You are on page 1of 4

BÁO CÁO THỰC HÀNH HOÁ LÍ

Họ tên sinh viên:

Đỗ Hiếu Đạt MSSV: 46.01.401.035

Nguyễn Minh Anh MSSV: 46.01.401.009

Nguyễn Thành Duy MSSV: 46.01.401.042

Nguyễn Thị Châm MSSV: 46.01.401.024

Ngày thí nghiệm: 17/10/2022 Mã lớp: Chiều Thứ 5

BÀI 3. THIẾT LẬP PIN GALVANI VÀ XÁC ĐỊNH SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN
1. Mục đích thí nghiệm:
- Thành lập một số pin galvani và xác định giá trị sức điện động pin.
2. Cách tiến hành:
2.1. Thiết lập pin gavani đơn giản và xác định sức điện động của pin
Bước 1: Rót khoảng 50 ml dung dịch CuSO4 0,1M và ZnSO4 0,1 M vào 2 cốc.
Bước: 2: Làm sạch lớp oxit bên ngoài của Cu và Zn bằng giấy nhám, chà lại bằng giấy lọc rồi
rửa bằng nước cất, thấm khô.
Bước 3: Pha một ít dung dịch KCl bão hòa, nhúng ướt tấm giấy lọc để sử dụng như cầu muối
nối hai cốc dung dịch
Bước 4: Nối cathode với cực dương, anode với cực âm của máy đo điện thế (multimeter) bằng
dây dẫn. Sau đó nhúng kim loại vào các dung dịch chứa ion tương ứng.
Bước 5: Đọc giá trị trên máy đo điện thế.
2.2. Xác định chiều hướng xảy ra của phản ứng pin nếu có Fe, Ni
Bước 1: Rót khoảng 50 ml dung dịch CuSO4 0,1M và NiSO4 0,1 M vào 2 cốc.
Bước: 2: Làm sạch lớp oxit bên ngoài của Cu và Ni bằng giấy nhám, chà lại bằng giấy lọc rồi
rửa bằng nước cất, thấm khô.
Bước 3: Pha một ít dung dịch KCl bão hòa, nhúng ướt tấm giấy lọc để sử dụng như cầu muối
nối hai cốc dung dịch.
Bước 4: Nối cathode với cực dương, anode với cực âm của máy đo điện thế (multimeter) bằng
dây dẫn. Sau đó nhúng kim loại vào các dung dịch chứa ion tương ứng.
Bước 5: Đọc giá trị trên máy đo điện thế. Viết phản ứng pin và đo sức điện động của pin.

1
2.3. Xây dựng phương trình Nernst
Bước 1: Pha 100 mL dung dịch CuSO4 với các nồng độ 1,0.10-2, 1,0.10-3, 1,0.10-4 M từ dung
dịch 0,1 M ban đầu.
Bước 2: Rót khoảng 50 ml dung dịch CuSO4 1,0.10-2 M vừa pha và 50 ml dung dịch ZnSO4
0,1 M vào 2 cốc.
Bước: 2: Làm sạch lớp oxit bên ngoài của Cu và Zn bằng giấy nhám, chà lại bằng giấy lọc rồi
rửa bằng nước cất, thấm khô.
Bước 3: Pha một ít dung dịch KCl bão hòa, nhúng ướt tấm giấy lọc để sử dụng như cầu muối
nối hai cốc dung dịch
Bước 4: Nối cathode với cực dương, anode với cực âm của máy đo điện thế (multimeter) bằng
dây dẫn. Sau đó nhúng kim loại vào các dung dịch chứa ion tương ứng.
Bước 5: Đọc giá trị trên máy đo điện thế.
Bước 6: Lặp lại bước 2 đến bước 5 ứng với nồng độ 1,0.10-3 M và 1,0.10-4 M.
2.4. Thiết kế pin trái cây Cu-Zn
Bước 1: Đặt trái cây trên bàn và nhẹ nhàng lăn qua lại để làm mềm phần vỏ.
Bước 2: Cắm đinh kẽm và đinh đồng vào trái cây và cách nhau khoảng 5cm.
Bước 3: Cẩn thận tháo lớp cách điện khỏi dây dẫn của bóng đèn (khoảng 2.5cm), quấn một
đầu vào đinh kẽm và đầu còn lại vào đinh đồng.
Bước 4: Đo sức điện động của pin tạo thành và rút ra nhận xét.
3. Kết quả thí nghiệm
Tên thí nghiệm Kết quả
1. Thiết lập pin gavani đơn giản và xác định Giá trị đo được: 1,075 V
sức điện động của pin
2. Xác định chiều hướng xảy ra của phản Phương trình phản ứng:
ứng pin nếu có Fe, Ni

Sức điện động đo được: 0,24 V


3. Xây dựng phương trình Nernst
Dung dịch Cu2+ 1,0.10-4 M 1,0.10-3 M 1,0.10-2 M 1,0.10-1 M
E, V 0,960 0,984 1,042 1,075

2
Đồ thị phụ thuộc giữa E và logaCu2+

4. Thiết kế pin trái cây Cu-Zn Giá trị đo được


+ Đối với 1 quả: 0,951V
+ Đối với 2 quả: 1,864V
Nhận xét: Chanh chứa acid có khả năng tạo
ra dòng điện, nhưng rất nhỏ (rất yếu).

3
4. Trả lời câu hỏi cuối bài thí nghiệm:
Câu 1: Pin galvani là gì?
Là một pin điện hóa thu được năng lượng điện từ các phản ứng oxy hóa tự nhiên đang
diễn ra bên trong pin. Nó thường bao gồm hai kim loại khác nhau được kết nối bởi một cây
cầu muối, hoặc các tế bào nửa cá thể phân cách bởi một màng xốp.
Câu 2: Vai trò của cầu muối trong pin?
Duy trì dòng điện trong quá trình hoạt động của pin.
Câu 3: Nguyên tắc xác định sức điện động của pin?
Để sức điện động của các nguồn điện ổn định. Khi không đo, phải ngắt điện của nguồn
điện và của pin.
Không bao giờ đo sức điện động của pin nghiên cứu ngay sau khi thiết lập nó, vì giá trị
sức điện động chỉ ổn định sau một khoảng thời gian (khoảng 3-5 phút).
Pin tiêu chuẩn không được để nằm nghiêng hay lộn ngược. Tuyệt đối không để đoản
mạc, chỉ dùng pin khi cần thiết (nếu dùng luôn sức điện động sẽ giảm và không dùng làm pin
tiêu chuẩn nữa).
Trường hợp sức điện động của pin quá nhỏ cần phải mắc nối tiếp thêm vào mạch một
pin tiêu chuẩn và đo sức điện động chung Ech, sau đó tính sức điện động của pin: E = Ech - Etc

BẢNG PHÂN CÔNG

STT Họ và Tên Công việc Ghi chú

1 Đỗ Hiếu Đạt Thí nghiệm 4

2 Nguyễn Minh Anh Thí nghiệm 2

3 Nguyễn Thị Châm Thí nghiệm 1

4 Nguyễn Thành Duy Thí nghiệm 3

You might also like