You are on page 1of 3

Học phần: Thực hành Hoá lí

Họ tên sinh viên:


1. .......................................................................... MSSV:
2. .......................................................................... MSSV:
Ngày thí nghiệm: ................................................. Mã lớp:
Bài 4. ĐIỀU CHẾ VÀ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH KEO TỤ CỦA HỆ KEO
1. Mục đích thí nghiệm
Điều chế hệ keo ferric hydroxide, nghiên cứu sự ảnh hưởng của điện tích ion và nồng độ chất
điện li đến quá trình keo tụ.
2. Cách tiến hành
2.1. Chế tạo dung dịch keo Fe(OH)3
Bước 1: Đun sôi 85mL nước cất trong bình nón 250 mL.
Bước 2: Nhỏ từng giọt 15mL FeCl3 2% từ phễu chiết vào nước đang sôi nhẹ (80 – 90oC).
Bước 3: Nhỏ đến hết, tiếp tục đun nhẹ vài phút rồi nhấc ra khỏi bếp.
Lưu ý: Rửa các dụng cụ thật sạch, sử dụng nước cất để điều chế. Dung dịch keo thu được trong
suốt, màu đỏ thẩm.
2.2. Xác định ngưỡng keo tụ của Fe(OH)3
Bước 1: Làm nguội hệ keo đến nhiệt độ phòng.
Bước 2: Lấy 5mL dung dịch keo cho vào 4 ống nghiệm.
Bước 3: Từ buret chứa các dung dịch NaCl 4 M, Na2SO4 0,01 M, K3[Fe(CN)6] 0,001 M, nhỏ từ
từ các hoá chất vào mỗi ống nghiệm chứa dung dịch keo, lắc kĩ cho đến khi dung dịch thay đổi
màu hoặc có xuất hiện kết tủa.
Bước 4: Ghi lại thể tích dung dịch chất điện li gây keo tụ.
3. Kết quả thí nghiệm

Vđl, mL 𝛾 log 𝛾 logz


Thí nghiệm
Lần 1 Lần 2 Lần 3 TTB
NaCl 4 M
Na2SO4 0,01 M
K3[Fe(CN)6] 0,001 M
Tính toán số liệu, vẽ đồ thị và rút ra kết luận
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
4. Trả lời câu hỏi cuối bài thí nghiệm
1. Thế nào là hệ keo?
Hệ keo (dung dịch keo) là hệ phân tán dị thể bao gồm pha phân tán (chất tan) - được chia nhỏ
đến dạng tập hợp các phân tử, nguyên tử, ion (kích thước hạt 1nm < d < 500 nm) và được phân
bố trong môi trường phân tán đồng nhất (dung môi).
2. Hiện tượng keo tụ là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền của hệ keo?
Sự keo tụ là quá trình (theo thời gian) các hạt keo nhỏ liên kết với nhau tạo thành những hạt
keo lớn
Độ bền vững của một hệ keo là khả năng của nó duy trì được trạng thái không đổi theo thời
gian.
Độ bền động học
Độ bền
Độ bền tập hợp ( nhiệt động học)
Những yếu tố làm tăng năng lượng tương tác, giảm lực đẩy tĩnh điện đều có khả năng gây keo
tụ
Trong thực tế có các yếu tố:
- Thay đổi nồng độ các tiểu phân hạt phân tán
- Thay đổi nhiệt độ
- Tác động cơ học
- Sự hiện diện của chất điện ly dẫn đến keo tụ
3. Ảnh hưởng của điện tích ion đến khả năng gây keo tụ của chất điện li?
Điện tích ion trái dấu càng lớn thì sự keo tụ càng mạnh.
Hầu hết các chất điện ly đều có khả năng gây keo tụ. Được đặc trưng bởi ngưỡng keo tụ γ

You might also like