R = 9 Ω, I = 0,6A 
B. R = 9 Ω, I = 1A 
C. R = 2 Ω, I = 1A 
D. R = 2 Ω, I = 3A 
Đáp án: D
Câu 4: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và
R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ
thức nào sau đây là đúng? 
A. RAB = R1 + R2
 B. IAB = I1 = I2 
C. I1/I2=R2/R1
D. UAB = 1 + U2
 Đáp án: C

BẢNG KIỂM
Đánh giá đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp
và đoạn mạch mắc song song
Tiêu chí đánh giá Đạt Không đạt
Đo đúng kết quả cường độ dòng điện trong đoạn mạch
nối tiếp
Đo đúng kết quả cường độ dòng điện trong đoạn mạch
song song
Đảm bảo thời gian quy định
Các bước thực hiện thí nghiệm có logic, khoa học
Có ý thức bảo quản, sử dụng hợp lí dụng cụ thí nghiệm
Có ý thức giữ trật tự chung trong lớp học
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHBD ĐÃ THỰC HIỆN

Tiêu chí đánh giá kế hoạch bài dạy

Tiêu chí 1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động với mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức 1 (1đ) Mức 2 (2đ) Mức 3 (3đ)

Tình huống/câu Tình huống/câu Tình huống/câu hỏi/nhiệm


hỏi/nhiệm vụ mở đầu hỏi/nhiệm vụ mở đầu chỉ vụ mở đầu gần gũi với kinh
nhằm huy động kiến có thể được giải quyết nghiệm sống của HS và chỉ
thức/kĩ năng đã có của một phần hoặc phỏng có thể được giải quyết một
HS để chuẩn bị học kiến đoán được kết quả phần hoặc phỏng đoán được
thức/kĩ năng mới nhưng nhưng chưa lí giải được kết quả nhưng chưa lí giải
chưa tạo được mâu thuẫn đầy đủ bằng kiến thức/kĩ được đầy đủ bằng kiến
nhận thức để đặt ra vấn năng đã có của HS; tạo thức/kĩ năng cũ; đặt ra được
đề/câu hỏi chính của bài được mâu thuẫn nhận vấn đề/câu hỏi chính của
học. thức. bài học.

Kiến thức mới được trình Kiến thức mới được thể Kiến thức mới được thể
bày rõ ràng, tường minh hiện trong kênh hiện bằng kênh chữ/kênh
bằng kênh chữ/kênh chữ/kênh hình/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn
hình/kênh tiếng; có câu tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ đề cần giải quyết; tiếp nối
hỏi/lệnh cụ thể cho HS thể cho HS hoạt động để với vấn đề/câu hỏi chính
hoạt động để tiếp thu tiếp thu kiến thức mới và của bài học để HS tiếp thu
kiến thức mới. giải quyết được đầy đủ và giải quyết được vấn
tình huống/câu đề/câu hỏi chính của bài
hỏi/nhiệm vụ mở đầu. học.

Có câu hỏi/bài tập vận Hệ thống câu hỏi/bài tập Hệ thống câu hỏi/bài tập
dụng trực tiếp những được lựa chọn thành hệ được lựa chọn thành hệ
kiến thức mới học nhưng thống; mỗi câu hỏi/bài thống, gắn với tình huống
chưa nêu rõ lí do, mục tập có mục đích cụ thể, thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài
đích của mỗi câu hỏi/bài nhằm rèn luyện các kiến tập có mục đích cụ thể,
tập. thức/kĩ năng cụ thể. nhằm rèn luyện các kiến
thức/kĩ năng cụ thể.

Có yêu cầu HS liên hệ Nêu rõ yêu cầu và mô tả Hướng dẫn để HS tự xác


thực tế/bổ sung thông tin rõ sản phẩm vận định vấn đề, nội dung, hình
liên quan nhưng chưa mô dụng/mở rộng mà HS thức thể hiện của sản phẩm
tả rõ sản phẩm vận phải thực hiện. vận dụng/mở rộng.
dụng/mở rộng mà HS
phải thực hiện.

Tiêu chí 1.1: Mức 3


Tiêu chí 1.2: Mức 3
Tiêu chí 1.3: Mức 2
Tiêu chí 1.4: Mức 2

Tiêu chí 2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản
phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Mục tiêu của mỗi hoạt Mục tiêu và sản phẩm học Mục tiêu, phương thức
động học và sản phẩm tập mà HS phải hoàn hoạt động và sản phẩm
học tập mà HS phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học tập mà HS phải hoàn
thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng; thành trong mỗi hoạt
đó được mô tả rõ ràng phương thức hoạt động động được mô tả rõ ràng;
nhưng chưa nêu rõ học được tổ chức cho HS phương thức hoạt động
phương thức hoạt động được trình bày rõ ràng, cụ học được tổ chức cho HS
của HS/nhóm HS nhằm thể, thể hiện được sự phù thể hiện được sự phù hợp
hoàn thành sản phẩm học hợp với sản phẩm học tập với sản phẩm học tập và
tập đó. cần hoàn thành. đối tượng HS.

Tiêu chí 2: Mức độ 2

Tiêu chí 3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để
tổ chức các hoạt động của HS.
Mức 1 Mức 2 Mức 3

Thiết bị dạy học và Thiết bị dạy học và học Thiết bị dạy học và học liệu
học liệu thể hiện được liệu thể hiện được sự phù thể hiện được sự phù hợp
sự phù hợp với sản hợp với sản phẩm học tập với sản phẩm học tập mà HS
phẩm học tập mà HS mà HS phải hoàn thành; phải hoàn thành; cách thức
phải hoàn thành nhưng cách thức mà HS hành mà HS hành động
chưa mô tả rõ cách động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực
thức mà HS hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và
với thiết bị dạy học và hành) với thiết bị dạy học học liệu đó được mô tả cụ
học liệu đó. và học liệu đó được mô tả thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ
cụ thể, rõ ràng. thuật học tích cực được sử
dụng.

Tiêu chí 3: mức 3

Tiêu chí 4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ
chức hoạt động học của HS.

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Phương thức đánh giá Phương án kiểm tra, Phương án kiểm tra, đánh giá
sản phẩm học tập mà đánh giá quá trình hoạt quá trình hoạt động học và
HS phải hoàn thành động học và sản phẩm sản phẩm học tập của HS
trong mỗi hoạt động học tập của HS được mô được mô tả rõ, trong đó thể
học được mô tả nhưng tả rõ, trong đó thể hiện hiện rõ các tiêu chí cần đạt
chưa có phương án rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập
kiểm tra trong quá trình của các sản phẩm học trung gian và sản phẩm học
hoạt động học của HS. tập trong các hoạt động tập cuối cùng của các hoạt
học động học.

Tiêu chí 4: mức 2

Tiêu chí đánh giá tổng kết


TT Tiêu chí đánh giá Điểm
1 Phân tích được việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy 1
học dựa trên các đặc điểm về bài học.
2 Chuỗi hoạt động phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp 2
dạy học được sử dụng.
3 Trong mỗi hoạt động học, mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và 2
sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập được mô tả rõ
ràng, hợp lí.
4 Thiết bị dạy học và học liệu được lựa chọn và xây dụng phù hợp để 2
để tổ chức các hoạt động của HS.
5 Đánh giá được kế hoạch bài dạy, minh chứng đầy đủ và thuyết phục 1
thông qua các học liệu và hoạt động dạy học trong bài học.

You might also like