You are on page 1of 183

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ


Khoa Y

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG


Trình độ: Đại học chính quy
Ngành: Xét nghiệm Y học và Kỹ thuật hình ảnh Y học

Cần Thơ – 10/2021


LƯU HÀNH NỘI BỘ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

Khoa Y

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG


Trình độ: Đại học chính quy
Ngành: Xét nghiệm Y học và Kỹ thuật hình ảnh Y học

Cần Thơ – 10/2021


LƯU HÀNH NỘI BỘ
LỜI MỞ ĐẦU

I. Đối tượng nghiên cứu


Hoá học là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu tạo và tính
chất của các chất và các quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác.
Hoá học liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người. Hóa học
cung cấp những kiến thức cơ bản cho nhiều ngành khoa học khác nhau.
Ví dụ: Hoá học môi trường, hoá thực phẩm, hoá dược, hoá học nông nghiệp,
hoá học vật liệu, hoá địa chất, hoá sinh học,…
Vì vậy hoá học có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Vì rất nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực công nông nghiệp đều liên quan đến hoá học. Mặt khác việc
nắm vững những kiến thức về các quá trình hoá học, các yếu tố ảnh hưởng đến các
quá trình đó trong các lĩnh vực sản xuất, sinh học,… sẽ giúp cho con người có những
tác động tích cực theo hướng có lợi cho những mục tiêu mà các nhà khoa học cần đạt
được.
Do đó việc nắm vững những kiến thức cơ bản về hoá học là rất cần thiết. Với
những kiến thức này người ta có thể sử dụng để phục vụ tốt cho công việc chuyên
môn của mình.
II. Vai trò và nhiệm vụ của môn hoá đại cương
Cung cấp một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về cấu tạo các chất hoá học,
về sự tương tác và cách thức vận động của chúng trong tự nhiên.
Giúp cho sinh viên nắm được một số quy luật về sự vận động của các chất. Dự
đoán khả năng, chiều hướng và giới hạn của các quá trình hoá học, những hiện tượng
kèm theo cũng như các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình đó.
Giúp sinh viên nắm được cách xác định các nhóm cation và anion trong một
dung dịch phân tích, tổng quát được quy trình phân tích thực nghiệm. Làm nền tảng
cho các môn học liên quan đến chuyên ngành sau này.

Trang i
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

đvC: Đơn vị carbon


EDTA: Ethylenediaminetetraacetic acid
Hos hoặc Hott: Sinh nhiệt hay nhiệt tạo thành
Hopư: Nhiệt phản ứng
ΔHoc hay ΔH odc : Nhiệt đốt cháy
Elk: Nhiệt liên kết
g: gam
(l): Lỏng
(k): Khí
(r): Rắn
(h): Hơi
ATP: Adenosine triphosphate
ADP: Adenosine diphosphate
Kh: Chất khử
Oxh: Chất oxy hóa
dpnc: điện phân nóng chảy
nc: nóng chảy
xt: xúc tác

Trang ii
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………...………..i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………….ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………….iii
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HÓA
HỌC………………………………………………………………………………....1
1.1 Khái niệm cơ bản………………………………………………………...1
1.2 Những định luật cơ bản………………………………………………….3
1.3 Câu hỏi lượng giá………………………………………………………..5
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC…...…7
2.1 Thành phần cấu tạo nguyên tử…………………………………………...7
2.2 Những mẫu nguyên tử cơ bản…………………………...………………8
2.3 Những tiên đề của cơ học lượng tử……………………………...……..10
2.4 Khái niệm cơ bản về cơ học lượng tử……………………………...…..11
2.5 Nguyên tử hydro………………………………………………………..11
2.6 Quy luật phân bố các electron trong nguyên tử………………………...16
2.7 Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học…………………………….18
2.8 Câu hỏi lượng giá………………………………...…………………….23
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ………………...27
3.1 Một số đại lượng có liên quan đến liên kết……………………...……..27
3.2 Những thuyết cổ điển về liên kết…………………………….………....30
3.3 Thuyết liên kết hóa trị…………………………………………...……..35
3.4 Thuyết orbital phân tử (MO)……………………………………….…..42
3.5 Sự phân cực của phân tử………………………………………………..43
3.6 Câu hỏi lượng giá………………………………………………...…….44
CHƯƠNG 4: PHỨC CHẤT……………………………………………………….46
4.1 Định nghĩa và các thành phần của phức chất………………………......46
4.2 Cách gọi tên phức chất……………………………...………………….47
4.3 Phân loại phức chất……………………………………...……………..48
4.4 Bản chất của liên kết trong phức chất……………………………….....49
4.5 Câu hỏi lượng giá……………………………………...……………….55
CHƯƠNG 5: NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC…………………………………..58
5.1 Một số khái niệm và định nghĩa………………………………………..58
5.2 Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học…………………………….59
5.3 Nhiệt hóa học…………………………………………………………...61
5.4 Nguyên lý thứ II của nhiệt động lực học……………………………….64
5.5 Câu hỏi lượng giá…………………………...………………………….72

Trang iii
CHƯƠNG 6: ĐỘNG HÓA HỌC………………………………………………….76
6.1 Một số khái niệm……………………………………………………….76
6.2 Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng………………………….77
6.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng………………………….79
6.4 Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng…………………………..83
6.5 Cân bằng phản ứng……………………………………………………..86
6.6 Câu hỏi lượng giá…………………………………...………………….88
CHƯƠNG 7: ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH……………………………...……92
7.1 Định nghĩa và phân loại dung dịch……………………………………..92
7.2 Nồng độ dung dịch…………………………………………...………...93
7.3 Áp suất thẩm thấu của dung dịch……………………………………....96
7.4 Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của dung dịch……………………....97
7.5 Câu hỏi lượng giá………………………...…………………………….99
CHƯƠNG 8: DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY………………………………………103
8.1 Một số khái niệm và đại lượng về dung dịch chất điện ly…………….103
8.2 Acid và base…………………………………………………………..107
8.3 Sự điện ly của các acid hay base yếu nhiều nấc………………………111
8.4 Sự điện ly của các acid amine………………………………...………111
8.5 pH của dung dịch muối…………………………………...…………..112
8.6 Dung dịch đệm……………………………………...………………...113
8.7 Dung dịch điện ly của các chất ít tan, tích số tan……………………..116
8.8 Câu hỏi lượng giá……………………………………………………..118
CHƯƠNG 9: PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN………………..122
9.1 Phản ứng oxy hóa khử………………………………………………...122
9.2 Phản ứng hóa học và dòng điện – nguyên tố galvani…………………124
9.3 Các loại điện cực…………………………...…………………………129
9.4 Ứng dụng của nguyên tố galvani……………………………………...131
9.5 Sự điện phân…………………………………………………………..133
9.6 Câu hỏi lượng giá……………………………………………………..137
CHƯƠNG 10: XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH……141
10.1 Định tính cation nhóm I (Ag+; Pb2+; Hg22+)…………………...….…141
10.2 Định tính cation nhóm II (Ca2+; Ba2+)………………………….……145
10.3 Định tính cation nhóm III (Zn2+; Al3+)………………………….…...147
10.4 Định tính cation nhóm IV (Fe2+; Fe3+; Bi3+; Mg2+; Mn2+)…………..150
10.5 Định tính cation nhóm V (Cu2+; Hg2+)……………………….……...156
10.6 Định tính cation nhóm VI (NH4+; K+; Na+)………………………….158
10.7 Câu hỏi lượng giá……………………...………………………….....161
CHƯƠNG 11: XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH……..165
11.1 Định tính anion nhóm I (Cl–; Br–; I–; SCN–; S2O32–)………………...165

Trang iv
11.2 Định tính anion nhóm II (CO32–; PO43–; CH3COO–; AsO33–; AsO43–;
SO32–; SO42–)……………………………………………………………………..170
11.3 Câu hỏi lượng giá……………………………………...………….....174
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..176

Trang v
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN


TRONG HÓA HỌC

MỤC TIÊU
1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản của hóa học
2. Phát biểu đúng và giải thích được nội dung của một số định luật cơ bản

1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1.1.1 Nguyên tử
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất cấu tạo nên các chất mà không thể chia nhỏ hơn nữa
bằng phương pháp hóa học.
1.1.2 Nguyên tố hóa học
Nguyên tố hóa học là khái niệm để chỉ một loại nguyên tử. Một nguyên tố hóa
học được biểu thị bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ 1.1: nguyên tố oxy (O), calci (Ca),
lưu huỳnh (S),…
1.1.3 Phân tử
Phân tử được tạo thành từ các nguyên tử, là hạt nhỏ nhất của một chất nhưng
vẫn mang đầy đủ tính chất của chất đó.
Ví dụ 1.2: Phân tử nước H2O gồm 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy, phân
tử Clo Cl2 gồm 2 nguyên tử clo, phân tử methane CH4 gồm 1 nguyên tử carbon và 4
nguyên tử hydro,…
1.1.4 Chất hóa học
Chất hóa học là khái niệm để chỉ một loại phân tử. Một chất hóa học được
biểu thị bằng công thức hóa học.
Ví dụ 1.3: muối ăn (NaCl), nước (H2O), nitơ (N2), sắt (Fe),…
1.1.5 Khối lượng nguyên tử
Khối lượng một nguyên tử của một nguyên tố. Khối lượng nguyên tử được
tính bằng đơn vị carbon (đvC). Một đvC bằng 1/12 khối lượng nguyên tử carbon
(12C). Ví dụ 1.4: khối lượng nguyên tử của hydro (H) = 1 đvC, oxy (O) = 16 đvC,
natri (Na) = 23 đvC,…
1.1.6 Khối lượng phân tử
Khối lượng một phân tử của chất. Khối lượng phân tử được tính bằng đvC.
Ví dụ 1.5: khối lượng phân tử: N2 = 28 đvC, HCl = 36,5 đvC,…

Trang 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC

1.1.7 Mol
Lượng chất chứa N = 6,023.1023 phần tử vi mô (phân tử, nguyên tử, ion,
electron,…). N được gọi là số Avogadro và nó bằng số nguyên tử carbon có trong
12 gam 12C.
1.1.8 Khối lượng mol nguyên tử, phân tử, ion
Khối lượng tính bằng gam của 1 mol nguyên tử (phân tử hay ion,…). Về trị số
nó đúng bằng trị số khối lượng nguyên tử (phân tử hay ion). Ví dụ: khối lượng mol
nguyên tử của hydro H bằng 1 gam, của phân tử N2 bằng 28 gam, của H2SO4 bằng
98 gam,…
1.1.9 Hóa trị
Hóa trị của một nguyên tố là số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên
tố đó tạo ra với các nguyên tử khác trong phân tử. Mỗi liên kết được biểu thị bằng
một gạch nối 2 nguyên tử. Hóa trị được biểu thị bằng số La Mã.
Nếu quy ước hóa trị của hydro trong các hợp chất bằng (I) thì hóa trị của oxy
trong nước H2O bằng (II) của nitơ trong NH3 bằng (III),… Dựa vào hóa trị (I) của
hydro và hóa trị (II) của oxy có thể biết được hóa trị của nhiều nguyên tố khác.
Căn cứ vào hóa trị có thể phân các nguyên tố thành:
 Nguyên tố có hóa trị không đổi
– Ag, H, các kim loại kiềm (hóa trị I) O, Zn, các kim loại kiềm thổ (II)
– Al (III), các khí trơ (hóa trị 0).
 Nguyên tố có nhiều hóa trị
– Fe (II, III), Cu (I, II), S (II, IV, VI)
– Khái niệm hóa trị còn được mở rộng cho nhóm nguyên tử.
Ví dụ 1.6: NO3 (I), SO4 (II), PO4 (III)
1.1.10 Số oxy hóa
Số oxy hóa được quy ước là điện tích của nguyên tử trong phân tử khi giả định
rằng cặp electron dùng để liên kết với nguyên tử khác trong phân tử chuyển hẳn về
nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Để tính số oxy hóa của một nguyên tố cần lưu ý:
– Số oxy hóa có thể là số dương, âm, bằng 0 hoặc là số lẻ.
– Số oxy hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
– Một số nguyên tố có số oxy hóa không đổi và bằng điện tích ion của nó.

Trang 2
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC

+ H, các kim loại kiềm có số oxy hóa +1 (trong NaH, H có số oxy hóa –1).
+ Mg và các kim loại kiềm thổ có số oxy hóa +2.
+ Al có số oxy hóa +3, Fe có hai số oxy hóa +2 và +3.
+ O có số oxy hóa –2 (trong H2O2 oxy có số oxy hóa –1).
– Tổng đại số số oxy hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.
Ví dụ 1.7:
2 2 1 2 3 1 5  2 1  5  2 1 3 2 0 4 2 1 2 1 6 2 1 4 2
N O, N 2 O, N H 4 N O3 , H N O3 , H N O 2 , S, S O 2 , H 2 S, H 2 S O 4 , Na 2 S O3 .
8 2y 2y 1
   
1 6 2 1 7 2 1 5 2 3 2 x 2 x 2 1 1 2 1 1 2
K 2 Cr 2 O7 , K Mn O 4 , K Cl O3 , Fe3 O 4 , Fe x O y , N x O y , H 2 O2 , O F2 , K O 2 .
3 1 3 1 2 1 2 1 3 1 1 1 3 1 1 1 2 3 1 3 2 2 1
C H3  CH3 , CH 2  CH 2 , C H3  CH 2  (OH ), CH3  C H O, CH 3  COO H

1.2 NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN


1.2.1 Định luật bảo toàn khối lượng (Lomonosov – Nga, Lavoisier – Pháp)
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tạo thành bằng tổng khối
lượng các chất tham gia phản ứng.
Xét phản ứng: A + B C + D
Ta có: mA + mB = mC + mD
1.2.2 Định luật thành phần không đổi (Proust – Pháp)
Đối với hợp chất xác định, tỷ số khối lượng của các nguyên tố tạo thành hợp
chất là xác định, không thay đổi. Điều này cũng được hiểu là:
Một hợp chất dù được điều chế bằng cách nào đi nữa cũng có thành phần xác
định, không đổi.
Ví dụ 1.8: nước có thể điều chế bằng nhiều cách khác nhau nhưng tỷ số khối
lượng hydro:oxy luôn luôn là 1:8.
1.2.3 Định luật Avogadro (Avogadro – Ý)
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của mọi chất
khí đều chứa cùng một số phân tử.
Hệ quả là: ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất một mol khí bất kỳ chiếm một
thể tích bằng nhau. Thực nghiệm cho thấy ở điều kiện tiêu chuẩn (0C, 1 atm) một
mol khí bất kỳ có thể tích Vo = 22,4 lít.

Trang 3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC

1.2.4 Định luật đương lượng


Từ định luật thành phần không đổi ta thấy rằng các nguyên tố kết hợp với nhau
theo các tỷ lệ về lượng xác định nghiêm ngặt. Do đó, người ta đưa vào hóa học khái
niệm đương lượng, tương tự như khái niệm khối lượng nguyên tử và khối lượng
phân tử.
1.2.4.1 Định nghĩa đương lượng
Đương lượng của một nguyên tố hay hợp chất là số phần khối lượng của
nguyên tố hay hợp chất đó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với 1,008 phần khối lượng
hydro hoặc 8 phần khối lượng oxy hoặc với một đương lượng của bất kỳ chất nào
khác đã biết.
a. Đương lượng của một đơn chất
Đương lượng của một nguyên tố A trong hợp chất X: E = (MA: là khối
lượng của nguyên tố A, n: là hóa trị của nguyên tố A trong hợp chất X ).
Ví dụ 1.9:  Đương lượng của carbon trong hợp chất CO: = =6
 Đương lượng của carbon trong hợp chất CO2: = =3
b. Đương lượng của hợp chất
Đương lượng của hợp chất X: E = (MX: là khối lượng phân tử của hợp
chất X).
Giá trị của n phụ thuộc hợp chất A là loại hợp chất gì?
 X là acid ⇒ n là số ion H+ của một phân tử acid X tham gia phản ứng.
 X là base ⇒ n là số ion OH– của một phân tử base X tham gia phản ứng.
 X là muối ⇒ n là tổng hóa trị của một phân tử muối X tham gia phản ứng.
 X là chất oxy hóa ⇒ n là tổng số electron của một phân tử chất oxy hóa X
nhận trong phản ứng hóa học.
 X là chất khử ⇒ n là tổng số electron của một phân tử chất khử X cho
trong phản ứng hóa học.
c. Đương lượng gam
Đương lượng gam của một đơn chất hay hợp chất có giá trị bằng giá trị
đương lượng tương ứng của chúng, nhưng có thứ nguyên tính bằng gam.
1.2.4.2 Định luật đương lượng
Các chất tác dụng vừa đủ với nhau theo những phần khối lượng tỷ lệ với
đương lượng của chúng.
10FeSO + 2KMnO + 8H SO → 5Fe (SO ) + 2MnSO + K SO + H O
152 31,6
60,8 12,64

Trang 4
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC

Ta thấy 152 gam FeSO4 tác dụng vừa đủ với 31,6 gam KMnO4 và 60,8 gam
FeSO4 tác dụng vừa đủ với 12,64 gam KMnO4.
Ta có 1 đương lượng gam FeSO4: E = = 152 gam
,
Vậy 60,8 gam FeSO4 có số đương lượng gam: Số đlg FeSO = = 0,4 đlg
Ta có 1 đương lượng gam KMnO4: E = = 31,6 gam
,
Vậy 12,64 gam KMnO4: Số đlg KMnO = = 0,4 đlg
,
Vậy định luật đương lượng cũng có thể phát biểu như sau: Một đương
lượng gam của chất này có khả năng kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với một đương
lượng gam của chất kia.
1.3 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.3.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Nêu sự khác biệt giữa hóa trị với số oxy hóa, phản ứng oxy hóa khử với
phản ứng trao đổi? Cho ví dụ?
Câu 2: Biết khối lượng nguyên tử tương đối của sắt là 55,85 gam?
a. Quy đổi 245,74 gam nguyên tố sắt thành số mol nguyên tố sắt
b. Trong 245,74 gam sắt, có bao nhiêu nguyên tử sắt
c. Tính khối lượng một nguyên tử sắt bằng đơn vị kg
1.3.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hỗn hợp 60 gam kim loại Fe và Cu cho tác dụng HCl sau phản ứng còn lại
32 gam kim loại chưa tan. Tính số nguyên tử của kim loại còn lại đó?
A. Fe : 3,011.1023 (đvC 12C) B. Cu : 3,011.1023 (đvC 12C)
C. Fe : 6,022.1023 (đvC 12C) D. Cu : 6,022.1023 (đvC 12C)
Câu 2: Vì khối lượng của nguyên tử vô cùng nhỏ nên không thể đo bằng các đơn vị
thông thường, nên chuẩn khối lượng nguyên tử là nguyên tử cacbon – 12 (12C) và
khối lượng của nó được qui định chính xác là 12 đơn vị khối lượng nguyên tử. Tỷ
số khối lượng của 24Mg so với 12C là?
A. 24 B. 12 C. 2 D. 1/2
Câu 3: Scopolamine có tác dụng gây mê đồng thời có khả năng làm mất đi thần trí
của con người và đưa con người vào trạng thái bị thôi miên. Scopolamine có công
thức phân tử C17H21NO4. Khối lượng mol của Scopolamine là? (Biết C: 12 đvC, H:
1 đvC, N: 14 đvC, O: 16 đvC).
A. 298 B. 303 C. 310 D. 240
Câu 4: Trong 280 gam sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt?
A. 29,813 B. 28,813 C. 30,115 D. 31,813

Trang 5
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC

Câu 5: Hàn the, tên hóa dược là borax, là muối natri của acid boric, có công thức
phân tử Na2B4O710H2O. Khối lượng mol của hàn the là? (Biết Na: 23 đvC, H: 1
đvC, B: 11 đvC, O: 16 đvC).
A. 382 B. 350 C. 296 D. 320

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học.
[3] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Trang 6
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

MỤC TIÊU
1. Phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của các mẫu nguyên tử cổ điển của
Rutherford và Bohr.
2. Trình bày được những luận điểm cơ bản của thuyết cơ học lượng tử trong việc
nghiên cứu nguyên tử.
3. Mô tả được những đặc trưng của các orbital (mây electron) nguyên tử.
4. Vận dụng được những quy luật phân bố electron trong nguyên tử, để biểu
diễn cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố.
5. Mô tả được cấu trúc của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và quy luật biến
thiên tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

2.1 THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


Về mặt vật lý, nguyên tử không phải là hạt nhỏ nhất mà có cấu tạo phức tạp,
gồm ít nhất là hạt nhân và các electron. Trong hạt nhân nguyên tử có hai hạt cơ bản:
proton và nơtron.
Hạt Khối lượng (gam) Điện tích (culong)
Electron (e) 9,1.10–28 –1,6.10–19
Proton (p) 1,673.10–24 +1,6.10–19
Nơtron (n) 1,675.10–24 0

– Khối lượng của electron = 1/1840 khối lượng p.


– Điện tích của electron là điện tích nhỏ nhất và được lấy làm đơn vị điện
tích, ta nói electron mang 1 đơn vị điện tích âm (–1) còn proton mang 1đơn vị điện
tích dương (+1).
– Nếu trong hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố nào đó có Z proton thì
điện tích hạt nhân là +Z và nguyên tử đó phải có Z electron, vì nguyên tử trung hoà
điện.
– Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của các nguyên tố cũng là số chỉ điện tích
hạt nhân hay số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó.
– Tổng số proton (Z) và số nơtron (N) trong hạt nhân nguyên tử được gọi là số
khối (A). Kí hiệu nguyên tử AZ X .

– Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (Z) nhưng có số khối A khác nhau
do có số hạt nơtron khác nhau gọi là đồng vị của nhau.

Trang 7
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Ví dụ 2.1: Carbon có 2 đồng vị bền là 126 C và 136 C .


Carbon 12 12
6 C 98,90% Proti 1
1 H 99,985%
Carbon 13 13
6 C 1,10% Deuteri 2
1 H 0,015%
Carbon 14 14
6 C Triti 3
1 H nhân tạo
Clor 35 35
17 Cl 98,90% Oxy 16 16
8 O 99,76%
Clor 35 37
17 Cl 1,10% Oxy 17 17
8 O
Oxy 18 18
8 O

 Độ bền của hạt nhân


– Các proton cùng dấu và ở rất gần nhau do đó lực đẩy giữa chúng rất mạnh.
– Giữa các hạt P, giữa các hạt P với N, giữa các hạt N còn tồn tại một loại lực
hút – khoảng cách ngắn.
– Nếu lực đẩy lớn hơn lực hút, hạt nhân sẽ không bền và phân rã, đồng thời
phát các bức xạ.
– Nếu lực hút trội hơn, hạt nhân sẽ bền vững.
 Yếu tố chính để xác định hạt nhân nguyên tử có bền hay không là tỉ số: N/P
– Z = 2 đến 82 có các đồng vị bền: 1 ≤ N/P ≤ 1,524
– Những hạt nhân nguyên có chứa 2, 8, 20, 50, 82, 126 proton hay nơtron
thường bền hơn.
– Hạt nhân nguyên tử có một số chẵn cả P hay N thường bền hơn.
– Kể từ Poloni (Z = 84) trở đi các nguyên tố đều có tính phóng xạ.
2.2 NHỮNG MẪU NGUYÊN TỬ CƠ BẢN
2.2.1 Mẫu Rutherford (Rơzơfo – Anh) 1911
Từ thí nghiệm bắn các hạt  qua một lá vàng mỏng, Rutherford đã đưa ra
mẫu nguyên tử hành tinh (hình 2.1).
– Nguyên tử gồm một hạt nhân ở giữa và các electron quay xung quanh giống
như các hành tinh quay xung quanh mặt trời.
– Hạt nhân mang điện tích dương, có kích thước rất nhỏ so với kích thước
của nguyên tử nhưng lại tập trung hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử.
Mẫu Rutherford đã giải thích được kết quả thí nghiệm trên và cho phép hình
dung một cách đơn giản cấu tạo nguyên tử. Tuy nhiên không giải thích được sự tồn
tại của nguyên tử và hiện tượng quang phổ vạch của nguyên tử.

Trang 8
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Hình 2.1 Mẫu nguyên tử Rutherford và các quĩ đạo lượng tử theo thuyết Bohr

2.2.2 Mẫu Bohr (Bo – Đan Mạch) 1913


Dựa trên thuyết lượng tử của Planck (Plăng) Bohr đã đưa ra hai định đề:
Trong nguyên tử electron chỉ có thể quay trên những quỹ đạo xác định gọi là
các quỹ đạo lượng tử, mỗi quỹ đạo ứng với một mức năng lượng xác định.
Bán kính các quỹ đạo được tính theo công thức:
o
rn = n 2 .0,53.10-8cm = n 2 .0,53.A (2.1)

n là các số tự nhiên 1,2,3,….n


Như vậy các quỹ đạo thứ nhất, thứ hai… thứ n lần lượt có các bán kính như
sau:
o o
r1 = 12 .0,53A = 0,53A
o
r2 = 2 2 .0,53 A = 4r1
o
rn = n 2 .0,53A = n 2 r1

Năng lượng toàn phần của electron trên mỗi quỹ đạo được tính theo công
thức:
1
En = - .13,6 eV = -13,6 eV (2.2)
n2
Như vậy năng lượng của electron trên các quỹ đạo thứ nhất, thứ hai, thứ n
tương ứng là:
1
E1 = - .13,6 eV = -13,6 eV
12
1 E
E 2 = - 2 .13,6 eV = 1 eV
2 4
1 E
E n = - 2 .13,6 eV = 21 eV
n n
Thuyết Bohr đã cho phép giải thích cấu tạo quang phổ vạch của nguyên tử
hydro và tính được bán kính của nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản.

Trang 9
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Bình thường nguyên tử ở trạng thái có năng lượng thấp nhất (trạng thái cơ
bản). Khi bị kích thích các electron chuyển từ trạng thái cơ bản (quỹ đạo gần nhân
nhất) sang trạng thái có năng lượng cao (quỹ đạo xa nhân hơn). Trạng thái kích
thích là trạng thái không bền nên ngay lập tức electron lại trở về trạng thái cơ bản
(có thể qua một số trạng thái trung gian). Mỗi bước nhảy phát ra một lượng tử
tương ứng với một vạch trên quang phổ của nguyên tử.
Tuy nhiên thuyết Bohr không giải thích được quang phổ của các nguyên tử
phức tạp cũng như sự tách vạch quang phổ dưới tác dụng của từ trường. Điều đó
cho thấy rằng đối với những hạt hay hệ hạt vi mô như electron, nguyên tử thì
không thể áp dụng những định luật của cơ học cổ điển. Các hệ này có những đặc
tính khác với hệ vĩ mô và phải được nghiên cứu bằng cơ học lượng tử.
2.3 NHỮNG TIÊN ĐỀ CỦA CƠ HỌC LƯỢNG TỬ
2.3.1 Bảng chất sóng của hạt vi mô (electron, nguyên tử,…)
Năm 1924 De Broglie (Đơ Brơi – Pháp) trên cơ sở thuyết sóng – hạt của ánh
sáng đã đề ra thuyết sóng – hạt của vật chất:
Mọi hạt vật chất chuyển động đều liên kết với một sóng gọi là sóng vật chất
hay sóng liên kết, có bước sóng tính theo hệ thức:
h
λ= (2.3)
mv
Trong đó: h: hằng số Planck
m: khối lượng của hạt
v: tốc độ chuyển động của hạt
Năm 1924 người ta đã xác định được khối lượng của electron nghĩa là thừa
nhận electron có bản chất hạt.
Năm 1927 Davisson và Germer đã làm thực nghiệm cho thấy hiện tượng
nhiễu xạ chùm electron. Như vậy bản chất sóng của electron cũng được thừa nhận.
Ví dụ 2.2: Electron khối lượng 9,1.10-28 gam chuyển động với vận tốc 108
cm/s sẽ có một sóng liên kết với tính theo biểu thức (2.1)
6, 62.1027
λ=  7.10 8 cm
9,1.10 28.108
Như vậy: electron vừa có bản chất sóng vừa có bản chất hạt.
2.3.2 Nguyên lí bất định Heisenberg (Haixenbec – Đức)
Đối với hạt vi mô không thể xác định chính xác đồng thời cả tốc độ và vị trí
h
x.v  (2.4)
2 m

Trang 10
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Trong đó: x: độ bất định về vị trí


v: độ bất định về tốc độ
m: khối lượng hạt
Theo hệ thức này thì việc xác định toạ độ càng chính xác bao nhiêu thì xác
định tốc độ càng kém chính xác bấy nhiêu.
2.4 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ
2.4.1 Hàm sóng
Trạng thái của một hệ vĩ mô sẽ hoàn toàn được xác định nếu biết quỹ đạo và
tốc độ chuyển động của nó. Trong khi đó đối với những hệ vi mô, do bản chất
sóng-hạt và nguyên lý bất định, khái niệm quỹ đạo không còn ý nghĩa nữa.
Trong cơ học lượng tử mỗi trạng thái của một hạt hay hệ hạt vi mô được mô
tả bằng một hàm xác định gọi là hàm sóng hay hàm trạng thái (x, y, z) (đọc là:
pơxi).
Bình phương của hàm sóng 2 lại có ý nghĩa vật lý rất quan trọng:
2 biểu thị xác suất có mặt của electron tại một điểm nhất định trong vùng
không gian quanh hạt nhân nguyên tử.
Hàm sóng  nhận được khi giải phương trình sóng đối với nguyên tử.
2.4.2 Phương trình sóng hay phương trình Schrodinger
Cơ sở của cơ học lượng tử là phương trình sóng do nhà bác học Áo
Schrodinger (Srôđingơ) đưa ra năm 1926. Đó là phương trình mô tả trạng thái
chuyển động của hạt vi mô trong không gian.
Phương trình Schrodinger thường được viết ở dạng rút gọn như sau:
8π 2 m
Δψ + (E-U)ψ = 0 (2.5)
h2
Trong đó: U: thế năng của hat
E: năng lượng toàn phần của hạt
m: khối lượng của hạt
Đối với một bài toán cụ thể, thay U bằng biểu thức tính thế năng của hạt và
giải phương trình ta nhận được các nghiệm ψ1 , ψ2 , ψ3 ...ψn đặc trưng cho các trạng
thái khác nhau của hạt vi mô và các giá trị năng lượng ứng với mỗi trạng thái đó.
2.5 NGUYÊN TỬ HYDRO
Nguyên tử hydro là nguyên tử đơn giản nhất. Nó chỉ gồm một electron
chuyển động trong trường thế của hạt nhân mang điện tích +1. Các hạt He+, Li2+

Trang 11
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

cũng là những hệ gần giống nguyên tử hydro, chỉ có một electron. Vì vậy phương
trình Schrodinger cho các trường hợp này có thể giải được chính xác. Những kết
quả thu được từ việc giải bài toán đối với nguyên tử hydro là cơ sở cho hệ thống lý
thuyết về cấu tạo nguyên tử.
2.5.1 Phương trình sóng đối với nguyên tử hydro
Phương trình sóng Schrodinger cho bài toán nguyên tử hydro có dạng:
8π 2 m e2
Δψ + (E + )ψ = 0 (2.6)
h2 r
Trong đó: h: hằng số, gọi là hằng số Planck
r: khoảng cách từ electron đến hạt nhân
m: khối lượng của hạt
E: năng lượng toàn phần của electron
Giải phương trình (2.6) người ta được các hàm ψ(ψ1 , ψ2 , ψ3 ...ψn ) từ đó tìm
được ψ2 biểu thị xác suất tìm thấy electron tại những điểm khác nhau trong không
gian nguyên tử và một số đại lượng đặc trưng của electron như năng lượng toàn
phần E, mômen động lượng M,…
2.5.2 Orbital nguyên tử (đám mây electron)
Các hàm sóng ψ nghiệm của phương trình (2.6), được gọi là các orbital
nguyên tử (viết tắt AO) và kí hiệu lần lượt là: 1s, 2s, 2p….3d….Trong đó các chữ
số dùng để chỉ lớp orbital, còn các chữ cái s, p, d dùng để chỉ các phân lớp.
Ví dụ 2.3: 2s chỉ electron (hay AO) thuộc lớp 2, phân lớp s.
2p chỉ electron (hay AO) thuộc lớp 2, phân lớp p.
3d chỉ electron (hay AO) thuộc lớp 3, phân lớp d.
Như vậy, orbital nguyên tử là những hàm sóng mô tả các trạng thái khác nhau
của electron trong nguyên tử.
Ví dụ 2.4: hàm sóng đơn giản nhất (1s) mô tả trạng thái cơ bản của electron
(trạng thái e có năng lượng thấp nhất) trong nguyên tử H có dạng:
1 1
ψ= e-r từ đó ψ 2 = e-2r
π π
Hàm này chỉ phụ thuộc vào biến số toạ độ r. Từ hàm này ta biết được ψ 2 (r)
biểu thị mật độ xác suất có mặt electron tại một điểm cách nhân một khoảng r.
Nếu biểu diễn sự phụ thuộc của hàm ψ2 (r) theo khoảng cách r ta được đường
cong phân bố xác suất có mặt của electron ở trạng thái cơ bản (hình 2.2). Ta nhận
thấy:

Trang 12
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

2

r
Hình 2.2 Xác suất có mặt electron theo r và hình dạng đám mây electron s

Xác suất có mặt của electron ở gần hạt nhân rất lớn và giảm dần khi càng xa
hạt nhân.
Một cách hình ảnh người ta cũng có thể biểu diễn sự phân bố mật độ xác suất
tìm thấy electron trong nguyên tử bằng những dấu chấm. Mật độ của các chấm sẽ
lớn ở gần nhân và thưa dần khi càng xa nhân. Khi đó orbital nguyên tử giống như
một đám mây electron. Để dễ hình dung người ta thường coi:
Mây electron là vùng không gian xung quanh hạt nhân trong đó tập trung
phần lớn xác suất có mặt electron (khoảng 90 – 95% xác suất).
Như vậy đám mây electron có thể coi là hình ảnh không gian của orbital
nguyên tử.
2.5.3 Các số lượng tử
Như đã nói ở trên các số lượng tử xuất hiện trong quá trình giải phương trình
Schrodinger để tìm một số đại lượng đặc trưng cho một AO.
Như vậy là mỗi hàm sóng ψ (hay mỗi AO) được đặc trưng (được xác định) bởi
4 tham số n, l, ml , ms gọi là các số lượng tử.
2.5.3.1 Số lượng tử chính n
– n nhận giá trị nguyên dương từ 1, 2, 3…..n
– n xác định năng lượng của electron trong nguyên tử theo biểu thức:
Z2
E=- (đvnlnt)
2n 2
– Các AO có cùng n sẽ có cùng một mức năng lượng và tạo ra một lớp orbital
nguyên tử.
– n = 1, 2, 3, ... Tương ứng với lớp K, L, M, ... Và mức năng lượng E1, E2, E3,
...Vậy điện tử càng xa nhân thì E càng lớn.
Lớp AO (n) 1 2 3 4 …..n
Ký hiệu lớp K L M N …..
Mức năng lượng E1 E2 E3 E4 …..En

Trang 13
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

2.5.3.2 Số lượng tử phụ l


Các giá trị của l phụ thuộc vào số lượng tử chính: l = 0, 1, 2... (n – 1)
l xác định moment động lượng của electron trong biểu thức:
h
M= l.(l + 1)

Ứng với một giá trị của n (một lớp) có n giá trị của l (n phân lớp)

Phân lớp s p d f
Lớp 1 (n = 1) l=0
Lớp 2 (n = 2) l=0 l=1
Lớp 3 (n = 3) l=0 l=1 l=2
Lớp 4 (n = 4) l=0 l=1 l=2 l=3
Muốn chỉ ra một phân lớp thuộc lớp nào người ta viết số thứ tự lớp trước ký
hiệu phân lớp.
Ví dụ 2.5: 2s chỉ electron (hayAO) thuộc phân lớp s (l = 0) của lớp 2 (n = 2)
3d........................................................ d (l = 2).............3 (n = 3)
2.5.3.3 Số lượng tử từ ml
ml nhận các giá trị từ – l đến + l kể cả số 0. Như vậy ứng với một giá trị của l
có (2l + 1) giá trị của ml.
ml xác định hình chiếu moment động lượng Mz của electron trên một phương z
của trường ngoài, trong biểu thức
h
Mz = ml

Như vậy các AO có MZ khác nhau (có ml khác nhau) sẽ định hướng khác
nhau trong không gian, ml quyết định hướng của AO hay hướng của mây electron.

Phân lớp s l=0 m=0 Chỉ có một cách định hướng


Phân lớp p l=1 m = –1, 0, +1 Có 3 cách định hướng tương ứng
(px, pz, py)
Phân lớp d l=2 m = –2, –1, 0, +1, +2 Có 5 cách định hướng tương ứng
(d xy , d yz , d z2 , d x 2 -y 2 , d zx )

Trang 14
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Hình 2.3 Hình dạng và cách sắp xếp trong không gian của một số mây electron

2.5.3.4 Số lượng tử spin ms


Nghiên cứu quang phổ của các nguyên tố người ta thấy cần giả thiết thêm
rằng electron ngoài chuyển động quanh nhân còn tự quay quanh trục riêng của nó.
Số lượng tử spin electron ms, nhận giá trị –½ và +½, xác định moment động
lượng riêng của electron.
– Mỗi orbital được đặc trưng bởi 3 số lượng tử: n, l, m.
– Mỗi điện tử được đặc trưng bởi 4 số lượng tử: n, l, m, ms.

Tóm lại: bốn số lượng tử n, l, ml, ms xác định hoàn toàn trạng thái electron
trong nguyên tử

Trang 15
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

2.6 QUI LUẬT PHÂN BỐ CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ


Trong nguyên tử nhiều electron, các electron được phân bố vào các AO tuân
theo một số nguyên lí và qui luật như sau:
2.6.1 Nguyên lí loại trừ Pauli
Theo nguyên lí này, trong mỗi AO chỉ có thể có tối đa hai electron có chiều
quay (spin) khác nhau là +½ và –½.
Ví dụ 2.6:
Phân mức s (l = 0) Có 1 AO (s), tối đa có 2 electron
Phân mức p (l = 1) Có 3 AO (px, py, pz) tối đa có 6 electron
Phân mức d (l = 2) Có 5 AO, tối đa có 10 electron
Phân mức f (l = 3) Có 7 AO, tối đa có 14 electron
2.6.2 Nguyên lí vững bền. Cấu hình electron của nguyên tử
Theo nguyên lí này, trong mỗi AO chỉ có thể có tối đa hai electron có chiều
quay (spin) khác nhau là +½ và –½.
Trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các orbital có năng lượng từ
thấp đến cao.
Bằng phương pháp quang phổ nghiệm và tính toán lý thuyết người ta đã xác
định được thứ tự tăng dần năng lượng của các AO theo dãy sau đây:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
Để nhớ được thứ tự bậc thang năng lượng này ta dùng sơ đồ sau:

Trang 16
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

2.6.3 Quy tắc Kleskovxky


Dãy năng lượng này tuân theo một quy tắc sau đây gọi là quy tắc
Kleskovxky:
– Mức năng lượng của AO tăng dần theo trị số (n + l)
Ví dụ 2.7: 3s (3 + 0) 3p (3 +1); 4s (4 + 0) 3d (3 + 2)
– Hai AO có (n + l) bằng nhau thì AO nào có n lớn hơn sẽ có năng lượng cao
hơn.
Ví dụ 2.8: 4p (4 + 1) 5s (5 + 0); 4d (4 + 2) 5p (5 + 1)
Dựa vào nguyên lý Pauli và nguyên lý vững bền người ta có thể biểu diễn
nguyên tử của một nguyên tố bằng cấu hình electron.
Để có cấu hình electron của một nguyên tố, trước hết ta điền dần các electron
vào bậc thang năng lượng của các AO. Sau đó sắp xếp lại theo từng lớp AO.

Ví dụ 2.9:
He (z = 2) 1s2
Li (z = 3) 1s2 2s1
Cl (z = 17) 1s1 2s2 2p6 3s2 3p5
Sc (z = 21) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2

Lưu ý: Có 2 trường hợp đặc biệt là Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29)


Cu (Z = 29): 1s2 2s22p6 3s23p6 3d10 4s1
Cr (Z = 24): 1s2 2s22p6 3s23p6 3d5 4s1
Cấu hình 3d104s1 (trạng thái vội bão hoà) bền hơn cấu hình 3d94s2
Cấu hình 3d54s1 (trạng thái vội nửa bão hoà) bền hơn cấu hình 3d44s2
2.6.4 Quy tắc Hund (Hun – Đức). Cấu hình electron dạng ô lượng tử
Ngoài cách biểu diễn các AO dưới dạng công thức như trên, người ta còn
biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông gọi là ô lượng tử. Các AO của cùng một phân
mức được biểu diễn bằng những ô vuông liền nhau.
Ví dụ 2.10:

Trang 17
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Trong mỗi ô lượng tử chỉ có thể có 2 electron có spin ngược nhau được biểu

diễn bằng 2 mũi tên ngược nhau


Trên cơ sở thực nghiệm Hund đã đưa ra một quy tắc phân bố các electron vào
các ô lượng tử như sau:
Trong một phân mức các electron có xu hướng phân bố đều vào các ô lượng
tử sao cho số electron độc thân là lớn nhất.

Thông thường chỉ cần viết cấu hình electron đối với các phân mức ở lớp
ngoài cùng và phân mức d hoặc f ở lớp sát ngoài cùng mà chưa bão hoà.
Cần lưu ý rằng cấu hình nói trên là đối với các nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
Khi bị kích thích electron có thể nhảy lên những phân mức cao hơn trong cùng một
mức năng lượng.
Trạng thái cơ bản C (Z =6):

Trạng thái kích thích C* (Z =6):

Như vậy ở trạng thái cơ bản C có hai electron độc thân còn ở trạng thái kích
thích (được ký hiệu là C*) C* có bốn electron độc thân. Chính các electron độc
thân này là các electron hoá trị.
2.7 HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
2.7.1 Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (BTH)
Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân. Số
điện tích hạt nhân trùng với số thứ tự của nguyên tố.
Các nguyên tố có tính chất hoá học giống nhau được xếp trong cùng một cột.
Mỗi hàng (bảng dài) được gọi là một chu kỳ. Mỗi chu kỳ được bắt đầu bằng
một kim loại kiềm, (trừ chu kỳ 1, bắt đầu bằng hydro) và được kết thúc bằng một
khí hiếm.

Trang 18
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

2.7.2 Cấu hình electron của các nguyên tố trong BTH


Chu kỳ 1: Gồm 2 nguyên tố, có một lớp electron, các electron lần lượt điền
vào 1s. Người ta gọi các nguyên tố này là nguyên tố s.
Chu kỳ 2: Gồm 8 nguyên tố, có hai lớp electron. Lớp trong có cấu hình
electron của He. Hai nguyên tố đầu là các nguyên tố s (2s). Các nguyên tố tiếp
theo, số electron được điền vào hai phân lớp 2s và 2p, trong đó phân lớp 2s đã bão
hoà, còn phân lớp 2p có số electron tăng dần từ 2p1 đến 2p6. Các nguyên tố này gọi
là các nguyên tố p.
Chu kỳ 3: Gồm 8 nguyên tố, có ba lớp electron. Các lớp trong có cấu hình
electron của Ne. Hai nguyên tố đầu là các nguyên tố s (3s). Sáu nguyên tố tiếp
theo là các nguyên tố p (3p1 – 3p6).
Chu kỳ 4: Gồm 18 nguyên tố, có bốn lớp electron. Các lớp trong có cấu hình
electron của Ar. Hai nguyên tố đầu là các nguyên tố s (4s). Mười nguyên tố tiếp
theo, các electron được điền vào hai phân lớp 3d và 4s, trong đó phân lớp 4s đã
bão hoà, còn phân lớp 3d có số electron tăng dần từ 3d1 đến 3d10. Các nguyên tố
này gọi là các nguyên tố d hay các nguyên tố chuyển tiếp. Cuối cùng là sáu
nguyên tố p (4p1 – 4p6).
Chu kỳ 5: Gồm 18 nguyên tố, có năm lớp electron. Các lớp trong có cấu hình
electron của Kr. Hai nguyên tố đầu là các nguyên tố s (5s). Tiếp theo là mười
nguyên tố d (4d1 – 4d10). Sáu nguyên tố cuối cùng là các nguyên tố p (5p1 – 5p6).
Chu kỳ 6: Gồm 32 nguyên tố. Ngoài các nguyên tố s, p, d như ở chu kỳ 5 còn
thêm 14 nguyên tố f. Các nguyên tố f này có hai lớp electron ngoài cùng giống
nhau 5d1 6s2 nhưng phân lớp 4f có số electron lần lượt từ 4f1 đến 4f14.
Chu kỳ 7: Chu kỳ chưa kết thúc, tuy nhiên theo quy luật người ta dự đoán phải
gồm 32 nguyên tố. Với các nguyên tố hiện biết, cấu hình electron có sự lặp lại
tương tự như các nguyên tố chu kỳ 6.
Nhận xét: Chu kỳ 1, 2, 3 là các chu kỳ nhỏ chỉ gồm các nguyên tố s và p.
Các nguyên tố này được xếp vào các nhóm chính (nhóm A) của BTH. Tổng số
electron thuộc lớp ngoài cùng (s + p) bằng chỉ số của nhóm. Số lớp electron bằng
chỉ số chu kỳ.
Ví dụ 2.11: Na (Z = 11): [Ne]3s1  Na thuộc nhóm IA
Al (Z = 13): [Ne]3s23p1  Al thuộc nhóm IIIA
P (Z = 15): [Ne]3s23p3  P thuộc nhóm VA
S (Z = 16): [Ne]3s23p4  S thuộc nhóm VIA
Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5  Cl thuộc nhóm VIIA

Trang 19
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Chu kỳ 4, 5 là các chu kỳ lớn ngoài các nguyên tố s và p với cấu hình
electron tương tự như các nguyên tố thuộc chu kỳ nhỏ, còn có thêm 10 nguyên tố
d. Các nguyên tố này được xếp vào các nhóm phụ (nhóm B) của BTH.
Chu kỳ 6, 7 là các chu kỳ lớn, ngoài các nguyên tố s, p và d tương tự như các
nguyên tố thuộc chu kỳ 4, 5 còn có thêm 14 nguyên tố f được xếp thành hai hàng
dưới BTH.
Đối với các nguyên tố nhóm B (nguyên tố d, f), cấu hình electron thường có
dạng (n – 1)dansb thì số electron hóa trị là (a + b).
– Nếu a + b = 11, 12  nhóm IB, IIB
– Nếu a + b < 8  nhóm (a + b)B
– Nếu a + b = 8, 9, 10  nhóm VIIIB
Ví dụ 2.12: Cr (Z = 24): [Ar]3d54s1  Cr thuộc nhóm VIB

Trang 20
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Biết số thứ tự của một nguyên tố người ta có thể biết được cấu hình electron
của nó. Từ đó suy ra được vị trí của nguyên tố trong bảng BTH.
Ví dụ 2.13: Biết số thứ tự của nguyên tố lần lượt là z = 9, 11, 18, 25, 34. Ta
có cấu hình electron như sau:
Số thứ tự nguyên tố Cấu hình electron Chu kì Nhóm
Z=9 1s 2s22p5
2
2 VIIA
Z = 11 1s2 2s22p6 3s1 3 IA
Z = 18 1s2 2s22p6 3s23p6 3 VIIIA
Z = 25 1s2 2s22p6 3s23p63d54s2 4 VIIB
Z = 34 1s2 2s22p6 3s23p63d104s24p4 4 VIA

2.7.3 Biến thiên tuần hoàn tính chất của một số nguyên tố
Sự lặp lại tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử theo chiều tăng của điện
tích hạt nhân chính là nguyên nhân của sự lặp lại tuần hoàn các tính chất của
nguyên tố.
2.7.3.1 Biến thiên tính chất trong một chu kỳ
Khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ, điện tích hạt nhân tăng đồng thời bán kính lại
giảm đi. Kết quả là làm tăng lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng, có
nghĩa là làm giảm tính khử và tăng tính oxy hoá.
Các khí hiếm có cấu hình bão hoà (ns2np6) nên rất bền vững, không cho và
cũng không thu thêm electron nên hầu như không tham gia vào phản ứng hoá học.
Như vậy mỗi chu kỳ (trừ chu kỳ 1) được bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết
thúc bằng một khí hiếm.
Tốc độ biến thiên tính chất của các nguyên tố ở các chu kỳ nhỏ rất nhanh.
Trong khi đó ở các chu kỳ lớn chậm hơn nhiều, chu kỳ càng lớn tốc độ biến thiên
càng chậm.
Ví dụ 2.14: ở chu kỳ 2 chỉ ba nguyên tố đầu (Li, Be, B) đã chuyển từ một kim
loại mạnh (Li) sang một phi kim. Nhưng ở chu kỳ 4, từ K đầu chu kỳ đến Ga (qua
11 nguyên tố) vẫn là một kim loại.

Trang 21
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

2.7.3.2 Biến thiên tính chất trong một phân nhóm chính
Trong một phân nhóm chính, theo chiều từ trên xuống dưới, tính khử tăng
dần và tính oxy hoá giảm dần. Đó là vì, đi từ trên xuống, bán kính nguyên tử tăng
dần (tăng số lớp electron), điện tích hạt nhân cũng tăng, nhưng bán kính tăng
nhiều, ảnh hưởng lớn đến lực hút giữa hạt nhân và electron ngoài cùng.
2.7.3.3 Biến thiên tính chất trong một phân nhóm phụ
Tính chất hoá học của các nguyên tố giữa các phân nhóm chính rất khác
nhau. Từ kim loại điển hình đến phi kim, khí hiếm. Còn các nguyên tố thuộc phân
nhóm phụ dù cho có tính chất khác nhau cũng đều là kim loại. Điều đó cho thấy sự
biến thiên tính chất ở các nguyên tố thuộc phân nhóm này (nguyên tố d và f) là rất
chậm chạp.
Các nguyên tố d thuộc cùng một phân nhóm phụ có phân lớp d sát lớp ngoài
cùng và lớp ngoài cùng giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về bán kính nguyên tử
và điện tích hạt nhân. Theo chiều từ trên xuống, điện tích hạt nhân tăng nhiều
nhưng bán kính nguyên tử tăng không đáng kể, dẫn đến tăng lực hút của hạt nhân
đối với electron ở lớp ngoài cùng. Do đó tính kim loại giảm.
Ví dụ 2.15: Phân nhóm IB Phân nhóm IIB
Cu Zn
Ag Cd
Au Hg
Trong nhóm IB Cu là kim loại tương đối hoạt động nhưng Au là kim loại trơ.
Trong nhóm IIB cũng tương tự: Zn có tính khử mạnh, Hg có tính khử yếu,
đứng sau H trong dãy hoạt động của kim loại.

Trang 22
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

2.8 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


2.8.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Trong một nguyên tử có tối đa bao nhiêu electron ứng với:
a. n = 2; l = 1
b. n = 3; l = 1; ml = 0
c. n = 3; l = 2; ml = 0; ms = +½
Câu 2: Viết chi tiết cấu hình electron của các ion và nguyên tử sau:
Ca (Z = 20), Fe2+ (Z = 26), P (Z = 15), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29)
Câu 3: Cho biết 4 số lượng tử ứng với electron cuối cùng của các nguyên tố sau:
a. Mg (Z = 12) b. Cl (Z = 17) c. Fe (Z = 26)
Câu 4: Xác định tên nguyên tử có electron cuối cùng điền vào cấu hình electron có
bộ 4 số lượng tử như sau:
a. n = 2; l = 0; ml = 0; ms = +½ b. n = 2; l = 1; ml = 1; ms = –½
c. n = 3; l = 2; ml = –2; ms = –½ d. n = 4; l = 0; ml = 0; ms = +½
Câu 5: Một số nguyên tố có cấu hình electron như sau:
a. 1s2 2s22p1 b. 1s2 2s22p6
c. 1s2 2s22p6 3s23p5 d. 1s2 2s22p63s23p63d34s2
Xác định vị trí của các nguyên tố có cấu hình trên (chu kỳ, nhóm, phân nhóm)
trong hệ thống tuần hoàn. Nguyên tố nào là kim loại, là phi kim, là khí hiếm?
Câu 6: Vì sao nguyên tố Mangan (Mn) thuộc nhóm VII là kim loại trong khi
nguyên tố clo và các halogen khác cũng thuộc nhóm VII nhưng lại là phi kim?
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np4.
Công thức oxit cao nhất của X và hợp chất khí với hiđrô lần lượt là?
Câu 8: Nguyên tố C có 2 đồng vị là 12C và 13C; Nguyên tố O có 3 đồng vị 16O, 17O,
18
O. Số loại phân tử CO2 có thể tạo được từ các đồng vị trên là?
Câu 9: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, notron, và electron trong
nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là?
Câu 10: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh của các acid sau? Giải thích?
a. HBrO, HBrO2, HBrO3, HBrO4
b. H2CO3, HNO3, H2SO4, HClO4
c. H2O, H2S, H2Se, H2Te
2.8.2 Câu hỏi trắc nghiệm
1
Câu 1: Nguyên tử 1 H + có số electron là:
A. 1 B. –1 C. 2 D. 0

Trang 23
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC
54
Câu 2: Nguyên tử có cùng số electron với Cr 3+ là:
24
45 48 56 56
A. 21 Sc B. 22Ti C. 26 Fe D. 25 Mn

Câu 3: Kí hiệu nguyên tử cho ta biết những gì về nguyên tố hóa học X?


A. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử X
B. Số hiệu nguyên tử
C. Số khối nguyên tử
D. Số hiệu và số khối nguyên tử
Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về ba nguyên tử: M, N X?
A. M, Z có cùng tính chất hóa học B. M, N có cùng số khối
C. M, Z là 2 đồng vị của cùng 1 nguyên tố D. N, X có cùng số nơtron
Câu 5: Cho 4 nguyên tử X(6p, 6n), Y(6p, 7n), Z(7p, 7n), T(7p, 8n). Chọn các
nguyên tử là cặp đồng vị:
A. Chỉ có X, Y B. Chỉ có Z, T C. X, Y và Z, T D. X, Z và Y, T
Câu 6: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19
proton, 19 electron?
37 40 40 39
A. 17Cl B. 18 Ar C. 19 K D. 19 K

Câu 7: Cấu hình electron của Fe là:


A. 1s22s22p63s23p63d8 B. 1s22s22p63s23p63d64s2
C. 1s22s22p63s23p64s24p6 D. 1s22s22p63s23p64s13d7
Câu 8: Cho các số lượng tử n = 3; l = 2; ml = –2; ms = –½ là điện tử của nguyên tố
sau đây:
A. Fe (Z = 26) B. Ni (Z = 28) C. Cr (Z = 24) D. Mn (Z = 25)
Câu 9: Nguyên tử Cl (Z = 17) có các số điện tử cuối là:
A. n = 3; l = 2; ml = –2; ms = –½ B. n = 4; l = 2; ml = –2; ms = –½
C. n = 3; l = 2; ml = +1; ms = +½ D. n = 3; l = 1; ml = 0; ms = –½
Câu 10: Điện tử cuối cùng của nguyên tố (Z = 14) được biểu diễn bằng 4 số lượng
tử sau:
A. n = 3; l = 1; ml = 0; ms = –½ B. n = 3; l = 2; ml = –1; ms = –½
C. n = 3; l = 2; ml = –2; ms = +½ D. n = 3; l = 1; ml = 0; ms = +½
Câu 11: Trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải
A. Bán kính tăng, độ âm điện tăng
B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
C. Tính base tăng dần, tính axít giảm dần
D. Bán kính tăng, năng lượng ion hóa giảm

Trang 24
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Câu 12: Cấu hình điện tử của nguyên tố Cu (Z = 29) là:


A. 1s22s22p63s23p64s23d9 B. 1s22s22p63s23p63d104s1
C. [Ne]4s13d10 D. n = 3; l = 1; ml = 0; ms = +½
Câu 13: Mỗi bộ 4 số lượng tử dưới đây không thể là bộ 4 số lượng tử của một
electron trong một nguyên tử nào đó?
A. n = 3, l = 2, ml = –2, ms = –½ B. n = 3, l = 2 , ml = +2, ms = –½
C. n = 3, l = 0, ml = 0, ms = +½ D. n = 3, l = 1, ml = +2, ms = +½
Câu 14: Cho các nguyên tố X (Z = 11); Y (Z = 13); T (Z = 17). Nhận xét nào
sau đây là đúng?
A. Bán kính của các nguyên tử tương ứng giảm dần theo chiều tăng của
số hiệu Z
B. Các hợp chất tạo bởi X với T và Y với T đều là hợp chất ion
C. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, T có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
D. Oxide và hydroxide của X, Y, T đều là chất lưỡng tính
Câu 15: Khi đi từ trên xuống dưới trong cùng một nhóm của bảng hệ thống tuần
hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Độ âm điện giảm, bán kính giảm
B. Độ âm điện tăng, bán kính giảm
C. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
D. Tính kim loại tăng, bán kính nguyên tử tăng
Câu 16: Bảng hệ thống tuần các nguyên tố hóa học gồm?
A. 8 nhóm, 7 chu kỳ B. 9 nhóm 5 chu kỳ
C. 8 nhóm, 5 chu kỳ D. 9 nhóm, 7 chu kỳ
Câu 17: Cho nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p5. Công thức oxide cao nhất
của X có dạng?
A. X2O B. X2O5 C. X2O7 D. XO3
Câu 18: Xác định vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn hóa học?
A. Chu kỳ 2, nhóm IIA B. Chu kỳ 3, nhóm IIA
C. Chu kỳ 4, nhóm IIA D. Chu kỳ 3, nhóm IA
Câu 19: Nguyên tố nhóm chính R có thể tạo oxide RO3. Trong bảng tuần hoàn R
thuộc nhóm mấy?
A. VIA B. IIIA C. IVA D. VA
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np4.
Công thức oxide cao nhất của X và hợp chất khí với hydro lần lượt là?
A. XO, H2X B. XO2, XH4 C. XO3, H2X D. XO2, H2X

Trang 25
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học
[3] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Trang 26
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

MỤC TIÊU
1. Định nghĩa và nêu được mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của liên kết.
2. Nêu được bản chất và cho ví dụ các thuyết cổ điển về liên kết.
3. Trình bày được những luận điểm cơ bản của thuyết liên kết hoá trị (VB).
4. Nêu được những đặc điểm của các kiểu lai hoá và biểu diễn được cấu trúc không
gian của một số phân tử điển hình.
5. Trình bày được những luận điểm cơ bản của thuyết orbital phân tử (MO) và viết
được cấu hình electron của một số phân tử và ion.

Trừ một số khí hiếm, các nguyên tử không tồn tại độc lập mà chúng thường
liên kết với nhau tạo nên các phân tử. Vậy các phân tử được hình thành như thế
nào? Bản chất của các liên kết là gì?
3.1 MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN KẾT
3.1.1 Độ âm điện của nguyên tố 
Độ âm điện là đại lượng cho biết khả năng nguyên tử của một nguyên tố hút
electron liên kết về phía nó.  càng lớn thì nguyên tử càng dễ thu electron.
I A +E A
χA =
2
IA: năng lượng ion hoá đó là năng lượng cần để tách một electron ra khỏi
nguyên tử A. I càng lớn thì nguyên tử càng khó nhường electron.
EA: ái lực electron, đó là năng lượng toả ra khi nguyên tử A nhận được một
electron. E càng lớn thì nguyên tử càng dễ thu electron.
Trong liên kết giữa 2 nguyên tử A và B để tạo ra phân tử AB.
Nếu   thì electron liên kết sẽ lệch hoặc di chuyển về phía nguyên tử B.
Người ta quy ước lấy độ âm điện của Li là 1 thì các nguyên tố khác sẽ có độ
âm điện tương đối như sau theo thang độ âm điện của Pauling.

Trang 27
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Bảng 3.1 Độ âm điện nguyên tử của một số nguyên tố


IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA
H He
2,2 –
Li Be B C N O F Ne
0,98 1,57 2,04 2,55 3,04 3,44 3,98 –
Na Mg Al Si P S Cl Ar
0,93 1,31 1,61 1,90 2,19 2,58 3,16 –
K Ca Ga Ge As Se Br Kr
0,82 1,00 1,81 2,01 2,18 2,55 2,96 2,90
Rb Sr In Sn Sb Te I Xe
0,82 0,95 1,78 1,96 2,05 2,10 2,66 2,6
Cs Ba Tl Pb Bi Po At Rn
0,79 0,89 2,04 2,33 2,02 2,00 2,20 –
Fr Ra
0,7 0,89

Nhận xét:
– Trong một chu kỳ, từ trái sang phải độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
– Trong một nhóm A, từ trên xuống dưới độ âm điện giảm dần.
– Các nguyên tố kim loại kiềm có 1, Fr có nhỏ nhất.
– Các nguyên tố phi kim có 2, F có lớn nhất.
3.1.2 Năng lượng liên kết
Năng lượng của một liên kết là năng lượng cần thiết để phá vỡ mối liên kết
đó và tạo ra các nguyên tử ở thể khí. Năng lượng liên kết thường ký hiệu E và tính
bằng Kcal cho một mol liên kết.
Ví dụ 3.1: E H-H = 104 kcal/mol, E O-H trong H 2O = 110 kcal/mol
Tương tự như vậy, giá trị EC-H trong CH4 là trung bình cộng năng lượng của
4 liên kết C–H.
Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền.
3.1.3 Độ dài liên kết
Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai nhân nguyên tử khi đã hình thành liên
o o
kết. Độ dài liên kết thường ký hiệu ro và được tính bằng A (1A  108 cm) .
Độ dài liên kết càng nhỏ thì liên kết càng bền vững.

Trang 28
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Ví dụ 3.2: Liên kết: H–F H–Cl H–Br H–I


d (Å) 0,92 1,28 1,42 1,62
Bảng 3.2: Độ dài liên kết và năng lượng liên kết của một số liên kết

Liên kết Phân tử ro(Å) E (kcal/mol)


C–H CH4 1,09 98,7
C – Cl CHCl3 1,77 75,8
C–F CH3F 1,38 116,3
C–C C6H6
C–C CnH2n+2 1,54 79,3
C=C CnH2n 1,24 140,5
CC CnH2n-2 1,20 196,7
H–H H2 0,74 104,0
O=O O2 1,21 118,2
O–H H2 O 0,96 109,4
S–H H2S 1,35 96,8
N–H NH3 1,01 92,0

3.1.4 Độ bội liên kết


Số liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử cho trước được gọi là độ bội
của liên kết. Ví dụ độ bội của liên kết giữa các nguyên tử C trong ethane, ethylene,
acetylene lần lượt là 1, 2, 3.
Độ bội của liên kết càng lớn thì liên kết càng bền, năng lượng liên kết càng
lớn và độ dài liên kết càng nhỏ (bảng 3.2).
3.1.5 Góc liên kết (góc hóa trị)
Góc tạo bởi hai mối liên kết giữa một nguyên tử với hai nguyên tử khác.
Ví dụ 3.3: góc liên kết trong các phân tử H2O, CO2, NH3, phosgen COCl2 như
sau:
H
Cl
H C H H N H O
111.4o C O
H H O H H
109.5O 107 104.5O Cl 124.3o

3.1.6 Độ phân cực của liên kết. Mômen lưỡng cực


Trong những liên kết giữa hai nguyên tử khác nhau, do có sự chênh lệch về
độ âm điện, electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử có độ điện âm lớn hơn, tạo
ra ở đây một điện tích âm nào đó với một tỷ lệ % điện tích nguyên tố (thường ký

Trang 29
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

hiệu ) còn ở nguyên tử kia mang một điện tích dương +. Khi đó người ta nói
liên kết bị phân cực.

Độ phân cực của liên kết được đánh giá qua momen lưỡng cực (muy). 
thường được tính bằng đơn vị gọi là Đơ bai (D).
Độ phân cực của liên kết phụ thuộc vào điện tích trên cực và độ dài liên kết.
Trong một phân tử độ phân cực của một liên kết còn phụ thuộc vào sự phân
cực của các liên kết khác.

(CH3Cl) (H2O) (NH3)


Bảng 3.3: Giá trị mômen lưỡng cực của một số liên kết

Liên kết H-F H-Cl H-Br H-I N=O C=O


 (D) 1,91 1,07 0,79 0,38 0,16 0,11
Nhận xét: nguyên tử của hai nguyên tố có độ chênh lệch độ âm điện càng lớn
thì liên kết giữa chúng càng phân cực.
3.2 NHỮNG THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ LIÊN KẾT
Những thuyết kinh điển về liên kết dựa trên quy tắc bát tử (octet). Xuất phát
từ nhận xét sau đây:
– Tất cả các khí hiếm (trừ Heli) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
– Chúng rất ít hoạt động hoá học: không liên kết với nhau và hầu như không
liên kết với những nguyên tử khác để tạo thành phân tử, tồn tại trong tự nhiên dưới
dạng nguyên tử tự do.
Vì vậy, cấu trúc 8 electron lớp ngoài cùng là một cấu trúc đặc biệt bền vững.
Do đó khi hình thành phân tử, các nguyên tử có xu hướng liên kết với nhau để đạt
được cấu trúc electron bền vững của các khí hiếm với 8 (hoặc 2 đối với heli)
electron ở lớp ngoài cùng.
Dựa trên quy tắc này người ta đã đưa ra một số thuyết về liên kết như sau:

Trang 30
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

3.2.1 Liên kết ion. Kossen (Côtxen – Đức) 1916


Liên kết ion được hình thành giữa những nguyên tử của hai nguyên tố có sự
chênh lệch nhiều về độ âm điện (thường 2).
Nguyên tử của nguyên tố có nhỏ nhường hẳn 1, 2 hay 3 electron cho
nguyên tử của nguyên tố có lớn khi đó tạo thành các ion dương và nguyên tử
nhận electron tạo thành các ion âm có cấu trúc electron giống khí hiếm. Các ion
dương và ion âm hút nhau tạo thành phân tử.
Ví dụ 3.4:
Na +  Na 
Cl  + Cl  
 NaCl
[He]2s 2p6 3s1 [Ne]3s 2 3p5 [He]2s 2 2p6 [Ne]3s 2 3p6

Liên kết ngang giữa hai chuỗi peptide trong cấu trúc bậc 3 của protein cũng
được hình thành do tương tác giữa các nhóm –COO– và NH3+ của các phân tử acid
amin.
Ví dụ 3.5:

Như vậy bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
Trong liên kết ion, hoá trị của nguyên tố bằng số điện tích của ion với dấu
tương ứng. Trong ví dụ trên Na có hoá trị +1, Cl có hoá trị –1.
Liên kết ion là liên kết bền, năng lượng liên kết khá lớn (100 Kcal/mol).
Lực hút tĩnh điện giữa các ion không định hướng, một ion dương có tác dụng
hút nhiều ion âm và ngược lại vì vậy người ta nói liên kết ion không có định hướng
và không bão hoà. Những hợp chất ion thường ở dạng tinh thể bền vững.
Những hợp chất ion thường ở dạng tinh thể bền vững và có nhiệt độ nóng chảy
rất cao.
3.2.2 Liên kết cộng hoá trị Lewis (Liuyt – Mĩ) 1916
Thuyết liên kết ion không giải thích được sự hình thành phân tử ví dụ H2,
O2,… (= 0) hay HCl, H2O,… (nhỏ). Vì vậy Lewis đã đưa ra thuyết liên kết
cộng hóa trị (còn gọi là liên kết đồng hóa trị).
Liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nguyên tử của cùng một
nguyên tố (= 0) hay giữa nguyên tử của các nguyên tố có sự chênh lệch nhỏ về
độ điện âm (thường 2).

Trang 31
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Trong liên kết cộng hoá trị, các nguyên tử bỏ ra 1, 2, 3 hay 4 electron dùng
chung để mỗi nguyên tử đạt được cấu trúc 8 electron (hoặc 2e trong trường hợp
hydro).
Ví dụ 3.6:

Các electron góp chung được gọi là các electron liên kết, một cặp electron
góp chung tạo ra một liên kết và cũng được biểu diễn bằng một gạch.
Cầu nối disunfid –S–S– giữa hai phân tử cysteine của 2 chuỗi peptide tham gia
vào cấu trúc bậc ba của protein cũng là liên kết cộng hóa trị.

Cys S S Cys

Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của nguyên tố bằng số liên kết hình
thành giữa một nguyên tử của nguyên tố đó với các nguyên tử khác hoặc bằng số
electron mà nguyên tử đưa ra góp chung.
Ví dụ 3.7: Trong phân tử CO2 hoá trị của O là 2 của C là 4, trong phân tử
NH3 hoá trị của N là 3 của H là 1.
Người ta phân biệt hai loại liên kết cộng hoá trị:
Liên kết cộng hoá trị không phân cực hay liên kết cộng hoá trị thuần tuý. Ví
dụ liên kết trong các phân tử H2, O2, N2,... ( = 0), liên kết C–H trong các hợp
chất hữu cơ. Trong đó cặp electron liên kết phân bố đều giữa hai nguyên tử.
Liên kết cộng hoá trị phân cực. Ví dụ liên kết trong phân tử HCl, HF liên kết
O–H trong phân tử H2O, N–H trong NH3... Trong đó cặp electron liên kết bị lệch
về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Như vậy mức độ phân cực của liên kết phụ thuộc vào mà có thể biến
thiên từ 0 đến 3,2. Do đó có thể coi liên kết cộng hoá trị thuần tuý và liên kết ion
là hai trường hợp giới hạn của liên kết cộng hoá trị phân cực. Dựa vào có thể
đánh giá gần đúng mức độ ion của một liên kết giữa hai nguyên tố.

Trang 32
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Bảng 3.4: Phần trăm đặc tính của các liên kết theo hiệu độ âm điện
 0 0,5 1,0 1,5 1,8 2,0 2,5 3,0 3,2
Đặc tính liên kết ion % 0 6 22 43 55 63 79 89 92
Đặc tính liên kết
100 94 78 47 45 37 21 11 8
cộng hóa trị %
Qua bảng trên ta nhận thấy khi = 0 liên kết mang 100% đặc tính cộng
(liên kết cộng thuần tuý), trong khi đó không có liên kết hoá học nào mang 100%
đặc tính ion.
Liên kết cộng tương đối bền. Năng lượng liên kết cỡ hàng chục Kcal/mol.
3.2.3 Liên kết cho nhận
Liên kết cho nhận còn gọi là liên kết phối có thể xem là một dạng đặc biệt
của liên kết cộng. Trong liên kết này cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên
tử đưa ra gọi là chất cho, còn nguyên tử kia có một orbital trống gọi là chất nhận.
H H H

H N H H N H hay H N H
H H H

Như vậy điều kiện để hình thành liên kết cho nhận là chất cho phải có ít nhất
một đôi electron chưa liên kết và chất nhận phải có orbital trống.
Người ta thường dùng dấu mũi tên để chỉ liên kết cho nhận. Tuy nhiên trong
thực tế các liên kết này hoàn toàn giống liên kết cộng hoá trị thông thường.
3.2.4 Liên kết hydro
Liên kết hydro được hình thành ở những hợp chất trong đó hydro liên kết với
nguyên tử của nguyên tố khác có độ âm điện lớn và bán kính nhỏ như N, O, F. Các
liên kết này bị phân cực và trên nguyên tử H có một phần điện tích dương. Trong
khi đó các nguyên tử N, O, F mang một phần điện âm và do đó ngoài liên kết cộng
hoá trị nó còn có thể tương tác với các nguyên tử H của phân tử bên cạnh hình
thành một liên kết yếu gọi là liên kết hydro. Các liên kết này thường được biểu
diễn bằng những dấu chấm.
Ví dụ 3.8: Liên kết hydro giữa các phân tử

Trang 33
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Liên kết hydro giữa các phân tử: Liên kết hydro nội phân tử: liên kết hình
thành trong cùng một phân tử.

acid salicylic o-nitrophenol


Liên kết hydro là liên kết yếu, năng lượng liên kết nhỏ và độ dài liên kết lớn.
Tuy nhiên nó có ảnh hưởng nhiều đến tính chất vật lý và hoá học của phân tử.
Ví dụ 3.9: H2O có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với phân tử tương tự với nó
H2S. Các phân tử hữu cơ mang nhóm O–H có nhiệt độ sôi cao hơn các đồng phân
của chúng không chứa liên kết này: alcol so với ether; acid so với ester,...
Alcol tan vô hạn trong nước là do tạo được liên kết hydro với nước.
Liên kết hydro tạo ra giữa các nhóm –C=O và –NH của amine acid trong các
chuỗi polypeptide đã duy trì được cấu trúc không gian của phân tử protein.

Liên kết hydro giữa các cặp base bổ sung (A::::T và G::::X) trong các phân tử
ADN làm cho ADN đóng vai trò mã di truyền.

Trang 34
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Tóm lại khi dựa trên thuyết cấu tạo nguyên tử của Bohr và quy tắc bát tử, các
thuyết kinh điển về liên kết đã cho phép mô tả và phân loại một cách đơn giản liên
kết hoá học, từ đó giải thích được một số tính chất của phân tử. Tuy nhiên các
thuyết này có một số hạn chế sau đây:
– Nhiều hợp chất hay ion không đạt được cấu trúc 8 electron ở lớp ngoài
nhưng vẫn tồn tại một cách bền vững, ví dụ: NO, NO2, BH3, Fe2+...
– Chưa nói được bản chất lực liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là gì.
– Không cho biết cấu trúc không gian của các phân tử.
– Không giải thích được một số trường hợp, ví dụ như tại sao độ dài các liên
kết của phân tử benzene lại bằng nhau trong khi nó được biểu diễn bằng các liên
kết đôi và đơn xen kẽ nhau.
3.3 THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ TRỊ (viết tắt là VB – VALENCE BOND)
3.3.1 Sự hình thành liên kết trong phân từ H2
Thuyết VB được đề ra dựa trên cơ sở nghiên cứu sự hình thành liên kết trong
phân tử H2.
Luận điểm chủ yếu của thuyết này là khi tạo liên kết hoá học các nguyên tử
vẫn giữ nguyên cấu trúc mà chỉ tương tác với nhau theo từng cặp electron.
Mỗi nguyên tử H có một electron ở trạng thái cơ bản 1s. Khi hai nguyên tử H
tiến lại gần nhau sẽ có hai khả năng xảy ra:

Trang 35
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

– Nếu hai electron có số lượng tử spin cùng dấu, khi khoảng cách r giảm năng
lượng của hệ tăng liên tục, đó là trạng thái không bền, không tạo ra liên kết hoá
học.
– Nếu hai electron có số lượng tử spin ngược dấu nhau, năng lượng của hệ
giảm dần, tại khoảng cách ro = 0,74Å có giá trị cực tiểu tương ứng với năng lượng
Es Eo khi đó hệ ở trạng thái bền vững, trạng thái hình thành liên kết (hình 3.1a).

Hình 3.1: Trạng thái năng lượng của hệ hai nguyên tử H(a) và sự hình thành phân tử H2
Nếu lưu ý rằng mỗi orbital s (đám mây s) có bán kính 0,53Å thì khi tiếp xúc
nhau khoảng cách giữa hai hạt nhân phải là 1,06Å. Trong khi đó khoảng cách khi
hình thành liên kết chỉ còn 0,74Å. Điều đó chứng tỏ khi hình thành liên kết, hai
orbital s đã xen phủ vào nhau, làm tăng xác suất có mặt electron ở vùng giữa hai
hạt nhân, mật độ điện tích âm tăng lên gây ra sự hút hai hạt nhân và liên kết chúng
với nhau (hình 3.1b).
Như vậy lực liên kết hoá học cũng có bản chất tĩnh điện.
3.3.2 Những luận điểm cơ bản của thuyết VB
Từ nghiên cứu của Heiler và London về phân tử H2, Pauling và Sleiter đã
phát triển thành thuyết liên kết hoá trị.
Liên kết cộng hoá trị được hình thành do sự ghép đôi hai electron độc thân
có spin ngược dấu của hai nguyên tử liên kết, khi đó có sự xen phủ hai AO.
Mức độ xen phủ của các AO càng lớn thì liên kết càng bền, liên kết được thực
hiện theo phương tại đó sự xen phủ là lớn nhất.
Trong thuyết VB hoá trị của nguyên tố bằng số e độc thân của nguyên tử ở
trạng thái cơ bản hay trạng thái kích thích.

Ví dụ 3.10: C hóa trị 2

Trang 36
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

C* hóa trị 4

N hóa trị 3
Hoá trị cực đại của một nguyên tố bằng tổng số AO hoá trị (AO lớp ngoài
cùng). Ví dụ các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 có 4 AO lớp ngoài cùng 2s và 2p3 nên
có thể có tối đa hoá trị 4.

3.3.3 Sự định hướng liên kết. Liên kết  (xích ma) và liên kết  (pi)
Tuỳ theo cách thức xen phủ của các AO, người ta phân biệt: liên kết , liên
kết , liên kết  (đenta).
– Liên kết liên kết hoá học tạo ra do sự xen phủ các AO trên trục nối hai
nhân của nguyên tử được gọi là liên kết xích ma. Liên kết có thể hình thành do
sự xen phủ các đám mây s–s, s–p hay p–p (hình 3.2) hoặc giữa các đám mây lai
hoá L–L; L–s; L– p.

H H H Cl Cl Cl
(s-s) (s-p) (p-p)
Hình 3.2: Sự xen phủ các orbiatal khi hình thành liên kết 

Như vậy khi tạo ra liên kết thì đạt được sự xen phủ lớn nhất vì vậy liên kết
xích ma là liên kết bền. Nếu giữa hai nguyên tử chỉ có một liên kết thì liên kết đó
luôn luôn là liên kết .
– Liên kết liên kết hoá học tạo ra do sự xen phủ các AO ở hai bên của trục
nối hai nhân nguyên tử được gọi là liên kết pi. Liên kết có thể hình thành do sự
xen phủ các đám mây p–p, p–d hay d–d (hình 3.3).

p-p p-d

Hình 3.3: Sự xen phủ các orbital khi hình thành liên kết 

Trang 37
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

So với liên kết thì liên kết bền hơn vì mức độ xen phủ lớn hơn và vùng
xen phủ nằm trên trục nối hai nhân nguyên tử.
Khi giữa hai nguyên tử có từ hai liên kết trở lên thì chỉ có một liên kết còn lại
là các liên kết .
Ví dụ 3.11: Trong phân tử H2 có 1 liên kết do sự xen phủ 2AO s.
Phân tử Cl2 có 1 liên kết do sự xen phủ 2 AO p.
Phân tử O2 có 1 liên kết do sự xen phủ 2AO px–px và 1 liên kết
do sự xen phủ 2AO py–py của 2 nguyên tử oxy.
Tương tự phân tử N2 có 1 liên kết và 2 liên kết .
Trong các trường hợp trên liên kết hình thành do sự xen phủ các AO thuần
khiết s–s hay p–p.
3.3.4 Sự lai hóa orbital (AO) trong liên kết
Khái niệm lai hoá được Pauling đưa ra trong khuôn khổ thuyết VB.
Ta hãy xét sự hình thành phân tử CH4

Nếu khi hình thành phân tử CH4 nguyên tử C* sử dụng 4 AO (1 mây s và 3


mây p) xen phủ với 4 mây s của 4 nguyên tử H (một liên kết hình thành do sự xen
phủ s–s và 3 liên kết do sự xen phủ p–s). Như vậy lẽ ra các liên kết phải khác nhau
(ví dụ độ bền, góc liên kết…) nhưng trong thực tế chúng lại hoàn toàn giống nhau.
Điều này được Pauling giải thích bằng sự lai hoá các AO.
Khi liên kết các nguyên tử có thể không sử dụng các orbital (các đám mây) s,
p, d thuần mà chúng có thể trộn lẫn (hay còn gọi là tổ hợp) với nhau để tạo thành
những orbital mới hoàn toàn giống nhau (gọi là các AO lai hay các đám mây lai
L).
Như vậy: Lai hoá là sự tổ hợp các AO khác loại để tạo ra các AO hoàn toàn
giống nhau về hình dạng, kích thích và năng lượng nhưng có hướng khác nhau.

Trang 38
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Khi có n AO tham gia lai hoá sẽ tạo ra n AO lai hoá. Để có sự lai hoá, các
AO phải có năng lượng khác nhau không lớn. Ví dụ: 2s–2p; 3s–3p–3d,...
Các đám mây lai bị dịch chuyển so với hạt nhân nguyên tử, một đầu phình to
ra (đầu +) và do vậy nó sẽ xen phủ hoàn toàn hơn với các đám mây tương tác, tạo
được các liên kết hoá học bền vững.
3.3.4.1 Lai hóa sp
Sự tổ hợp một AO s với một AO p tạo ra 2 AO lai hoá có hình dạng, kích
thước và năng lượng hoàn toàn giống nhau nhưng hướng theo 2 hướng trong
không gian, trục của 2AO này tạo ra góc 180.
Ví dụ 3.12: sự lai hoá các AO trong nguyên tử Be khi hình thành phân tử
BeF2.

– Cấu hình điện tử của nguyên tử Flourine: 1s2 2s22p5

– Cấu hình điện tử của nguyên tử Be: 1s2 2s2

– Cấu hình điện tử ở trạng thái kích thích của Be: 1s2 2s12p1

Vậy hai điện tử hoá trị trên 2s và 2p phải có tính chất như nhau, điều này là
kết quả của sự lai hoá sp,…

Hình 3.4: Lai hóa sp và sự sắp xếp trong không gian của các đám mây lai hóa

Trang 39
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

3.3.4.2 Lai hóa sp2


Sự tổ hợp một AO s với hai AO p tạo ra 3 AO lai hoá có hình dạng, kích
thước và năng lượng hoàn toàn giống nhau nhưng hướng theo 3 đỉnh của một tam
giác đều, trục của 3AO này tạo ra góc 120. Ví dụ sự lai hoá các AO trong nguyên
tử B khi hình thành phân tử BH3.
Cấu hình điện tử của Boron trong BF3

Hình 3.5: Lai hoá sp2 và sự tạo thành phân tử BH3


3.3.4.3 Lai hóa sp3
Sự tổ hợp một AO s với ba AO p tạo ra 4 AO lai hoá có hình dạng, kích
thước và năng lượng hoàn toàn giống nhau nhưng hướng theo 4 đỉnh của một tứ
diện đều, trục của các AO này tạo ra góc 10928. Ví dụ, sự lai hoá các AO trong
nguyên tử C khi hình thành phân tử CH4.
Cấu hình điện tử của carbon trong CH4

Hình 3.6: Lai hoá sp3 và sự tạo thành phân tử CH4

Trang 40
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Ngoài các kiểu lai hoá trên, các nguyên tố từ chu kỳ 3 trở đi còn có orbital d
cũng có thể tham gia lai hoá như dsp2, dsp3, d2sp3 lần lượt tạo ra 4, 5, 6 đám mây
lai hoá.

Để xác định kiểu lai hoá, người ta thường sử dụng quy tắc sau đây:
Số lượng orbital lai hoá của một nguyên tử trong phân tử bằng tổng số liên
kết  mà nó tạo với các nguyên tử xung quanh và số cặp electron hoá trị chưa tham
gia liên kết.
Ví dụ 3.13: CH4 C có lai hoá sp3 (4+0)
C2 H 2 C ……….. sp (2 + 0)
NH3 N có lai hoá sp3 (3 + 1)
H2 O O ………....sp3 (2 + 2)
SO2 S……….…sp2 (2 + 1)
3.3.5 Hình học phân tử của một số hợp chất
3.3.5.1 Amoniac NH3

Hình 3.7: Sự xen phủ các orbital và hình học phân tử của amoniac

N có lai hoá sp3, 3 orbital lai hoá xen phủ với 3AO s của H tạo 3 liên kết .
Hình học phân tử có dạng chóp. Góc liên kết là 10718.
3.3.5.2 Nước H2O

Hình 3.8: Sự xen phủ các orbital và hình học phân tử của nước

O có lai hoá sp3. 2 orbital lai hoá xen phủ với 2AO s của H tạo 2 liên kết .
Hình học phân tử có dạng góc. Góc liên kết là 10430.

Trang 41
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

3.3.5.3 Ethylene H2C=CH2

Hình 3.9: Sự xen phủ các orbital và hình học phân tử của ethylene
Mỗi nguyên tử C có lai hoá sp2 tạo ra 3 orbital lai.
Một orbital lai hoá tạo liên kết giữa 2 C và 2 liên kết giữa C và H.
AO p thuần xen phủ bên tạo 1 liên kết . Phân tử có dạng hình học 2 đỉnh
tam giác (hình 3.9).
3.4 THUYẾT ORBITAL PHÂN TỬ (MO)
* Luận điểm cơ bản của thuyết MO
– Trong phân tử các electron chuyển động trên các hàm sóng chung của phân
tử gọi là các MO.
– Các MO được thành lập từ sự tổ hợp các AO của hai nguyên tử trong phân
tử:
n
ψMO =  Ci .φi
i=l
Với: φi: các AO nguyên tử
Ci: là hằng số nói lên sự đóng góp của hàm φi vào ψMO
– Các AO tham gia tổ hợp phải phù hợp nhau về mặt tính đối xứng và có mức
năng lượng xấp xỉ nhau, khi tham gia tổ hợp chúng phải xen phủ nhau rõ rệt.
– Số MO thu được bằng số AO tham gia tổ hợp các MO thu được sắp xếp theo
thứ tự tăng dần mức năng lượng.
– Từ đó ta xây dựng được giản đồ mức năng lượng và viết được cấu hình
electron của phân tử.
Như vậy theo thuyết này, bài toán phân tử qui về việc xác định các MO và các
mức năng lượng tương ứng của chúng.
* Tính chất từ của phân tử
Về mặt từ tính người ta phân biệt chất thuận từ và chất nghịch từ.
– Những chất có chứa electron độc thân trong phân tử thường bị từ thường
hút gọi là các chất thuận từ.

Trang 42
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

– Những chất mà trong phân tử tất cả các electron đã ghép đôi bị từ trường
đẩy gọi là chất nghịch từ.
Từ cấu hình electron của phân tử ta có thể dự đoán tính chất từ của chúng.
3.5 SỰ PHÂN CỰC CỦA PHÂN TỬ
Một phân tử được gọi là phân cực khi trọng tâm điện tích dương không trùng
với trọng tâm điện tích âm. Khoảng cách giữa hai trọng tâm gọi là độ dài lưỡng
cực.
Khi phân tử chỉ gồm hai nguyên tử nếu liên kết là phân cực thì phân tử cũng
phân cực và độ dài lưỡng cực chính là độ dài liên kết. Ví dụ, các phân tử HCl,
HBr, CO, NO... là các phân tử phân cực.
Đối với những phân tử gồm nhiều nguyên tử (từ 3 nguyên tử trở lên) chỉ
phân cực khi trong phân tử có liên kết phân cực và các liên kết phân cực không
triệt tiêu nhau (tổng các véctơ mômen liên kết khác 0 hay phân tử có cấu trúc bất
đối xứng).
Ví dụ 3.14: CO2, SO3, CCl4 là các phân tử không phân cực vì chúng có cấu
trúc đối xứng.

Trong khi đó các phân tử H2O, NH3, CHCl3 là các phân tử phân cực vì có cấu
trúc phân tử bất đối xứng.

Để đánh giá độ phân cực của phân tử người ta cũng dùng một đại lượng gọi
là momen lưỡng cực của phân tử, được ký hiệu cực và tính bằng Đơbai. Độ phân
cực của phân tử phụ thuộc vào điện tích của trọng tâm và khoảng cách giữa 2 trọng
tâm điện tích.
Bảng 3.5: Momen lưỡng cực của một số phân tử

Phân tử BeCl2 CO2 SO3 H2 O H2S SO2 NH3 CH3Cl


phân tử (D) 0 0 0 1,86 1,02 1,60 1,46 1,86

Trang 43
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Momen lưỡng cực là một thông số được sử dụng trong nghiên cứu cấu trúc
của phân tử.
Sự phân cực của phân tử có ảnh hưởng đặc biệt đến một số tính chất vật lý
của phân tử: các phân tử phân cực dễ dàng tan trong dung môi phân cực và ngược
lại.
3.6 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
3.6.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố H = 2,1; C = 2,55; N = 3,04; O =
3,44; F = 3,98. Hãy sắp xếp các liên kết cộng hóa trị đơn sau theo thứ tự phân cực
tăng dần? Giải thích?
C–H (a) N–H (b) O–H (c) H–F (d)
Câu 2: Hãy so sánh độ mạnh của các acid sau (sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái
sang phải). Giải thích? HF, HCl, HBr, HI
Câu 3: Hãy cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tố trung tâm O, S, C và N
trong các phân tử H2O, SO2, CO2 và NH3. Viết công thức cấu tạo giải thích?
Câu 4: Giải thích các hiện tượng thực nghiệm sau?
a. acid benzoic có công thức phân tử C6H5COOH, nhưng khi xác định khối
lượng phân tử của nó bằng phương pháp nghiệm lạnh thu được kết quả M = 244
đvC?
b. Nitrophenol có 3 đồng phân vị trí, trong đó ortho-nitrophenol có nhiệt độ
nóng chảy và độ tan trong nước thấp hơn so với para-nitrophenol. Hãy giải thích
tính chất lý học trên?
Câu 5: Theo quy tắc bát tử hay biểu diễn liên kết trong các phân tử và ion sau đây:
H2O; NH3; NH4+; CO2; SO2; SO3; HNO2; HNO3; H2SO4, HCH=O?
Câu 6: Sắp xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng của momen lưỡng cực phân tử:
BF3, H2S, H2O?
Câu 7: Cho biết cấu trúc không gian của các phân tử (trạng thái lai hóa, hình dạng)
sau: BeCl2, BCl3, CH4?
Câu 8: Cho biết cấu tạo của các tiểu phân sau:
a. CO b. CO2 c. H2CO3 d. CO32-

Câu 9: Cho biết cấu tạo của các tiểu phân sau:
a. HNO3 b. NO3-

Câu 10: Cho biết cấu tạo của các tiểu phân sau:
a. SO3 b. H2SO4 c. SO 2-4

Trang 44
LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

3.6.2 Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Trong liên kết cộng hóa trị, bán kính cộng hóa trị được tính như thế nào?
A. Khoảng cách giữa hai hạt nhân của hai nguyên tử liên kết
B. Là một nữa của khoảng cách giữa hai hạt nhân đồng nhất
C. Là bán kính của từng nguyên tử trước liên kết
D. Là khoảng cách giữa hai hạt nhân gần nhau
Câu 2: Trong các liên kết sau đây, liên kết nào không phải là liên kết cộng hóa trị?
A. KI B. CH4 C. H2 D. CO2
Câu 3: X là nguyên tố thuộc nhóm IIA; Y là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hợp chất
X và Y có công thức phân tử là:
A. XY B. XY2 C. X3Y D. X2Y6
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl?
A. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía
B. Phân tử HCl là phân tử phân cực
C. Các nguyên tử H và Cl liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị đơn
D. Cặp electron chung của H và Cl nằm chính giữa hai nguyên tử
Câu 5: Khi tạo thành phân tử NH3 nguyên tử Nitơ có kiểu lai hóa gì?
A. sp3 B. sp2 C. sp2d D. sp3d
Câu 6: Sự tổ hợp tuyến tính một orbital s, hai orbital p và một orbital d tạo bốn
orbital lai giống nhau là kiểu lai hóa gì sau đây?
A. Lai hóa sp2 B. Lai hóa sp3 C. Lai hóa sp3d D. Lai hóa sp2d
Câu 7: Phân tử metan có có nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa gì?
A. Lai hóa sp B. Lai hóa sp2 C. Lai hóa sp3 D. Lai hoá sp3d2
Câu 8: Phân tử BeH2 có có nguyên tử Be ở trạng thái lai hóa gì?
A. Lai hóa sp B. Lai hóa sp2 C. Lai hóa sp3 D. Lai hoá sp3d2
Câu 9: Độ mạnh acid được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải
A. HF, HCl, HBr, HI B. HI, HBr, HCl, HF
C. HI, HCl, HF, HBr D. HF, HI, HBr, HCl

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học.
[3] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Trang 45
PHỨC CHẤT

CHƯƠNG 4: PHỨC CHẤT

MỤC TIÊU
1. Phân biệt được phức chất và các hợp chất đơn giản; các thành phần trong
phức chất; phức cation, phức anion và phức trung hòa.
2. Chỉ ra được những ưu nhược điểm của thuyết VB, trong sự giải thích hình
thành liên kết, cấu trúc không gian, tính chất quang và từ của phức chất.

4.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHỨC CHẤT


4.1.1 Khái niệm về phức chất
Trong dung dịch, một số ion kim loại có thể kết hợp với các anion hay
phân tử trung hòa tạo ra những tổ hợp mới gọi là phức chất.
Ví dụ 4.1:
Fe2 + 6CN - 
 [Fe(CN)6 ]4
Cu 2 + 4NH 3 
 [Cu(NH 3 )4 ]2
Cu 2+ + 2NH 2CH 2 COOH 
 [Cu(gly)2 ] + 2H +
glycin (gly)

Nhiều phức chất phổ biến trong tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong các
quá trình sinh học.
Ví dụ 4.2:
– Hemoglobin của máu là phức của Fe2+, clorophil cây xanh là phức của Mg2+
– Phản ứng tạo phức có ứng dụng rộng rãi trong phân tích hoá học và trong
điều trị (phương pháp phân tích complexon, điều trị nhiễm độc chì,...).
4.1.2 Thành phần của phân tử phức chất
Phức chất thường gồm hai phần: cầu nội và cầu ngoại.
Ví dụ 4.3: K4[Fe(CN)6] kali hexacyano ferate (II)
[Cu(NH3)4] SO4 tetraamine đồng(II) sulfate
Cầu nội thường là cation hoặc anion [Cu(NH3)4]2+, [Fe(CN)6]4– . Cầu nội
gồm có ion trung tâm (chất tạo phức), phối tử và được viết trong ngoặc vuông.
Phức có cầu nội trung hòa thì không có cầu ngoại, ví dụ [Cu(gly)2]. Điện tích cầu
nội bằng tổng điện tích ion trung tâm và điện tích phối tử.
Ví dụ 4.4: [HgI4]2– –2 = (+2) + 4.( –1)
 Cầu ngoại: là ion dương hoặc âm để ngoài ngoặc vuông.

Trang 46
PHỨC CHẤT

 Ion trung tâm: Ion kim loại nằm trong cầu nội được gọi là hạt tạo phức
(ion tạo phức) hay ion trung tâm và thường là ion của các kim loại chuyển tiếp như:
Fe2+; Fe3+; Co3+; Ni2+; Cu2+,...
– Phối tử: các phân tử hay anion liên kết với ion trung tâm gọi là các phối tử
hay ligan. Các phối tử có thể có một hoặc nhiều cặp electron chưa chia sẻ.
Ví dụ 4.5: NH3; H2O; OH–; Cl–; H2N–C2H4–NH2,...
Ion trung tâm và phối tử liên kết với nhau bằng các liên kết phối trí.
Số orbital trống của hạt tạo phức (nguyên tử hay ion kim loại) đã lai hoá, được
gọi là số phối trí của kim loại.
Số cặp electron chưa chia sẻ của phối tử được gọi là dung lượng phối trí của
phối tử.
– Phối tử có dung lượng phối trí một (có 1 cặp electron chưa chia sẻ) ví dụ:
NH3; H2O; CN-; R–NH2,... còn gọi là phối tử monodentate (một răng).
– Phối tử có dung lượng phối trí 2 (có 2 cặp electron chưa chia sẻ) ví dụ:
C2O4 ; H2N–CH2–COO–... còn gọi là phối tử bidentate.
2–

Tương tự, ta có các phối tử đa phối trí hay polydentate.


Ví dụ 4.6: anion EDTA; polypeptide,... Phức chất với phối tử polydentate
(nhiều răng) được gọi là phức càng cua (hay chelate).
4.2 CÁCH GỌI TÊN CỦA PHỨC CHẤT
– Tên phức chất được đọc theo một số quy tắc chính sau đây
Tên cation đọc trước, sau đó đến anion. Phức trung hòa được đọc như cầu nội
Ví dụ 4.7: K4[Fe(CN)6] kaki hexacyano ferate (II)
[Cu(NH3)4]SO4 tetraammine đồng(II) sulfate
[Cu(gly)2] diglycine đồng (0)
– Đọc tên các phối tử
+ Các phối tử là anion được thêm đuôi –o: Cl– − cloro, CH3COO– acetato,
CN – – cyano, OH– –hydrox,…
+ Các phối tử là cation được thêm đuôi –ium.
+ Các phối tử trung hòa gọi theo tên phân tử. Glycine, ethylendiamine,… trừ
một số trường hợp: phối tử là nước đọc là aquơ; NH3 – ammine; CO – carbonyl.
+ Phức có nhiều loại phối tử thì đọc lần lượt anion, phân tử, cation.
+ Dùng các tiếp đầu ngữ di, tri, tetra, hexa,… để chỉ số lượng phối tử.
– Tên phức có cầu nội là anion được kết thúc bằng đuôi ate.

Trang 47
PHỨC CHẤT

– Số oxy hoá của ion tạo phức được ghi bằng số La mã để trong ngoặc đơn.
– Kim loại trong anion phức được gọi theo tên Latinh. Ví dụ: Sắt – fer; Bạc –
argen; Thủy ngân – mercur; đồng – cupr,…
4.3 PHÂN LOẠI PHỨC CHẤT
Phức chất đơn giản được phân thành các loại sau:
4.3.1 Phức cation
Loại phức này được hình thành nhờ sự tổ hợp giữa ion trung tâm mang điện
tích dương và các phối tử là phân tử hoặc giữa ion trung tâm với phối tử là phân tử
và ion âm nhưng tổng điện tích âm nhỏ hơn điện tích của ion trung tâm.
Ví dụ 4.8: [Co(NH3)6]Cl3: hexamincoban (III) clorua
[Pt(NH3)4Cl2]2+: ion tetraamindicloroplatin (IV)
[Cr(H2O)4Cl2]Cl: tetraaquadiclocrom (III) sunfate
[Co(H2N–CH2–CH2–NH2]2(SO4)3: tri(ethylendiamine) coban (III) sunfate
4.3.2 Phức anion
Ion phức mang điện tích âm gọi là phức anion. Trong ion phức này, tổng điện
tích âm của phối tử lớn hơn điện tích dương của ion trung tâm về giá trị tuyệt đối.
Ví dụ 4.9: K3[Co(NO2)6: kali hexanitrocobantate (III)
[PtCl6]2–: ion hexacloroplatinate (IV)
NH4[Cr(NCS)4(NH3)2]: amoni diamintetrakis (isothiocyano) cromate (III)
Na2[SnCl6]: natri hexaclorostannate (IV)
4.3.3 Phức trung hòa
Phức trung hòa có điện tích cầu nội bằng không, nghĩa là tổng điện tích âm
của phối tử bằng điện tích dương của ion trung tâm về giá trị tuyệt đối.
Ví dụ 4.10: [Pt(NH3)2Cl4: diamintetracloroplatin (IV)
[Co(NH3)3(NO2)3: triamintrinotrocoban (III)
[Ni(2HN–CH2–CH2–NH2)2Cl2]: diclorobis(ethylendiamine) niken (II)
4.3.4 Phức chelate (phức càng cua)
Những phối tử có dung lượng phối trí bằng 2 trở lên thường liên kết với các
ion trung tâm tạo nên các vòng. Những phức như vậy gọi là phức chelate (hay phức
càng cua).

Trang 48
PHỨC CHẤT

Ví dụ 4.11:

Quy luật khép vòng trong phức chelate cũng tương tự như trong hợp chất hữu
cơ: xu hướng tạo vòng 5 cạnh là bền nhất.
4.4 BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT
4.4.1 Thuyết liên kết hóa trị (phương pháp VB)
Pauling là người đầu tiên ứng dụng phương pháp liên kết hóa trị (phương pháp
VB) đã biết để giải thích về phức chất. Theo ông, sự tạo phức là phản ứng giữa base
Lewis (Phối tử L) với acid Lewis (Chất tạo phức M) với sự hình thành liên kết cộng
hóa trị cho nhận M–L. Nói các khác, cơ sở của sự tạo phức là là tương tác cho nhận
mà thường là cặp electron tự do của phối tử L và orbital trống của chất tạo phức.
Cấu hình không gian của phức chất tạo thành (phân tử hoặc ion) được giải thích
bằng sự lai hóa các orbital nguyên tử của chất tạo phức. Để tạo liên kết phối trí giữa
ion trung tâm và phối tử cần những điều kiện sau đây:
a. Nguyên tử trung tâm cần phải có một số orbital nguyên tử trống để tạo liên
kết với phối tử, số orbital nguyên tử này xác định số phối trí của nó.
b. Liên kết σ xuất hiện khi có sự xen phủ giữa orbital nguyên tử trống của
nguyên tử trung tâm và orbital nguyên tử lấp đầy của phối tử. Bởi vậy số phối tử
phải có ít nhất một cặp electron tự do.
c. Song song với liên kết σ còn có thể có các liên kết π, nó được tạo thành do
sự xen phủ giữa các orbital lấp đầy với các orbital p trống của phối tử. Liên kết π
gồm các loại sau:
 Liên kết dπ–pπ: Nó được tạo thành do sự xen phủ giữa orbital nguyên tử d
lấp đầy của nguyên tố trung tâm với các orbital nguyên tử p còn trống của phối tử.
 Liên kết dπ–dπ: Nó được tạo thành do sự xen phủ giữa orbital nguyên tử d
lấp đầy của nguyên tố trung tâm với các orbital nguyên tử d còn trống của phối tử.
 Liên kết pπ–pπ: Nó được tạo thành do sự xen phủ giữa orbital nguyên tử p
lấp đầy của nguyên tố trung tâm với các orbital nguyên tử p còn trống của phối tử.

Trang 49
PHỨC CHẤT

 Chú ý: Trước khi tạo ra liên kết, các orbital nguyên tử của nguyên tố trung
tâm và của phối tử phải lai tạo với nhau để tạo ra hệ thống các orbital nguyên tử lai
hóa có năng lượng như nhau, thuận lợi cho việc hình thành liên kết. Các kiểu lai tạo
thường gặp đó là sp, sp2, sp3, sp3d2,… (Xem hình vẽ).

Xét một số ví dụ sau:


 Phức [CoF₆ ]3–
Thực nghiệm cho thấy phức này thuộc loại bát diện và thuận từ. Như vậy, theo
phương pháp VB, trong phức [CoF₆]3– ion CO₃+ phải ở trạng thái lai hóa sp3d2 và
có nhiều electron độc thân trong cấu trúc của phức.
Nguyên tử Co có cấu hình electron hóa trị 3d74S₂ 4p04d0, khi chuyển thành
ion CO₃+ sẽ có cấu hình là 3d64s04p04d0. Trạng thái lai hóa sp3d2 của CO₃+ được
thực hiện bởi các orbital 4s, 4p và 4d (4s4p34d2) và các orbital lai hóa sp3d2 dùng để
tạo liên kết cho nhận kiểu σ với 6 phối tử F⁻. Từ đây cấu hình electron của phức
[CoF₆]3– theo thuyết liên kết cộng hóa trị như sau:

6 đôi electron của F⁻ thực hiện liên kết cho nhận với 6 orbital lai hóa sp3d2 trống của CO₃+

Trang 50
PHỨC CHẤT

Với cấu hình trên, phức [CoF₆]3– được gọi là phức spin cao (chứ nhiều
electron độc thân) và phức lai tạo ngoài (sử dụng orbital 4d ở lớp electron ngoài
cùng tham gia lai hóa sp3d2).
 Phức [Co(NH₃)₆]3+
Đây là phức bát diện nhưng nghịch từ. Cấu hình bát diện cũng được giải thích
bởi sự lai hóa sp3d2 của ion trung tâm CO₃+, còn nghịch từ có nghĩa là phức không
có electron độc thân. Trong trường hợp này để giải thích cho tính nghịch từ, người
ta cho rằng dưới ảnh hưởng của các phối tử 6 electron dcủa CO₃+ đã ghép đôi thành
3 cặp chiếm 3 orbital d, còn các orbital nguyên tử 3d được giải phóng sẽ tham gia
lai hóa sp3d2 (3d24s4p₃) và 6 orbital lai hóa được dùng để tạo liên kết với các phối tử
NH₃.

6 đôi e của 6 phân tử NH₃ thực hiện liên kết cho nhận với 4 orbital lai hóa sp3d2 trống của CO₃+

Từ đây, phức [Co(NH₃)₆]3+ được gọi là phức spin thấp (không có electron độc
thân) và phức lai tạo trong (dùng các orbital 3d ở lớp electron bên trong tham gia lai
hóa d2sp₃).
 Phức [Zn(NH₃)₄]2+
Để giải thích cấu hình tứ diện và nghịch tử của phức này, thuyết liên kế dựa
trên cấu hình electron của ZN₂+ (3d104s04p0) cho rằng ion tạo phức ở trạng thái lai
hóa sp3(4s04p0), 10 electron d của ZN₂+ hoàn toàn được ghép đôi trên các orbital 3d,
nghĩa là phức không có electron độc thân. Các orbital lai hóa sp3 tạo liên kết cho
nhận kiểu σ với các phối tử NH₃. Do vậy phức [Zn(NH₃)₄]2+ có cấu hình sau:

4 orbital lai hóa sp3


4 đôi e của 4 phân tử NH₃ thực hiện liên kết cho nhận với 4 orbital lai hóa sp3 trống của Zn2+

Trang 51
PHỨC CHẤT

 Phức [NiCl₄]2–
Đây cũng là phức tứ diện nhưng thuận từ. Theo thuyết liên kết hóa trị, ion
trung tâm Ni2+ phải ở trạng thái lai hóa sp3 (do các orbital tự do 4s và 4p tổ hợp
thành) và 8 electron d được phân bố trên các orbital 3d thành 3 cặp và 2 electron
độc thân (quyết định tính thuận từ). Các orbital lai hóa sp3 được dùng tạo liên kết
cho nhận với 4 phối trí Cl⁻. Từ đây cấu hình electron của phức có dạng:

4 orbital lai hóa sp3

4 đôi e của 4 ion Cl⁻ thực hiện liên kết cho nhận với 4 orbital lai hóa sp3 trống của Ni2+

 Phức [PtCl₄]2–
Thực nghiệm cho biết phức này có cấu hình hình vuông và nghịch từ. Dựa trên
cấu hình electron của ion trung tâm Pt2+ là 5d86s06p0, thuyết liên kết hóa trị cho
rằng ion Pt2+ trong trường hợp này phải ở trạng thái dsp2 do sự xen phủ của 1 orbital
5d, 1 orbital 6s và 2 orbital 6p tự do tạo thành. Orbital nguyên tử 5d tự do xuất hiện
nhờ sự ghép đôi tất cả 8 electron 5d dưới tác dụng của điện trường của các phối tử
Cl⁻. Các orbital lai hóa dsp2 phân bố trên cùng một mặt phẳng tạo nên hình vuông
và liên kết với các orbital của 4 phối tử Cl–. Như vậy, phức [PtCl₄]2– có cấu hình
electron như sau:

4 orbital lai hóa dsp2

4 đôi e của 4 ion Cl⁻ thực hiện liên kết cho nhận với 4 orbital lai hóa sp3 trống của Ni2+

Qua các ví dụ trên thấy thuyết liên kết hóa trị cho phép giải thích được số phối
trí, cấu hình không gian và từ tính của phức chất. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa
giải thích được bằng thuyết này, ví dụ như màu sắc, bản chất liên kết, dãy hóa
quang phổ,… Do vậy thuyết này còn hạn chế và ít được sử dụng.

Trang 52
PHỨC CHẤT

Đối với các trườn hợp lai hóa sp3d2 hoặc d2sp3 và dsp2 hoặc sp2d thường được
giải thích dựa vào điện trường của phối tử gây ra. Đối với những phức chất có sự
tham gia của phối tử gây ra điện trường mạnh thì các electron trên orbital d của ion
trung tâm sẽ tách ra để đưa ra 1 orbital d trống tạo thành sự lai hóa dsp2 cơ cấu
vuông phẳng hoặc để đưa ra 2 orbital d trống tạo thành sự lai hóa d2sp3 cơ cấu bát
diện đều.
Sự sắp xếp điện trường của các phối tử được xác đinh bằng thực nghiệm qua
dãy quang phổ như sau:
CO, CN⁻ > NO₂⁻ > NH₃ > NCS⁻ > H₂O > OH⁻ > F⁻ > SCN⁻ > Cl⁻ > Br⁻ > I⁻
Mạnh ⁞ Trung bình ⁞ Yếu
 Quyết định thuận từ hay nghịch từ
4.4.2 Đồng phân của phức chất
Đồng phân như đã biết là sự tồn tại của những chất có cùng một thành phần
nhưng khác nhau về cấu tạo phân tử nên có tính chất khác nhau. Phức chất cũng có
những dạng đồng phân giống như hợp chất hữu cơ. Những kiểu đồng phân chính
thức của phức chất là đồng phân hình học và đồng phân quang học. Ngoài ra còn có
các kiểu đồng phân khác như đồng phân phối trí, ion hóa, liên kết.
4.4.2.1 Đồng phân hình học hay đồng phân cis–trans
Trong phức chất, các phối tử có thể chiếm những vị trí khác nhau đối với
nguyên tử trung tâm. Khi phức chất có các loại phối tử khác nhau, nếu 2 phối tử
giống nhau về cùng một phía đố với nguyên tử trung tâm thì phức chất là đồng phân
dạng cis (cis tiếng Latinh có nghĩa là một phía) và nếu 2 phối tử giống nhau về 2
phía đối với nguyên tử trung tâm thì phức chất gọi là đồng phân trans (trans trong
tiếng Latinh có nghĩa là khác phía).
Ví dụ 4.12: Phức chất hình vuông [Pt(NH₃)₂Cl₂] có 2 đồng phân cis và trans.

Cis-dicloro diammine platin (II) Trans-dicloro diammine platin (II)


(màu vàng da cam) (màu nhạt)
Trong đồng phân dạng cis, hai phân tử NH₃ cũng như 2 nguyên tử Cl đều ở
cùng một phía đối với Pt, còn trong đồng phân trans thì hai phân tử NH₃ cũng như
hai nguyên tử Cl ở đối diện với nhau qua Pt.
Ví dụ 4.13: Ion phức bát diện [Co(NH₃)₄Cl₂]⁺ có hai đồng phân cis và trans:

Trang 53
PHỨC CHẤT

Cl
NH3

H 3N Co NH3

H 3N
Cl
Cis-dicloro tetraammine coban (III) Trans-dicloro tetraammine coban (III)
(màu tím) (màu lục)
Trong đồng phân cis, hai nguyên tử Cl ở cùng phía đối với Co, còn trong đồng
phân trans, hai nguyên tử Cl ở đối diện nhau qua Co.
Phức chất tứ diện không có đồng phân hình học vì hai đỉnh bất kì của tứ diện
nào đều ở về một phía đối với nguyên tử trung tâm.
4.4.2.2 Đồng phân quang học hoặc đồng phân phản gương
Hiện tượng đồng phân quang học sinh ra khi phân tử hay ion không có mặt
phẳng đối xứng hay tâm đối xứng, nghĩa là phân tử hay ion không thể chồng khít
lên hình ảnh của nó ở trong gương. Do có cấu tạo không đối xứng, các đồng phân
gương đều hoạt động về mặt quang học: làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân
cực. Các đồng phân quang học của một chất có tín chất lý hóa giống nhau trừ
phương làm quay trái hay phải mặt phẳng của ánh sáng phân cực.
Ví dụ 4.14: Ion phức trioxalo cromate (III) [Cr(C₂O₄)₃]3– có hai đồng phân
gương:
Gương
ox ox

Cr Cr

ox ox

ox ox

Trang 54
PHỨC CHẤT

Ví dụ 4.15: Ion phức dicloro etyhlendiamine coban (III) [Co(NH₃)₂enCl₂]+ có


hai đồng phân gương:
Cl Gương
Cl

Cl Cl

N Co NH₃ H₃N N
Co

N N

NH₃ NH₃

Nhiều đồng phân hình học và đồng phân quang học của các kim loại Co, Pt và
Cr đã được Vecne dự đoán, tổng hợp và nghiên cứu để làm cơ sở xác minh thuyết
phối trí của mình.
4.4.2.3 Đồng phân phối trí
Hiện tượng đồng phân phối trí sinh ra do sự phối trí khác nhau của loại phối tử
quanh hai nguyên tử trung tâm của phức chất, gồm có cả cation phức và anion phức.
Ví dụ 4.16: [Co(NH₃)₆][Cr(CN)₆] và [Cr(NH₃)₆][Co(CN)₆]
[Cu(NH₃)₄][PtCl₄] và [Pt(NH₃)₄][CuCl₄]
[Pt(NH₃)₄][PtCl₆] và [Pt(NH₃)₄Cl₂][PtCl₄]
4.4.2.4 Đồng phân ion hóa
Hiện tượng đồng phân ion hóa sinh ra do sự sắp xếp khác nhau của anion
trong cầu nội và cầu ngoại của phức chất.
Ví dụ 4.17: [Co(NH₃)₅Br]SO₄ và [Co(NH₃)₅SO₄]Br
(màu tím-đỏ) (màu hồng-đỏ)
Dung dịch của đồng phân màu tím-đỏ khí tác dụng với Ba2+ cho kết tủa
BaSO₄ còn dung dịch của đồng phân màu hồng-đỏ khi tác dụng với Ag⁺ cho kết
tủa AgBr.

4.5 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


4.5.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Xác định số oxy hóa của các nguyên tử trung tâm trong mỗi phức sau?
a. [Fe(CN)6]3– b. [PtCl6]2– c. [Co(NH3)6]2+ d. [Ni(CO)4]

Trang 55
PHỨC CHẤT

Câu 2: Trong hợp chất [CoCl(NH3)5]Cl2


a. Những nguyên tử hoặc nhóm nào là thành phần của phức?
b. Nguyên tử nào là nguyên tử trung tâm của phức?
c. Số phối trí của nguyên tử trung tâm là bao nhiêu?
d. Số oxy hóa của nguyên tử trung tâm là bao nhiêu?
Câu 3: Cho các số liệu sau từ sự quan sát các phức PtCl2–NH3
Công thức thực nghiệm Số ion Số ion Cl– Số Cl không ion
PtCl2.4NH3 3 2 0
PtCl2.3NH2 2 1 1
PtCl2.2NH3 0 0 2
a. Số phối trí của platin (II) b. Viết công thức của 3 phức chất
Câu 4: Gọi tên các phức chất sau:
a. [CoCl(NH3)5]Cl2 b. K4[Fe(CN)6]
c. [Al(OH)(H2O)5]2+ d. V(CO)6
Câu 5: Viết công thức cho mỗi phức chất sau:
a. Hexaaquacrom (III) clorua
b. Tetraamine đồng (II) tetracloroplatinate (II)
4.5.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tên của phức chất [Cu(NH3)4](OH)2?
A. Tetraammine đồng(II) hydroxide
B. Tetraammine cuprate (II) hydroxide
C. Dihydroxo tetraammine đồng(II)
D. Dihydroxo tetraammine cuprate(II)
Câu 2: Đọc tên phức chất [Co(NH3)4BrCl]Cl?
A. Bromoclorotetraammine cobaltate clorua
B. Bromoclorotetraammine cobalte clorua
C. Bromoclorotetraammine cobaltate (III) clorua
D. Bromoclorotetraammine cobalte (III) clorua
Câu 3: Phức chất Fe(CO)5 có kiểu lai hóa nào sau đây. Biết CO là phối tử trường
mạnh?
A. dsp3 B. sp3d C. sp3 D. sp3d2
Câu 4: Phức chất Co(CO)4 có kiểu lai hóa nào sau đây. Biết CO là phối tử trường
mạnh?
A. dsp2 B. sp3 C. dsp3 D. sp3d
Câu 5: Trong phức chất [Ag(NH3)2]NO3, NH3 đóng vai trò gì trong phức này?
A. Phối tử B. Cầu nội C. Cầu ngoại D. Ion trung tâm

Trang 56
PHỨC CHẤT

Câu 6: Trong các phức chất sau, phức chất nào không phải là phức anion?
A. K2[HgI4] B. K4[Fe(CN)6]
C. [Pt(NH3)2Cl2] D. (NH4)2[Co(NH3)2Cl2]
Câu 7: Tên của một phức chất là Điammine đồng (I) hydroxide, công thức phân
tử của phức này là:
A. [Cu(NH3)2]Cl B. [Cu(NH3)4](OH)2
C. [Cu(NH3)2]OH D. [Cu(NH3)2]Br
Câu 8: Chọn phương trình phản ứng sai (không cần cân bằng)?
A. FeSO4 + KCN → K4[Fe(CN)6] + K2SO4
B. Co(OH)3 + H2SO4 → CoSO4 + O2 + H2O
C. NiCl2 + KCN → K2[Ni(CN)4] + KCl
D. FeCl2 + KSCN → K4[Fe(SCN)6]+ KCl
Câu 9: Sắt trong máu tồn tại ở dạng phức chất?
A. Bát diện của ion sắt (II) B. Tứ diện của ion sắt (II)
C. Bát diện của ion sắt (III) D. Tứ diện của ion sắt (III)
Câu 10: Những hợp chất nào sau đây có tính nghịch từ: Fe (1), Co (2), Pt (3), Cu
(4), Al (5), Ni (6)?
A. (1) B. (1), (2), (3) C. (4), (5), (6) D. (1), (2), (6)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Lê Thành Phước (2012), Hóa đại cương - Vô cơ, Nhà xuất bản Y
học.

Trang 57
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

CHƯƠNG 5: NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

MỤC TIÊU
1. Trình bày được nội dung của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học và nêu
được ý nghĩa của các hàm trạng thái: nội năng và enthalpy.
2. Vận dụng được những định luật của nhiệt hoá học để tính toán hiệu ứng
nhiệt của những phản ứng hoá học khác nhau.
3. Trình bày được nội dung và giải thích biểu thức nguyên lý thứ hai của
nhiệt động học.
4. Nêu được ý nghĩa của các hàm trạng thái: entropy và năng lượng tự do
trong nghiên cứu các phản ứng hoá học.

MỞ ĐẦU
Nhiệt động học nghiên cứu những quy luật chuyển hoá giữa các dạng năng
lượng khác nhau.
Cơ sở của nhiệt động học là hai nguyên lý rút ra từ kinh nghiệm sống của con
người. Các nguyên lý này không thể chứng minh bằng con đường toán học nhưng
những hệ quả rút ra từ nó không mâu thuẫn với thực tiễn.
Nhiệt động học hoá học sử dụng những kết quả nghiên cứu của nhiệt động
học vào hoá học để tính toán thăng bằng về năng lượng và rút ra một số đại lượng
làm tiêu chuẩn để xét đoán chiều hướng của một quá trình hoá học.
5.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
5.1.1 Hệ nhiệt động học
Đối tượng mà ta đang nghiên cứu về mặt nhiệt động học. Ngoài hệ gọi là môi
trường.
– Hệ cô lập: không trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
– Hệ kín: không trao đổi vật chất nhưng có thể trao đổi năng lượng với môi
trường.
5.1.2 Hàm số trạng thái
Các đại lượng xác định trạng thái của hệ. Ví dụ nhiệt độ, áp suất, thể tích, nội
năng,...
Những đại lượng là hàm trạng thái có đặc điểm là biến thiên của nó trong
bất kỳ quá trình nào cũng chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối mà không phụ
thuộc vào cách diễn biến của quá trình. Ví dụ, biến thiên của thế năng của một

Trang 58
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

vật ở hai trạng thái khác nhau chỉ phụ thuộc vào độ cao ở hai trạng thái mà không
phụ thuộc con đường đưa vật từ trạng thái này sang trạng thái kia.
5.1.3 Quá trình nhiệt động
Khi hệ chuyển từ trạng thái này sang một trạng thái khác ta nói hệ đã thực
hiện được một quá trình.
– Quá trình đẳng tích: thể tích không đổi
– Quá trình đẳng áp: áp suất không đổi
– Quá trình đẳng nhiệt: nhiệt độ không đổi
– Quá trình đoạn nhiệt: không trao đổi nhiệt với môi trường
5.2 NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC
5.2.1 Nội dung và các cách phát biểu
Nội dung: tính chất bảo toàn của năng lượng.
Phát biểu:
– Năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi mà nó chỉ có thể chuyển từ
một dạng này sang một dạng khác. (Định luật bảo toàn và biến hoá năng lượng của
Lơmônôxôp).
– Không thể có động cơ vĩnh cửu loại 1. (động cơ liên tục sinh công mà không
cần tiêu tốn năng lượng hay chỉ cần một lượng ban đầu).
– Tồn tại một hàm trạng thái U gọi là nội năng mà biến thiên của nội năng khi
hệ chuyển từ một trạng thái này sang một trạng thái khác (U) bằng tổng đại số
năng lượng đã trao đổi với môi trường trong quá trình biến đổi này.
– Năng lượng của một hệ cô lập luôn luôn được bảo toàn.
5.2.2 Nội năng – Biểu thức của nguyên lý I
Năng lượng của một hệ gồm 3 phần:
– Động năng (nếu hệ đang chuyển động).
– Thế năng (do hệ nằm trong trường trọng lực).
– Nội năng.
Trong nhiệt động học người ta nghiên cứu những hệ không chuyển động và
tác dụng của trường hấp dẫn là không đổi vì vậy chỉ chú ý đến nội năng.
Nội năng: năng lượng tiềm tàng bên trong một vật hay hệ bao gồm:
+ Tổng động năng (chuyển động tịnh tiến, quay, dao động) của các phân tử,
nguyên tử, electron, hạt nhân nguyên tử.

Trang 59
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

+ Tổng năng lượng tương tác (thế năng) giữa chúng.


Nội năng (thường ký hiệu bằng chữ U) là một hàm trạng thái vì ứng với mỗi
trạng thái có một giá trị của U và biến thiên U không phụ thuộc vào quá trình.
Giá trị tuyệt đối của nội năng không xác định được nhưng biến thiên của nó
khi hệ chuyển từ trạng thái 1 có nội năng U1 sang trạng thái 2 có nội năng U2.
U = U2 – U1 có thể xác định được qua lượng nhiệt Q và lượng công A mà
hệ đã trao đổi (cho hoặc nhận) trong quá trình đó.
U = Q + A (5.1)
Đây là biểu thức nguyên lý I của nhiệt động học.
Lưu ý: theo quy ước, nếu hệ nhận được năng lượng dưới dạng nhiệt hay
công thì Q và A có giá trị dương. Ngược lại nếu hệ sinh năng lượng thì Q và A có
giá trị âm.
Ví dụ 5.1: Khi nói hệ phản ứng toả ra một nhiệt lượng là 100 Kcalo có nghĩa
là Q = –100 Kcal
– Trong biểu thức trên, công A bao gồm hai loại công:
 Công dãn nở Adn = – P.V
 Công có ích A' gồm tất cả các loại công khác mà hệ trao đổi với môi trường
như công điện, công hoá học, công cơ học... Khi đó biểu thức nguyên lý I có dạng:
U = Q + A' – P.V (5.2)
Chúng ta hãy xem xét biểu thức nguyên lý I trong một số ví dụ sau đây:
Ví dụ 5.2: Ta hãy hình dung một thí nghiệm như ở hình 5.1. Ở trạng thái đầu
hệ gồm một xilanh có pittong trong đó có một lọ đựng dung dịch HCl và một ít
kẽm. Lúc này hệ có nội năng U1. Khi nghiêng xilanh để thực hiện phản ứng giữa
acid và kẽm, hệ toả ra một nhiệt lượng Q và sinh ra một công dãn nở (công chống
áp suất khí quyển P) And = – P.V.
Kết thúc thí nghiệm hệ nằm ở trạng thái cuối có nội năng U2. Theo nguyên lý
I ta có:
U = Q – P.V
Vì Q  0 nên U  0
Điều này có nghĩa là lượng nhiệt toả ra và lượng công mà hệ thực hiện được
là do sự giảm nội năng của hệ.

Trang 60
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Hình 5.1: Mô hình thí nghiệm minh hoạ biểu thức nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
5.2.3 Enthalpy
Như trên đã thấy trong một quá trình đẳng tích V = 0  Ad.n = 0. Nếu hệ
không thực hiện công có ích (A' = 0) thì Qv = U.
Có nghĩa là nhiệt trao đổi trong một quá trình đẳng tích bằng biến thiên của
nội năng.
Trong một quá trình đẳng áp nếu hệ không sinh công có ích ta có:
U = Q – P.V hay Qp = U + P.DV
Q p = U 2 – U1 + PV2 - PV1 = (U2 + PV2 ) – (U1 + PV1 )

Ký hiệu U + PV = H ta có: Q p = H 2 – H1 = H

Như vậy nhiệt trao đổi trong một quá trình đẳng áp bằng biến thiên của một
hàm trạng thái mới gọi là enthalpy ký hiệu bằng H. Nội năng và enthalpy có bản
chất giống nhau, đều là năng lượng tiềm tàng bên trong một hệ hay vật bất kỳ.
H = U + P.V hay H = U + P.V (5.3)
Các phản ứng hoá học thường được thực hiện trong điều kiện áp suất khí
quyển không đổi và nếu không có sự tham gia của các chất khí (V = 0) thì:
H = U; H = U
5.3 NHIỆT HOÁ HỌC
5.3.1 Hiệu ứng nhiệt của phản ứng (nhiệt phản ứng)
Trong một phản ứng hoá học, ví dụ:
A + B C + D
Thường năng lượng toàn phần (nội năng hay enthalpy của các chất tham gia
phản ứng khác với năng lượng toàn phần của các chất sản phẩm phản ứng. Kết quả
là sau phản ứng có một phần nội năng hay enthalpy bị biến đổi. Phần này được
chuyển thành nhiệt.

Trang 61
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Lượng nhiệt toả ra hay hấp thu vào trong một phản ứng hoá học được gọi là
hiệu ứng nhiệt của phản ứng. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng thường được ký hiệu
bằng biến thiên của enthanpy H (phản ứng hoá học thường thực hiện ở áp suất
không đổi và không sinh công có ích).
Phương trình phản ứng hoá học có ghi rõ trạng thái của các chất và hiệu ứng
nhiệt được gọi là phương trình nhiệt hoá học.
Ví dụ 5.3: C(r) + O2(kk) 
 CO2(k) ; ΔH = -94,05kcal

5.3.2 Định luật Hess


Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái
của các chất đầu và cuối mà không phụ thuộc vào cách thức diễn biến của phản
ứng.
Ví dụ 5.4: với phản ứng:
CO
H 2 H 3

C CO 2
H 1

Bằng thực nghiệm người ta xác định được:


ΔH1 = -94,1 kcal; ΔH 2 = -26,4 kcal; ΔH 3 = -67,6 kcal
ΔH1 = ΔH 2 + ΔH 3

5.3.3 Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng dựa vào nhiệt sinh (nhiệt tạo thành)
Nhiệt sinh của một chất là nhiệt của phản ứng tạo ra 1mol chất đó từ các đơn
chất ở trạng thái bền vững.
3 t o
2Al + O2   Al 2 O3 ΔHso = -399,1 Kcal/mol
2
Lưu ý: nhiệt sinh xác định ở điều kiện 1 atm và 298K được gọi là nhiệt sinh
tiêu chuẩn và ký hiệu là ΔHso hay ΔHott
Nhiệt sinh của các đơn chất bền bằng 0.
Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt sinh của các chất sản
phẩm trừ đi tổng nhiệt sinh của các chất tham gia phản ứng.

Trang 62
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Ví dụ 5.5: Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng oxy–hoá glucose ở đktc.
C6 H12 O6 (r) + 6O2(k) 
 6CO 2(k) + 6H 2 O (l) ΔHos  ?
Hso -304,0 -94,6 -68,3
Hso  (6H oCO2(k)  6HoH2 O )  (H oC6H12O6 (r)  6H oO2(k) )
= 6.(-94,6) + 6.(-68,3) - (-304,0 + 6.0) = -670 Kcal

Ví dụ 5.6: Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuỷ phân ure thành CO2 và NH3
(phản ứng này thực tế không xảy ra nếu thiếu urease)?
(NH 2 )2CO (dd) + H 2O(l) 
 CO 2(dd) + 2NH3(k) ΔH so  ?
Hos -76,3 -68,3 -98,7 -19,3 Kcal/mol
Hos  (H oCO2(k)  2H oNH3 )  (H o(NH2 )2CO (dd)  HoH2O(l) )
= (-98,7) + 2.(-19,3) - (-76,3 + (-68,3)) = 7,3 Kcal

5.3.4 Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng dựa vào nhiệt cháy
Nhiệt cháy của một chất là nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó để tạo
ra các oxyde cao nhất.
Ví dụ 5.7:  2CO2 + 3H 2O ΔH co = -327 kcal/mol
C2 H 5OH + 3O 2 
Lưu ý:
– Nhiệt cháy xác định ở điều kiện tiêu chuẩn được gọi là nhiệt cháy tiêu
chuẩn và được ký hiệu là ΔH oc hay ΔH odc .

– Nhiệt cháy của các oxyde cao nhất bằng 0.


Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt cháy của các chất tham
gia trừ đi tổng nhiệt cháy của các chất sản phẩm phản ứng.

Ví dụ 5.8: Tìm hiệu ứng nhiệt của phản ứng ester hóa sau đây căn cứ vào nhiệt
đốt cháy của các chất đã cho?

CH3COOH(l) + C2 H5OH(l) 
 CH3COOC2 H5(l) + H2O(k) ΔHo298 = ?
ΔHoC, 298 (kJ/mol) -871,69 -1366,91 -2284,05 0

ΔHo298 = (ΔHoC (CH3COOH) + ΔHoC (C2H5OH) )  (ΔHoC (CH3COOC2H5 ) + ΔHoC (H2O) )


= -871,69 + (-1366,91)  (-2284,05 + 0)= +45,45 kJ
 ΔH = +45,45 kJ > 0

Trang 63
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

5.3.5 Những tính toán dựa vào nhiệt nguyên tử hoá và năng lượng liên kết
Nhiệt nguyên tử hoá của một chất là nhiệt lượng cần thiết để phân huỷ 1
mol chất ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.
Nhiệt nguyên tử hoá được ký hiệu bằng H
Ví dụ 5.9:
H 2(k) 
 2H (k) H H2 = 104,2 Kcal/mol
CH 4(k) 
 C (k) + 4H (k) H CH4 = 398,0 Kcal/mol

Năng lượng của một liên kết là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết
thành các nguyên tử ở thể khí.
Năng lượng liên kết được ký hiệu bằng E.
Ví dụ 5.10: EH-H là năng lượng liên kết giữa hai nguyên tử hydro trong phân tử
H2. Năng lượng này cũng chính bằng nhiệt nguyên tử hoá của H2.
H H2 = E H-H

Đối với phân tử CH4 thì H CH = 4E C-H vì trong phân tử này có 4 liên kết C–H.
4

Một cách tương tự H C H = 4E C-H + E C=C .


2 4

Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết trong các
chất tham gia trừ đi tổng năng lượng liên kết trong các chất sản phẩm phản ứng.

Ví dụ 5.11: Tính năng lượng liên kết O–H trong phân tử nước. Biết: Sinh nhiệt
của H2O (h) là –57,8 kcal/mol. Năng lượng liên kết: EH-H = 104,2 kcal/mol. EO=O=
117,0 kcal/mol.
1
H2 + O2   H 2O ; H H2O  57,8 kcal/mol
2
1
H H2O = (E H-H + E O=O )  2E O-H
2
 57,8  (104, 2  0,5.117, 0)  2E O-H  E O-H  110, 25 kcal/mol

Vậy năng lượng liên kết O–H trong phân tử nước là 110,25 kcal/mol
5.4 NGUYÊN LÝ THỨ II CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC
5.4.1 Nội dung và các cách phát biểu
Nội dung: Nguyên lý thứ II đề cập đến một đặc tính khác của năng lượng. Đó
là trong khi các dạng năng lượng khác có thể biến hoàn toàn thành nhiệt thì nhiệt
lại chỉ có thể biến một phần thành các dạng năng lượng khác.

Trang 64
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Nghiên cứu nguyên lý thứ II cho phép rút ra một số hàm số trạng thái làm
tiêu chuẩn để xét đoán một phản ứng nhất định có thể tự xảy ra không.
Phát biểu: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật lạnh sang một vật nóng hơn.
Clausius 1850.
Nghiên cứu nguyên lí thứ II cho phép rút ra một số đại lượng làm tiêu chuẩn
để xét đoán một phản ứng nhất định có thể tự xảy ra không.
5.4.2 Khái niệm về entropy
5.4.2.1 Quá trình tự diễn biến
Các quá trình tự diễn biến là quá trình tự nó có khả năng xảy ra mà không cần
tác động từ bên ngoài.
Ví dụ 5.12: Nhóm quá trình A
– Nước chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp.
– Khí chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
– Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
Trong nhóm này hệ mất dần khả năng sinh công (giảm năng lượng) và chuyển
dần đến trạng thái cân bằng.
Nhóm quá trình B:
– Cục nước đá tự chảy thành nước.
– Sự khuyếch tán vào nhau của hai khí khác nhau.
– Nhiều phản ứng phân huỷ chất cũng tự xảy ra, ví dụ: N2O4 2NO2
Trong nhóm này hệ chuyển từ trạng thái sắp xếp có trật tự sang trạng thái
kém trật tự hơn.
Tất cả các quá trình tự diễn biến nói trên đều không thể tự xảy ra theo chiều
ngược lại, chúng là những quá trình bất thuận nghịch.
5.4.2.2 Entropy (S)
Trong các ví dụ ở nhóm A dễ dàng tìm thấy tiêu chuẩn để quá trình tự diễn
biến. Đó là sự chênh lệch về độ cao (h), về áp suất (p), và về nhiệt độ (T). Vậy
ở nhóm B tiêu chuẩn tự diễn biến là gì? Và tiêu chuẩn nào có thể áp dụng chung
cho các quá trình tự diễn biến? Đó là biến thiên của một đại lượng mới S gọi là
entropy và ký hiệu là (S).
Về ý nghĩa vật lý, entropy là thước đo mức độ hỗn độn của vật chất: ứng với
trạng thái có trật tự (ít hỗn độn) S có giá trị nhỏ, hệ ở trạng thái càng hỗn độn S có
giá trị càng lớn.

Trang 65
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Trong nhiệt động học thống kê người ta liên hệ mức độ hỗn độn của hệ với
một đại lượng gọi là xác suất nhiệt động W.
Theo Boltzmann, entropy có quan hệ với W qua hệ thức:
S = klnW
Trong đó: k là hằng số Boltzmann
W là xác suất nhiệt động của hệ, biểu thị số trạng thái vi mô ứng với một
trạng thái vĩ mô của hệ.
Ví dụ 5.13: trạng thái vĩ mô của một khối khí được đặc trưng bằng các thông
số vĩ mô như p, V, T, n.
Trạng thái vi mô của nó đặc trưng bằng các thông số vi mô của từng tiểu
phân như động năng, vận tốc của phân tử.
Theo giả thiết của Planck, chỉ ở nhiệt độ 0 tuyệt đối (0K) thì số trạng thái vi
mô mới bằng 1(W= 1) và S = 0.
Vì vậy vật chất càng hỗn độn thì số trạng thái vi mô (W) càng lớn, S càng lớn.
Quá trình tự diễn biến có xu hướng đưa hệ từ trạng thái có trật tự sang trạng
thái mất trật tự cũng có nghĩa là theo chiều tăng entropy (S 0).
Đối với những quá trình có liên quan đến nhiệt

Q là nhiệt lượng mà hệ đã trao đổi trong quá trình hệ chuyển từ trạng thái 1
sang trạng thái 2 còn T là nhiệt độ tại đó xảy ra sự trao đổi nhiệt.
Dấu = đối với quá trình thuận nghịch, dấu đối với quá trình bất thuận
nghịch.
Ví dụ 5.14: tính biến thiên entropy của 1 mol nước đá nóng chảy chậm chạp
(coi là thuận nghịch) ở 0C = 373K, biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 1436,3
cal/mol.
Q tn +1436,3
Từ biểu thức (5.4) có thể rút ra kết luận: S = = = +5,26 cal/mol.K
T 273
Trong một hệ cô lập (Q = 0) thì một quá trình tự diễn biến (bất thuận nghịch)
kèm theo sự tăng entropy của hệ S 0, một quá trình thuận nghịch hay cân bằng
có S = 0.

Trang 66
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Nói một cách khác trong một hệ cô lập nếu biến thiên entropy của một quá
trình có giá trị dương thì quá trình đó có thể tự diễn biến, nếu bằng 0 thì hệ nằm ở
trạng thái cân bằng. Như vậy biến thiên entropy là một tiêu chuẩn để xét đoán một
quá trình có tự xảy ra không trong hệ cô lập.
5.4.3 Năng lượng tự do và tiêu chuẩn tự diễn biến của một quá trình
Từ hai nhóm quá trình tự diễn biến nói trên ta thấy có hai khuynh hướng:
– Hệ giải phóng năng lượng (H 0) và đạt tới trạng thái bền vững hơn.
– Hệ từ trạng thái có trật tự chuyển đến trạng thái vô trật tự (S 0).
Như vậy cả hai yếu tố enthalpy và entropy quyết định khuynh hướng tự diễn
biến của một quá trình nhất định. Để xét đoán một quá trình có thể tự xảy ra hay
không cần phải đánh giá đồng thời hai yếu tố trên.
Nếu một quá trình nào đó có H0 và S 0 thì chắc chắn là một quá trình
tự diễn biến. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu một quá trình không đồng thời thoả
mãn hai tiêu chuẩn trên và khi đó thì tiêu chuẩn nào cho phép đánh giá chiều
hướng tự diễn biến.
Giải pháp này được thực hiện khi sử dụng một hàm trạng thái mới bao gồm
cả hai yếu tố trên. Đó là thế đẳng áp đẳng nhiệt hay năng lượng tự do, ký hiệu G.
G = H – TS
Biến thiên năng lượng tự do khi hệ chuyển từ một trạng thái này sang một
trạng thái khác được xác định bằng biểu thức:
G = H – TS
Như vậy G là năng lượng liên quan với biến thiên năng lượng toàn phần của
hệ H trừ đi năng lượng làm tăng độ hỗn độn của hệ Q = TS. Nói một cách khác
đó là năng lượng được giải phóng bởi hệ và có thể thực hiện công có ích.
Vì rằng một hệ bất kỳ luôn luôn có xu hướng giảm năng lượng và sinh công
nên một quá trình sẽ tự diễn biến khi G 0. Khi G = 0 hệ đạt trạng thái cân bằng.
Từ biểu thức nguyên lý I: U = Q + A' – PV
Từ nguyên lý II ta có: Q = TS
Từ đó: A' = U + PV – TS = U2 – U1 + PV2 – PV1 – TS2 – TS1
= (U2 + PV2 – TS2) – (U1 + PV1 – TS1)
= (H2 – TS2) – (H1 – TS1)
Nếu thay H – TS = G ta có: A' = G2 – G1 = G = H – TS

Trang 67
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Từ biểu thức G = H – TS ta thấy năng lượng tự do là một phần năng lượng


toàn phần của hệ, phần đó trong biến đổi có thể sinh công có ích (A = G), phần
còn lại (TS = Q) không thể sinh công, tồn tại dưới dạng nhiệt, làm tăng độ hỗn
loạn của hệ.
Như vậy để xem xét một quá trình có thể tự xảy ra không ta phải xác định G.
Bảng 5.1: Tác động của các yếu tố H và S lên chiều hướng diễn biến của một phản ứng

H S G Kết luận Ví dụ
– + – Tự xảy ra 2O3 
 3O 2
+ – + Không tự xảy ra 3O2  2O3
– – ở t thấp Tự xảy ra ở t thấp 2H 2 + O2 
 2H 2 O
o
+ + ở t cao Tự xảy ra ở t cao t
CaCO3   CaO + CO2
– 0 – Tự xảy ra Zn + Cu 2  
 Zn 2  + Cu
+ 0 + Không tự xảy ra Cu + Zn 2  
0 + – Tự xảy ra Khuếch tán 2 khí vào nhau
0 _ + Không tự xảy ra Tách riêng hỗn hợp 2 khí

5.4.4 Các phương pháp tính biến thiên năng lượng tự do của phản ứng
5.4.4.1 Tính theo biến thiên enthalpy và entropy
G = H – TS
Ký hiệu  để chỉ các giá trị lấy ở điều kiện tiêu chuẩn (T = 298K, p = 1 atm)
H bằng hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn, có thể tính được
dựa vào nhiệt sinh hay nhiệt cháy của các chất.
S là biến thiên entropy của phản ứng, có thể tính được qua các giá trị
entropy chuẩn của các chất S. Vì S là hàm trạng thái nên:

Ví dụ 5.15: Tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn (G) của phản ứng trùng
ngưng hai phân tử acid amine:
DL leucine + glycine DL leucylglycine + H2O
Biết:
DL leucine Glycine DL leucylglycine H2O
Sinh nhiệt  Hs (kcal/mol) –154,2 –126,7 -207,1 –68,3
Entropi S (cal/mol) 49,5 21,6 67,2 16,7

Xác định chiều tự xảy ra của phản ứng (ở đktc).

Trang 68
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Hướng dẫn:
Hphản ứng = – 207,1– 68,3 – (–154,2 –126,7) = 5,4 Kcal/mol
Sphản ứng = 67,2 + 16,7 –(49,5 + 26,1) = 8,3 cal/mol = 8,3.10–3 Kcal/mol
Gphản ứng = H – TS = 5,4 – 298.(8,3.10–3) = 2,92 Kcal/mol
Gphản ứng 0. Vậy ở điều kiện tiêu chuẩn phản ứng không tự xảy ra.
5.4.4.2 Tính theo biến thiên năng lượng tự do sinh của các chất Gs
Hiện nay người ta đã tính được năng lượng tự do sinh của nhiều chất. Từ các
số liệu này có thể tính biến thiên năng lượng tự do của phản ứng tương tự như tính
hiệu ứng nhiệt của phản ứng khi biết Hs của các chất trong phản ứng.
Gphản ứng = Gsản phẩm – Gtham gia

Ví dụ 5.16: Tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn (G) của phản ứng:
fumarate + H2O malate
o
Biết G s 144,4 56,7 202,0 Kcal/mol
Hướng dẫn: Go phản ứng = Gomalate – (Gofumarate + GoH2O)

= 202,0 – (144,4 + 56,7) = –0,88 Kcal/mol


Tính theo thế oxy – hoá khử tiêu chuẩn
Biến thiên năng lượng tự do chuẩn của một phản ứng oxy hoá khử liên quan
với suất điện động tiêu chuẩn E của nguyên tố Ganvanic trong đó xảy ra phản
ứng đó bằng biểu thức: G = –nFE
Trong đó n: Số electron trao đổi trong phản ứng
E: Suất điện động tiêu chuẩn =  (+) –  (–)
F: Số Faraday bằng 23.061 calo/đlg
Ví dụ 5.17: Tính G của phản ứng xảy ra trong chuỗi hô hấp tế bào với sự
tham gia của các coenzyme cytochrom (cyt):
cyt C(Fe2+) + cyt f (Fe3+) cyt C(Fe3+) + cyt f (Fe2+)
Từ bảng ta có E = 0,11V n=1
Vậy G = –123061.0,11 = –2540 calo/mol
5.4.4.3 Tính theo hằng số cân bằng của phản ứng
Biến thiên năng lượng tự do tiêu chuẩn của một phản ứng liên quan với hằng
số cân bằng K của nó qua biểu thức: G = –2,303.R.T.lgK
Trong đó T: Nhiệt độ tiêu chuẩn
R: Hằng số khí lý tưởng bằng 1,987 calo/mol.K

Trang 69
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Ví dụ 5.18: Tính G của một trong những giai đoạn trao đổi glycogene:
(sự transphosphoryl hoá)
glucose – 1 – phosphate = glucose – 6 – phosphate
Bằng phương pháp hoá học người ta đã xác định được rằng ở pH = 7 và 25C
nếu nồng độ ban đầu của G–1–P hay G–6–P là 0,02M thì nồng độ lúc cân bằng
tương ứng là 0,001 và 0,019M.
[G-6-P] 0, 019
Từ đó K=   19
[G-1-P] 0, 001
Vậy G = –2,303RTlgK = –2,303.1,987.lg19 = –1745 calo/mol
Nghĩa là ở điều kiện tiêu chuẩn, quá trình transphosphoryl hoá là tự diễn biến.
5.4.4.4 Tính toán dựa vào biến thiên năng lượng tự do của các phản ứng nối tiếp
Người ta có thể tính được biến thiên năng lượng tự do của một phản ứng dựa
trên tính chất cộng của năng lượng tự do.
Nếu có một số phản ứng nối tiếp với các G tương ứng:
 B ΔG1o
A 
 C ΔG o2
B 
 D ΔG 3o
C 
thì biến thiên năng lượng tự do của phản ứng tổng cộng A 
 D Gphản ứng
o o o
Gphản ứng = ΔG1 + ΔG 2 + ΔG 3
Ví dụ 5.19: Xác định biến thiên năng lượng tự do GATP của phản ứng:
ATP + H2O ADP + P
Biết: ATP + glucose ADP + glucose–6–P
K1 = 661 ΔG1o = –4,0 Kcal/mol
glucose–6–P + H2O glucose + P
o
K2 = 171 ΔG = –3,3 Kcal/mol
2

Từ đó GATP = ΔG1o + ΔG 2o = –4,0 – 3,3 = –7,3 Kcal/mol

5.4.5 Sự phụ thuộc của biến thiên năng lượng tự do vào nồng độ
Các giá trị G tương ứng với nồng độ chuẩn là 1M. Biến thiên năng lượng
tự do trong điều kiện khác với nồng độ chuẩn được tính bằng biểu thức:
Nếu có phản ứng: A + B C + D thì
[C].[D]
ΔG = ΔG o + RTln
[A].[B]
Ở điều kiện cân bằng ta có G = 0. Từ đó

Trang 70
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

[C]'.[D]'
ΔG o = -RTln  -RTlnK C
[A]'.[B]'
Thay giá trị của G vào biểu thức ta được:
[C].[D]
ΔG o = -RTlnK C + RTln
[A].[B]
Từ biểu thức này, khi đã xác định được G ta có thể tính biến thiên G của
một phản ứng ở những nồng độ bất kỳ. Ví dụ qua tính toán hoặc bằng thực nghiệm
in vitro xác định G ta có thể tính biến thiên G ở điều kiện in vivo.
Ví dụ 5.20: Phản ứng thuỷ phân ATP thành ADP ở điều kiện tiêu chuẩn:
ATP + H2O ADP +P 1M
1M 1M
có G = –7000 cal/mol. Tính G của phản ứng ở điều kiện sinh lý. Người ta
đã xác định được trong cơ thể [ATP] [ADP] [P] 10–2 – 10–3M
[ADP].[P]
Từ đó: ΔG = ΔG o + RTln
[ATP]
G = – 7000 + RT ln [P] có giá trị từ 9800 – 11000 cal/mol
5.4.6 Thế chuyển nhóm – Các hợp chất giàu năng lượng (cao năng)
Cũng như những phản ứng hóa học thông thường, các phản ứng của quá trình
trao đổi chất trong cơ thể luôn luôn kèm theo một biến thiên năng lượng tự do (G
hay G).
Các nhà hóa sinh thường quan tâm đến những phản ứng có biến thiên năng
lượng tự do âm (G hay G < 0) với ý nghĩa đây là phần năng lượng mà cơ thể
có thể dùng để thực hiện công có ích như các quá trình sinh tổng hợp, vận chuyển
ion, co cơ, thực hiện các sung điện của tế bào thần kinh,…
Người ta thường sử dụng danh từ thế chuyển nhóm để chỉ biến thiên năng
lượng tự do của phản ứng chuyển một nhóm nhất định từ một phân tử chất này
(chất cho) sang một chất khác (chất nhận) thường là nước. Như vậy thế chuyển
nhóm theo một nghĩa hẹp chính là biến thiên năng lượng tự do của phản ứng thuỷ
phân một hợp chất sinh học (chính xác hơn là thuỷ phân một liên kết).
Ví dụ 5.21: phản ứng thủy phân ATP trong điều kiện cơ thể:
ATP + H2O ADP + H3PO4
G = –7,3 Kcal/mol được gọi là thế chuyển nhóm phosphate của ATP.
Phản ứng thủy phân acetyl CoA:

G = –8,2 Kcal/mol là thế chuyển nhóm acetyl của acetyl CoA sang nước.

Trang 71
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Bảng 5.2: Thế chuyển hóa của một số hợp chất


Hợp chất G Kcal/mol Hợp chất G Kcal/mol
creatinphosphate –10,3 glucose–1–phosphate –5,0
acetyl–S–CoA –8,2 glucose–6–phosphate –3,3
argininphosphate –7,7 alanylglycine –4,1
ATP –7,3 acetyl choline –3,2

Những hợp chất có G > –6 Kcal/mol thường được gọi là những hợp chất
giàu năng lượng (hay hợp chất cao năng). Trong công thức cấu tạo của các hợp
chất này, liên kết tại đó xảy ra sự thủy phân được ký hiệu bằng dấu .
Ví dụ phân tử ATP: Adenosine –P P P
acetyl–S–CoA: CH3COO S–CoA
Các phản ứng thuỷ phân của các chất cao năng thường đóng vai trò "kèm"
những phản ứng đòi hỏi năng lượng theo cơ chế phản ứng liên hợp rất phổ biến
trong cơ thể.
5.5 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
5.5.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Xác định hiệu ứng của phản ứng thủy phân ure thành CO2 và NH3?
Biết:  NH 2 2 CO + H 2O 
 2NH 3 + CO 2
(NH2)2CO
H2O(l) CO2 NH3
(ure)
Sinh nhiệt Hs
–76,3 –68,3 –98,7 –19,3
(kcal/mol)

Câu 2: Xác định hiệu ứng của phản ứng: 2CO(k) + 4H2(k) H2O(l) + C2H5OH?
Biết CO(k) H2(k) H2O(l) C2H5OH(l)
Thiêu nhiệt Hc
–67,8 –68,3 –326,7
(kcal/mol)

Câu 3: Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng hydro hóa etylene:
CH2=CH2 + H2 C2H6. Biết năng lượng liên kết:
EC=C EC-H EH-H EC-C
Năng lượng liên kết
142,5 99 104,2 78,0
(kcal/mol)

Trang 72
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Câu 4: Tính năng lượng liên kết O–H trong phân tử nước. Biết:
– Sinh nhiệt của H2O(h): Hs(H2O) = –57,8 kcal/mol
– Năng lượng liên kết: EH–H = 104,2 kcal/mol. EO=O= 117,0 kcal/mol.
Câu 5: Tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn (G) của phản ứng trùng ngưng hai
phân tử acid amine: DL leucine + glycine DL leucylglycine + H2O
DL
Biết DL leucine Glycine H2O
leucylglycine
Sinh nhiệt  Hs
–154,2 –126,7 –207,1 –68,3
(kcal/mol)
Entropi S (cal/mol) 49,5 21,6 67,2 16,7
Xác định chiều tự xảy của phản ứng (ở đktc).
Câu 6: Cho các phản ứng sau đây:
C2H4 (k) + H2O (h) C2H5OH (h). và các dữ kiện sau:
Chất C2H5OH (h) C2H4 (k) H2O(h)
o
G298 (kJ.mol–1) –168,6 68,12 –228,59
o
H 298 (kJ.mol–1) –282 219,45 188,72

a. Hãy cho biết, ở đktc phản ứng xảy ra theo chiều nào?
b. Theo chiều thuận, phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt ở đktc 25C?
5.5.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cho hiệu ứng nhiệt đẳng áp tiêu chuẩn của 2 quá trình sau:
o
A+B C+D ∆H 1 = –10,0 kJ
o
C+D E ∆H 2 = +15,0 kJ
Vậy hiệu ứng nhiệt đẳng áp tiêu chuẩn của phản ứng: A + B E
A. +5 kJ B. –5 kJ C. +25 kJ D. –25 kJ
Câu 2: Biết hiệu ứng nhiệt của phản ứng sau ở điều kiện tiêu chuẩn:
o
N2 (k) + O2 (k) 2NO (k) ∆H 298= +180,8 kJ
Nhiệt tạo thành mol tiêu chuẩn (entanpi tạo thành mol tiêu chuẩn) của khí NO là?
A. +180,8 kJ B. +90,4 kJ C. –180,8 kJ D. –90,4 kJ
o
Câu 3: Hiệu ứng nhiệt phản ứng (∆H 298) sau là?
2NH3 (k) + 5/2O2 (k) 2NO (k) + 3H2O (k)
o
∆H 298 –46,3 0 +90,4 –241,8
(kJ/mol)
A. –105,1 B. –452 C. +452 D. +197,7

Trang 73
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. H2O (l) H2O (k) ∆S < 0
B. 2Cl (k) Cl2 (k) ∆S > 0
C. C2H4 (k) + H2 (k) C2H6 (k) ∆S > 0
D. N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆S < 0
Câu 5: Biến thiên entropy của phản ứng sau được tính?
H2 (k) + 1/2O2 (k) H2O (k)
o o o o
A. ∆S 298 (p/ư) = S 298 (H2, k) + S 298 (H2O, k) – S 298 (O2, k)
o o o o
B. ∆S 298 (p/ư) = S 298 (H2, k) – S 298 (O2, k) + S 298 (H2O, k)
o o o o
C. ∆S 298 (p/ư) = S 298 (H2O, k) – S 298 (H2, k) – 1/2S 298 (O2, k)
o o o o
D. ∆S 298 (p/ư) = S 298 (H2, k) + S 298 (H2O, k) – 1/2S 298 (O2, k)

Câu 6: Biến thiên entropy tiêu chuẩn của phản ứng sau ở 25°C là?
C2H2 (k) + 2H2 (k) C2H6 (k)
o
S 298 (J/mol) 200,8 130,6 229,1
A. +232.9 J B. –232.9 J C. –102.3 J D. +102,3 J
Câu 7: Trong điều kiện đẳng nhiệt – đẳng áp, một phản ứng nào đó có đặc điểm
sau:
(1) ∆H > 0, ∆S < 0 (2) ∆H < 0, ∆S > 0
(3) ∆H > 0, ∆S > 0, t° thấp (4) ∆H > 0, ∆S > 0, ∆H < T∆S
Trong những trường hợp trên phản ứng nào xảy ra tự phát?
A. (1) B. (2) và (4) C. (2) D. (3)
Câu 8: Tìm năng lượng liên kết trung bình của liên kết N–H trong phân tử NH3,
biết rằng: ½ N2 (k) + 3/2 H2 (k) NH3 (k) H = –46,3 kJ
Biết năng lượng liên kết của N2 và H2 tương ứng là 941,4 và 336,4 kJ
A. 46,3 kJ B. 1171,5 kJ C. 340,5 kJ D. 25,9 kJ
Câu 9: Cho biết entropy của mỗi hệ biến đổi như thế nào trong từng quá trình sau:
(1) Hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng
(2) Đường từ dung dịch kết tinh thành tinh thể
(3) Đun nóng nóng khí hidro từ 60C tới 80C
(4) Nước đá khô thăng hoa.
A. (1) và (2) có entropy tăng; (3) và (4) có entropy giảm
B. (1) và (2) có entropy giảm; (3) và (4) có entropy tăng
C. (1) có entropy tăng; (2), (3) và (4) có entropy giảm
D. (1), (2), (3) có entropy tăng; (4) có entropy giảm

Trang 74
NHIỆT ĐỘNG HỌC HÓA HỌC

Câu 10: Từ các giá trị năng lượng liên kết:


Liên kết NN O=O N=O
Năng lượng liên kết
941,4 498,7 629,7
(kJ/mol)
Tính entanpy tạo thành mol tiêu chuẩn của khí nitơ oxyde NO
A. –180,8 kJ B. 90,35 kJ C. 180,8 kJ D. – 90,35 kJ
Câu 11: Cho biết entropy của mỗi hệ biến đổi như thế nào trong từng quá trình sau:
(1) O2 (k) 2O (k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
(3) C (r) + H2O (k) CO (k) + H2 (k)
(4) 3O2 (k) 2O3 (k)
A. (1), (3) có entropy tăng; (2), (4) có entropy giảm
B. (1), (3) có entropy giảm; (2), (4) có entropy tăng
C. (1), (2), (3) có entropy tăng; (4) có entropy giảm
D. (1) có entropy tăng; (2), (3), (4) có entropy giảm
Câu 12: Cho các dữ kiện sau:
H2 (k) + ½ O2 (k) H2O (l)
0
H tt(kJ/mol) 0 0 –285,8
0 –1 –1
S 298 (J.mol .K ) 130,6 205,0 69,9
Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của quá trình tạo thành 1 mol nước ở đktc.
A. + 237,2 kJ B. –237,2 kJ C. +334,1 kJ D. –334,1 kJ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học.
[3] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Trang 75
ĐỘNG HÓA HỌC

CHƯƠNG 6: ĐỘNG HÓA HỌC

MỤC TIÊU
1. Phát biểu và giải thích biểu thức của định luật tác dụng khối lượng về ảnh hưởng
của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
2. Thiết lập được phương trình động học của một số phản ứng đơn giản có bậc
khác nhau.
3. Trình bày được những quy luật về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
4. Trình bày được cơ chế chung và giải thích được vai trò của chất xúc tác trong
phản ứng hóa học.
5. Vận dụng được nguyên lý Le Chatelier để dự đoán chiều chuyển dịch của một
cân bằng khi có tác động của một số yếu tố.
6. Phân biệt và viết được sơ đồ của một số phản ứng phức tạp.

MỞ ĐẦU
Động hóa học nghiên cứu về tốc độ của các phản ứng hóa học và các yếu tố
ảnh hưởng đến tốc độ như: nồng độ chất phản ứng, nhiệt độ, chất xúc tác. Trên cơ
sở đó cho phép tìm hiểu về cơ chế của các phản ứng.
6.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
6.1.1 Tốc độ phản ứng
Phản ứng hóa học diễn ra có thể là ở trạng thái đồng thể hoặc dị thể. Phản ứng
diễn ra trong hệ một pha gọi là phản ứng đồng thể, còn các phản ứng diễn ra ở bề
mặt tiếp xúc giữa 2 pha (rắn – lỏng, khí – lỏng) gọi là phản ứng dị thể.
Tốc độ phản ứng thường được đo bằng tốc độ biến thiên nồng độ của một
trong các chất tham gia phản ứng hay chất tạo thành sau phản ứng trong một đơn vị
thời gian.
Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB cC + dD (1)
 ΔC
Tốc độ trung bình của phản ứng: v = ±
Δt

Tốc độ tức thời của phản ứng:


Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và các điều kiện tiến
hành phản ứng như nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt tiếp
xúc,…

Trang 76
ĐỘNG HÓA HỌC

6.1.2 Phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp


6.1.2.1 Phản ứng đơn giản
Là phản ứng chỉ diễn ra qua một giai đoạn (một tương tác)
Ví dụ 6.1: CH3–N=N–CH3 CH3–CH3 + N2 (1)
H2 + I2 2HI (2)
2NO + O2 2NO2 (3)
Mỗi phản ứng trên được gọi là một phản ứng cơ sở.
6.1.2.2 Phản ứng phức tạp
Là phản ứng diễn ra qua một số giai đoạn (gồm nhiều phản ứng cơ sở).
Ví dụ 6.2: 2NO + 2H2 N2 + 2H2O (4)
Phản ứng này diễn ra qua một số giai đoạn sau đây:
2NO N2O2 (1)
N2O2 + H2 N2 + H2O2 (2)
H2O2 + H2 2H2O (3)
Những phản ứng có hệ số trong phương trình lớn thường là những phản ứng
phức tạp vì xác suất để nhiều phân tử đồng thời va chạm vào nhau là rất nhỏ. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý là có những phản ứng nhìn bề ngoài tưởng là đơn giản
nhưng thực tế lại là phản ứng phức tạp nghĩa là gồm nhiều phản ứng cơ sở.
Ví dụ 6.3: N2O5 2NO2 + ½O2 (5)
CO + Cl2 COCl2 (6)
Toàn bộ các phản ứng cơ sở diễn ra trong một phản ứng phức tạp thể hiện cơ
chế của phản ứng.
6.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
6.2.1 Định luật tác dụng khối lượng
Xuất phát từ quan điểm cho rằng muốn có phản ứng xảy ra thì các phân tử
hay nguyên tử phản ứng phải va chạm vào nhau, vì vậy nếu số va chạm càng
lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn mà số va chạm lại phụ thuộc vào nồng độ.
Vào những năm 1864 – 1867 Gulberg, Waager (Guynbec và Oagơ) người
Na Uy đã nêu ra một định luật có nội dung như sau:
"Ở một nhiệt độ không đổi tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với tích số nồng độ
các chất tham gia phản ứng với những luỹ thừa xác định"
Nếu có phản ứng: aA + bB pC +qD
thì theo định luật ta có: v = k[A]m[B]n (6.1)

Trang 77
ĐỘNG HÓA HỌC

Các luỹ thừa m, n được xác định bằng con đường thực nghiệm. Trong trường
hợp phản ứng đơn giản nó trùng với hệ số của A và B trong phương trình hóa học.
Ví dụ 6.4: Đối với các phản ứng (1) (2) (3) ở trên ta có:
v = k1[C2H6N2]
v = k2[H2][I2]
v = k3[NO]2[O2]
Còn đối với phản ứng phức tạp thì các số mũ của nồng độ có thể không trùng
với hệ số của phương trình hóa học. Ví dụ đối với các phản ứng (5) và (6) bằng
thực nghiệm người ta đã thiết lập được phương trình sau:
v = k3[NO]2[H2]
v = k[CO][Cl2]3/2
Trong phương trình của định luật tác dụng khối lượng (phương trình 6.1):
[A], [B]: nồng độ chất A và B tính bằng mol/l.
k: hằng số tốc độ phản ứng. Nếu [A] = 1, [B] = 1 khi đó v = k.
Như vậy k chính là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng là
một đơn vị. Vì vậy k còn được gọi là tốc độ riêng của phản ứng.
Giá trị của k không phụ thuộc vào nồng độ, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản
chất của các chất phản ứng.
6.2.2 Bậc và phân tử số của phản ứng
Trong động hóa học các phản ứng được phân loại theo bậc và phân tử số.
6.2.2.1 Bậc phản ứng
Bậc phản ứng là tổng các số mũ của nồng độ viết trong biểu thức của định
luật tác dụng khối lượng, tức là bằng m + n.
Ví dụ 6.5: Các phản ứng (1), (2), (3), (5), (6) tương ứng là các phản ứng bậc
1, 2, 3, 3 và 5/2. Như vậy bậc phản ứng có thể là số nguyên nhưng cũng có thể là
phân số.
6.2.2.2 Phân tử số của phản ứng
Sự phân loại phản ứng theo phân tử số liên quan trực tiếp với cơ chế thực của
phản ứng. Nó được xác định bằng số tiểu phân (phân tử, nguyên tử hay ion) đồng
thời tương tác với nhau trong một phản ứng đơn giản. Vì vậy phân tử số chỉ có thể
là số nguyên.
Ví dụ 6.6: Trong phản ứng: CH3–N=N–CH3 CH3–CH3 + N2
Tham gia vào tương tác chỉ có một phân tử. Vì vậy phản ứng có phân tử số là
một hay phản ứng đơn phân tử.

Trang 78
ĐỘNG HÓA HỌC

Trong phản ứng: H2 + I2 2HI để tạo thành sản phẩm hai phân tử H2
và I2 phải đồng thời tham gia vào một tương tác vì vậy phản ứng được coi là phân
tử số bằng hai hay phản ứng lưỡng phân tử. Những phản ứng có phân tử số bằng 3
hay cao hơn thường ít gặp vì xác suất để đồng thời 3 phân tử phản ứng với nhau là
rất nhỏ.
Lưu ý:
– Trong những phản ứng đơn giản thì bậc phản ứng thường trùng với phân tử số.
– Phương trình tốc độ của các phản ứng xúc tác bằng enzyme có dạng đặc biệt:
k 2 .[E]o [S]
v=
K M +[S]

Trong đó [S] là nồng độ chất phản ứng hay thường gọi là nồng độ cơ chất, [E]o
là nồng độ enzyme, KM là hằng số. Trong các phản ứng enzyme người ta không sử
dụng khái niệm bậc phản ứng vì chúng là những phản ứng phức tạp.
6.3 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng cho phép tìm hiểu
bản chất của những tương tác hóa học đồng thời tìm được chế độ nhiệt tối ưu cho
phản ứng hóa học.
6.3.1 Quy tắc Van't Hoff (Van Hốp)
" Khi nhiệt độ của phản ứng tăng lên 10 thì hằng số tốc độ phản ứng (cũng
là tốc độ phản ứng) tăng lên từ 2 đến 4 lần"
k T+10
γ=  24
kT

kT+10: hằng số tốc độ ở nhiệt độ T+10


kT: hằng số tốc độ ở nhiệt độ T
: được gọi là hệ số nhiệt độ của phản ứng
Trong trường hợp tổng quát biểu thức của định luật Van’t Hoff có dạng:
k T+ n10
γn =
kT

Ví dụ 6.7: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ  = 3. Hỏi tăng nhiệt độ lên 40 thì
tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần.
Hướng dẫn: Theo quy tắc Van’t Hoff ta có:
k T+ 4.10
γn =  34  81
kT

Trang 79
ĐỘNG HÓA HỌC

6.3.2 Biểu thức Arrehnius (Arêniux)


Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng được biểu thị một cách chính
xác hơn và áp dụng được trong một khoảng nhiệt độ rộng hơn qua biểu thức
Arrehnius:
E
E -
lnk = - + B hay k = A.e RT (6.2)
RT
R: Hằng số khí lý tưởng có giá trị bằng 1,98 cal/mol.K
A: Hằng số hay còn gọi là thừa số trước luỹ thừa.
Với những chất phản ứng có cấu trúc đơn giản thì A nhận những giá trị tương
tự nhau. Đối với những phản ứng trong đó chất phản ứng có cấu trúc phức tạp,
cồng kềnh về mặt không gian hay phản ứng ở những trung tâm hoặc nhóm chức
nhất định thì A nhận những giá trị khác nhau.
E: Hằng số đối với một phản ứng xác định, nghĩa là nó phụ thuộc vào bản
chất của các chất phản ứng. E được gọi là năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Từ biểu thức Arrehnius ta thấy khi nhiệt độ tăng tốc độ phản ứng tăng. Mặt
khác phản ứng có năng lượng hoạt hóa càng lớn sẽ diễn ra với tốc độ càng nhỏ.
6.3.3 Thuyết va chạm hoạt động và năng lượng hoạt hóa
6.3.3.1 Thuyết va chạm
Để các nguyên tử hay phân tử có thể phản ứng được với nhau chúng phải va
chạm vào nhau. Do đó tốc độ phản ứng sẽ tăng lên khi số va chạm (hay tần số va
chạm) tăng.
Thuyết va chạm không giải thích được sự khác biệt rất lớn giữa kết quả tính
toán lý thuyết và các kết quả thực nghiệm.
Ví dụ 6.8: Đối với phản ứng: 2HI H2 + I2
Khi [HI] = 1 mol/l thì số va chạm tính được là 6.1031 va chạm/s.cm3 nhưng
thực tế số va chạm dẫn đến phản ứng chỉ là 2.1014, có nghĩa là cứ 3.10+17 va chạm
mới có 1 va chạm có hiệu quả.
Phản ứng: Br + H2 HBr + H
Hằng số k2 xác định được bằng thực nghiệm  10–3 nhưng qua tính toán lý
thuyết thì k2 = 1,5.1011 l/mol.s.
Theo tính toán khi nhiệt độ tăng 10 số va chạm chỉ tăng 2% nghĩa là tốc độ
chỉ có thể tăng 2% nhưng trong thực tế theo quy tắc Van’t Hoff tốc độ phản ứng
lại tăng ít nhất là 200%. Điều này không thể giải thích được nếu chỉ dựa vào số va
chạm đơn thuần.

Trang 80
ĐỘNG HÓA HỌC

6.3.3.2 Thuyết va chạm hoạt động (hay thuyết hoạt hóa) và năng lượng hoạt hóa
Thuyết này cho rằng không phải mọi va chạm, mà chỉ những va chạm của
các nguyên tử hay phân tử hoạt động (gọi là các va chạm hoạt động) mới dẫn đến
phản ứng.
Các nguyên tử hay phân tử hoạt động là các nguyên tử hay phân tử có một
năng lượng dư đủ lớn so với năng lượng trung bình của chúng.
Năng lượng tối thiểu mà một mol chất phản ứng cần phải có để chuyển các
phân tử của chúng từ trạng thái không hoạt động trở thành hoạt động gọi là năng
lượng hoạt hóa của phản ứng.
Như vậy theo thuyết hoạt hóa phản ứng: A + B 
k
 P có thể hình dung như
sau: A + B 
 A* + B* 
K'
 AB* 
P

Các phân tử A và B cần phải được hoạt hóa thành A* và B* khi đó tạo thành
hợp chất trung gian hoạt động AB* và cuối cùng phân hủy để tạo ra sản phẩm P.
Như vậy để có thể phản ứng được với nhau phân tử các chất phản ứng dường
như phải vượt qua một hàng rào năng lượng. Đó chính là năng lượng hoạt hóa của
phản ứng (hình 6.1). Nếu năng lượng hoạt hóa càng nhỏ thì tốc độ phản ứng sẽ
càng lớn. Vì vậy khi xét khả năng phản ứng người ta thường dùng đại lượng này
để so sánh.

Hình 6.1: Đường biểu diễn biến đổi năng lượng trong quá trình phản ứng
(a) Phản ứng thu nhiệt H > 0; (b) Phản ứng toả nhiệt H < 0
Theo thuyết hoạt hóa tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với số va chạm hoạt động
cũng là tỷ lệ với số nguyên tử hay phân tử hoạt động, nghĩa là nếu có phản ứng:
A+B P
thì v = k [A*].[B*]
Gọi: năng lượng hoạt hóa phân tử của A và của B tương ứng là EA và EB.
nồng độ của A và B tương ứng là [A] và [B].

Trang 81
ĐỘNG HÓA HỌC

Theo định luật phân bố Boltzman nồng độ của các phân tử A và B có năng
lượng EA hay EB tức là nồng độ các phân tử hoạt động sẽ là:
Ea
-
[A*] = [A].e RT

Ea
-
[B*] = [B].e RT
Ea
-
Từ đó: v=k'[A*][B*] = k'.e RT [A].[B]

So sánh với phương trình của định luật tác dụng khối lượng:
v = k[A][B] ta có:
EA  E B
-
k = k'.e RT

Gọi EA + EB = E là năng lượng hoạt hóa của phản ứng ta được phương trình
thực nghiệm của Arrehnius. Ở đây k' chính là hằng số A.
Ea
- E
k = [A].e RT
hay lnk = - + B
RT
6.3.3.3 Xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng
Bằng thực nghiệm, xác định hằng số tốc độ của phản ứng ở ít nhất hai nhiệt
độ khác nhau T1 và T2. Khi đó ta có:
Ea E
lnk1 = - + B; lnk 2 = - a + B
RT1 RT1

RT1T2 kT
Từ đó: E= .ln 2
T2  T1 k T1

Ví dụ 6.9: Xác định năng lượng hoạt hóa của một phản ứng biết rằng trong
khoảng nhiệt độ từ 17 đến 27C phản ứng có hệ số nhiệt độ = 2,8.
Hướng dẫn: T1 = 17 + 27 = 290K
T2 =27 + 273 = 300K
1,98.290.300
E= .2,303.lg2,8 = 17850 cal/mol
300  290
Để xác định một cách chính xác năng lượng hoạt hóa người ta xác định hằng
1
số tốc độ của phản ứng ở một số nhiệt độ khác nhau rồi xây dựng đồ thị lnk = -
T
(hình 6.2). Từ góc lệch của đường thẳng với trục hoành xác định được E.

Trang 82
ĐỘNG HÓA HỌC

Hình 6.2: Xác định năng lượng hoạt hóa bằng phương pháp đồ thị

6.4 ẢNH HƯỞNG CỦA XÚC TÁC ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
6.4.1 Một số khái niệm về xúc tác
Xúc tác là hiện tượng làm tăng tốc độ của phản ứng khi có mặt những chất
đặc biệt, gọi là những chất xúc tác, các chất này sau khi tham gia vào phản ứng
được hoàn trở lại về lượng và chất.
Thường xúc tác được chia thành 3 loại:
– Xúc tác đồng thể: Các chất phản ứng và chất xúc tác tạo thành một pha
đồng nhất khí.
SO 2 + O 2 
NO
SO3 đồng pha khí
+
CH 3COOC 2 H 5 + H 2 O 
H
 CH 3COOH + C2 H 5OH đồng pha lỏng

Trong xúc tác đồng thể phản ứng xảy ra trong toàn bộ thể tích của hệ phản
ứng (trong không gian ba chiều), tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ của chất
xúc tác.
– Xúc tác dị thể: Các chất phản ứng và chất xúc tác tạo thành một hệ dị thể
(không đồng nhất).
Ví dụ 6.10: H 2O 2 
Pt
 H 2O + O 2 (dị thể lỏng – rắn)

CH 2 =CH 2 + H 2 
Ni
 CH 3 -CH 3 (dị thể khí – rắn)

Trong xúc tác dị thể phản ứng diễn ra trên bề mặt chất xúc tác (trong không
gian hai chiều). Tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với bề mặt chất xúc tác.
– Xúc tác enzyme (xúc tác men)
Ví dụ 6.11: C6 H12O 6 
zymase
 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 

Enzyme là các chất xúc tác sinh học, có bản chất protein. Trong xúc tác
enzyme các chất phản ứng được gọi là cơ chất. Phản ứng giữa enzyme và cơ chất

Trang 83
ĐỘNG HÓA HỌC

được thực hiện ở trung tâm xúc tác và tốc độ phản ứng enzyme còn phụ thuộc vào
cả nồng độ của enzyme.
6.4.2 Cơ chế và vai trò của xúc tác
Phản ứng có xúc tác thường diễn ra qua nhiều giai đoạn trung gian (tạo ra các
hợp chất trung gian):
A + B 
C + D
A + K 
 [AK]*
[AK]* + B 
 [ABK]*
[ABK]* 
C + D + K

Hình 6.3: Biến đổi năng lượng trong phản ứng không và có mặt xúc tác
Ví dụ 6.12: Phản ứng thuỷ phân acetate ethyl có xúc tác H+ diễn ra như sau:

O OH
CH 3 C H+ CH 3 C
OC2H 5 OC 2H5

OH
CH 3 C H2O CH 3COOH + C2H5OH 2
OC 2H5

C 2H5OH 2 C2H 5OH + H+

Trong xúc tác dị thể các hợp chất trung gian hình thành giữa các nguyên tử
trên bề mặt xúc tác và các chất phản ứng.
Ví dụ 6.13: Phản ứng hydro hóa hydrocarbon không no có xúc tác Ni.
RCH=CH 2 H 2 RCH-CH 2 H...H RCH 2 -CH 2 H RCH 2 -CH 3

Trang 84
ĐỘNG HÓA HỌC

Giai đoạn 1: Sự hấp phụ các chất phản ứng lên bề mặt chất xúc tác.
Giai đoạn 2, 3: Hình thành hợp chất trung gian và phản ứng trên bề mặt chất
xúc tác.
Giai đoạn 4: Tạo thành sản phẩm phản ứng và tách ra khỏi bề mặt.
Trong xúc tác enzyme thì giữa chất phản ứng (cơ chất) và enzyme tạo ra các
phức ES.
Như vậy sự có mặt của chất xúc tác làm cho phản ứng diễn ra qua một số
phản ứng trung gian có năng lượng hoạt hóa thấp hơn so với phản ứng không có
xúc tác (hình 6.3) và do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

Phản ứng E (Kcal/mol)


Không xúc tác 30 – 45
Xúc tác vô cơ 15 – 30
Xúc tác enzyme 8 – 12

Ví dụ 6.14: phản ứng phân hủy hydro peroxyde nếu không có xúc tác thì đòi
hỏi một năng lượng hoạt hóa là 35,96 Kcal/mol. Khi có xúc tác platin E = 24,02
Kcal/mol, còn khi được xúc tác bằng enzyme catalase chỉ cần một năng lượng hoạt
hóa 14 Kcal/mol.
6.4.3 Một số đặc điểm của xúc tác
Chất xúc tác không gây ra được phản ứng hóa học. Điều này có nghĩa là đối
với những phản ứng không có khả năng xảy ra về mặt nhiệt động học thì không thể
có chất xúc tác cho nó.
Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng của phản ứng mà chỉ làm cho cân
bằng đạt tới nhanh hơn, cũng có nghĩa là nó không làm thay đổi hiệu suất của phản
ứng vì khi làm tăng tốc độ phản ứng thuận bao nhiêu lần thì cũng làm tăng tốc độ
phản ứng nghịch bấy nhiêu lần.
Chất xúc tác có tính chọn lọc. Một chất xúc tác thường chỉ có thể xúc tác cho
một phản ứng hoặc một loại phản ứng nhất định. Tính chọn lọc thể hiện đặc biệt rõ
đối với các enzyme vì vậy người ta thường nói các enzyme có tính đặc hiệu cao.
o
C 2 H 5OH 
Cu, t
 CH 3CH=O
o
C 2 H 5OH 
Al2 O3 , t
 CH 2 = CH 2

Một lượng nhỏ chất xúc tác có thể xúc tác cho một lượng lớn chất phản ứng.
Sở dĩ như vậy là vì, về nguyên tắc, xúc tác không bị thay đổi sau phản ứng.

Trang 85
ĐỘNG HÓA HỌC

6.5 CÂN BẰNG HÓA HỌC


6.5.1 Phản ứng thuận nghịch – Hằng số cân bằng
Phản ứng thuận nghịch là phản ứng diễn ra theo hai chiều

k1
A + B  C + D

k2

Ví dụ 6.15: CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH


H2 + I2 2HI
Tốc độ phản ứng thuận vt = k1 [A].[B]
Tốc độ phản ứng nghịch vn = k2 [C].[D]
Trong quá trình phản ứng, tốc độ phản ứng thuận giảm dần còn tốc độ phản
ứng nghịch tăng dần. Khi vt = vn người ta nói phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng:
k1.[A]'.[B]' = k2.[C]'.[D]'
Từ đó rút ra:
k 1 [C]c .[D]d
KC = =
k 2 [A]a .[B]b

Như vậy K là tỷ số giữa tích số nồng độ các chất sản phẩm phản ứng và tích
số nồng độ các chất tham gia phản ứng nó được gọi là hằng số cân bằng của phản
ứng. K là đại lượng đặc trưng cho một cân bằng, K có giá trị càng lớn chứng tỏ cân
bằng chuyển nhiều hơn theo chiều thuận.
Ví dụ 6.16: Ở 410C hằng số cân bằng của phản ứng:
H2 + I2 2HI KC = 48
Hỏi khi trộn 1 mol H2 với 1 mol I2 trong bình có dung tích 1 lít thì nồng độ
lúc cân bằng của các chất trong bình là bao nhiêu?
H2 + I2 2HI
Nồng độ lúc ban đầu: 1 1
Nồng độ lúc cân bằng: 1–x 1–x 2x
[HI]2 (2x) 2
KC = = = 48
[H 2 ].[I2 ] (1-x).(1-x)
Giải phương trình ta được: x = [H2] = [I2] = 0,766 mol/l
[HI] = 2x = 1,552 mol/l
Ký hiệu: KC khi hằng số cân bằng được biểu thị qua nồng độ các chất.
KP khi hằng số cân bằng được biểu thị qua áp suất riêng của các chất
khí.

Trang 86
ĐỘNG HÓA HỌC

PC' .PD'
Khi đó: Kp = (6.3)
PA' .PB'

Trong đó P'A, P'B, P'C, P'D là áp suất lúc cân bằng của A, B, C, D trong hệ.
Đối với phản ứng khí thì giữa KC và KP có mối liên hệ như sau:
KP = KC (RT)n (6.4)
Trong đó: R: là hằng số khí bằng 0,082 lít at/mol.K
T: là nhiệt độ tuyệt đối
n = số mol sản phẩm – số mol chất tham gia
Đối với cân bằng dị thể thì pha ngưng tụ sẽ không có mặt trong biểu thức ví
dụ cân bằng sau đây:
C(r) + H2O(h) CO(k) + H2(k)
'
[CO][H 2 ] PCO .PH' 2
KC = hay K p =
[H 2O] PH' 2O

6.5.2 Nguyên lý chuyển dịch cân bằng (Le Chatelier – Lơ Satơliê)


"Khi một trong những điều kiện tồn tại của cân bằng như: nồng độ, nhiệt độ,
áp suất bị thay đổi thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại tác dụng thay
đổi đó".
Ví dụ 6.17: FeCl3 + 3KSCN Fe(SCN)3 + 3KCl
(vàng nhạt) (đỏ đậm)

Khi cân bằng đã được thiết lập nếu ta thêm vào hệ một ít tinh thể KCl sẽ nhận
thấy màu nhạt đi. Điều đó chứng tỏ cân bằng đã chuyển dịch theo chiều nghịch tức
là chiều làm giảm bớt nồng độ KCl. Ngược lại mầu đỏ sẽ đậm lên nếu ta thêm
KSCN hay FeCl3, chứng tỏ cân bằng đã chuyển dịch theo chiều thuận để làm giảm
nồng độ các chất thêm vào.
Ví dụ 6.18: N2 + 3H2 2NH3 H < 0
Phản ứng theo chiều thuận làm cho hệ nóng lên do tạo ra nhiệt đồng thời làm
giảm áp suất do tạo ra ít số phân tử hơn và ngược lại. Vì vậy nếu ta tăng áp suất
của hệ ví dụ bằng cách nén thì cân bằng sẽ phải chuyển dịch theo chiều thuận. Kết
quả tương tự như vậy khi ta làm lạnh hệ phản ứng.
Trong tổng hợp amoniac, để tăng hiệu suất của phản ứng người ta thường thực
hiện ở áp suất rất cao, tuy nhiên không thể hạ nhiệt độ quá thấp vì điều này lại làm
giảm tốc độ và do đó làm giảm năng suất của quá trình sản xuất.

Trang 87
ĐỘNG HÓA HỌC

6.6 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


6.6.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Kết quả thực nghiệm từ phản ứng: A + B C. Được cho trong bảng sau:
Thứ tự thí Nồng độ chất ban đầu phản ứng
Vận tốc (M. s–1)
nghiệm [A] M [B] M
TN 1 1,7.10–8 0,030 0,010
TN 2 6,8.10–8 0,060 0,010
TN 3 4,8084.10–8 0,030 0,020
Hãy cho biết biểu thức vận tốc phản ứng dựa vào kết quả thực nghiệm trên là?
Câu 2: Kết quả thực nghiệm từ phản ứng:
NO (k) + NO2 (k) + O2 (k) N2O5 (k) ở nhiệt độ TK
được cho trong bảng sau:
Thứ tự thí
[NO] M [NO2] M [O2] M Tốc độ phản ứng (M.s–1)
nghiệm
TN 1 0,10 0,10 0,10 2,1.10–2
TN 2 0,20 0,10 0,10 4,2.10–2
TN 3 0,20 0,30 0,20 1,26.10–1
TN 4 0,10 0.10 0,20 2,1.10–2
Biểu thức vận tốc phản ứng và hằng số vận tốc k dựa vào kết quả thực nghiệm
trên là?
Câu 3: Thí nghiệm cho thấy vận tốc của phản ứng: 2NO + O2 2NO2
Tỷ lệ với bình phương nồng độ của NO và nồng độ của O2
a. Viết biểu thức vận tốc phản ứng của phương trình trên và cho biết bậc tổng
quát của phản ứng đó?
b. Vận tốc của phản ứng trên sẽ thay đổi như thế nào khi ta:
– Giữ nguyên nồng độ NO và tăng gấp đôi nồng độ của O2
– Giữ nguyên nồng độ O2 và tăng gấp đôi nồng độ của NO
– Giảm phân nửa nồng độ của 2 tác chất
Câu 4: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2CrO42– + 2H+ Cr2O72– + H2O (1)
(màu vàng) (màu da cam)
– Khi thêm dung dịch NaOH vào thì ảnh hưởng đến ion H + trong dung dịch
như thế nào (sẽ làm tăng nồng độ hay giảm nồng độ H+)? Ngược lại, khi thêm dung
dịch HCl sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự chuyển dịch cân bằng (1)?
Câu 5: Xác định hằng số cân bằng của các phản ứng sau:
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O

Trang 88
ĐỘNG HÓA HỌC

6.6.2 Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Giá trị của hằng số vận tốc phản ứng k sẽ thay đổi nếu có sự thay đổi:
A. Nhiệt độ của phản ứng
B. Gấp đôi nồng độ sản phẩm
C. Gấp đôi nồng độ chất tham gia phản ứng (có mặt trong biểu thức vận tốc
phản ứng)
D. Thêm chất xúc tác
Câu 2: Cho phản ứng bậc nhất: A B. Nồng độ ban đầu của chất A bằng 5M,
biết sau 20 phút phản ứng nồng độ chất A còn lại là 2,5M. Sau 30 phút nồng độ chất
A (được làm tròn) còn lại là:
A. 1,25M B. 1,77M C. 2,29M D. 2,35M
Câu 3: Chất xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng vì:
A. Làm tăng số phân tử có năng lượng cao
B. Làm tăng nhiệt độ các phân tử trong phản ứng
C. Làm thay đổi chiều hướng phản ứng
D. Làm tăng năng lượng hoạt hóa cho các phân tử
Câu 4: Vận tốc phản ứng PCl5 PCl3 + Cl2 tăng 4 lần khi nồng độ PCl5 gấp
đôi. Vì thế, vận tốc:
A. Tùy thuộc vào nồng độ của PCl3 và Cl2
B. Tùy thuộc bậc nhất đối với PCl5
C. Tùy thuộc bậc hai đối với PCl5
D. Tùy thuộc bậc ba đối với PCl5
Câu 5: Cho phản ứng ở pha khí: H2 + I2 2HI. Nếu tăng áp suất bằng cách
giảm thể tích bình phản ứng thì:
A. Phản ứng tạo thêm lượng HI
B. Phản ứng tạo thêm lượng HI và I2
C. Phản ứng không làm thay đổi lượng HI
D. Hằng số cân bằng thay đổi
Câu 6: Cho phản ứng: 2HCl (l) + Zn (r) H2 (k) + ZnCl2 (l)
A. Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi dùng nồng độ dung dịch HCl 0,06M so
với 0,5M
B. Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi dùng nồng độ dung dịch HCl 0,5M so với
0,06M
C. Phản ứng không thay đổi khi dùng nồng độ dung dịch HCl 0,06M hoặc
0,5M
D. Phản ứng không thay đổi khi dùng nồng độ dung dịch HCl 0,05M

Trang 89
ĐỘNG HÓA HỌC

Câu 7: Một cơ chế sự phá hủy ozon ở thượng tầng khí quyển:
Giai đoạn 1: O3 + Cl O2 + ClO
Giai đoạn 2: ClO + O Cl + O2
A. O2 là chất xúc tác phản ứng B. ClO là chất xúc tác phản ứng
C. Cl là chất xúc tác phản ứng D. O là chất xúc tác phản ứng
Câu 8: Giá trị hằng số cân bằng của phản ứng:
ClNO2 (k) + NO(k) NO2 (k) + ClNO (k)
Biết hằng số cân bằng theo chiều thuận của phản ứng ở 25C là kt = 7,3.103 M/s.
Biết hằng số cân bằng theo chiều nghịch của phản ứng ở 25C là kn = 0,55 M/s.
A. 1,33.104 B. 1,55.104 C. 1,77.104 D. 1,99.104
Câu 9: Chọn câu sai, đun nóng NO2 0,3M trong bình kín, đến nhiệt độ cân bằng
được thiết lập: 2NO2 (k) 2NO (k) + O2 (k). Bằng thực nghiệm quang phổ,
xác định được nồng độ NO2 lúc cân bằng là 0,06M?
A. Nồng độ ban đầu của NO2 là 0,3M
B. Nồng độ lúc cân bằng của O2 là 0,12M
C. Hằng số cân bằng KC = 1,06
D. Hằng số cân bằng KC = 1,92
Câu 10: Cho phản ứng: 2NO2 (k) 2NO (k) + O2 (k)
Biểu thức thực nghiệm của tốc độ phản ứng là: v = k[NO]2[O2]
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng bậc 1 đối với O2 và bậc 3 đối với NO
B. Phản ứng có bậc tổng quát là 3
C. Khi giảm nồng độ NO 2 lần, tốc độ phản ứng giảm 2 lần
D. Khi tăng nồng độ NO 3 lần, tốc độ phản ứng tăng 3 lần
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là phù hợp với đặc điểm của chất xúc tác?
A. Làm cho biến thiên năng lượng tự do G của hệ phản ứng âm hơn
B. Làm tăng tốc độ phản ứng do làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng
C. Làm tăng tốc độ phản ứng do có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển động
của các phân tử
D. Làm cho hiệu suất của phản ứng theo chiều thuận tăng lên
Câu 12: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2CrO42– + 2H+ Cr2O72– + H2O
(màu vàng) (màu da cam)
Khi thêm 1 ml NaOH 0,5M, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào?
A. Chiều thuận, dung dịch có màu vàng
B. Chiều thuận, dung dịch có màu da cam
C. Chiều nghịch, dung dịch có màu da cam
D. Chiều nghịch, dung dịch có màu vàng

Trang 90
ĐỘNG HÓA HỌC

Câu 13: Các ion Cr2O72 và CrO42 tồn tại trong điều kiện?
A. Cr2O72 tồn tại trong dung dịch base và CrO42 tồn tại trong dung dịch acid
B. Cr2O72 và CrO42 đều tồn tại trong dung dịch base
C. Cr2O72 và CrO42 đều tồn tại trong dung dịch acid
D. Cr2O72 tồn tại trong dung dịch acid và CrO42 tồn tại trong dung dịch base
Câu 14: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 N2O4
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt B. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt
C. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học.
[3] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh.

Trang 91
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

CHƯƠNG 7: ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

MỤC TIÊU
1. Định nghĩa đúng và tính toán được những loại nồng độ khác nhau sử dụng trong
hóa học.
2. Mô tả hiện tượng thẩm thấu và giải thích được biểu thức của định luật Van’t Hoff
về áp suất thẩm thấu.
3. So sánh và giải thích được sự khác nhau về nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc của
dung dịch và của dung môi.
4. Nêu lên được những ứng dụng của việc đo áp suất thẩm thấu, độ tăng nhiệt độ sôi,
độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch trong việc xác định khối lượng mol của các chất.

Các hệ phân tán và dung dịch


Hệ phân tán là những hệ trong đó có ít nhất một chất phân bố (gọi là chất phân
tán) vào một chất khác (gọi là môi trường phân tán) dưới dạng những hạt có kích
thước nhỏ bé.
Dựa vào kích thước hạt người ta chia thành:
– Hệ phân tán phân tử – ion hay còn gọi là dung dịch thực. Ví dụ, dung dịch
muối acid, base... Kích thước hạt ở đây 1 nm.
– Hệ phân tán keo hay còn gọi là dung dịch keo. Ví dụ, gelatin, hồ tinh bột,
keo acid silicic... có kích thước hạt từ 1 – 100 nm.
– Hệ phân tán thô có 2 dạng là huyền phù và nhũ tương. Ví dụ, nước sông
chứa những hạt phù sa; sữa,... Kích thước hạt của những hệ này 100 nm.
Trong chương này chúng ta đề cập đến dung dịch phân tử và những tính chất
chung của chúng.

7.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI DUNG DỊCH


Dung dịch là một hệ đồng nhất của hai hay nhiều chất có tỷ lệ khác nhau thay
đổi trong một phạm vi rộng.
Các nhà hóa học và sinh học thường tiếp xúc với dung dịch các chất rắn (đường,
NaCl,…) chất khí (O2, NH3,… ) chất lỏng (C2H5OH, phenol,…) trong nước.
Trong các dung dịch này nước là môi trường hòa tan, được gọi là dung môi, các
chất khác gọi là chất tan.
Theo bản chất của chất tan người ta phân chia thành:

Trang 92
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

– Dung dịch không điện ly: Chất tan có mặt trong dung dịch dưới dạng phân
tử. Ví dụ dung dịch đường, C2H5OH, O2 trong nước.
– Dung dịch điện ly: Trong dung dịch có mặt cả phân tử và ion. Ví dụ dung
dịch của các muối, acid, base,... trong nước.
7.2 NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
Nồng độ dung dịch là đại lượng biểu thị lượng chất tan trong dung dịch.
Có một số cách biểu thị nồng độ tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
7.2.1 Nồng độ % (kí hiệu C%)
Nồng độ phần trăm biểu thị bằng số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.
mct
C% = .100
m dd
Trong đó: mct: khối lượng chất tan (gam)
mdd: khối lượng dung dịch (gam)
Ví dụ 7.1: dung dịch huyết thanh ngọt là dung dịch glucose 5% (5 gam glucose
hoà tan trong 95 gam nước).
7.2.2 Nồng độ mol hay mol/lít. Ký hiệu M hay CM
Nồng độ mol được biểu thị bằng số phân tử gam chất tan hay số mol chất tan
có trong 1 lít dung dịch.
m 1000 n
Công thức tính: CM = . =
M V(ml) V(l)
Trong đó: m: khối lượng cân của chất tan (gam)
M: phân tử lượng của chất tan
V: thể tích của dung dịch (ml hoặc lít)
Ví dụ 7.2: dung dịch NaOH 0,1M là dung dịch có 4 gam NaOH trong 1 lít dung
dịch. Muốn có dung dịch này người ta phải cân chính xác 4 gam NaOH và thêm
nước đến thể tích cuối cùng là 1 lít.
7.2.3 Nồng độ đương lượng. Ký hiệu N hay CN
Nồng độ đương lượng được biểu thị bằng số đương lượng gam chất tan trong 1 lít
dung dịch.
m 1000
Công thức tính: CN = . = n.CM
E V(ml)

Trong đó: m: khối lượng cân của chất tan (gam)


E: đương lượng gam của chất tan (gam)
V: thể tích của dung dịch (ml hoặc lít)

Trang 93
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Đương lượng gam của một chất là lượng chất đó tính bằng gam khi phản ứng
tương đương (kết hợp hay thay thế) 1 mol nguyên tử hydro (1,008 gam).
M
Công thức tính: E=
n
Trong đó: M: khối lượng mol của chất tan (gam)
n: hệ số đương lượng, phụ thuộc vào phản ứng mà nó tham gia
7.2.3.1 Hệ số đương lượng của hợp chất trong phản ứng trao đổi
Hệ số đương lượng n của một acid hoặc base là số H+ hoặc OH- của acid hay
base tham gia trao đổi trong phản ứng trao đổi proton.
Hệ số đương lượng n của một muối bằng tổng số điện tích dương của ion kim
loại (hay tổng số điện tích âm trong gốc acid).
Ví dụ 7.3: Xác định đương lượng (E) của acid và base trong phản ứng sau:
H 3 PO 4 + 3NaOH 
 Na 3 PO4 + 3H 2 O
Một mol H3PO4 khi phản ứng tương đương với 3 mol nguyên tử hydro (đưa
ra 3 mol nguyên tử hydro để trao đổi). Vì vậy:
M H3PO4 98 M 40
E H3PO4 = = ; E NaOH = NaOH =
n 3 n 1
còn trong phản ứng:
H 3 PO 4 + 2NaOH 
 Na 2 HPO4 + 2H 2 O
M H3PO4 98
E H3PO4 = =
n 2
Ví dụ 7.4: Xác định đương lượng (E) của muối Na2CO3 trong phản ứng sau:
Na 2 CO3 + 2HCl 
 2NaCl + CO 2  + H 2 O
Một mol Na2CO3 khi phản ứng, điện tích ion dương Na+ là 2. Vì vậy:
M Na 2CO2 106
E Na 2CO3 = =  53
n 2
7.2.3.2 Hệ số đương lượng của hợp chất trong phản ứng oxy hóa khử
Hệ số đương lượng n của một chất trong phản ứng oxy hóa khử bằng số electron
mà một phân tử chất đó cho hay nhận.
Ví dụ 7.5: Xác định đương lượng (E) của KMnO4 và FeSO4 trong phản ứng sau:
7 2 2 3
K Mn O4 + FeSO 4 + H 2SO 4 
 Mn SO4 + Fe 2 (SO4 )3 + K 2SO 4 + H 2O
Một phân tử KMnO4 nhận 5 electron và một phân tử FeSO4 nhường 2 elctron.
Vì vậy:
M KMnO4 158 M FeSO4 152
E KMnO4 = = =31,6 ; E FeSO4 = =
n 5 n 1

Trang 94
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Ví dụ 7.6: Tính đương lượng gam của acid oxalic (HOOC–COOH) trong các
phản ứng sau đây và cho biết muốn pha được dung dịch 0,1 N của acid này cần phải
tiến hành như thế nào?
H 2C 2O 4 + 2NaOH 
 Na 2 C2 O4 + 2H2 O (1)
3 7 2 4
5H 2 C2 O4 + 2K Mn O 4 + 3H 2SO 4 
 2Mn SO 4 + 10 C O2  + K 2SO4 + H 2 O (2)

Hướng dẫn: Trong phản ứng (1) H2C2O4 trao đổi 2 điện tích dương (2H+) hay
2 điện tích âm ( C 2O 24 ). Vì vậy:
M H 2 C 2 O4 90
E H 2 C 2 O4 = = =45g
n 2
+3 +4
Trong phản ứng (2) một phân tử H2C2O4 cho đi 2e ( 2 C 
 2 C ). Vì vậy
đương lượng gam của H2C2O4 trong phản ứng này cũng bằng
M H 2 C 2 O4 90
E H 2 C 2 O4 = = = 45 .
n 2
Nồng độ đương lượng gam được sử dụng rộng rãi trong hóa học, đặc biệt trong
hóa học phân tích. Ở đây việc tính toán dựa trên kết quả định luật đương lượng.

Theo định luật đương lượng: Các chất hóa học (đơn chất hay hợp chất)
phản ứng với nhau theo cùng số đương lượng gam được sử dụng trong hóa
học phân tích để xác định nồng độ của chất tan trong dung dịch. Có thể suy ra rằng:
khi hai chất phản ứng vừa đủ với nhau thì số đương lượng gam đã phản ứng của
chất này đúng bằng số đương lượng gam đã phản ứng của chất kia.
Ví dụ 7.7: Nếu VA lít dung dịch chất A nồng độ NA phản ứng vừa đủ với VB lít
dung dịch chất B có nồng độ NB. Khi đó ta có:
CN(A).VA = CN(B).VB
Trong hóa học phân tích, khi biết VB.NB và xác định được VA (bằng cách chuẩn
độ) ta có thể tính được CN(A).
7.2.4 Nồng độ molan (ký hiệu m hay Cm)
Nồng độ molan biểu thị số mol chất tan trong 1000 gam dung môi.
m 1000
Công thức tính: Cm  
M q

Trong đó: m: khối lượng cân của chất tan (gam)


M: khối lượng mol của chất tan (gam)
q: khối lượng dung môi (ml hoặc lít)

Trang 95
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

7.3 ÁP SUẤT THẨM THẤU CỦA DUNG DỊCH


7.3.1 Hiện tượng thẩm thấu
Hai nhánh A và B của một ống hình chữ U được ngăn cách bằng một màng
thẩm thấu tức là màng có kích thước các lỗ chỉ cho các phân tử dung môi đi qua còn
các tiểu phân chất tan bị giữ lại (hình 7.1).

Dung dịch đường Nước nguyên chất

Màng thẩm thấu


Hình 7.1: Mô hình thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu
Bên nhánh A chứa một dung dịch đường bên nhánh B chứa nước nguyên chất
(hay một dung dịch đường có nồng độ nhỏ hơn nồng độ dung dịch ở nhánh A). Sau
một thời gian nhất định, nhận thấy mực chất lỏng trong nhánh A nâng lên một độ
cao h nào đó, còn mực chất lỏng trong nhánh B bị hạ thấp xuống. điều đó chứng tỏ
đã có những phân tử dung môi từ nhánh B chuyển sang nhánh A.
Hiện tượng các phân tử dung môi khuyếch tán một chiều qua màng thẩm
thấu từ dung môi sang dung dịch (hoặc từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung
dịch có nồng độ cao hơn) được gọi là hiện tượng thẩm thấu.
7.3.2 Áp suất thẩm thấu – định luật Van't Hoff (Van Hốp –1887 Hà Lan)
Áp suất thẩm thấu là áp suất gây nên bởi hiện tượng thẩm thấu. Về độ lớn nó
có giá trị bằng áp suất gây nên bởi cột nước có chiều cao h trong thí nghiệm trên
hoặc bằng áp suất cần đặt lên dung dịch để làm ngừng hiện tượng thẩm thấu.
Áp suất thẩm thấu (thường ký hiệu ) phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt ñộ của
dung dịch theo định luật Van’t Hoff:
Áp suất thẩm thấu của một dung dịch tỷ lệ thuận với nồng độ và nhiệt độ của
dung dịch.  = R.C.T
R: Hằng số khí lý tưởng, bằng 0,082 lít.atm/mol.K
C: Nồng độ mol/lít của dung dịch
T: Nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch

Trang 96
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Hiện tượng thẩm thấu có ý nghĩa sinh học rất quan trọng vì màng của các tế
bào là các màng thẩm thấu.
– Nhờ có hiện tượng thẩm thấu nước được vận chuyển từ rễ cây lên ngọn.
– Dịch trong hồng cầu có áp suất thẩm thấu 7,4 – 7,5 atm. Vì vậy để tránh
hiện tượng vỡ hoặc teo hồng cầu người ta thường sử dụng những dung dịch đẳng
trương (có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu của máu) để đưa vào cơ thể.
Dựa vào định luật Van’t Hoff người ta có thể xác định được khối lượng mol
phân tử của một chất bằng cách đo áp suất thẩm thấu.
Ví dụ 7.8: Xác định khối lượng mol phân tử của hemoglobin biết rằng dung dịch
80g hemoglobin/lít có áp suất thẩm thấu 0,026 atm, ở 4C?
Hướng dẫn:
80
Gọi MA là khối lượng mol hemoglobin  C =
MA
R = 0,082 lít.atm/mol.K; T = 273 + 4 = 277K
80
 = R.C.T = 0,082. .277 = 0,026  M A = 70 g/mol
MA
7.4 NHIỆT ĐỘ SÔI VÀ NHIỆT ĐỘ ĐÔNG ĐẶC CỦA DUNG DỊCH
7.4.1 Áp suất hơi của dung dịch
Áp suất hơi của một chất lỏng là áp suất gây nên bởi những phân tử của nó trên
mặt thóang của chất lỏng.
Áp suất hơi bão hoà là áp suất tạo ra trên mặt thóang khi quá trình bay hơi
đạt tới trạng thái cân bằng.
Áp suất hơi tăng khi tăng nhiệt độ của chất lỏng.
Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi hay áp suất hơi bão hoà của dung dịch luôn
luôn nhỏ hơn áp suất của dung môi nguyên chất do trên mặt thóang của dung dịch có
các tiểu phân chất tan án ngữ (hình 7.2).

Dung môi Dung dịch 0C Tđ 100C TS

Hình 7.2: Sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hoà của dung môi và dung dịch vào nhiệt độ

Trang 97
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

7.4.2 Nhiệt độ sôi của dung dịch


Một chất lỏng sôi khi áp suất hơi bão hoà của nó bằng áp suất khí quyển. Ví dụ,
nước sôi ở 100C vì ở nhiệt độ này áp suất hơi của nó bằng áp suất 1 atm. Trong khi
đó để đạt được áp suất 1 atm cần phải tăng nhiệt độ của dung dịch hơn 100C.
Tóm lại: Một dung dịch sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi.
Nồng độ dung dịch càng lớn thì nhiệt độ sôi của nó càng cao. Hiệu nhiệt độ sôi của
dung dịch và dung môi được gọi là độ tăng điểm sôi của dung dịch, ký hiệu ∆TS.
7.4.3 Nhiệt độ đông đặc của dung dịch
Một chất lỏng sẽ đông đặc ở nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hoà trên pha lỏng
bằng áp suất hơi bão hoà trên pha rắn. Trên hình (7.2) đường biểu diễn biến đổi áp
suất hơi bão hoà trên pha rắn (đoạn OA) cắt đường áp suất hơi trên dung dịch ở điểm
tương ứng với nhiệt độ thấp hơn 0C.
Tóm lại: một dung dịch sẽ đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông đặc của
dung môi. Nồng độ dung dịch càng lớn thì nhiệt độ đông của nó càng thấp. Hiệu nhiệt
độ đông của dung môi và dung dịch được gọi là độ hạ điểm đông của dung dịch, ký
hiệu ∆Tđ.
7.4.4 Định luật Raoult (Raun. 1886 – Pháp)
Độ tăng điểm sôi hay độ hạ điểm đông đặc của dung dịch tỷ lệ thuận với nồng
độ molan của dung dịch.
Ts = ks .Cm Tđ = kđ .Cm
ks và kđ tương ứng được gọi là hằng số nghiệm sôi và hằng số nghiệm đông đặc
của dung môi. Nó là những đại lượng đặc trưng đối với một dung môi nhất định.
Bảng 7.1: Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông của một số dung môi

Dung môi Ts C ks Tđ C kđ
H2 O 100 0,52 0 1,86
C6H6 80 2,57 5,5 5,12
C6H12 81 2,79 6,5 2,02
CHCl3 61,1 3,6 –63,2 4,9
CCl4 76,5 5,0 –24,7 29,8

Dựa vào định luật Raoult và bằng thực nghiệm xác định độ hạ điểm đông đặc
(phương pháp nghiệm đông) hay độ tăng điểm sôi (phương pháp nghiệm sôi) của
dung dịch người ta có thể tìm được khối lượng mol của một chất tan nhất định.

Trang 98
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Ví dụ 7.9: dung dịch chứa 17,6 gam chất A không điện ly trong 250 gam benzene
sôi cao hơn benzene nguyên chất 1C. Tính khối lượng phân tử của chất A, biết Ks =
2,53C?
Hướng dẫn:
m 1000 17,6 1000
Cm    .
M q M 250

17,6 1000
ΔTs  k s  Cm  k s .
.
M 250
k .17,6.1000 2,53.17,6.1000
M s   178 đvC
250.ΔTs 250.1

Ví dụ 7.10: Tính ts, tđ của dung dịch chứa 9 gam glucose trong 100 gam H2O.
Cho Ks (H2O) = 0,516; Kđ (H2O) = 1,86?
Hướng dẫn:
m 1000 9 1000
Cm    .  0,5
M q 180 100

Ts = ks .Cm = 0,516.0,5 = 0,26


Tđ = kđ.Cm = 1,86.0,5 = 0,93
Nhiệt độ sôi của dung dịch: ts = 100 + 0,26 = 100,26C
Nhiệt độ đông của dung dịch: tđ = 0 – 0,93 = –0,93C
7.5 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
7.5.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Định đương lượng từng acid, base trong các phản ứng sau đây:
a. H 3 PO 4 + NaOH 
 NaH 2 PO 4 + H 2 O
b. H 3 PO 4 + 3NaOH 
 Na3 PO 4 + 3H 2 O

Câu 2: Định đương lượng các chất gạch dưới sau đây?

a.

b.
Câu 3: Định đương lượng các chất gạch dưới sau đây?

a.

b.

Trang 99
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Câu 4: Hòa tan 5,72 gam Na2CO3.10H2O vào 44,28 ml nước. Tìm nồng độ % của
dung dịch thu được? (Đáp số: 4,24%)
Câu 5: Hòa tan 100 gam CuSO4.5H2O vào 400 gam dung dịch CuSO4 4%. Tìm nồng
độ % của dung dịch thu được? (Đáp số: 16%)
Câu 6: Cần lấy bao nhiêu dung dịch H2SO4 74% (d = 1,664 g/ml) để pha chế thành
250 gam dung dịch H2SO4 20%? (Đáp số: 40,6 ml)
Câu 7: Xác định nồng độ mol của dung dịch H3PO4 14,6% (khối lượng riêng d = 1,08
g/ml)? (Đáp số: 1,61 M)
Câu 8: Cho 1 lít dung dịch acid acetic CH3COOH 2,03M có d = 1,017 g/ml. Tìm
nồng độ molan của dung dịch?
Câu 9: Tính khối lượng anhidrit sulfuric SO3 cần hòa tan vào 20 gam dung dịch
H2SO4 96% để thu được dung dịch H2SO4 100%? (Đáp số: 3,556 gam)
Câu 10: Dung dịch acid sulfuric H2SO4 trung hòa dung dịch natri hydroxide (NaOH)
theo phương trình phản ứng sau:
H 2SO 4 + 2NaOH 
 Na 2SO 4 + 2H 2 O
Hòa tan 49 gam H2SO4 nguyên chất thành 200 ml dung dịch. Vậy, nồng độ
đương lượng gam của acid là:
Câu 11: Natri carbonate tham gia phản ứng sau:
2HCl + Na 2 CO 3 
 2NaCl + CO 2 + 2H 2 O
Cần lấy bao nhiêu gam Na2CO3.10H2O để pha chế 1 lít dung dịch Na2CO3 0,1N.
(Đáp số: 14,3)
Câu 12: Cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 96% (d = 1,84 g/ml) để pha chế thành 1
lít dung dịch H2SO4 0,5N (cho biết đương lượng acid là 49)? (Đáp số: 13,8 ml)
Câu 13: Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 38% (d = 1,19 g/ml) để pha chế thành 1 lít
dung dịch HCl 2N? (Đáp số: 161,4 ml)
Câu 14: Cần bao nhiêu gam Na2SO3 vừa đủ để khử 50 ml dung dịch KMnO4 0,1N
trong môi trường H2SO4?
Na2SO3 + KMnO4 + H2SO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
(Đáp số: 0,315 gam)
Câu 15: Cho phương trình phản ứng sau:
KI + KMnO4 + H2SO4 K2SO4 + MnSO4 + I2 + H2O
a. Cần bao nhiêu gam KMnO4 để pha chế 500 ml dung dịch KMnO4 0,25N?
(Đáp số: 3,95 gam)
b. Cần bao nhiêu gam KI để pha chế 25 ml dung dịch KI 0,36N?
(Đáp số: 1,49 gam)

Trang 100
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Câu 16: Cho phương trình phản ứng sau:


Cr2O 72- + Fe 2+ + H + 
 Cr 3+ + Fe3+ + H 2 O
Tìm nồng độ đương lượng của dung dịch K2Cr2O7 biết 35 ml dung dịch chứa
3,87 gam K2Cr2O7. (Đáp số: 2,26N)
Câu 17: Tính khối lượng Na2S2O3.5H2O cần thiết để pha chế 500 ml dung dịch
Na2S2O3 0,2N cho phản ứng:
 S 4 O 62- + 2I  ( Đáp số: 24,8 gam)
2S 2 O32- + I 2 

Câu 18: Áp suất thẩm thấu của máu ở 37C là 7,65 atm. Cần hòa tan bao nhiêu gam
glucose vào nước thành 1 lít dung dịch để khi tiêm vào cơ thể, glucose cũng có áp
suất thẩm thấu như máu? (Đáp số: 54,2 gam)
Câu 19: Cần phải có bao nhiêu gam glucose (C6H12O6) trong 1 lít dung dịch để áp
suất thẩm thấu của nó bằng áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 3 gam aldehyde
formic (HCHO) trong 1 lít dung dịch. (Đáp số: 18 gam)
Câu 20: A là một chất không bay hơi, không điện li. 10,6 gam A hòa tan trong 749
gam diethyl ether cho một dung dịch có độ tăng nhiệt độ sôi là 0,284C. Biết hằng số
nghiệm sôi của diethyl ether 2,11C.kg/mol. Tìm khối lượng mol phân tử chất A? (M
= 106,4 g/mol)
7.5.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Khẳng định nào sau đây sai:
A. Dung dịch là hệ một pha nhiều cấu tử mà thành phần của nó có thể biến đổi
trong một giới hạn nhất định
B. Nồng độ mol cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
C. Nồng độ đương lượng gam cho biết số đương lượng gam chất tan có trong 1
lít dung dịch
D. Nồng độ molan cho biết số mol chất tan có trong 1000 gam dung dịch
Câu 2: VA ml dung dịch chất A có nồng độ CN (A) tác dụng vừa đủ với VB ml dung
dịch chất B có nồng độ CN(B). Biểu thức VA.CN(A) = VB.CN(B) cho biết điều nào dưới
đây:
A. Số mol chất A = số mol chất B
B. Số gam chất A = số gam chất B
C. Số đương lượng miligam chất A = số đương lượng miligam chất B
D. Phân tử số mol chất A = phân số mol chất B
Câu 3: Hòa tan 100 gam CuSO4.5H2O vào 400 gam dung dịch CuSO4 4%. Vậy nồng
độ % của dung dịch thu được là
A. 15% B. 16% C. 17% D. 18%

Trang 101
ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Câu 4: Có 2,0 lít dung dịch HNO3 1,1M. Thêm vào đó 0,2 mol HNO3 rồi thêm tiếp
nước cho đủ 4,0 lít. Nồng độ mol của dung dịch thu được phải là:
A. 0,4M B. 0,6M C. 0,8M D. 1,0M
Câu 5: Có dung dịch H3PO4 7,3% (d = 1,08 g/ml). Vậy nồng độ mol của dung dịch
thu được là:
A. 0,4M B. 0,6M C. 0,8M D. 1,6M
Câu 6: Để trung hòa 30 ml dung dịch NaOH 0,1N cần đúng 12 ml dung dịch acid
HCl. Vậy, nồng độ đương lượng gam của dung dịch acid là:
A. 0,2N B. 0,25N C. 0,3N D. 0,35N
Câu 7: Hòa tan 18 gam glucose trong 200 gam nước. Vậy dung dịch có nồng độ
molan là:
A. 0,3 mol/kg B. 0,4 mol/kg C. 0,5 mol/kg D. 0,6 mol/kg
Câu 8: Cho ba dung dịch mỗi dung dịch chứa 10 gam một chất tan không điện li
C6H12O6 (M = 180 đvC), C12H22O11 (M = 342 đvC), C3H8O3 (M = 92 đvC) trong 1
lít nước. Áp suất thẩm thấu của các dung dịch nói trên được xếp theo thứ tự tăng dần
như sau:
A. π C H O < π C H O < π C H O
6 12 6 12 22 11 3
B. π C H O < π C H O < π C H O
8 3 6 12 6 3 8 3 12 22 11

C. π C
12 H 22 O11
< π C6H12 O6 < π C3 H8 O3 D. π C H O < π C H
3 8 3 6 12 O 6
< π C12 H 22 O11

Câu 9: Cho 250 ml dung dịch chứa 3 gam đường có áp suất thẩm thấu 0,82 atm ở
12C. Khối lượng phân tử của đường là:
A. 171 B. 34,2 C. 17,1 D. 342
Câu 10: Chọn phát biểu đúng: Biết hằng số đông đặc của nước là 1,86. Khối lượng
glucozơ C6H12O6 phải thêm vào 500 gam nước để dung dịch bắt đầu đông đặc ở –
0,186C?
A. 9 gam B. 12 gam C. 18 gam D. 4,5 gam

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học.
[3] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Trang 102
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

CHƯƠNG 8: DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

MỤC TIÊU
1. Định nghĩa đúng và tính toán được một số đại lượng đặc trưng cho một chất
điện ly, một dung dịch chất điện ly.
2. Nêu được một số quan niệm về acid – base (theo arrehnius, Lewis và
Bronsted). Nhận biết được acid, base theo Bronsted.
3. Tính toán được pH của các dung dịch chất điện ly (acid, base, muối, acid amin…).
4. Nêu được thành phần tổng quát, giải thích được cơ chế tác dụng và tính được pH
của một số hệ đệm khác nhau.
5. Định nghĩa đúng tích số tan của chất điện ly mạnh khó tan và nêu được mối quan
hệ của đại lượng này với độ tan.
6. Trình bày được sự hình thành, cấu tạo và cấu trúc không gian của phức chất.

8.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẠI LƯỢNG VỀ DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY
8.1.1 Thuyết điện ly Arrehnius (Arêniux. 1884 – Thuỵ Điển)
Những chất ở trạng thái hòa tan hay nóng chảy có khả năng dẫn điện được gọi
là các chất điện ly. Trong nước chất điện ly phân ly thành các ion dương và ion âm.
Tuỳ thuộc vào khả năng phân ly của các chất điện ly trong dung dịch,
người ta phân chia chúng thành các chất điện ly yếu và chất điện ly mạnh.
 Chất điện ly mạnh: là những chất có khả năng phân ly hòan toàn thành
các ion trong dung dịch, quá trình điện ly là quá trình một chiều (trong phương trình
điện ly dùng dấu mũi tên một chiều ). Chất điện ly mạnh gồm:
– Hầu hết các muối tan (NaCl, KNO3, Fe2(SO4)3, CH3COONa,…)
CH3COONa CH3COO– + Na+
Fe2(SO4)3 2Fe3+ + 3SO42–
– Các acid mạnh (HCl, HNO3, H2SO4,…), base mạnh (NaOH, KOH,
Ba(OH)2,...).
NaOH OH– + Na+
HNO3 NO3– + H+
Ca(OH)2 2OH– + Ca2+
 Chất điện ly yếu: những chất trong dung dịch nước chỉ điện ly một phần
thành các ion, còn phần lớn tồn tại dưới dạng phân tử. Quá trình điện ly là quá trình
thuận nghịch ( ). Chất điện ly yếu gồm:

Trang 103
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

– Các acid yếu (RCOOH, H2CO3, H2SO3, HNO2, H2S,…)


H2CO3 CO32– + 2H+
HNO2 H+ + NO2–
– Các base yếu (NH4OH, Mg(OH)2, Fe(OH)3,…)
NH4OH OH– + NH4+
Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH–
– Các ion phức và các muối ít tan (AgCl, BaSO4, Ag2SO4,…)
[Fe(CN)6]4– 6CN– + Fe3+
BaSO4 Ba2+ + SO42–
8.1.2 Hằng số điện ly
Đối với chất điện ly yếu, quá trình điện ly của chúng trong dung dịch thực
chất là một quá trình thuận nghịch, nghĩa là trong dung dịch có cân bằng động giữa
các phân tử và các ion phân ly ra:
MA M+ + A –
Hằng số cân bằng của quá trình phân ly một chất điện ly yếu:
[M + ].[A - ]
K= được gọi là hằng số điện ly, ký hiệu là K
[MA]

K là đại lượng đặc trưng cho các chất điện ly yếu, nó phụ thuộc vào bản chất
chất điện ly, nhiệt độ và dung môi. K càng lớn thì khả năng phân ly càng nhiều.
 Nếu MA là acid: K gọi là hằng số acid; kí hiệu Ka (pKa)
[CH 3COO- ].[H + ]
CH3COOH CH3COO– + H+ Ka =
[CH 3COOH]

 Nếu MA là base: K gọi là hằng số base; kí hiệu Kb (pKb)

[NH +4 ].[OH - ]
NH3 + H2O OH– + NH4+ Kb =
[NH 3 ]

 Nếu MA là phức chất: Kkb gọi là hằng số không bền


[Fe2+ ].[CN- ]6
[Fe(CN)6]4– 6CN– + Fe3+ K kb =
[Fe(CN)6 ]4 

Trong tính toán người ta còn sử dụng đại lượng pK với quy ước pK = –lgK.
Như vậy tương ứng ta sẽ có pKa, pKb, pKkb,... Một chất điện ly có pK càng nhỏ thì
có khả năng điện ly càng mạnh trong dung dịch.

Trang 104
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

8.1.3 Độ điện ly
Khả năng phân ly của các chất điện ly trong dung dịch còn được đánh giá qua
một đại lượng gọi là độ điện ly của dung dịch, ký hiệu là .
Độ điện ly là tỷ số giữa số phân tử đã phân ly thành ion n và tổng số phân tử
đã hòa tan no.
C
α=
Co

Độ điện ly thường được biểu diễn bằng phần trăm (%).


Ví dụ 8.1: Dung dịch HF trong nước nồng độ 0,1M ở 25C có  = 0,09 hay
9%. điều đó có nghĩa là cứ hòa tan 100 phân tử thì có 9 phân tử phân ly thành ion.
Đối với dung dịch các chất không điện ly, ví dụ: đường... thì  = 0
Đối với dung dịch các chất điện ly mạnh, phân ly hòan toàn thì  = 1. Như
vậy độ điện ly có thể có giá trị 0 ≤  ≤ 1.
Tuy nhiên trong thực tế khi xác định độ điện ly (ví dụ, bằng phương pháp đo
độ dẫn điện) của dung dịch những chất điện ly mạnh, ví dụ: HCl, NaOH, K2SO4,...
thì  thường < 1 (nó chỉ = 1 khi dung dịch được pha loãng vô cùng). Sở dĩ như vậy
là vì ở những dung dịch có nồng độ cao, xảy ra tương tác tĩnh điện giữa các ion
hoặc sự tụ hợp giữa các ion với phân tử.
K chỉ phụ thuộc vào bản chất dung môi và nhiệt độ, trong khi đó  còn phụ
thuộc cả vào nồng độ. Như vậy K đặc trưng cho khả năng điện ly của một chất điện
ly yếu, còn  đặc trưng cho khả năng điện ly của một dung dịch điện ly nói chung.
Giữa K của một chất điện ly yếu và  có một mối tương quan như sau:
Nếu AB là chất điện ly yếu có hằng số điện ly K. Trong dung dịch có cân bằng:

 M  + A
MA 

Gọi nồng độ ban đầu của MA là C, độ điện ly của nó ở nồng độ này là  .
C [M + ] [A - ]
Sau khi cân bằng điện ly được thiết lập có: α = = =
Co Co Co
[M + ].[A - ] αC0 .αC0 α2
Theo định nghĩa: K= = = .C0
[MA] C0 -αC0 1-α
Khi  << 1 ( < 0,1) có thể coi 1–  ≈ 1 khi đó ta có biểu thức đơn giản hơn
K α2 K
= α=
C0 1-α C0

Biểu thức cho thấy: độ điện ly tỷ lệ nghịch với căn bậc 2 của nồng độ chất
điện ly. Đó là nội dung của định luật pha loãng Ostwald (Ôt–oan).

Trang 105
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Khi nồng độ giảm, nghĩa là khi pha loãng thì độ điện ly  của dung dịch tăng lên.
Các biểu thức trên cho phép tính hằng số K khi biết độ điện ly  ở một nồng
độ xác định và ngược lại.
Ví dụ 8.2: Tính hằng số điện ly của CH3COOH biết rằng dung dịch 0,1M có độ
điện ly 0,0132. Vì  << 1 nên có thể áp dụng công thức gần đúng:
K = 2C = (0,0132)2.10–1 = 1,76 10–5
8.1.4 Sự điện ly của nước – Tích số ion của nước – pH
Nước là chất điện ly rất yếu: H2O OH– + H+
Ở 25C nồng độ ion H+ và OH– bằng nhau: [H+] = [OH–] = 10–7 mol/l.
Tích số nồng độ Kn = [H+].[OH–] = 10–14, gọi là tích số ion của nước.
Trong dung dịch nước bất kỳ nồng độ ion H+ hay OH– có thể thay đổi
nhưng tích số nồng độ của chúng luôn luôn bằng 10–14 mol/l.
Để đặc trưng cho độ acid, base hay trung tính của một dung dịch người ta sử
dụng một đại lượng gọi là pH.

pH = -log[H  ] 
  pH + pOH = 14
pOH = -log[OH  ]

Nước nguyên chất Dung dịch acid Dung dịch base


[H+] = 10–7 [H+] > 10–7 [H+] < 10–7
pH = 7 pH < 7 pH > 7

8.1.5 Chất chỉ thị pH


Các chất chỉ thị pH là các chất có màu sắc thay đổi phụ thuộc vào pH.
Chúng thường là acid hay base hữu cơ yếu mà dạng phân tử và dạng ion có màu
khác nhau.
Ví dụ 8.3: một chất chỉ thị pH là acid thì trong dung dịch có cân bằng phân ly:

HI nd   H 3O + + I nd
-

(dạng phân tử) (dạng ion)


Màu dạng phân Màu dạng Khoảng
Chất chỉ thị
tử ion chuyển màu
Phenolphtalein Không màu Hồng 8,0 – 10,0
Bromothymol xanh Vàng Xanh 6,2 – 7,6
Qùy tím Hồng Xanh 5,0 – 8,0
Methyl đỏ Hồng Vàng 4,4 – 6,2
Methyl da cam Da cam Vàng 3,1 – 4,5

Trang 106
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Đại lượng đặc trưng đối với mỗi chất chỉ thị pH là khoảng chuyển màu
của chất chỉ thị. Đó là khoảng pH mà chất chỉ thị bắt đầu chuyển từ màu này
sang hòan toàn màu khác (từ màu dạng phân tử sang màu dạng ion).
Ví dụ 8.4: – Với methyl đỏ thì ở pH < 4,4 có màu hồng (màu dạng phân tử)
– Ở 4,4 < pH < 6,2 màu hồng chuyển dần sang vàng
– Ở pH > 6,2 có màu vàng (màu dạng ion)
Sử dụng chất chỉ thị pH thích hợp có thể đánh giá sơ bộ pH của một dung dịch
trong khoảng nào.
Ví dụ 8.5: – Nếu nhỏ phenolphtalein vào một dung dịch thấy xuất hiện màu
hồng thì chứng tỏ dung dịch có pH > 8.
– Nếu nhỏ methyl đỏ vào một dung dịch thấy xuất hiện màu hồng thì dung
dịch có pH nhỏ hơn 4,4. Nếu có màu vàng thì pH của dung dịch lớn hơn 6,2.
Để xác định pH bằng các chất chỉ thị màu pH một cách chính xác hơn người
ta thường dùng dung dịch chỉ thị tổng hợp. Đó là một dung dịch chứa nhiều chất
chỉ thị pH có các khoảng chuyển màu khác nhau và do đó nó sẽ có một màu xác
định ở một pH xác định. Người ta cũng dùng giấy đo pH là giấy đã tẩm chất chỉ thị
tổng hợp.
Khi đo pH người ta nhỏ một vài giọt chất chỉ thị tổng hợp hay nhúng một mẩu
giấy đo pH vào dung dịch cần đo rồi so màu với một thang mẫu tương ứng với
những pH khác nhau.
Ví dụ 8.6:
pH 3 4 5 6 7 8 9 10
Màu Đỏ Đỏ da cam Da cam Vàng Vàng lục Xanh lục Xanh Tím

Với những thang màu chi tiết hơn người ta có thể xác định được pH với độ
chính xác đến 0,5 hoặc 0,2 đơn vị pH.
8.2 ACID VÀ BASE
8.2.1 Thuyết proton về acid – base của Bronsted (Bronstet 1923 – Đan Mạch)
Theo Bronsted acid là chất có khả năng nhường proton, base là chất có khả
năng nhận proton:
CH3COOH H+ + CH3COO–
NH4+ H+ + NH3 RNH3+ H+ + RNH2
Hay tổng quát ta có: HA H+ + A–
Một acid HA khi phân ly cho ra proton và một base A–
HA/A– được gọi là một cặp acid – base liên hợp.

Trang 107
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

8.2.2 Sự điện ly của acid và base trong nước


HCl H+ + Cl–
CH3COOH H+ + CH3COO–
Vì ion H+ có thể tích nhỏ nên mật độ điện tích lớn do đó nó có thể tham gia
vào tương tác với các phân tử nước tạo ra ion hydroxoni H3O+. Vì vậy phản ứng
phân ly của acid thực chất là phản ứng của nó với nước.
HCl + H2O H3O+ + Cl–
CH3COOH + H2O H3O+ + CH3COO–
HA + H2O H3O+ + A–
Tuy nhiên để đơn giản người ta vẫn viết:
HA H+ + A–
[H + ].[A - ]
và hằng số điện ly vẫn được tính bằng biểu thức: K a =
[HA]
Tương tự như vậy sự điện ly của một base là phản ứng của nó với nước để tạo
ra ion OH–.
Ví dụ 8.7: NH3+ H2O NH4+ + OH–
CH3COO– + H2O OH– + CH3COOH
[NH 4 ].[OH - ]
và hằng số điện ly được tính bằng biểu thức: K b =
[NH 3 ]

Để thuận lợi người ta còn dùng đại lượng pKa và pKb với quy ước:
pKa = –lgKa và pKb = –lgKb
Giữa Ka và Kb (hay pKa và pKb) của một cặp acid – base liên hợp có mối liên
hệ sau đây: K a .K b = K n ; pK a + pK b = pK n  14

Chú ý: đối với một cặp acid – base liên hợp dạng acid càng mạnh thì dạng
base liên hợp càng yếu.
Bảng 8.1: Hằng số điện li (Ka) và pKa của một số acid yếu

Tên acid Công thức hóa học Ka pKa


7,5.10–2 1,27
A. Oxalic HOOC-COOH
5,4.10–5 4,27
7,5.10–3 2,13
6,2.10–8 7,21
A. Phosphoric H3PO4
2,2.10–12 11,66
A. Salicylic o-HO-C6H4COOH 1,0.10–3 3,00
8,0.10–4 3,10

Trang 108
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

A. Citric CH2C(OH)CH2(COOH)3 2,0.10–5 4,70


4,0.10–6 6,39
A. Flohydric HF 6,5.10–4 3,19
A. Nitrơ HNO2 4,5.10-–4 3,35
A. Formic HCOOH 1,8.10–4 3,74
A. Lactic CH3CH(OH)COOH 1,4.10–4 3,86
A. benzoic C6H5COOH 6,5.10–5 4,19
A. acrylic CH2=CHCOOH 5,5.10–5 4,26
A. acetic CH3COOH 1,8.10–5 4,76
A. butyric CH3(CH2)2COOH 1,5.10–5 4,82
A. propionic CH3CH2COOH 1,4.10–5 4,85
4,3.10-–7 6,37
A. Carbonic H2CO3
5,6.10–11 10,26
A. Cyanhydric HCN 4,9.10–10 9,31
A. Phenic C6H5OH 1,0.10–10 10,00

Bảng 8.2: Hằng số điện li (Kb) và pKb của một số acid yếu

Tên base Công thức hóa học Kb pKb


Diethylamine (C2H5)2NH 9,6.10–4 3,02
Ethylamine C2H5NH2 5,6.10–4 3,25
Methylamine CH3NH2 3,7.10–4 3,43
Amoniac NH3 1,8.10–5 4,74
Hydroxylamine HONH2 1,1.10–8 7,97
Pyridine C5H5N 1,7.10–9 8,77
Aniline C6H5NH2 3,8.10–10 9,42
Ure (NH2)2CO 1,5.10–14 13,82
Hydrazine H2N-NH2 1,7.10–6 5,77
8.2.3 pH của dung dịch acid mạnh, base mạnh
Acid mạnh phân ly hoàn toàn trong dung dịch:
Hn A nH+ + An–
Ca [H+] = nCa
pH = –lg[H+] = –lgn.Ca
Ví dụ 8.8: Tính pH của dung dịch H2SO4 0,05M: pH = – lg2.0,05 = 1
Base mạnh phân ly hoàn toàn trong dung dịch:
 nOH  + Bn+
B(OH) n 
Cb [OH  ]  nC b
Kn 10-14 1014
[H + ] = =  pH = -lg
[OH - ] nC b nC b
 pH = 14 + lgn.C b  14  lg 2.0, 01  12,3

Trang 109
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Ví dụ 8.9: Tính pH của dung dịch Ba(OH)2 0,01M


pH = 14 + lg2.0,01 = 12,3
Chú ý: cũng có thể tính pH như sau: từ [OH–] tính được pOH, khi đó pH = 14
– pOH
Trong ví dụ trên pOH = –lg2.10–2 = 1,7  pH = 14 – 1,7 = 12,3
8.2.4 pH của dung dịch acid yếu
Trong dung dịch, acid yếu phân ly theo phương trình:

 H+ + A-
HA 

Ca [H  ]  ?
[H + ].[A - ]
Ka =
[HA]
Lưu ý rằng [H+] = [A–], [HA] = Ca – [H+]. Thay vào biểu thức Ka:
[H + ]2
Ka =
C a - [H + ]
Khi Ca không quá nhỏ (không nhỏ hơn 0,01) và Ka không quá lớn (không lớn
hơn 10–4) thì có thể coi Ca – [H+] ≈ Ca.
[H + ]  K a .Ca K a
Từ đó: 1
pH = -lg [H + ] =
(-lgK a - lgCa )
2
1
 pH = (pK a - lgCa )
2
Ví dụ 8.10: Tính pH của dung dịch acid acetic 0,01M biết pKa = 4,76
1 1
 pH = (pK a - lgCa ) = (4, 76  lg102 )  3,38
2 2
8.2.5 pH của dung dịch base yếu
Trong dung dịch, base yếu phân ly theo phương trình:

 BH + + OH -
B + H 2 O 

Cb [OH  ] = ? [H  ]  ?
[BH + ].[OH - ]
Kb =
[B]
Lưu ý rằng [BH+] = [OH–], [B] = Cb – [OH–]. Thay vào biểu thức Kb:
[OH - ]2
Kb =
C b - [OH - ]
Giải phương trình bậc hai này ta được [OH–] và tính được [H+] và pH.

Trang 110
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Trong trường hợp gần đúng coi Cb – [OH-] ≈ Cb


10-14
[OH  ] = K b .C b  [H + ] =
(K b Cb )1/2
1
pH = 14 - (pK b - lgCb )
2
Ví dụ 8.11: Tính pH của dung dịch aniline nồng độ 0,01M biết pKb = 9,4
1 1
pH = 14 - (pK b - lgCb ) = 14 - (9, 4  lg102 )  8,3
2 2

8.3 SỰ ĐIỆN LY CỦA CÁC ACID HAY BASE YẾU NHIỀU NẤC
Đối với những chất điện ly này ví dụ: H3PO4, H2CO3, Pb(OH)2,...thì sự điện
ly trong dung dịch gồm nhiều nấc và mỗi nấc có một giá trị K điện ly tương ứng.
Ví dụ 8.12:

 H + + H 2 PO -4
H3 PO4 


 H + + HPO 42-
H 2 PO 4 


 H + + PO 3-4
HPO 24 

Hằng số điện ly K1 thường có giá trị lớn gấp hàng chục ngàn lần so với K2, vì
vậy trong những tính toán thông thường người ta chỉ chú ý đến nấc phân ly thứ nhất.
Ví dụ 8.13: Tính pH của dung dịch H2CO3 0,1M. Trong dung dịch có cân bằng
điện ly sau đây:

 H + + HCO3-
H 2 CO3 


 H + + CO32-
HCO3 


 H + + OH 
H 2 O 

Vì K1 >> K 2 ; K1 >> K H O nên có thể coi [H+] do HCO3 và của H2O, khi đó
2

acid H2CO3 được coi như acid yếu một nấc.


Từ cân bằng phân ly nấc thứ nhất ta có:

 H + + HCO3-
H 2 CO3 
 K1 = 4,3.107 hay pK1 = 6,37
Do đó có thể tính pH theo công thức tính pH của dung dịch acid yếu một nấc.
1
pH = (pK a - lgCa )
2
1
pH = (6,37 - lg101 ) = 3,68
2
8.4 SỰ ĐIỆN LY CỦA CÁC ACID AMINE
Các amine acid ở dạng proton hoá hòan toàn (toàn bộ các nhóm –NH2 đều
chuyển thành NH3+ ) là những acid yếu nhiều nấc phân ly.

Trang 111
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Ví dụ 8.14: Xác định dạng đẳng điện và pHi của glycine


Glycine phân ly như sau:

(A) (B) (C)


Dạng (B) trung hòa điện (lưỡng cực) được gọi là dạng đẳng điện của glycine.
1 1
Khi đó pH = (pK1 + pK 2 ) = (2,34 + 9,6) = 5,79 glycine tồn tại chủ yếu dưới
2 2
dạng đẳng điện (dạng B). pH đó gọi là pH đẳng điện của glycine, kí hiệu pHi.
Ở những pH < pHi glycine tồn tại dưới dạng cation (A), còn ở những pH > pHi
nó tồn tại dưới dạng anion (C).
Tùy thuộc vào bản chất và số lượng các nhóm chức mỗi amine acid có pHi khác
nhau (bảng 8.3) và ở một pH xác định nó tồn tại ưu tiên dưới một dạng nhất định.
NH3

Bảng 8.3: Các giá trị pKa và pHi của một số amine acid R CH COOH

Tên amine acid –R pKa (–COOH) pKa (–NH3+) pKa R pHi


Alanine CH3– 2,35 9,69 6,02
Aspartic HOOC–CH2– 2,09 9,82 3,86 2,98
Cysteine HS–CH2– 1,71 8,90 8,50 5,02
Glycine H 2,34 9,60 5,97
Leucine (CH3)2CHCH2– 2,36 9,60 5,98
Lysine H3N+(CH2)4– 2,18 8,95 10,53 9,74
Serine HO–CH2– 2,21 9,15 5,68
Thyrosine HOC6H4CH2– 2,20 9,11 10,07 5,67

8.5 pH CỦA DUNG DỊCH MUỐI


Trừ các muối tạo bởi acid mạnh và base mạnh, ví dụ NaCl, Na2SO4,... khi tan
trong nước cho pH = 7, các muối còn lại có thể cho những pH khác nhau tuỳ thuộc
vào bản chất của muối. Người ta thường nói các muối đó bị thủy phân. Vậy thực
chất của sự thủy phân là gì?

Trang 112
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

 Muối trung hòa tạo bởi cation của base mạnh và gốc acid yếu, khi tan trong
nước gốc acid yếu bị thủy phân, môi trường của dung dịch là kiềm (pH > 7,0).
CH3COONa CH3COO– + Na+
Ion CH3COO– là một base nên trong dung dịch phân ly theo phản ứng:
CH3COO– + H2O OH– + CH3COOH
Kết quả tạo ra một lượng OH– làm cho dung dịch muối này có môi trường
base pH > 7.
 Muối trung hòa tạo bởi cation của base yếu và gốc acid mạnh, khi tan trong
nước, cation của base yếu bị thủy phân làm cho dung dịch có tính acid (pH < 7,0).
NH4Cl NH4+ + Cl–
Ion NH4+ là một acid nên trong dung dịch phân ly theo phản ứng:
NH4+ + H2O NH3 + H3O+
Kết quả tạo ra một lượng H3O+ (hay H+) làm cho dung dịch muối này có môi
trường acid (pH < 7).
 Muối trung hòa tạo bởi cation của base mạnh và gốc acid mạnh, khi tan
trong nước không bị thủy phân, môi trường của dung dịch vẫn trung tính (pH =
7,0). Ví dụ: NaCl, Ba(NO3)2, KCl,....
Như vậy sự thủy phân của một muối là phản ứng giữa ion của nó với nước, để
tạo ra acid yếu hay base yếu.
Ví dụ 8.15: Tính pH của dung dịch (NH4)2SO4 0,05M. Biết pK NH = 4,76
3


C a = [NH ] = 2.0,05 = 0,1M
4

pK NH = 14 - pK NH =14 - 4,76 = 9,24


4 3

1
pH = (9, 24  lg 0,1)  5,12
2
Ví dụ 8.16: Tính pH của dung dịch HCOONa 0,01M. Biết pK HCOOH = 3,76
C b = [HCOO ] = 0,01M
pK HCOO = 14 - pK HCOOH = 14 - 3,76 = 10,24
1
pH = 14 - (10, 24  lg 0, 01)  7,88
2
8.6 DUNG DỊCH ĐỆM
8.6.1 Định nghĩa
Dung dịch đệm là dung dịch có pH thay đổi không đáng kể khi thêm vào đó
một ít acid, base hay khi pha loãng chúng.

Trang 113
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

8.6.2 Thành phần của dung dịch đệm và cơ chế tác dụng đệm
Một hệ đệm có thể gồm những chất sau:
CH 3COOH + CH3COONa
NaHCO3 + Na 2CO3
NH 4Cl + NH 3
acid + base liên hợp
Một cách tổng quát trong hệ đệm có mặt đồng thời với một tương quan đáng
kể của hai dạng acid và base của một cặp acid – base liên hợp. Nghĩa là trong dung
dịch đệm luôn luôn tồn tại cân bằng: HA H+ + A–
Vì vậy khi thêm vào dung dịch đệm H+ cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo
chiều nghịch tạo ra acid điện ly yếu HA. Ngược lại khi thêm base (OH–) hay pha
loãng, nồng độ H+ bị giảm xuống thì đồng thời cân bằng sẽ chuyển theo chiều thuận
để tạo thêm H+ và do đó pH không bị thay đổi.
8.6.3 pH của dung dịch đệm
Giả sử dung dịch đệm gồm acid HA với nồng độ Ca và dạng base liên hợp A–
(ví dụ NaA) với nồng độ Cb. Hằng số điện ly của acid là Ka. Từ cân bằng điện ly:
HA H+ + A–
Acid base liên hợp

[H + ].[A - ] [HA] [A - ]
Ka =  [H + ] = K a .   pH = pK a + lg
[HA] [A ] [HA]

Vì HA là một acid yếu, số mol phân ly không đáng kể nên có thể coi nồng ñộ
lúc cân bằng [HA] ≈ Ca và [A–] ≈ Cb.
Cb
pH = pK a + lg
Ca
Một cách tổng quát pH của dung dịch đệm:
[base lien hop]
pH = pK a + lg
[acid lien hop]
Phương trình trên được gọi là phương trình Henderson– Hassellbalch
(Hendơsơn– Haxenban).
[base lien hop]
Lưu ý: Tỷ số nồng độ cũng là tỷ số mol của base liên hợp
[acid lien hop]
và acid liên hợp trong dung dịch đệm.
Dựa vào phương trình Henderson– Hassellbalch ta có thể:
Tính pH của một dung dịch đệm nếu biết pKa, [A-], [HA]

Trang 114
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Ví dụ 8.17: Tính pH của dung dịch đệm gồm: 100 ml dung dịch CH3COOH
0,1M và 50 ml dung dịch CH3COONa 0,4M?
CCH 3COONa 0,05.0, 4
pH = pK a + lg  4, 76  lg  5,06
C CH3COOH 0,1.0,1
Điều chế được những dung dịch đệm có pH khác nhau bằng cách thay đổi tỷ
số nồng độ dạng acid và base liên hợp.
Ví dụ 8.18: Từ các dung dịch NaH2PO4 và Na2HPO4 có nồng độ mol bằng
nhau phải lấy chúng theo tỷ lệ như thế nào để có dung dịch đệm pH = 7,5.
[HPO 24  ] [HPO24  ]
pH = pK"H3PO 4 + lg  lg  pH  pK"H 3PO4
[H 2 PO4 ] [H 2 PO 4 ]
[HPO24  ]
lg  7,5  7, 21  0, 29
[H 2 PO 4 ]
[HPO 24 ]
  2 Tỷ lệ nồng độ cũng là tỷ lệ thể tích hai dung dịch
[H 2 PO4 ]

Như vậy phải lấy hai thể tích Na2HPO4 và một thể tích NaH2PO4.
Kinh nghiệm cho thấy để đảm bảo một dung dịch đệm có khả năng đệm tốt
thì nồng độ của một dạng này (acid hay base liên hợp) không nên gấp quá 10 lần
nồng độ của dạng kia. Điều đó cũng có nghĩa là một dung dịch đệm có khả năng
đệm tốt trong khoảng pH = pKa ± 1.
Tính được Ka hay pKa của acid tạo ra dung dịch đệm nếu chủ động biết tỷ số
nồng độ base liên hợp/acid liên hợp và pH của dung dịch đệm.
Ví dụ 8.19: Xác định pKa của acid lactic (CH3CH(OH)COOH) biết dung
dịch chứa 0,01 mol acid lactic và 0,087 mol natri lactate (CH3CH(OH)COONa) có
pH = 4,8?
[lactate]
pH = pK a + lg
[lactic]
[lactate] 0, 087
pK a  pH  lg  4,8  lg  3,86
[lactic] 0, 01

8.6.4 Hệ đệm trong cơ thể


Trong cơ thể có hai hệ đệm quan trọng:

 H  + HPO42 trong tế bào chất
– Hệ đệm phosphate: H 2 PO4 


 H  + HCO3 trong máu
– Hệ đệm bicarbonate: H 2 CO3 

Giữa CO2 ở phế nang và CO2 tan trong máu mao mạch có cân bằng sau:
+H 2O

 CO 2 
CO2 
   H 2CO 3 

 H + + HCO -3

-H2 O

(phế nang) (hòa tan) (máu)

Trang 115
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Nếu vì một lý do nào đó H+ trong máu tăng lên thì hệ cân bằng trên sẽ chuyển
dịch theo chiều nghịch, lượng CO2 hòa tan chuyển vào phế nang rồi được thải ra
khỏi cơ thể.
Ngược lại khi lượng H+ trong máu giảm thì cân bằng lại chuyển dịch theo
chiều thuận, CO2 trong phế nang tiếp tục hòa tan vào máu.
Với cơ chế như vậy pH của máu luôn được duy trì ở một giá trị không đổi.
Giá trị pH của máu có thể tính gần đúng dựa vào phương trình:
[HCO3 ]
pH = pK a + lg
[H 2 CO3 ]

Đây là phương trình thể hiện cân bằng acid–base của cơ thể.
[HCO3 ]
Nếu xác định được tỷ số trong máu ta có thể biết cơ thể đang ở trạng
[H 2 CO3 ]
thái thừa acid hay thừa kiềm. Ở người bình thường pH của máu nằm trong khoảng
7,4–7,6.
8.7 DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LY ÍT TAN, TÍCH SỐ TAN
Một số chất là những hợp chất ion nhưng rất ít tan trong nước.
Ví dụ 8.20: AgCl, BaSO4, BaCO3, PbI2, Mg(OH)2, Fe(OH)2,... Tuy nhiên
những phân tử đã tan thì chúng lại phân ly hòan toàn thành các ion. Những chất đó
được gọi là các chất điện ly mạnh ít tan.
Trong dung dịch bão hòa của các chất này luôn luôn tồn tại một cân bằng giữa
trạng thái rắn và các ion hòa tan.
Ví dụ 8.21: Đối với AgCl: AgCl(r) Ag+ + Cl–

Hằng số cân bằng của quá trình này được gọi là tích số tan của AgCl và được
ký hiệu là TAgCl:
TAgCl = [Ag+]. [Cl–]
Một cách tổng quát, đối với một chất điện ly mạnh ít tan AmBn:
n m

 nAm+ + mBn- ;
An B m 
 TAnBm =  Am+  . B n- 

Vậy: tích số tan của một chất điện ly mạnh ít tan là tích số nồng độ các ion
của nó với số mũ bằng hệ số tỷ lượng trong phân tử trong dung dịch bão hòa chất
đó.
Vì là hằng số cân bằng nên tích số tan chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất và
nhiệt độ. Tích số tan của một số hợp chất trong nước cho ở bảng 8.4.

Trang 116
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Bảng 8.4: Tích số tan của một số chất điện ly ở 25C


Chất điện ly Tích số tan (T) Chất điện ly Tích số tan (T)
AgCl 1,78.10–10 CaSO4 9,1.10–6
AgBr 5,3.10–13 Mg(OH)2 7,1.10–12
AgI 8,3.10–17 Ag2SO4 7,7.10–5
PbI2 9,8.10–9 Al(OH)3 1,9.10–33
BaCO3 5,1.10–9 Cu(OH)2 5,6.10–20
BaSO4 1,1.10–10 Fe(OH)3 3,8.10–38
CaCO3 4,8.10–9 FeS 8,0.10–19
MgCO3 1,0.10–5 Fe(OH)2 7,9.10–16

Như vậy tích số tan cho biết khả năng tan của một chất điện ly ít tan. Chất
có T càng lớn càng dễ tan.
Khi biết tích số tan của một chất ở nhiệt độ nào đó có thể tính được độ tan S
của chất (S được tính bằng số mol chất tan trong 1 lít dung dịch bão hòa chất đó).
Ví dụ 8.22: Tính độ tan của BaSO4 trong nước biết tích số tan (T) ở nhiệt độ
25C là 1,1.10–10. Gọi S là độ tan của BaSO4. Ta có:

BaSO 4 
 Ba 2+ + SO 42-


S mol/l S mol ion/l S mol ion/l
S mol BaSO4 hòa tan phân ly hoàn toàn thành S mol ion Ba2+ và ion SO42–
TBaSO 4 = [Ba 2+ ].[SO2-4 ]  S.S

S  TBaSO4  1,1.1010  1, 05.105 mol/l

Một cách tổng quát với chất điện ly mạnh ít tan AmBn thì độ tan S được tính
theo công thức:

 nA m+ + mBn-
A n Bm 

S nS mS
n m n m
 TAn Bm =  A m+  .  Bn-  =  nS . mS
TAn Bm
S= m+n
n m .m n

Biết tích số tan có thể xác định được điều kiện để hòa tan hay kết tủa một chất:
Một chất sẽ kết tủa khi tích số nồng độ các ion của nó trong dung dịch lớn
hơn tích số tan và ngược lại nó sẽ còn tan khi tích số nồng độ ion của nó chưa đạt
đến tích số tan.

Trang 117
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Ví dụ 8.23: Kết tủa PbI2 có tạo thành không khi trộn 2 thể tích bằng nhau
dung dịch Pb(NO3)2 0,01M và KI 0,01M. Nếu pha loãng dung dịch KI 100 lần rồi
trộn như trên có kết tủa không? Biết TPbI = 9,8.109
2

Pb 2 
 PbI2
+ 2I- 

Nồng độ các ion sau khi trộn
[Pb2 ] = [I- ]  5.103 mol/l
Vì vậy có kết tủa được tạo thành
[Pb2+ ].[I- ]2 = 1,25.10-7 > TPbI2

Nồng độ KI sau khi pha loãng là 10–4 mol/l


Nồng độ các ion sau khi trộn:
[Pb 2 ]  5.103 mol/l; [I- ]  5.105 mol/l
Vì vậy không có kết tủa được tạo thành
[Pb 2+ ].[I- ]2 = 1,25.10-11 < TPbI2

8.8 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


8.8.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Thêm 10 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 10 ml dung dịch CH3COOH 0,2M.
Biết pKa (CH3COOH) = 4,73. Hãy xác định pH của dung dịch sau phản ứng:
Câu 2: Dung dịch hỗn hợp gồm NH4OH 0,1M và NH4Cl 0,1M ở 25C, NH4OH có
Kb = 1,8.10–5. Hãy xác định pH của dung dịch trên?
Câu 3: Giả sử tích số tan của Mg(OH)2 ở nhiệt độ thường là 10–11. Thêm dần NaOH
vào dung dịch muối Mg(NO3)2 0,1M cho tới khi xuất hiện kết tủa Mg(OH)2. Hãy
cho biết giá trị pH tại đó kết tủa bắt đầu xuất hiện?
Câu 4: Base NH4OH có Kb ≈ 2. 10–5 thêm v à o 0,01 mol H2SO4 vào 1 lít dung
dịch hỗn hợp gồm NH4OH 0,04M và NH4Cl 0,04M. Hãy trình bày cách xác định
pH dung dịch sau phản ứng?
Câu 5: Acid CH3COOH có Ka ≈ 2.10–5 thêm 0,01 mol Ba(OH)2 vào 1 lít dung
dịch hỗn hợp gồm CH3COOH 0,04M và CH3COONa 0,04M. Hãy trình bày cách
xác định pH dung dịch sau phản ứng?
Câu 6: Trộn 10 ml dung dịch CH3COOH 0,1M với 90 ml nước được 100 ml dung
dịch mới; pKa của CH3COOH bằng 4,7. Hãy xác định pH của dung dịch thu được?
8.8.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây đúng:
Acid liên hợp của H2O và base liên hợp của NH3 tương ứng là:
A. OH - ; NH 4+ B. H3O+ ; NH +4
C. H 3O + ; NH 2 D. OH - ; NH +2

Trang 118
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Câu 2: Một dung dịch có nồng độ ion H+ bằng 0,001M. Vậy pH và nồng độ ion
OH– của dung dịch này bằng:
A. pH = 3; [OH–] = 10–10 B. pH = 10–3, [OH–] = 10–11M
C. pH = 2, [OH–] = 10–10M D. pH = 3, [OH–] = 10–11M
Câu 3: Một dung dịch KOH có nồng độ bằng 0,01M. Vậy pH của dung dịch này
bằng:
A. pH = 11 B. pH = 12 C. pH = 13 D. pH = 14
Câu 4: Có một dung dịch Ba(OH)2 trong đó có [Ba2+] = 5.10–4 M. Vậy pH của dung
dịch này bằng:
A. pH = 8 B. pH = 9,6 C. pH = 10,5 D. pH = 11
Câu 5: Trộn lẫn 2 dung dịch có thể tích bằng nhau HCl 0,2M và Ba(OH)2 0,2M.
Vậy pH của dung dịch thu được bằng:
A. pH = 1,3 B. pH = 7 C. pH = 13 D. pH = 13,3
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng:
A. Hỗn hợp một acid yếu với base liên hợp của nó là một hỗn hợp đệm
B. Hỗn hợp một base với acid liên hợp của nó là một hỗn hợp đệm
[acid]
C. Công thức tính gần đúng pH của hỗn hợp đệm: pH = pK a - lg
[base]
D. pH của hỗn hợp đệm thay đổi nhiều khi thêm một lượng acid hay base
mạnh
Câu 7: Có bốn dung dịch nước, dung dịch nào là hệ đệm?
– Dung dịch HCl và NaCl – Dung dịch CH3COOH và CH3COONa
– Dung dịch CH3COOH – Dung dịch NH4Cl và NH3
A. Dung dịch HCl và NaCl
B. Dung dịch CH3COOH và CH3COONa
C. Dung dịch CH3COOH
D. Dung dịch CH3COOH và CH3COONa và dung dịch NH4Cl và NH3
Câu 8: Có bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa hỗn hợp 2 chất tan, khi pha loãng
gấp đôi, dung dịch có pH ít biến đổi là:
A. Dung dịch HCl và KCl B. Dung dịch KOH và NH3
C. Dung dịch CH3COOH và CH3COONa D. Dung dịch CH3COOH và HCl
Câu 9: Có 5 dung dịch nước, mỗi dung dịch chứa một chất tan sau: SO2, KHCO3,
KOH, NH3, HCN. Vậy dung dịch làm xanh quỳ là:
A. NH3 + HCl B. KOH + KHCO3
C. NaOH và CH3COOH D. SO2 và HCN

Trang 119
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Câu 10: Trộn các chất tan có số mol bằng nhau trong từng dung dịch sau, dung dịch
có pH xấp xỉ bằng 7 là:
A. CH3COONH4 B. NaHCO3 C. NH3 và NaHCO3 D. SO2 và HCN
Câu 11: Độ mạnh của bốn acid tăng dần theo dãy: acidhipoclorơ (HClO), acid clorơ
(HClO2), acid cloric (HClO3), acid pecloric (HClO4). Vậy trong bốn muối natri,
muối bị thủy phân nhiều nhất là:
A. NaClO B. NaClO2 C. NaClO3 D. NaClO4
Câu 12: Giả sử độ tan của bari sunfate (BaSO4) ở 20C là 10–5M. Vậy, tích số tan
của BaSO4 tại nhiệt độ đó là:
A. 10–8 B. 10–9 C. 10–10 D. 10–11
Câu 13: Tích số tan của Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là 1.10–19. Vậy độ tan mol của
đồng hydroxide là?
A. 3.10–7 B. 3.10–8 C. 3.10–5 D. 3.10–6
Câu 14: Giả sử tích số tan của BaSO4 ở nhiệt độ thường là 10–10. Trộn 100 ml dung
dịch Na2SO4 2.10–4 với 100 ml BaCl2 2.10–4M được 200 ml dung dịch mới. Vậy
trong số những kết luận sau, kết luận nào là đúng:
A. Q = [Ba2+].[SO42–] = 10–7, BaSO4 kết tủa
B. Q = [Ba2+].[SO42–] = 10–8, BaSO4 kết tủa
C. Q = [Ba2+].[SO42–] = 10–7, BaSO4 không kết tủa
D. Q = [Ba2+].[SO42–] = 10–8, BaSO4 không kết tủa
Câu 15: Giả sử tích số tan của BaSO4 ở nhiệt độ thường là 10–10. Vậy trong số các
dữ liệu sau đây, dữ liệu nào tương ứng với độ tan mol của BaSO4 trong nước
nguyên chất và trong dung dịch Na2SO4 0,1M?
A. 10–10M và 10–2M B. 10–5M và 10–6M
C. 10–2M và 10–6M D. 10–5M và 10–9M
Câu 16: Dung dịch NH4NO3 0,1M có pH tính được là:
A. 4,1275 B. 5,1275 C. 6,1275 D. 7,1275
Câu 17: Ở 25oC, CH3COOH có Ka = 1,8.10–5. Dung dịch CH3COONa 0,1M có pH
tính được là:
A. 9,8725 B. 8,8725 C. 7,8725 D. 6,8725
Câu 18: Chọn câu đúng: Dung dịch CH3COOH 0,1 M có độ điện ly α = 0,027 (ở
nhiệt độ xác định), nồng độ mol/lít của CH3COOH bị điện ly là:
A. 0,0027 B. 0,027 C. 0,27 D. 27
Câu 19: Chọn câu đúng: Ở 25C CH3COOH có Ka = 1,8.10–5. Nồng độ H+ của
dung dịch CH3COOH 0,001M là:
A. 1,34.10–5M B. 1,80.10–5M C. 1,34.10–4M D. 1,34.10–3M

Trang 120
DUNG DỊCH SỰ ĐIỆN LY

Câu 20: Ở 25C, NH4OH có Kb = 1,8.10–5 dung dịch NH4OH 0,001M có:
A. pH ≈ 10,127 B. pOH ≈ 10,127
C. pH = 3,873 D. [H+] = 1,8.105.103

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học.
[3] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Trang 121
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

CHƯƠNG 9: PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

MỤC TIÊU
1. Sử dụng được bảng oxy hóa khử tiêu chuẩn để chỉ ra chiều của một phản ứng oxy
hóa khử.
2. Mô tả và viết được công thức thế điện cực của một số loại điện cực thường sử dụng
trong điện hóa học.
3. Viết được sơ đồ điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch của một số chất điểm hình.
Tính toán được khối lượng của chất sau điện phân.

Năng lượng hóa học có thể chuyển thành điện năng trong các pin. Ngược lại,
dưới tác dụng của dòng điện (Sự điện phân),một phản ứng hóa học có thể được thực
hiện. Đó là hai mặt tương quan giữa hóa năng và điện năng.
9.1 PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ
9.1.1 Phản ứng oxy hóa khử
Là các phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxy hóa của các nguyên
tố trước và sau phản ứng.
Ví dụ 9.1: 2Mg + O2 2MgO
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
2HgO 2Hg + O2
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
2KMnO4 + 16HCl 5Cl2 + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O
Trong một phản ứng oxy hóa khử có hai quá trình xảy ra đồng thời
– Sự oxy hóa là sự nhường electron của các chất
– Sự khử là sự nhận eletron của các chất
Và tương ứng ta có: – Chất khử là chất nhường electron (Tăng số oxy hóa)
– Chất oxy hóa là chất nhận electron (Giảm số oxy hóa)
Trong các ví dụ trên các chất oxy hóa là: O2, Fe2O3, KMnO4 và chất khử là
Mg, Al, HCl,...
Những chất oxy hóa điển hình như: HNO3, K2Cr2O7, KMnO4, PbO2,...
Những chất khử điển hình như các ion: SO32–, NO2–, những cation có số oxy
hóa thấp như Sn2+, Fe2+ và một số chất ở nhiệt độ cao như C, H2, CO, Al.

Trang 122
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

9.1.2 Cặp oxy hóa khử


Hai dạng trước và sau phản ứng tạo thành một cặp oxy hoá khử liên hợp.
Dạng oxy hóa (Có số oxy hóa cao hơn) được viết ở trên và dạng khử (Có số
oxy hóa thấp) được viết ở dưới.
Sau phản ứng dạng oxy hóa chuyển thành dạng khử tương ứng và ngược lại
KhI + OxhII OxhI + KhII
OxhI và KhI, OxhII và KhII được gọi là cặp oxy hóa khử của các chất I và II và
được viết là OxhI/KhI và OxhII/Kh II.
Ví dụ 9.2: Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4
Trong phản ứng này ta có: Zn2+/Zn và Cu2+/Cu được gọi là cặp oxy hóa khử
của kẽm và đồng. Vậy trong một phản ứng oxy hóa khử dạng oxy hóa của cặp oxy
hóa khử này phản ứng với dạng khử của cặp oxy hóa khử kia.
9.1.3 Cân bằng phương trình oxy hóa khử
Nguyên tắc: Tổng số electron mà mà các chất khử mất đi bằng tổng số
electron mà các chất oxy hóa thu vào.
Ta thực hiện các bước sau:
– Xét sự thay đổi số oxy hóa của các nguyên tố.
– Viết phương trình thu, nhận electron để từ đó xác định hệ số của phương
trình
– Cân bằng phương trình phân tử.
Ví dụ 9.3: Cân bằng phương trình phản ứng
KMnO4 + Na2SO3 + H2SO4 MnSO4 + K2SO4 +Na2SO4 + H2O

Phương trình phân tử:


2KMnO4 + 5Na2SO3 + 3H2SO4 2MnSO4 + K2SO4 + 5Na2SO4 + 3H2O
9.1.4 Đương lượng gam của phản ứng oxy hóa khử
Đương lượng gam của chất oxy hóa hoặc chất khử được tính phân tử gam của
chất đó chia cho số electron mà một phân tử chất đó cho hoặc nhận.
Trong ví dụ trên: EKMnO4 = MKMnO4/2 và ENa2SO3 = MNa2SO3/2

Trang 123
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

9.2 PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN – NGUYÊN TỐ GALVANI


Định nghĩa: Nguyên tố Galvani là thiết bị biến đổi hóa năng thành điện năng.
Dòng điện sinh ra trong pin là do những phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên bề mặt
tiếp xúc giữa kim loại và dung dịch chất điện ly.
9.2.1 Sự xuất hiện thế điện cực
Khi nhúng một thanh kim loại vào nước, dưới tác dụng của các phân tử nước
lưỡng cực, các ion sẽ tách khỏi bề mặt kim loại và đi vào dung dịch dưới dạng các
ion bị hydrat hóa, khi đó các electron còn lại trên bề mặt làm bản kim loại tích điện
âm. Các ion Mn+ của kim loại sẽ bị bản điện âm này hút và như vậy ta có cân bằng
động sau đây:
M Mn+ + ne
Số ion này không lan truyền ra xa và chúng tạo thành một lớp điện kép trên
ranh giới tiếp xúc giữa nước và bản kim loại.
Lớp điện kép cũng xuất hiện khi nhúng thanh kim loại vào dung dịch muối
của nó. Vậy khi nhúng một thanh kim loại vào nước hay vào dung dịch muối của nó
thì trên ranh giới tiếp xúc giữa kim loại và dung dịch sẽ hình thành một lớp điện kép,
tại đây xuất hiện một hiệu điện thế gọi là thế điện cực.
9.2.2 Nguyên tố Daniel – Jacobi (Pin Cu–Zn)
Xét nguyên tố Galvani đơn giản là pin (Cu–Zn).
Gồm một điện cực Zn và một điện cực Cu nhúng vào dung dịch muối sulfat
của chúng. Hai dung dịch này được nối với nhau bởi cầu muối dẫn điện KCl. Khi nối
hai điện cực bằng một dây dẫn có mắc Vôn kế, ta thấy có một dòng điện chạy từ cực
Cu sang cực Zn.
Khi đó, trên điện cực Zn xảy ra phản ứng oxy hóa: Zn Zn2+ + 2e
Zn tan vào dung dịch dưới dạng ion để lại các electron trên điện cực, các
electron này theo dây dẫn chuyển sang điện cực Cu.
Trên điện cực Cu xảy ra phản ứng khử: Cu2+ + 2e Cu
Như vậy, các ion Cu2+ đã đi từ dung dịch vào điện cực, nhận electron để
chuyển thành Cu kim loại bám trên điện cực.
Ta có phương trình phản ứng tổng cộng: Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu
Do phản ứng này mà xuất hiện dòng điện trong pin. Nguyên nhân sinh ra dòng
điện trong pin là do sự chênh lệch về thế điện cực của kim loại. Sự chênh lệch này
càng lớn nghĩa là độ hoạt động của các kim loại càng khác nhau thì phản ứng oxy hóa
khử xảy ra trong pin càng mạnh.

Trang 124
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Điện cực mà ở đó xảy ra quá trình oxy hóa (mất electron) là cực âm.
Trong phản ứng trên, điện cực Zn là cực âm.
Điện cực mà ở đó xảy ra quá trình khử là (nhận electron) là cực dương.
Trong phản ứng trên, điện cực Cu là cực dương.
Nguyên tố Galvani được kí hiệu như sau:
(–) Kim loại 1│Dung dịch muối kim loại 1║Dung dịch muối kim loại 2│Kim loại 2(+)
Ví dụ 9.4: Pin (Cu–Zn): (–) Zn│Dung dịch ZnSO4║Dung dịch ZnSO4│Cu (+)
9.2.3 Sức điện động của nguyên tố Galvani
Nếu ta ghép 2 bản phản ứng xảy ra trong pin để tạo thành một nguyên tố
Galvani thì sức điện động E của một nguyên tố Galvani bất kỳ bằng hiệu số thế điện
cực của hai điện cực trong pin. E = ε(+) – ε(–)
Với E: Là sức điện động của pin
ε(+): Thế điện cực của điện cực dương (điện cực xảy ra quá trình khử)
ε(–): Thế điện cực của điện cực âm (điện cực xảy ra quá trình oxy hóa)
Sức điện động tiêu chuẩn của pin là sức điện động của pin đó đo ở điều kiện
tiêu chuẩn (P = 1 atm, to = 25oC, C = 1M)
Ví dụ 9.5: Pin (Cu – Zn): E0 = ε0(+) – ε0(–) = 0,34V – (–0,76) = 1,1V
9.2.4 Liên hệ giữa sức điện động của nguyên tố Galvani và năng lượng tự do
(∆G)
∆G của phản ứng cho biết phản ứng có thể xảy ra hay không. Giữa ∆G của
phản ứng và sức điện động của pin có mối liên hệ sau: ∆G0 = –nE0F
Như vậy dựa vào giá trị sức điện động của pin ta có thể biết phản ứng oxy hóa
khử có thể xảy ra hay không.
Ở điều kiện tiêu chuẩn ta có thể có: ∆G0 = –nE0F
Với n: Số e mà 1 phân tử trao đổi trong phản ứng trao đổi điện cực
F: Là số Faraday = 96500 Coulomb
E0: Là sức điện động tiêu chuẩn của pin
Vì vậy có thể nói E0 của nguyên tố Galvani là thước đo chiều xảy ra của phản
ứng oxy hóa khử ở điều kiện tiêu chuẩn.
Nếu E0 > 0 thì ∆G0 và phản ứng xảy ra theo chiều thuận.

Trang 125
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

9.2.5 Chiều của phản ứng oxy hóa khử


Nguyên tắc: Khi cho 2 cặp oxy hóa khử tiếp xúc với nhau thì dạng oxy hóa
của cặp có thế điện cực cao phản ứng với dạng khử của cặp có thế điện cực thấp.
9.2.6 Hằng số cân bằng của phản ứng oxy hóa khử
OxhI + KhII KhI + OxhII
Trong đó OxhI/ KhI có thế điện cực là ε01 và OxhII/KhII có thế điện cực là ε02
Ta có: ∆G0 = –nEF = –RTlnK
Vậy: –lnK = – nE0F/RT ⇒ lnK = nE0F/RT
Ở 25oC và chuyển sang logarit thập phân: lgK = nE0/0,059
0/0,059 0 0
K = 10nE Hay K = 10n(ε (+)– ε (–))/0,059

Với: ε0(+): Thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực dương
ε0(–): Thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực âm
9.2.7 Xác định thế điện cực, thế oxy hóa khử, sức điện động của pin ở điều kiện
khác chuẩn. Phương trình Nersnt
Khi xét ở điều kiện khác chuẩn, Nersnt đã đưa ra phương trình nêu lên mối
liên hệ giữa thế điện cực kim loại và cặp oxy hóa khử với nồng độ của các ion có
trong dung dịch như sau:
9.2.7.1 Thế điện cực của điện cực kim loại ở 25oC và nồng độ của ion kim loại ≠ 1M

Ví dụ 9.6: Zn2+ + 2e Zn

9.2.7.2 Thế oxy khử của một cặp oxy hoá khử
Trong một cặp oxy hoá khử có phương trình liên hệ như sau: aOxh + ne bKh

Ta có:
Ví dụ 9.7: Fe3+ + 1e Fe2+

Trang 126
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

9.2.7.3 Thế oxy hóa khử của một cặp oxy hoá khử có môi trường tham gia
Phương trình liên hệ có dạng: aOxh + ne + cH+ bKh + c/2H2O

Ví dụ 9.8: MnO4– + 5e + 8H+ Mn2+ + 4H2O

9.2.7.4 Suất điện động của nguyên tố galvani ở điều kiện chuẩn
Đối với một phản ứng oxy hóa khử tổng quát ta có:

Ví dụ 9.9: Pin (Cu–Zn) ở 25oC có suất điện động là:

Với: [Cu2+] và [Zn2+] ≠ 1M. Hoặc tính theo công thức. EPin = ε(+) – ε(–)
Với: ε(+): Thế của điện cực xảy ra quá trình khử
ε(–): Thế của điện cực xảy ra quá trình oxy hóa
Một số ví dụ: Ví dụ 9.10:
Xét xem thiếc kim loại có thể tan trong dung dịch acid mạnh có nồng độ =1
mol/l) hay không?
Qua bảng các thế điện cực chuẩn, ta thấy ở nhiệt độ thường:
Nửa phản ứng: Sn2+ + 2e = Sn có thế điện cực chuẩn ε0 = –0,14V
Và nửa phản ứng: H+ + e = H2 có thế điện cực chuẩn ε0 = 0,00V
Như vậy, trong pin thiếc – hydro, điện cực hydro là điện cực dương và điện
cực thiếc là điện cực âm, nghĩa là Sn chuyển electron sang điện cực hydro và pin có
sức điện động: E0 = 0,00 – (–0,14) = 0,14V
Sức điện động của pin có giá trị dương (E >0 hay∆G < 0) cho thấy phản ứng:
Sn + 2H+ = Sn2+ + H2
Xảy ra một cách tự phát, nghĩa là thiếc kim loại có thể tan trong acid có nồng
độ 1N. Khi ghép hai điện cực với nhau, ở điện cực có thế lớn, nửa phản ứng xảy ra
theo chiều thuận và ở điện cực có thế bé, nửa phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

Trang 127
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Trong trường hợp pin thiếc – hydro ta có: 2H+ + 2e = H2 và: Sn = Sn2+ + 2e
Qua ví dụ này rút ra một kết luận chung: Những kim loại có thế điện cực chuẩn
ε0 < 0 có thể tan trong dung dịch acid giải phóng hiđro.
Ví dụ 9.11: Crom kim loại có thể đẩy được sắt ra khỏi dung dịch của muối sắt
(III) hay không?
Qua bảng các thế điện cực chuẩn ta thấy:
Nửa phản ứng: Cr3+ + 3e = Cr có thế điện cực chuẩn ε0 = –0,74V
Và nửa phản ứng: Fe3+ +3e =Fe có thế điện cực ε0 = 0,04V.
Vì –0,04V > –0,74V
Nên nửa phản ứng thứ hai xảy ra theo chiều thuận và nửa phản ứng thứ nhất
xảy ra theo chiều nghịch: Cr = Cr3+ + 3e và Fe3+ + 3e = Fe
Hay phản ứng: Cr + Fe3+ = Fe + Cr3+
Xảy ra, nghĩa là crom kim loại tan và sắt kim loại được kết tủa vì phản ứng đó
0
có: E = –0,04 + (–0,74) = 0,70V
Vậy: Kim loại có thế điện cực chuẩn bé đẩy được kim loại có thế điện cực
chuẩn lớn hơn ra khỏi dung dịch muối của nó.
Ví dụ 9.12: Trong các muối kali halogenua (Kí hiệu KX), muối nào sẽ tác dụng
với FeCl3? Qua bảng các thế điện cực chuẩn, ta thấy:
Fe3+ + e = Fe2+, ε = +0,77V F2 + 2e = 2F–, ε0 = +2,86V
Cl2 + 2e = 2Cl–, ε0 = +1,36V Br2 + 2e = 2Br–, ε0 = +1,07V
I2 + 2e = 2I–, ε0 = +0,54 V
Phản ứng giữa KX và FeCl3 nếu có xảy ra thì theo phương trình ion sau đây:
2X– + 2Fe3+ = X2 + 2Fe2+
Trong trường hợp KX là KF, thì ε0 = 0,77 – 2,86 = – 2,09V
Trong trường hợp KX là KCl, thì ε0 = 0,77 – 1,36 = –0,59V
Trong trường hợp KX là KBr, thì ε0 = 0,77 – 1,07 = – 0,30V
Trong trường hợp KX là KI, thì ε0 = 0,77 – 0,54 = 0,23V
Vậy chỉ có KI có thể khử được FeCl3 2FeCl2 + I2 + 2KCl
Vì phản ứng đó có E0 > 0 nghĩa là ∆G0 <0
Ví dụ 9.13: Tính nồng độ cân bằng của ion Fe2+ khi nhúng một thanh sắt vào
dung dung dịch ZnSO4 1M?

Trang 128
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Phản ứng có thể xảy ra là: Fe + Zn2+ = Fe2+ + Zn


Suất điện động chuẩn giả thiết của pin là:
E0 = ε0Zn2+/Zn – ε0Fe2+/ Fe = –0,76 – (– 0,44) = –0,32V

Hằng số cân bằng của phản ứng là: KC = CFe2+ = 1,4.10–11M

Nghĩa là khi: CZn2+ = 1M thì CFe2+ = 1,4.10–11M


Như thế phản ứng thuận hầu như không xảy ra. Trên thực tế, Zn đẩy được Fe
ra khỏi dung dịch chứa ion Fe2+, nghĩa là xẩy ra phản ứng ngược lại với phản ứng giả
thiết ở trên.
9.3 CÁC LOẠI ĐIỆN CỰC
Điện cực là hệ gồm một thanh dẫn điện tiếp xúc với một cặp oxy hóa khử.
Thường gặp các loại điện cực sau:
9.3.1 Điện cực kim loại – ion kim loại
Gồm một thanh kim loại tiếp xúc với dung dịch chúa ion của nó.
Trên diện cực xảy ra phản ứng: Mn+ + ne = M

Thế điện cực được tính theo phương trình sau: εMn+/M = ε0Mn+/M + (0,059/n).lg[Mn+]
Ví dụ 9.14: Thanh kẽm tiếp xúc với dung dịch ZnSO4.
Phản ứng điện cực là: Zn –2e = Zn2+
Kí hiệu: Zn2+│Zn εZn2+/Zn = ε0Zn2+/Zn + (0,059/n).lg[Zn2+]
Nếu nồng độ dung dịch Zn2+ = 1M thì ta có điện cực Zn tiêu chuẩn.
9.3.2 Điện cực oxy hóa khử
Gồm một dây kim loại trơ (Pt) tiếp xúc với dung dịch chứa đồng thời 2 dạng
oxy hóa và khử của một cặp oxy hóa khử.
Kim loại trơ đóng vai trò tiếp nhận và chuyển electron giữa 2 dạng oxy hóa và
dạng khử.

Ví dụ 9.15: Điện cực Fe3+/Fe2+. Giữa tấm Pt và dung dịch xuất hiện một hiệu
số điện thế do cân bằng: Fe2+ – 1e = Fe3+

Nếu CFe3+ = CFe2+ = 1M, to =25oC, ta có điện cực oxy hóa khử tiêu chuẩn của
cặp Fe3+/Fe2+

Trang 129
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

9.3.3 Điện cực khí – ion


Là điện cực gồm chất khí tiếp xúc với cation của nó trong dung dịch.
Ví dụ 9.16: Điện cực hydro: Gồm 1 bản Pt phủ muội Pt được phun khí H2 tiếp
xúc với dung dịch chứa ion H+. Như vậy có thể xem điện cực hydro như một tấm
hydro nhúng vào dung dịch chứa ion H+.

Phản ứng điện cực: H2 2H+ + 2e. ε02H+/H2 = ε02H+/H2 + (0,059/n).lg[H+]2

Nếu CH+ = 1 mol/l ⇒ ta có điện cực hydro tiêu chuẩn: ε0(H2/2H+ = 0,00V)
Người ta dùng điện cực hydro tiêu chuẩn để xác định thế điện cực của các điện
cực khác bằng cách ghép điện cực hydro tiêu chuẩn với điện cực cần xác định thế
điện cực tiêu chuẩn rồi đo hiệu điện thế giữa hai điện cực.
9.3.4 Điện cực calomen: Hg/Hg2Cl2, Cl–
Điện cực calomen có thể có hình dạng khác nhau nhưng luôn luôn gồm thủy
ngân nằm cân bằng với ion Cl– gián tiếp qua muối khó tan Hg2Cl2 (calomen).
Trên điện cực xảy ra phản ứng: Hg22+ +2e 2Hg

Thế của điện cực Hg được tính theo công thức: εHg2+ = ε0 + (0,059/n).lg[Hg22+]

Nhưng trong lớp calomen có cân bằng: Hg2Cl2 Hg22+ + 2Cl–


Ta lại có: [Hg22+] = THg2Cl2/[Cl–]2.

Thay nồng độ này vào công thức trên, sau khi rút gọn ta được công thức thế
điện cực của điện cực calomen là: εcal = ε0cal – 0,059.lg[Cl–]
Vì vậy muốn giữ cho nồng độ Cl– cố định thì thế của điện cực calomen không
đổi. Khi [Cl–] bão hòa thì εcal = 0,25V
Điện cực calomen thường được dùng làm điện cực so sánh trong các phương
pháp chuẩn độ đo thế hay xác định pH bằng phương pháp điện hóa. Nó cũng được
dùng thay cho điện cực hydro tiêu chuẩn.
9.3.5 Điện cực thủy tinh
Gồm một ống thủy tinh đầu được thổi thành một bầu hình cầu rất mỏng, bên
trong chứa dung dịch có nồng độ H+ xác định và một điện cực Ag phủ AgCl. Khi
nhúng điện cực này vào một dung dịch thì ở mặt phân cách thúy tinh – dung dịch phát
sinh một điện thế mà trị số của nó phụ thuộc vào nồng độ ion H+ theo phương trình:
εtt = ε0tt + 0,059.lg[H+]
Trong đó ε0tt là một hằng số đối với mỗi điện cực. Vì vậy trước khi dùng cần
phải xác định lại thế của chúng bằng những dung dịch đệm đã biết pH.

Trang 130
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

9.4 ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN TỐ GALVANI


9.4.1 Xác định thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực kim loại và điện cực oxy hóa
khử tiêu chuẩn
Cho đến nay chưa có cách nào để xác định chính xác thế điện cực mà người ta
chỉ xác định thế điện cực tương đối của một điện cực khi so sánh nó với một điện cực
khác mà điện cực này qui ước có ε0 = 0. Đó là điện cực hydro tiêu chuẩn.
9.4.1.1 Xác định thế điện cực tiêu chuẩn cuả điện cực kim loại
Ghép điện cực kim loại tiêu chuẩn với điện cực hydro tiêu chuẩn thành một
nguyên tố Galvani, đo suất điện động của nguyên tố đó và xác định chiều của dòng
điện.
Ví dụ 9.17: Đo thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực Zn
Lập pin gồm điện cực kẽm tiêu chuẩn và điện cực hydro tiêu chuẩn ([H+] =
[Zn2+] = 1M). (–) Zn│Zn2+║ H+│H2(Pt) (+)
Thực nghiệm cho thấy phi kim hoạt động thì điện cực hydro tiêu chuẩn là cực
dương và điện cực kẽm tiêu chuẩn là cực âm. Đo suất điện động của pin này ta có E0
= 0,736V. E0Pin = ε02H+/H2 – ε0Zn2+/Zn = 0,736V

Vậy ε0Zn2+/Zn = ε02H+/H2 – E0Pin = 0 – 0,763 = –0,763V

9.4.1.2 Xác định thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực oxy hóa khử
Ta lập pin gồm điện cực oxy hóa khử tiêu chuẩn và điện cực hydro tiêu chuẩn.
Ví dụ 9.18: Điện cực Fe3+/Fe2+ thực nghiệm cho thấy E0Pin = 0,77V và khi pin
hoạt động thì ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực hydro tiêu chuẩn sang điện
cực oxy hóa khử tiêu chuẩn. Vậy điện cực oxy hóa khử tiêu chuẩn là cực dương.

E0Pin = ε0Fe3+/Fe2+ – ε02H+/H2 = 0,77 – 0 = 0,77V

Bằng cách tương tự người ta xác định được thế điện cực tiêu chuẩn của các
điện cực kim loại và các cặp oxy hóa khử rồi xếp thành bảng thế điện cực tiêu chuẩn
của kim loại và các cặp oxy hóa khử.
– Kim loại đứng trước hydro có thế điện cực chuẩn âm nên đẩy được hydro ra
khỏi dung dịch acid
– Kim loại có thế điện cực càng bé thì càng dễ mất electron để trở thành cation
– Kim loại xếp sau hydro có thế điện cực dương không đẩy được hydro ra khỏi acid
– Kim loại có thế điện cực thấp đẩy được kim loại có thế điện cực cao ra khỏi
dung dịch muối

Trang 131
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Trong một cặp oxy hóa khử nếu dạng oxy hóa càng mạnh thì dạng khử càng yếu
và ngược lại
9.4.2 Xác định pH bằng phương pháp điện hóa
Về nguyên tắc, để đo pH của một dung dịch bằng phương pháp này, người ta
cần sử dụng hai điện cực thích hợp. Trong đó, một thế điện cực phụ thuộc vào nồng
độ ion H+ (nghĩa là phụ thuộc vào độ pH) như điện cực hydro, điện cực thủy tinh, còn
điện cực kia có thế xác định và không đổi, thường là diện cực calomen. Hai điện cực
này ghép thành nguyên tố Galvani. Đo sức điện động của pin và suy ra pH.
Ví dụ 9.19: Đo pH bằng cặp hydro – calomen
Nhúng vào dung dịch cần đo pH một điện cực calomen và một điện cực Pt.
Thổi một luồng khí hydro có áp suất 1 atm vào điện cực Pt. Khi đó ta được nguyên
tố Galvani sau (–) (Pt) H2 H+║ KCl, Hg2Cl2 Hg (+)
Suất diện động của nguyên tố này là ε. E = εcal – εH2

Mà thế của điện cực hydro ở 25oC là εH2 = 0,059.lgCH+

Nên E = εcal + 0,059.pH Từ đó ta có: pH = (E – εcal)/0,059


Ví dụ 9.20: Đo pH bằng cặp điện cực thủy tinh – calomen
Lập nguyên tố Galvani gồm diện cực thủy tinh (bầu thủy tinh nhúng trong
dung dịch cần đo pH) và điện cực calomen. Trong nguyên tố này, điện cực calomen
là cực dương. Suất điện động của nguyên tố là
E = εcal – εtt = εcal – ε0tt + 0,059.pH
Từ đó ta có: pH = (E – εcal – ε0tt)/0,059
9.4.3 Xác định biến thiên thế đẳng áp tiêu chuẩn (∆G0) của một phản ứng
Ta biết biến thiên thế đẳng áp tiêu chuẩn của phản ứng oxy hóa khử liên hệ
với suất điện động của pin như sau:
∆G0 = –nE0F
Do đó nếu biết thế oxy hóa tiêu chuẩn của các cặp oxy hóa khử trong một phản
ứng ta có thể tính được biến thiên thế đẳng áp của phản ứng đó.
9.4.4 Phương pháp chuẩn độ đo thế
Trong phương pháp này, điểm tương đương được phát hiện qua sự phát hiện
đột ngột về thế, tạo ra một bước nhảy thế trên đường cong chuẩn độ.
Về nguyên tắc, để tiến hành chuẩn độ người ta thiết lập một nguyên tố galvani
gồm một điện cực có thế phụ thuộc vào nồng độ ion muốn chuẩn (gọi là điện cực chỉ

Trang 132
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

thị) và thế điện cực không đổi (gọi là điện cực so sánh). Đo suất điện động của nó
trong suốt quá trình chuẩn độ. Vẽ đường cong chuẩn độ từ đó xác định điểm tương
đương.
Ví dụ 9.21: Xác định nồng độ của dung dịch NaCl bằng phương pháp chuẩn
độ đo thế với dung dịch chuẩn là dung dịch AgNO3
Thiết lập nguyên tố Galvani gồm một điện cực bạc nhúng trong một thể tích
xác định dung dịch AgNO3 và một điện cực calomen chuẩn. Từ buret chứa dung dịch
NaCl chưa biết nồng độ, thêm dần vào cốc chứa hai điện cực. Sau mỗi lần thêm

NaCl lại đo suất điện động. E = εAg+/Ag – εcal

E = ε0Ag+/Ag + 0,059.lg[Ag+] – εcal


Trong quá trình chuẩn độ, nồng độ [Ag+] giảm dần. Do đó E đo được giảm
dần.
Tại điểm tương đương nồng độ Ag+ vô cùng bé làm cho suất điện động giảm
một cách đột ngột. Vẽ đường cong chuẩn độ và tìm điểm tương đương trên đường
cong đó. Từ đó xác định được nồng độ của dung dịch NaCl.
9.5 SỰ ĐIỆN PHÂN
9.5.1 Định nghĩa
Sự điện phân là quá trình oxy hóa – khử xảy ra trên bề mặt điện cực khi cho
dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện li hay qua chất điện li nóng chảy và
có kèm theo sự biến đổi điện năng thành hóa năng.
9.5.2 Hiện tượng điện phân
Để hiểu rõ bản chất sự điện phân, ta quan sát hiện tượng xãy ra khi điện phân
NaCl nóng chảy.
Khi nóng chảy, NaCl phân li thành các ion Na+ và Cl– chuyển động hỗn loạn.
– Trong bình điện phân, nếu ta áp đặt vào bình 1 điện trường tức là nối với
nguồn điện một chiều thì các ion không chuyển động tự do mà chuyển động định
hướng: các cation hướng về catod (Cực âm) và các anion về anod (Cực dương).
– Ở Catod: 2Na+ + 1e 2Na (Phản ứng catod)
– Ở Anod: 2Cl– Cl2 + 2e (Phản ứng anod)

2Na+ + 2Cl– 2Na + Cl2↑ hay 2NaCl 2Na + Cl2↑


Các ion Na+ và Cl– đóng vai trò dẫn điện giữa các điện cực, khí Cl2 thoát ra
khỏi bình điện phân, còn Na nóng chảy bị tách ra ở vùng catod.

Trang 133
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

9.5.3 Các trường hợp điện phân


9.5.3.1 Điện phân nóng chảy
Điện phân nóng chảy dùng để điện phân một số muối (chủ yếu muối halogenua),
oxyde, hydroxide của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm nhằm mục đích điều chế những
kim loại đó và một số phi kim như F2.

Ví dụ 9.22: Điện phân Al2O3: Al2O3 2Al3+ + 3O2–


Catod: Al3+ + 3e Al x4
Anod: 2O2– O2 + 4e x3

2Al2O3 4Al + 3O2↑

Ví dụ 9.23: Điện phân NaOH: NaOH Na+ + OH–


Catod: Na + 1e Na x4
Anod: 4OH– O2 + 2H2O + 4e x1

4NaOH O2↑ + 2H2O + 4Na


9.5.3.2 Điện phân dung dịch
Ví dụ 9.24: Điện phân dung dịch NaCl, có những quá trình điện hóa nào xảy
ra ở các điện cực?
Cơ sở để giải đáp các vấn đề đặt ra là so sánh các đại lượng thế điện cực của
những cặp oxy hóa – khử tương ứng có khả năng tham gia vào các quá trình oxy hóa
hay khử trên điện cực khi điện phân vì đại lượng thế điện cực đặc trưng cho khả năng
oxy hóa hay khử của các cặp oxy hóa – khử.
Ở Catod: trong quá trình điện phân sẽ diễn ra quá trình khử dạng oxy hóa của
cặp oxy hóa – khử.
Khi có mặt nhiều dạng oxy hóa thì trước hết phải bị khử (+ne) dạng oxy hóa
của cặp oxy hóa – khử nào có khả năng oxy hóa mạnh nhất, nghĩa là có thế điện cực
lớn nhất. Dạng oxy hóa là các Men+ và H+ của dung dịch chất điện li
Muốn biết quá trình nào xảy ra (ion nào sẽ phóng điện) cần so sánh thế điện
cức (thế kim loại) của kim loại với thế điện cực của hydro. (CH+ = 10–7M).
εH2 = ε0H2 + 0,059.lg [H+] = –0,059.pH = –0,059.7 = –0,41V

Trong dung dịch trung tính, nếu kim loại có thế lớn hơn –0,41V thì nó sẽ kết
tủa (So với dãy thế điện cực của kim loại điều này chỉ có thể xảy ra đối với những
kim loại từ Sn trở về cuối dãy). Men+ + ne Me

Trang 134
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Nếu kim loại có thế nhỏ hơn –0,41V thì H2 sẽ bay lên (những kim loại từ Ti
trở về đầu dãy): 2H+ + 2e H2↑ (đối với môi trường acid)
Hay 2H2O + 2e H2↑ + 2OH– (Đối với môi trường trung tính hay base)
Còn nếu kim loại có thế tương đương –0,41V thì có thể kim loại kết tủa hay
khí H2 bay lên tùy theo nồng độ và điều kiện tiến hành (Đối với kim loại từ Zn→Ni).
Ở Anod: Trong trường hợp này dạng khử chính là các anion gốc acid và
hydroxyl của dung dịch chất điện li. Ngoài ra cần lưu ý tùy vật liệu dùng làm điện
cực mà nó có thể bị oxy hóa (–ne) khi điện phân. Vì vậy cần xét quá trình anod theo
2 điện cực: anod trơ (Không bị oxy hóa như graphit, platin,...) và anod tan (Bị oxy
hóa như niken,...).
– Đối với anod trơ: dựa theo thế điện cực của các cặp oxy hóa – khử tương
ứng cũng như một số yếu tố khác, ta có nhận xét:
+ Bị oxy hóa trước hết là các anion không chứa oxy (I–, Br–, Cl–...)
+ Sau đó đến OH–
+ Cuối cùng là anion chứa oxy (SO32–, SO42–...)
Chú ý: Trong trường hợp này anion không chứa oxy chỉ bị oxy hóa (–ne) khi sử
dụng thế hiệu điện phân rất lớn), còn khi điện phân dung dịch nước của acid và muối
không chứa oxy (Từ acid HF và muối của nó), thì các anion gốc acid sẽ bị oxy hóa.
Ví dụ 9.25: Điện phân dung dịch nước NiSO4 với anod tan Niken

ε0Ni2+/Ni = –0,250V (>–0,41V) nhưng kém hơn thế oxy hóa nước nhiều:
2H2O – 4e 4H+ + O2 ε0 = 1,228V
Nên ở catod xuất hiện kết tủa Niken, còn ở anod điện cực Niken sẽ hòa tan.
NiSO4
Catod Ni2+ + SO42– Anod
Ni2+ + 2e Ni↓ Ni – 2e Ni2+
• Đối với anod tan: Có thể xảy ra quá trình phóng điện (–ne) của anion (Quá
trình oxy hóa amine) hay hòa tan anod.
Quá trình nào sẽ xảy ra tùy thuộc vị trí của cặp oxy hóa – khử tương ứng trong
bảng thế điện cực tiêu chuẩn.
– Nếu kim loại anod có thế nhỏ hơn (tính khử mạnh hơn) thế điện cực của các
cặp oxy hóa – khử thì anod sẽ bị hòa tan: Me – ne = Men+
Còn nếu ngược lại thì hoặc anion gốc acid hay anion OH– bị oxy hóa.

Trang 135
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Ví dụ 9.26: Điện phân dung dịch muối CuCl2 với anod trơ:
Cu có thế 0,34V, lớn hơn –0,41V nhiều:
CuCl2
Catod Cu2+ + 2Cl– Anod
Cu2+ +2e Cu 2Cl– – 2e Cl2↑
Ví dụ 9.27: Điện phân dung dịch muối K2SO4 với anod trơ:
Ở catod kim loại K có thế –2,92V < –0,41V nhiều, do đó H+ bị khử cho H2
bay ra và trong không gian catod tạo thành KOH do sự tích lũy các ion K+ và OH–.
Còn ở anod có oxy bay ra do ion OH– bị oxy hóa (–ne) và trong không gian anod tạo
thành H2SO4 nhờ sự tích lũy các ion H+ và SO42–.
2K2SO4
Catod 4K+ + 2SO42– Anod
4K+ 2SO42–
4H2O + 4e 4OH– + 4H 2H2O – 4e 4H+ + 2O
4H 2H2↑ 2O O 2↑
Ví dụ 9.28: Điện phân với anod tan.
Nếu khi điện phân ta dùng anod làm bằng kim loại hay hợp kim thì lúc đó anod
bị tan dần do kim loại bị oxy hóa thành ion kim loại.
Điện phân dung dịch AgNO3 với anod là bạc thì các phản ứng điện cực là:
Ở catod : Ag+ + 1e Ag Ở anod: Ag Ag+ +1e
Dựa trên nguyên tắc này người ta tinh luyện kim loại.
Ví dụ 9.29: Để có đồng nguyên chất thì từ đồng bị lẫn các kim loại quý như
Ag, Au, Pt,... ta tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 với anod đồng có lẫn tạp chất,
lúc đó phản ứng điện cực là:
Ở catod: Cu2+ + 2e Cu Ở anod: Cu Cu2+ + 2e
9.5.4 Định luật Faraday
Lượng chất thoát ra ở điện cực tỷ lệ thuận với khối lượng mol nguyên tử hay
khối lượng mol phân tử của chất thoát ra ở điện cực, với điện lượng đi qua dung dịch
và tỷ lệ nghịch với số electron tham gia phản ứng điện cực.
Định luật Faraday được viết dưới dạng biểu thức như sau:

Trang 136
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (tính theo gam)


M: Khối lượng mol khí hay mol phân tử của chất thoát ra ở điện cực
t: Thời gian điện phân (giây, s)
I: Cường độ dòng điện (Ampe)
Q = It: Điện lượng (Coulomb)
F: Số Faraday (= 96500 coulomb/mol)
n: Số electron tham gia phản ứng điện cực
Ví dụ 9.30: Tính khối lượng Al thu được ở catod và thể tích khí clo thu được
ở anod sau khi điện phân 2 giờ với cường độ dòng điện 20A, khi điện phân nóng chảy
AlCl3?
Ta có phương trình phản ứng điện phân:

2AlCl3 2Al + 3Cl2


Catod: Al3+ + 3e Al Anod: 2Cl– Cl2 + 2e
27.20.2.3.3600
m= = 14,43 gam
Khối lượng Al: 3.96500

Số mol Cl2 bay ra:

Thể tích khí Clo = 0,746.22,4 = 16,71 lít


9.5.5 Ứng dụng của sự điện phân
Điện phân có ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
– Điều chế nhiều chất vô cơ cũng như hữu cơ như H2, O2, Cl2, NaOH, H2O2…
– Điều chế các kim loại
– Tinh luyện các kim loại
– Mạ điện
9.6 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
9.6.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Định nghĩa: Số oxy hoá, phản ứng oxy hoá – khử, chất oxy hoá, chất khử, quá
trình oxy hoá, quá trình khử?
Câu 2: Hãy giải thích sự hĩnh thành thế điện cực trên các điện cực kim loại?
Câu 3: Công thức Nec về thế điện cực? Cấu tạo và công thức thế điện cực của các
điện cực: hydro, clo, calomel, thuỷ tinh, điện cực oxy hoá – khử sắt, quinhydron?

Trang 137
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Câu 4: Một cặp oxy hoá – khử được viết như thế nào? Đại lượng nào đặc trưng cho
khả năng tham gia phản ứng của một cặp oxy hoá – khử? Đại lượng đó được sắp xếp
như thế nào? Theo sự sắp xếp đó khả năng phản ứng của các dạng khử và dạng oxy
hoá biến đổi như thế nào?
Câu 5: Hãy cho biết chiếu của một phản ứng oxy hoá – khử. Các phản ứng sau đây
xảy ra theo chiểu nào ở diều kiện tiêu chuẩn?
a. SnCl4 + FeCl2 SnCl2 + FeCl3
b. Br2 + KI KBr + I2
c. FeSO4 + CuSO4 Cu + Fe2(SO4)3
d. I2 + KOH KI + H2O2
e. KMnO4 + KNO2 + H2SO4 MnSO4 + KNO3 + ….
f. KN2 + KI + H2SO4 NO + I2
Câu 6: Nêu nguyên tắc của việc xác định pH bằng phương pháp điện hoá. Trình bày
cách xác định pH của dung dịch bằng các cặp điện cực hydro – calomel, thuỷ tinh–
calomel, quinhydron – calomel?
Câu 7: Nêu nguyên tắc của việc xác định nồng độ ion bằng phương pháp điện hoá.
Trình bày cách xác định nồng độ các dung dịch H2SO4, FeSO4, AgNO3, NaCl?
Câu 8: Để xác định tích số tan của Ag2CrO4 người ta thiết lập các nguyên tố sau:
Ag/dung dịch bão hoà Ag2CrO4//AgNO3 0,1M/Ag. Sức điện động của pin đo được là
0,153 V. Hãy tính tích số tan của Ag2CrO4?
Câu 9: Sự điện phân là gì? Viết phương trình điện phân các dung dịch CuBr2, KNO3,
AgNO3, CaCl2 với hai điện cực platin; dung dịch hỗn hợp hai muối AgNO3 và CuSO4
với hai điện cực platin; dung dịch NiSO4 với hai điện cực Ni?
Câu 10: Hãy nêu lên bản chất của quá trình mạ điện? Lấy ví dụ mạ bạc lên một vật
kim loại để minh họa?
9.6.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong các phản ứng oxy hóa – khử vai trò của ion Fe2+ là?
A. Chỉ thể hiện tính khử
B. Không có vai trò gì
C. Chỉ thể hiện tính oxy hóa
D. Thể hiện tính oxy hóa hoặc thể hiện tính khử
Câu 2: Phương pháp điện phân nóng chảy sẽ có?
A. Rất nhiều loại sản phẩm tùy thuộc vào điều kiện điện phân
B. Sản phẩm là không thể hoàn toàn xác định
C. Các quá trình oxy hóa khử sẽ xảy ra trong dung dịch để tạo ra các sản phẩm
D. Các quá trình oxy hóa khử sẽ xảy ra trong cực dương để tạo ra các sản phẩm

Trang 138
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

Câu 3: Cho các chất và ion sau: Cl–, MnO4–, K+, Fe2+, SO2, CO2, Cl2, Fe. Dãy gồm
tất cả các chất và ion vừa thể hiện tính oxy hóa vừa thể hiện tính khử là?
A. Fe2+, SO2, Cl2 B. Fe2+, SO2, CO2, Cl2, Fe
C. Cl2, MnO4–, K+, Fe2+, SO2 D. Cl–, MnO4–, K+, SO2
Câu 4: Cho phản ứng:
aFexOy + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO↑ + eH2O
Tổng hệ số a + d sẽ là?
A. (3x – 2y + 3) B. (3x – 2y + 1) C. (6x – 2y + 3) D. (6x – 2y + 1)
Câu 5: Trong phản ứng hóa học sau: Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO↑ + NO2↑
+ H2O. Nếu tỉ lệ thể tích của NO và NO2 là 2:1 thì hệ số cân bằng tối giản của HNO3
là?
A. 30 B. 12 C. 20 D. 18
Câu 6: Thứ tự một số cặp oxy hóa – khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe;
Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là:
A. Cu và dung dịch FeCl3 B. Fe và dung dịch CuCl2
C. Fe và dung dịch FeCl3 D. Dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
Câu 7: Cho các chất và ion sau: Cl–, MnO4–, K+, Fe2+, SO2, CO2, Cl2, Fe. Dãy gồm
tất cả các chất và ion vùa thể hiện tính oxy hóa vừa thể hiện tính khử là?
A. Fe2+, SO2, Cl2 B. Fe2+, SO2, CO2, Cl2, Fe
C. Cl2, MnO4–, K+, Fe2+, SO2 D. Cl–, MnO4–, K+, SO2
Câu 8: Cho: Sn2+ + 2Fe3+  Sn4+ + 2Fe2+:
A. Fe3+ là chất oxy hóa và Fe3+ + e Fe2+ là sự khử
B. Fe3+ là chất oxy hóa và Fe3+ + e Fe2+ là sự oxy hóa
C. Fe3+ là chất khử và Fe3+ + e Fe2+ là sự khử
D. Fe3+ là chất khử và Fe3+ + e Fe2+ là sự oxy hóa
Câu 9: Chọn câu đúng?
A. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Ox2 thì Kh2 sẽ có tính khử mạnh hơn
Kh1 nên phản ứng diễn ra là: Ox1 + Kh2 Kh1 + Ox2
B. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Ox2 thì Kh2 sẽ có tính khử mạnh hơn
Kh1 nên phản ứng diễn ra là: Ox1 + Kh1 Kh2 + Ox2
C. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Kh2 thì Kh2 sẽ có tính khử mạnh hơn
Kh1 nên phản ứng diễn ra là: Ox1 + Kh2 Kh1 + Ox2
D. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Ox2 thì Kh1 sẽ có tính khử mạnh hơn
Câu 10: Dãy nào dưới đây gồm các phân tử và ion chỉ có tính khử?
A. Br–, Na, S2–, Cl– B. HCl, H2S, NH3, Cl–
C. CH4, NaClO, Fe2+, HNO2 D. H2O, HBr, Fe, NH3

Trang 139
PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS.TSKH. Lê Thành Phước (2008). Hóa Đại cương vô cơ, NXB Y học.
[2] ThS.Nguyễn Phú Huỳnh Châu, ThS.Nguyễn Thị Minh Minh, ThS.Trần Thị Hòa
(2006), Bài giảng Hóa học đại cương, Đại học Huế.

Trang 140
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

CHƯƠNG 10: XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION


TRONG DUNG DỊCH

MỤC TIÊU
1. Trình bài được tên, công thức hóa học của thuốc thử (TT) nhóm, TT cation, hiện
tượng đặc trưng khi cation nhóm tác dụng với các TT đó và viết các phương trình ion để minh
họa.
2. Thao tác phải đúng kỹ thuật và xác định các nhóm cation.

10.1 ĐỊNH TÍNH CATION NHÓM I (Ag+; Pb2+; Hg22+)


10.1.1 Thuốc thử nhóm
10.1.1.1 Thuốc thử nhóm
Thuốc thử nhóm của các nhóm cation nhóm 1 là acid hydrocloric nồng độ 6N
(HCl 6N).
Các cation nhóm I tác dụng với acid hydrocloric 6N tạo thành các kết tủa trắng,
các kết tủa này có tính chất khác nhau trong dung dịch amoniac (NH3).
10.1.1.2 Phương trình ion
Ag+ + HCl AgCl↓ trắng + H+
AgCl tan trong dung dịch NH3: AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2]Cl
Pb2+ + 2 HCl PbCl2↓ trắng + 2H+
PbCl2 không tan trong dung dịch NH3
Hg22+ + 2HCl Hg2Cl2trắng + 2H+
Hg2Cl2 hóa đen trong dung dịch NH3
Hg2Cl2 + 2NH3 [NH2Hg2]Cl + NH4Cl
[NH2Hg2]Cl [NH2Hg]Cltrắng + Hg đen
10.1.2 Thuốc thử cation
10.1.2.1 Thuốc thử của ion Ag+
a. Kali cromate (K2CrO4): Ion Ag+ tác dụng với TT kali cromate tạo ra kết tủa
đỏ thẫm. 2Ag+ + K2CrO4 Ag2CrO4đỏ thẫm + 2K+
b. Kali iodide (KI): Ion Ag+ tác dụng với TT kali iodide tạo ra kết tủa vàng nhạt
Ag+ + KI AgIvàng nhạt + K+

Trang 141
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

c. Natri carbonate (Na2CO3): Ion Ag+ tác dụng với TT natri carbonate tạo ra
kết tủa trắng, để lâu hóa xám đen (do phân hủy thành bạc oxyde).
2Ag+ + CO32– Ag2CO3trắng
Ag2CO3 không bền tự phân hủy: Ag2CO3 Ag2O đen + CO2↑
d. Natri hydroxide (NaOH): Ion Ag+ tác dụng với TT natri hydroxide tạo kết
tủa trắng rồi nhanh chóng hóa đen.
Ag+ + NaOH AgOHtrắng + 2Na+
AgOHtrắng hóa đen: 2AgOH Ag2O + H2O
e. Hydro sulfur hoặc amoni sulfur: Ion Ag+ tác dụng với TT hydro sulfur hoặc
amoni sulfur Ag2Sđen.
2Ag+ + (NH4)2S Ag2Sđen + 2NH4+
2Ag+ + H2S Ag2Sđen + 2H+
f. Dung dịch amoniac: Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch phân tích có
ion Ag thấy xuất hiện trắng đục, rồi tan ra.
Ag+ + NH3 + H2O AgOHtrắng + NH4+
AgOH + 2NH3 [Ag(NH3)2]OHtan
10.1.2.2 Thuốc thử của ion Pb2+
a. Kali cromate: Ion Pb2+ tác dụng với TT kali cromate tạo ra kết tủa vàng tươi,
kết tủa này tan trong dung dịch acid nitric, dung dịch natri hydroxide, không tan trong
acid acetic, dung dịch NH3.
Pb2+ + K2CrO4 PbCrO4 vàng + 2K+
b. Kali iodide: Ion Pb2+ tác dụng với TT kali iodide tạo ra kết tủa vàng, tủa này
tan trong nước nóng, khi để nguội lại kết tủa tinh thể màu vàng óng ánh.
2Pb2+ + 2KI PbI vàng + 2K+
c. Natri carbonate: Ion Pb2+ tác dụng với TT natri carbonate sẽ tạo ra kết tủa
màu trắng.
2Pb2+ + CO32– + 2OH– Pb2(OH)2CO3trắng
d. Natri hydroxide (NaOH): Ion Pb2+ tác dụng với TT natri hydroxide tạo kết
tủa trắng rồi tan trong NaOH dư.
Pb2+ + 2NaOH Pb(OH)2trắng + 2Na+
Pb(OH)2 + 2NaOH Na2PbO2 + 2H2O

Trang 142
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

e. Amoni sulfur [(NH4)2S] hay hydrosulfur (H2S): Ion Pb2+ tác dụng với TT
amoni sulfur (hoặc H2S) tao ra kết tủa đen.
Pb2+ + (NH4)2S PbSđen + 2NH4+
Pb2+ + H2S PbSđen + 2H+
f. Dung dịch amoniac: Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch phân tích có
2+
ion Pb thấy xuất hiện trắng.
Pb2+ + 2NH3 + 2H2O Pb(OH)2trắng + 2NH4+
g. Acid sulfuric loãng (H2SO4 3N): Ion Pb2+ tác dụng với dung dịch acid
sulfuric 3N tạo ra kết tủa trắng. Pb2+ + H2SO4 PbSO4trắng + 2H+
10.1.2.3 Thuốc thử của ion Hg22+
a. Kali cromate (K2CrO4): Ion Hg22+ tác dụng với TT kali cromate tạo ra kết
tủa màu đỏ gạch. Hg22+ + K2CrO4 Hg2CrO4đỏ gạch + 2K+
b. Kali iodide: Ion Hg22+ tác dụng với TT kali iodide tao ra kết tủa màu xanh
lục, nếu dư TT thì chuyển thành màu đen (Hg0 nguyên tố).
Hg22+ + 2KI Hg2I2xanh lục + 2K+
Hg22+ + 2KI Hg + K2[HgI4]
c. Natri carbonate: Ion Hg22+ tác dụng với TT natri carbonate tạo ra kết tủa
xám đen. Hg22+ + Na2CO3 Hg2CO3 + 2Na+
Hg2CO3 không bền tự phân hủy.
Hg2CO3 HgOvàng cam + Hgđen + CO2↑
d. Natri hydroxide (NaOH): Ion Hg22+ tác dụng với TT natri hydroxide tạo ra
kết tủa đen. Hg22+ + 2NaOH Hg2Ođen + H2O + 2Na+
e. Amoni sulfur [(NH4)2S] hay hydrosulfur (H2S): Ion Hg22+ tác dụng với TT
amoni sulfur (hoặc H2S) tạo ra kết tủa đen.
Hg22+ + H2S HgSđen + Hg0 + 2K+
f. Dung dịch amoniac: Ion Hg22+ tác dụng với TT dung dịch amoniac tạo ra kết
tủa xám đen.
2Hg2(NO3)2 + 4NH3 + H2O (Hg2ONH2)NO3trắng + 2Hg0đen + 3NH4NO3
g. Acid sulfuric loãng (H2SO4 3N): Ion Hg22+ tác dụng với dung dịch acid
sulfuric 3N tạo ra kết tủa trắng.
Hg22+ + H2SO4 Hg2SO4trắng + 2H+

Trang 143
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Bảng 10.1: Tóm tắt các phản ứng đặc trưng của cation nhóm I

Cation
Thuốc thử
Ag+ Pb2+ Hg2+
AgCl trắng, tan Hg2Cl2 trắng, tác
PbCl2 trắng, tan
HCl loãng trong NH3 dư do tạo dụng với dd NH3
trong nước nóng
phức [Ag(NH3)2]+ tạo NH2HgCl và Hg
H2SO4 PbSO4 trắng Hg2SO4 trắng
Pb(OH)2 trắng,
NaOH hay
Ag2O đen tan trong kiềm dư, Hg2O đen
KOH
tạo PbO22–
Dung dịch Tạo phức (Hg2ONH2)NO3
Pb(OH)2 trắng
NH3 dư [Ag(NH3)2]+ trắng và Hg0 đen
Hg2CO3 HgO +
K2CO3 hay Pb2(OH)2CO3
Ag2CO3 trắng Hg + CO2↑ (màu
Na2CO3 trắng
xám đen)
PbCrO4 vàng tan
K2CrO4 Ag2CrO4 đỏ nâu Hg2CrO4 đỏ
trong kiềm dư
Hg2I2 vàng xanh
PbI vàng tan nếu dư thuốc thử sẽ
KI AgI vàng
trong nước nóng tạo thành: HgI42–,
Hg0
H2S Ag2S đen PbS đen HgSđen + Hg0

Sơ đồ 10.1: Sơ đồ lý thuyết phân tích cation nhóm I: Ag+, Hg22+, Pb2+

Dung dịch phân tích + HCl 6N (từng


giọt) Lắc kỹ, ly tâm, lấy kết tủa

Tủa T1, (AgCl, Hg2Cl2, PbCl2) rửa bằng Nước ly tâm L2


H2O + HCl 2N. Đun sôi, ly tâm nóng (có cation các nhóm II, III, IV, V)

Nước ly tâm L2 Tủa T2 (AgCl, Hg2Cl2) +


Tìm Pb2+ dung dịch NH3 đặc lắc kỹ

Kết tủa  Tìm Hg22+ Nước ly tâm  Tìm Ag+

Trang 144
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

10.2 ĐỊNH TÍNH CATION NHÓM II (Ba2+; Ca2+)


10.2.1 Thuốc thử nhóm
Thuốc thử nhóm của các cation nhóm II là acid sulfuric 2N (H2SO4 2N).
Các cation nhóm II có tác dụng với TT acid sulfuric 2N tạo ra kết tủa trắng.
Trong phản ứng này ion Ba2+ không cần điều kiện, còn ion Ca2+ cần môi trường
aceton hoặc ethanol 700.
Phương trình ion: Ba2+ + H2SO4 BaSO4trắng + 2H+
Ca2+ + H2SO4 CaSO4trắng + 2H+
10.2.2 Thuốc thử cation
2.2.2.1 Thuốc thử của ion Ba2+
a. Phản ứng Voler: Dung dịch phân tích + H2SO4 + vài giọt KMnO4 lắc đều
trong 2 phút. Nếu dung dịch phân tích có Ba2+, kết tủa BaSO4 hấp phụ thuốc tím nên
có màu hồng.
Sau đó nhỏ từ từ từng giọt nước oxy già (H2O2) trong môi trường acid sulfuric
để khử màu tím hồng của dung dịch, riêng tủa BaSO4 vẫn có màu hồng.
Ba2+ + H2SO4 BaSO4trắng + 2H+
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 K2SO4 + 2MnO4 + 5O2↑ + 8H2O
b. Kali cromate: Ion Ba2+ tác dụng với TT kali cromate trong môi trường trung
tính hoặc môi trường CH3COOH tạo ra kết tủa màu vàng tươi, tủa này không tan
trong NaOH 2N và CH3COOH.
Ba2+ + K2CrO4 BaCrO4vàng tươi + 2K+
2K2CrO4 + 2CH3COOH K2Cr2O7 + 2CH3COOK + H2O
Ba2+ + K2Cr2O7 BaCr2O7vàng tươi + 2K+
c. Natri carbonate: Ion Ba2+ tác dụng với TT natri carbonate tạo ra kết tủa trắng
Ba2+ + Na2CO3 BaCO3trắng + 2Na+
d. Amoni oxalate [(NH4)2C2O4]: Ion Ba2+ tác dụng với TT amoni oxalate tạo
ra kết tủa trắng này không tan trong CH3COOH, tan trong HNO3, HCl, H2SO4.
Ba2+ + (NH4)2C2O4 BaC2O4trắng + 2NH4+
e. Natri hydrophosphate (Na2HPO4): Ion Ba2+ tác dụng với thuốc thử natri
hydrophosphate (Na2HPO4) tạo ra kết tủa trắng.
Ba2+ + Na2HPO4 BaHPO4trắng + 2Na+
10.2.2.2 Thuốc thử của ion Ca2+
a. H2SO4: Ion Ca2+ tác dụng với TT H2SO4 tạo ra kết tủa trắng.
Ca2+ + H2SO4 CaSO4trắng + 2H+

Trang 145
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

b. Natri carbonate: Ion Ca2+ tác dụng với TT natri carbonate tạo ra kết tủa trắng
Ca2+ + Na2CO3 CaCO3trắng + 2Na+
c. Amoni oxalate [(NH4)2C2O4]: Ion Ca2+ tác dụng với TT amoni oxalate tạo
ra kết tủa trắng này không tan trong CH3COOH, tan trong HNO3, HCl, H2SO4.
Ca2+ + (NH4)2C2O4 CaC2O4trắng + 2NH4+
Ion Ba2+ cũng cho kết quả tương tự, do đó để tránh được nhầm lẫn cân tiến
hành xác định ion Ba2+ trước.
d. Natri hydrophosphate (Na2HPO4): Ion Ca2+ tác dụng với TT natri
hydrophosphate (Na2HPO4) tạo ra kết tủa trắng.
Ca2+ + Na2HPO4 CaHPO4trắng + 2Na+
Bảng 10.2: Tóm tắt các phản ứng đặc trưng của cation nhóm II

Cation
Thuốc thử 2+
Ba Sr2+ Ca2+
H2SO4 loãng BaSO4trắng SrSO4trắng CaSO4trắng
Na2CO3 BaCO3trắng SrCO3trắng CaCO3trắng
K2CrO4:  Môi trường trung SrCO3vàng
BaCrO4vàng tươi -----------
tính tươi
BaCr2O7vàng tươi ------------
 Môi trường acid --------------
(NH4)2C2O4 BaC2O4trắng SrC2O4trắng CaC2O4trắng
Na2HPO4 BaHPO4trắng SrHPO4trắng CaHPO4trắng
Thử màu ngọn lửa Màu vàng lục Màu đỏ mạnh Màu đỏ gạch

Sơ đồ 10.2 Sơ đồ lý thuyết phân tích cation nhóm I, II


Dung dịch
Dung dịch gốc + NH3 dư
Có trắng
HCl 2N Hóa đen → tím

Không tủa Không hóa đen


→ tìm Pb2+

Dung dịch gốc + Tìm Ba2+


H2SO4 2N trắng
Không tủa

+ Ethanol 700 Tìm Ca2+


trắng

Trang 146
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

10.3 ĐỊNH TÍNH CATION NHÓM III (Zn2+; Al3+)


10.3.1 Thuốc thử nhóm
– Thuốc thử của cation nhóm III là NaOH 2M cho dư.
– Các cation nhóm III tác dụng với thuốc thử NaOH 2M tạo kết tủa keo trắng,
khi cho dư NaOH 2M thì các kết tủa đó hòa tan, vì Zn(OH)2 và Al(OH)3 là những
hydroxide lưỡng tính, chúng thể hiện tính acid H2ZnO2; HAlO2.H2O tan trong dung
dịch kiềm.
– Phương trình ion
Zn2+ + 2NaOH Zn(OH)2↓keo trắng + 2Na+
Al3+ + 3NaOH Al(OH)3↓keo trắng + 3Na+
Khi cho dư NaOH 2M, các kết tủa Zn(OH)2 và Al(OH)3 tan ra:
Zn(OH)2 + 2NaOH Na2[Zn(OH)4]
Al(OH)3 + NaOH Na[Al(OH)4]
10.3.2 Thuốc thử cation
10.3.2.1 Thuốc thử Zn2+
a. Montequi (hỗn hợp Montequi A và Montequi B): Trong môi trường acid
acetic, ion Zn2+ tác dụng với thuốc thử Montequi A và Montequi B tạo ra kết tủa màu
tím sim.
Ghi chú: Cách pha chế thuốc thử Montequi.
– Montequi A: Hòa tan 80 gam thủy ngân (II) cloride (HgCl2) và 90 gam amoni
thuocyanate (hoặc amoni sulfoyanide –NH4SCN) với nước cất vừa đủ 1000 ml.
– Montequi B: Là dung dịch CuSO4.
– Trộn lẫn Montequi A và Montequi B ta được thuốc thử Montequi.
– Thuốc thử Montequi A còn gọi là TT M.T.A (Mercuri Thiocyanat Amoni)
(NH4)2[Hg(SCN)4].
– Ion Zn2+ có lẫn Co2+ tác dụng với thuốc thử M.T.A cho tủa màu xanh vàng.
Zn2+ + Co2+ + 2[Hg(SCN)4 ]2– ZnCo[Hg(SCN)4]2↓lục
– Ion Zn2+ có lẫn Cu2+ tác dụng với thuốc thử M.T.A cho tủa màu tím sim
Zn2+ + Cu2+ + 2[Hg(SCN)4]2– CuZn[Hg(SCN)4]2↓ tím sim
b. Natri carbonate: Ion Zn2+ tác dụng với Na2CO3 tùy theo nồng độ của dung
dịch tạo kết tủa trắng theo các phản ứng như sau:

Trang 147
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

2ZnCl2 + 2Na2CO3 +H2O Zn2(OH)2CO3↓ trắng + 4NaCl + CO2↑


3ZnCl2 + 3Na2CO3 +H2O Zn2(OH)2CO3↓ trắng + 6NaCl + CO2↑
c. Dung dịch amoniac: Cho từ từ NH3 vào dung dịch phân tích có ion Zn2+ thấy
xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan ra.
Zn2+ + 2NH3 +2H2O Zn(OH)2↓trắng + 2NH42+
Zn(OH)2 + 4NH3 [Zn(NH3)4](OH)2 tan
d. Natri hidrophosphate: Ion Zn2+ tác dụng với Na2HPO4 tạo kết tủa trắng
3Zn2+ + Na2HPO4↓ trắng Zn3(PO4)2 trắng + 8Na+ + 2H2PO4–
e. Amoni sunfur hay hydro sunfur: Zn2+ tác dụng với thuốc thử (NH4)2S môi
trường kiềm yếu hay trung tính hoặc H2S môi trường CH3COOH tạo ra kết tủa trắng,
kết tủa này tan trong dung dịch HCl, không tan trong CH3COOH.
Zn2+ + (NH4)2S ZnS↓trắng +2NH4+
Zn2+ + H2S ZnS↓trắng + 2H+
Kết tủa ZnS tan trong dung dịch HCl.
ZnS +2HCl ZnCl2 +H2S↑
f. Alumion (Acid auriu tricaboxylic): Ion Zn2+ tác dụng với thuốc thử aluminin
ra kết tủa màu hồng.
Ghi chú: Công thức cấu tạo của acid aurin tricacboxylic.
O OH

O OH

OH

HO

O OH

10.3.2.2 Thuốc thử ion Al3+


a. Aluminon (aurin tricacboxylic): Ion Al3+ tác dụng với TT aluminon ra kết
tủa màu hồng. Phản ứng này rất nhạy, nhưng ion Zn2+ cũng cho kết quả tương tự, để
tránh nhầm lẫn cần xác định ion Zn2+ trước khi xác định ion Al3+.
b. Natri carbonate: Ion Al3+ tác dụng với Na2CO3 cho kết tủa trắng
2Al3+ + 3CO32– +3H2O 2Al(OH)3↓keo trắng + 3CO2↑
c. Hỗn hợp amoni hydroxide + amino cloride: Ion Al3+ tác dụng với hỗn hợp
NH4OH + NH4Cl tạo ra kết tủa keo trắng, tủa này tan trong NaOH và HCl, không tan

Trang 148
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

trong NH4Cl.
Al3+ + 3NH3 +3H2O Al(OH)3↓ + 3NH4+
d. Natri hidrophosphate: Ion Al3+ tác dụng với NaHPO4 tạo kết tủa trắng.
Al3+ + 2Na2HPO4 AlPO4 ↓trắng + 4Na+ + H2PO4–
e. Amoni sunfur trong môi trường kiềm yếu hay trung tính: Zn2+ tác dụng với
thuốc thử (NH4)2S trong môi trường kiềm yếu hay trung tính tạo ra kết tủa trắng, kết
tủa này tan trong dung dịch HCl, không tan trong CH3COOH.
Bảng 10.3: Tóm tắt các phản ứng đặc trưng của cation nhóm III

Cation
Thuốc thử 3+
Al Zn2+
Montequi hoặc tím xim

(NH4)2[Hg(SCN)2] Có mặt vết Cu2+ tạo kết tủa màu


M.T.A -------- tím
(Mercuri Thiocyanate Có mặt vết Co2+ tạo kết tủa màu
Amoni) lục
NaOH dư AlO2– ZnO22–
Na2CO3 Al(OH)3keo trắng Zn(OH)2CO3trắng
Dung dịch NH3 Al(OH)3keo trắng [Zn(NH3)4]2+ tan
Na2HPO4 AlPO4trắng Zn3(PO4)2trắng
H2S/môi trường
--------- ZnStrắng
CH3COOH
(NH4)2S/môi trường
Al(OH)3keo trắng ZnStrắng
trung tính. Hay kiềm yếu
Aluminon
(Acid aurin hồng hồng

tricacboxylic)

Trang 149
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Sơ đồ 10.3 Sơ đồ lý thuyết phân tích cation nhóm I, II, III


Dung dịch
Dung dịch gốc + NH3 dư
Có trắng
HCl 2N Hóa đen → tím

Không tủa Không hóa đen


→ tìm Pb2+

Dung dịch gốc + Tìm Ba2+


H2SO4 2N trắng
Không tủa

+ Ethanol 700 Tìm Ca2+


trắng

Dung dịch gốc Trước Tìm Zn2+


+ NaOH 2N

10.4 ĐỊNH TÍNH CATION NHÓM IV (Fe2+; Fe3+; Bi3+; Mg2+; Mn2+)
10.4.1 Thuốc thử nhóm
10.4.1.1 Tính chất chung của cation nhóm IV
Khi cation nhóm IV tác dụng với dung dịch NH3 đặc, tác dụng kiềm dư tạo
hydroxide không tan trong thuốc thử dư.
* Với dung dịch kiềm dư tạo hydroxide không tan trong kiềm dư.
Fe2+ + 2OH– Fe(OH)2↓lục nhạt
Fe3+ + 3OH– Fe(OH)3↓nâu đỏ
Bi3+ + 3OH– Bi(OH)3↓trắng
Mn2+ + 2OH– Mn(OH)2↓trắng
Mg2+ + 2OH– Mg(OH)2↓trắng
* Với dung dịch NH3 đặc tạo hydroxide không tan trong NH3 dư.
Fe2+ + 2NH3 + 2H2O Fe(OH)2↓lục nhạt + 2NH4+
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O Fe(OH)3↓nâu đỏ + 3NH4+
Bi3+ + 3NH3 + 3H2O Bi(OH)3↓trắng + 3NH4+
Mn2+ + 2NH3 + 2H2O Mn(OH)2↓trắng + 2NH4+
Mg2+ + 2NH3 + 2H2O Mg(OH)2↓trắng + 2NH4+

Trang 150
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

* Trong dung dịch các ion Fe2+, Bi3+, Mg2+, Mn2+ không màu, trừ Fe3+ có màu
vàng nâu.
* Sau khi tách riêng được kết tủa hydroxide của cation nhóm IV thì hòa tan
bằng acid rồi nhận biết từng cation bằng các phản ứng đặc trưng của chúng.
* Nếu có thêm nước oxy già (H2O2) thì các kết tủa tạo ra có màu đặc trưng và
bền vững trong dung dịch amoni:
2Fe(OH)2 + H2O2 2Fe(OH)3↓nâu đỏ
Bi(OH)3 + H2O2 HBiO3↓vàng ngà + 2H2O
Mn(OH)2 + H2O2 MnO2↓nâu đen + 2H2O
10.4.1.2 Thuốc thử nhóm
Thuốc thử nhóm của các cation nhóm IV là amoniac cho dư, với sự có mặt của
nước oxy già và amoni cloride.
Các cation nhóm IV tác dụng với hỗn hợp NH3 dư + H2O2 + NH4Cl tạo ra các
kết tủa có màu đặc trưng và bền vững trong dung dịch có ion NH4+.
Vai trò của nước oxy già là oxy hóa Fe2+ Fe3+ (ở dạng Fe(OH)3↓nâu đỏ)
và ion Bi3+ Bi5+ (ở dạng HBiO3↓vàng ngà).
Còn vai trò của NH4Cl là tạo môi trường có NH4+, có tác dụng chủ yếu đối với
cation nhóm V.
10.4.2 Thuốc thử cation
10.4.2.1 Thuốc thử ion Fe2+
a. Kali fericyanide {K3[Fe(CN)6]}: Ion Fe2+ tác dụng với TT kali fericyanide
tạo kết tủa keo màu xanh thẩm (xanh turnbull), tủa này không tan trong HCl 2N nhưng
bị kiềm phá hủy thành Fe(OH)2.
3Fe2+ + 2K3[Fe(CN)6] Fe3[Fe(CN)6]2↓xanh turnbull + 6K+
(Phản ứng này rất nhạy)
b. Natri carbonate: Ion Fe2+ tác dụng với Na2CO3 tạo kết tủa lục nhạt, để ngoài
không khí bị hóa nâu.
Fe2+ + Na2CO3 FeCO3↓lục nhạt + 2Na+
4FeCO3 + O2 + 2H2O 4FeOHCO3↓lục hoá nâu
Khi nung nóng FeOHCO3↓lục hoá nâu dễ biến thành ↓màu nâu
FeOHCO3 + 2H2O Fe(OH)3↓nâu đỏ + CO2↑
c. Natri hydro phosphate: Ion Fe2+ tác dụng với Na2HPO4 tạo kết tủa trắng
4Fe2+ + 3HPO42– Fe HPO4 + Fe3 (PO4)2↓trắng + 2H+

Trang 151
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

d. Amoni sulfur hoặc hydrosulfur: Ion Fe2+ tác dụng với (NH4)2S trong môi
trường NH3 hoặc H2S trong môi trường NH3 tạo kết tủa màu đen.
Fe2+ + (NH4)2 S FeS↓đen + 2NH4+
Fe2+ + H2 S FeS↓đen + 2H+
e. Amoniac (NH3): Ion Fe2+ tác dụng với TT NH3 tạo kết tủa lục nhạt
Fe2+ + 2NH3 + 2H2O Fe(OH)2↓lục nhạt + 2NH4+
Nếu có thêm nước oxy già (H2O2) thì các kết tủa tạo ra có màu đặc trưng và
bền vững trong dung dịch amoni
2Fe(OH)2↓lục nhạt + H2O2 2Fe(OH)3↓nâu đỏ
10.4.2.2 Thuốc thử ion Fe3+
a. Kali ferocyanide {K4[Fe(CN)6]}: Ion Fe3+ tác dụng với TT kali ferocyanide
tạo kết tuả keo màu xanh phổ (xanh berlin), tủa này không tan trong HCl 2N nhưng
bị kiềm phá hủy, cho tủa nâu đỏ.
4Fe3+ + 3K4[Fe(CN)6] Fe4[Fe(CN)6]3↓xanh berlin + 12K+
(phản ứng này rất nhạy)
b. Natri carbonate: Ion Fe3+ tác dụng với Na2CO3 tạo kết tủa màu nâu đỏ
2Fe3+ + 3CO32– + H2O 2FeOHCO3↓ nâu đỏ + CO2↑
Khi nung nóng FeOHCO3↓nâu đỏ dễ biến thành Fe(OH)3 ↓nâu đỏ
FeOHCO3 + H2O Fe(OH)3↓nâu đỏ + CO2↑
c. Natri hydro phosphate: Ion Fe3+ tác dụng với Na2HPO4 tạo kết tủa màu vàng
nhạt. 4Fe3+ + 2Na2PO4 FePO4↓vàng nhạt + NaH2PO4 + 3Na+
d. Amoni sulfur hoặc hydrosulfur: Ion Fe3+ tác dụng với (NH4)2S trong môi
trường NH3 hoặc H2S trong môi trường NH3 tạo kết tủa màu đen.
2Fe3+ + 3(NH4)2 S Fe2S3↓đen + 6NH4+
2Fe3+ + 3H2 S Fe2S3↓đen + 6H+
e. Amoniac (NH3): Ion Fe3+ tác dụng với TT NH3 tạo kết tủa màu nâu
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O Fe(OH)3↓ nâu đỏ + 3NH4+
f. Kali iodide: Ion Fe3+ tác dụng với KI tạo I2↓đen, một phần tủa này tan khi cho
dư KI, tạo ra dung dịch có màu vàng nâu đỏ, I2 sinh ra làm hồ tinh bột hóa xanh.
2Fe3+ + 2KI 2Fe2++ I2↓đen +2K+
I2 + KI KI3 (Dung dịch màu nâu đỏ)

Trang 152
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

g. Kali sulfocyanate (KSCN): Ion Fe3+ tác dụng với TT Kali sulfocyanate cho
dung dịch màu đỏ máu.
Fe3+ + 3KSCN Fe(SCN)3↓ đỏ máu + 3K+
Fe(SCN)3 + 3KSCN K3[Fe(SCN)6] dung dịch màu đỏ máu
10.4.2.3 Thuốc thử ion Bi3+
a. Amoni sulfur hoặc hydrosulfur: Ion Bi3+ tác dụng với (NH4)2S trong môi
trường acid hoặc H2S trong môi trường acid tạo kết tủa màu đen.
2Bi3+ + 3(NH4)2S Bi2S3↓đen + 6NH4+
2Bi3+ + 3H2S Bi2S3↓đen + 6H+
b. Natri carbonate: Dung dịch ion Bi3+ tác dụng với Na2CO3 tạo kết tủa trắng
kèm theo giải phóng CO2.
2Bi3+ + 3Na2CO3 + H2O 2BiOHCO3↓ trắng + 6Na+ + CO2↑
c. Natri hydro phosphate: Ion Bi3+ tác dụng với Na2HPO4 tạo kết tủa vàng
nhạt. Bi3+ + 2Na2HPO4 BiPO4↓vàng + NaH2PO4 + 3Na+
d. Kali iodide: Ion Bi3+ tác dụng với KI tạo I2↓ đen, một phần tủa này tan khi
cho dư KI, tạo ra dung dịch có màu vàng da cam.
2Bi3+ + 3KI BiI3↓đen + 3K+
BiI3 + KI K[BiI4] (Dung dịch màu vàng da cam)
e. Amoniac (NH3): Ion Bi3+ tác dụng với TT NH3 tạo kết tủa trắng.
Bi3+ + 3NH3 + 3H2O Bi(OH)3↓ trắng + 3NH4+
Nếu có thêm nước oxy già (H2O2) thì các kết tủa trắng biến thành vàng ngà
Bi(OH)3↓ trắng + H2O2 HBiO3↓vàng ngà + 2H2O
f. Thioure: Ion Bi3+ tạo với thioure một phức màu vàng
Bi3+ + 3SC(NH2)2 [Bi(H2N–CS–NH2)3]3+ (Dung dịch màu vàng)
g. Phản ứng stanit kiềm với SnCl2/NaOH: Trong phản ứng này Bi3+ bị khử
thành Bi0 màu đen
2Bi3+ + 3SnO22– + 6OH– 2Bi + 3SnO32– + 3H2O
10.4.2.4 Thuốc thử của ion Mn2+
a. Natri hydroxide: Ion Mn2+ tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng. Thêm tiếp
H2O2 kết tủa trắng hóa nâu đen.
Mn2+ + 2OH– Mn(OH)2↓trắng
Mn(OH)2 + H2O2 MnO2↓đen + 2H2O

Trang 153
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

b. Natri carbonate: Dung dịch ion Mn2+ tác dụng với Na2CO3 tạo kết tủa trắng
Mn2+ + Na2CO3 MnCO3↓ trắng + 2Na+
c. Natri hydro phosphate: Ion Mn2+ tác dụng với NaHPO4 tạo kết tủa trắng
Mn2+ + 4NaHPO4 Mn3(PO4)2 ↓trắng+ 2H3PO4 + 4Na+
Nếu có thêm dung dịch NH3 dư phản ứng tạo kết tủa trắng MnNH4PO4 khó tan.
Mn2+ + NH3dư + NaHPO4 MnNH4PO4↓trắng + Na+
d. Amoni sulfur hoặc hydrosulfur: Ion Mn2+ tác dụng với (NH4)2S trong môi
trường NH3 hoặc H2S trong môi trường NH3 tạo kết tủa màu hồng nhạt.
Mn2+ + (NH4)2 S MnS↓hồng nhạt + 2NH4+
Mn2+ + H2 S MnS↓hồng nhạt + 2H+
e. Amoniac (NH3): Ion Mn2+ tác dụng với TT NH3 tạo kết tủa trắng
Mn2+ + 2NH3 + 2H2O Mn(OH)2↓ trắng + 2NH4+
Nếu có thêm nước oxy già (H2O2) thì các kết tủa trắng biến thành kết tủa nâu đen
Mn(OH)2 ↓ trắng + H2O2 MnO2↓nâu đen + 2H2O
f. PbO2/H+: Ion Mn2+ tác dụng với PbO2 trong môi trường acid tạo ion MnO4–
dung dịch có màu tím.
2Mn2+ + 5PbO2+ 4H+ 2MnO4– + 5Pb2+ + 2H2O
5PbO2 + 2Mn(NO3)2 + 6HNO3 2HMnO4 + 5Pb(NO3)2 + 2H2O
10.4.2.5 Thuốc thử của ion Mg2+
a. Natri hydroxide: Ion Mg2+ tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng
Mg2+ + 2OH– Mg(OH)2↓trắng
Mg(OH)2 có tích số tan lớn nên dễ tan trong môi trường acid nhẹ NH4Cl
Mg(OH)2 + NH4Cl MgCl2 + 2NH3 + 2H2O
b. Natri carbonate: Dung dịch ion Mg2+ tác dụng với Na2CO3 tạo kết tủa trắng
2Mg2+ + 2Na2CO3 + H2O (MgOH)2CO3↓ trắng + 4Na+ + CO2 ↑
Muối magie carbonate base (MgOH)2CO3↓ trắng tan trong muối amoni.
c. Natri hydro phosphate
(MgOH)2CO3↓trắng + NH4Cl 2MgCl2 + (NH4)2CO3 + 2NH3 + 2H2O
Ion Mg2+ tác dụng với Na2HPO4 tạo ra MgHPO4↓trắng kết tủa trắng.
Mg2+ + Na2HPO4 MgHPO4↓trắng + 2Na+

Trang 154
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Ion Mg2+ tác dụng với NaHPO4 trong môi trường NH3/NH4Cl tạo kết tủa trắng.
Mg2+ + NH3 + Na2HPO4 MgNH4PO4↓trắng + 2Na+
d. Amoni sulfur hoặc hydrosulfur: Ion Mn2+ tác dụng với (NH4)2S trong môi
trường NH3 hoặc H2S trong môi trường NH3 tạo kết tủa màu hồng nhạt.
Mn2+ + (NH4)2 S MnS↓hồng nhạt + 2NH4+
Mn2+ + H2 S MnS↓hồng nhạt + 2H+
e. Amoniac (NH3): Ion Mg2+ tác dụng với TT NH3 tạo kết tủa trắng
Mg2+ + 2NH3 + 2H2O Mg(OH)2↓ trắng + 2NH4+
Bảng 10.4: Tóm tắc các phản ứng đặc trưng của cation nhóm IV
Cation
Thuốc thử 2+ 3+
Fe Fe Bi3+ Mn2+ Mg2+
Fe(OH)2↓lục nhạt, Bi(OH)3↓ Mn(OH)2 ↓trắng,
NaOH dư hóa nâu trong Fe(OH)3↓nâu đỏ cho H2O2 cho H2 O2 hóa Mg(OH)2↓trắng
không khí hóa vàng ngà nâu đen
Dung dịch NH3
Fe(OH)2↓lục nhạt Fe(OH)3↓nâu đỏ Bi(OH)3↓trắng Mn(OH)2↓trắng Mg(OH)2↓trắng
đặc
BiOHCO3↓ (MgOH)2 CO3↓
Na2CO3 FeCO3↓trắng FeOHCO3 ↓ nâu đỏ MnCO3↓ trắng
trắng trắng

MgHPO4 ↓trắng,
hoặc trong
dung dịch
Na2HPO4 Fe3(PO4)2 ↓trắng FePO4↓vàng nhạt BiPO4↓vàng Mn3(PO4)2↓trắng
NH3/NH4Cl tạo
MgNH4 PO4
↓trắng
I2↓ đen, tan trong BiI3↓đen, Nếu
KI, tạo ra dung dư KI, tạo ra
KI
dịch KI3 màu nâu K[BiI4] có
đỏ màu da cam
Fe(SCN)3↓đỏmáu,
hoặc dư KSCN
KSCN tạo phức tan đỏ
máu
[Fe(SCN)6 ]3–
Fe3[Fe(CN)6]2
K3 [Fe(CN)6]
↓xanh turnbull
Fe4 [Fe(CN)6]3
K4 [Fe(CN)6]
↓xanh berlin
H2S/CH3COOH FeS↓đen Fe2S3↓đen Bi2S3↓đen MnS↓hồng nhạt
Dung dịch chứa
PbO2 /môi
MnO4– có màu
trường acid
tím
SnCl2/NaOH Bi↓đen
Thioure Phức chất
(H2NCSNH2) màu vàng

Trang 155
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Sơ đồ 10.4 Sơ đồ lý thuyết phân tích cation nhóm IV (Fe2+, Fe3+, Bi3+, Mn2+, Mg2+)

10.5 ĐỊNH TÍNH CATION NHÓM V (Cu2+; Hg2+)


10.5.1 Thuốc thử nhóm
Thuốc thử của cation nhóm V cũng giống như thuốc thử nhóm của cation nhóm
IV là dung dịch amoniac cho dư, sự có mặt của nước oxy già (H2O2) và amoni clorid
(NH4Cl).
Cation nhóm V tác dụng với hỗn hợp NH3 + H2O2 + NH4Cl không tạo ra tủa
vì ion Cu2+, Hg2+ tạo ra các phức chất tan. Amoni clorid có vai trò làm tăng nồng độ
ion NH4+ để các cation nhóm V không tạo ra kết tủa, phân biệt với các cation nhóm
IV, nước oxy già (H2O2) có vai trò đối với nhóm IV.
10.5.2 Thuốc thử cation
10.5.2.1 Thuốc thử ion Cu2+
a. NaOH: Ion Cu2+ tác dụng với NaOH tạo kết tủa màu xanh lam
Cu2+ + 2NaOH Cu(OH)2↓xanh lam + 2Na+
Khi đun nóng tạo CuO màu đen: Cu(OH)2 CuO↓đen + H2O
Cu(OH)2 dễ tan trong acid loãng và trong NH3 để tạo phức [Cu(NH3)4](OH)2
dung dịch màu xanh lam. Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + H2O
Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2 dung dịch màu xanh lam
b. Amoniac: Ion Cu2+ tác dụng với dung dịch NH3 tạo kết tủa màu xanh l, tủa
tan khi cho dư NH3 tạo ra phức chất màu xanh lam.

Trang 156
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O Cu(OH)2↓xanh lam + 2NH4+


Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2 dung dịch màu xanh lam
c. Kali ferocyanide {K4[Fe(CN)6]}: Ion Cu2+ tác dụng với kali ferocyanide tạo
kết tủa màu đỏ thẩm.
Cu2+ + K4[Fe(CN)6] Cu2[Fe(CN)6]↓đỏ thẩm + 4K+
d. Amoni sulfur hoặc hydrosulfur: Ion Cu2+ tác dụng với (NH4)2S hoặc H2S tạo
kết tủa màu đen.
Cu2+ + (NH4)2S CuS↓đen + 2NH4+
Cu2+ + H2S CuS↓đen + 2H+
e. Kali iodide: Ion Cu2+ tác dụng với KI tạo kết tủa trắng
Cu2+ + 4KI 2CuI↓trắng + I2
f. Amoni thiocianua: Ion Cu2+ tác dụng với (NH4)2SCN tạo kết tủa màu đen
Cu2+ + (NH4)2SCN Cu(SCN)2↓đen + 2NH4+
g. M.T.A (Mercuri Thiocyanate Amoni) (NH4)2[Hg(SCN)4)]: Ion Cu2+ tác dụng
với (NH4)2[Hg(SCN)4)] tạo kết tủa màu xanh vàng.
Cu2+ + [Hg(SCN)4)]2– Cu[Hg(SCN)4)]↓xanh vàng
Ion Cu2+ tác dụng với M.T.A có Zn2+ cho kết tủa màu tím sim.
Cu2+ + Zn2+ + 2[Hg(SCN)4)]2– CuZn[Hg(SCN)4)]2↓tím sim
10.5.2.2 Thuốc thử ion Hg2+
a. NaOH: Ion Hg2+ tác dụng với dung dịch NaOH tạo Hg(OH)2↓, kết tủa này
không bền phân hủy thành HgO chất rắn màu vàng cam.
Hg2+ + 2NaOH Hg(OH)2↓không bền + 2Na+
Hg(OH)2 HgO↓vàng cam + H2O
b. Amoniac: Ion Hg2+ tác dụng với dung dịch NH3 tạo kết tủa, tủa tan khi cho
dư NH3 tạo ra phức chất không màu.
Hg2+ + 2NH3 + 2H2O Hg(OH)2↓ + 2NH4+
Hg(OH)2 + 4NH3 [Hg(NH3)4](OH)2 dung dịch không màu
c. Kali iodide: Ion Hg2+ tác dụng với KI tạo kết tủa đỏ, tủa tan khi cho dư KI
tạo ra dung dịch không màu.
Hg2+ + 2KI HgI2↓đỏ + 2K+
HgI2 + KIdư K2[HgI4] dung dịch không màu

Trang 157
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

d. Natri hydroxide: Ion Hg2+ tác dụng với dung dịch NaOH 2N cho kết tủa
màu vàng cam.
Hg2+ + 2NaOH HgO↓vàng cam + 2Na+ + H2O
e. Natri carbonate: Dung dịch ion Hg2+ tác dụng với TT Na2CO3 tạo kết tủa
nâu hay vàng nâu.
Hg2+ + CO32– HgO↓ vàng cam + CO2 ↑
f. Amoni thiocianua: Ion Hg2+ tác dụng với TT (NH4)2SCN tạo kết tủa trắng.
Nếu dùng dư (NH4)2SCN thì kết tủa tan tạo phức tan.
Hg2+ + (NH4)2 SCN Hg(SCN)2↓trắng + 2NH4+
Hg(SCN)2↓trắng + 2(NH4)2 SCN (NH4)2 [Hg(SCN)4] + 2NH4+
Bảng 10.5: Tóm tắt các phản ứng đặc trưng của cation nhóm V

Cation
Thuốc thử
Cu2+ Hg2+
Cu(OH)2↓xanh lam, khi đun nóng
NaOH dư HgO↓vàng cam
tạo CuO màu đen
Dung dịch NH3 đặc [Cu(NH3)4](OH)2 xanh lam [Hg(NH3)4](OH)2 không màu
Na2CO3 CuO↓đen HgO↓vàng cam
KI CuI↓trắng + I2 HgI2↓đỏ
Hg(SCN)2↓trắng, TT dư tạo
(NH4)2 SCN Cu(SCN)2↓đen
M.T.A tan
DDPT tinh khiết tạo
(NH4)2[Hg(SCN)4)]
Cu[Hg(SCN)4)]↓xanh vàng
(M.T.A) ------------------
DDPT có lẫn Zn2+ cho
CuZn[Hg(SCN)4)]2↓tím sim
K4[Fe(CN)6] Cu2[Fe(CN)6]↓đỏ thẩm --------------------

10.6 XÁC ĐỊNH CATION NHÓM VI (NH4+; K+; Na+)


10.6.1 Tính chất đặc biệt của cation nhóm VI
10.6.1.1 Tính chất đặc biệt
Ion K+, Na+ là các ion kim loại kiềm, ion NH4+ do phân tử NH3 và ion H+ tạo
nên NH4+ không bền vững trong dung dịch kiềm và ở nhiệt độ cao.
NH3 + H+ NH4+
NH4+ + OH– NH3↑ + H2O

Trang 158
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Các hợp chất hydroxide (NaOH, KOH, NH4OH); các muối (clorid, sulfat,
carbonate) của cation nhóm VI đều dễ tan trong nước. Do đó khi đó khi dùng acid
hoặc kiềm làm thuốc thử nhóm thì cation 5 nhóm đầu kết tủa, còn cation nhóm VI
không cho tủa, người ta tiến hành xác định thẳng các cation mà không qua bước phân
nhóm.
10.6.1.2 Phải xác định theo thứ tự
Các cation NH4+, K+, Na+ có tính chất giống nhau khi tác dụng với một số
thuốc thử.
Ví dụ: Ion NH4+, K+ cùng tác dụng được với acid tartric cho kết tủa trắng. Để
tránh nhầm lẫn khi xác định cation nhóm VI phải tiến hành theo trình tự từ NH4+, K+,
Na+.
10.6.2 Thuốc thử cation
10.6.2.1 Thuốc thử ion NH4+
a. Natri hydroxide: Ion NH4+ bị NaOH phân tích thành amoniac (NH3), khí
này bay ra có thể nhận biết bằng giấy tẩm TT phenolphtalein, giấy sẽ có màu hồng.
NH4+ + NaOH NH3↑ + 2Na+ + H2O
NH3+ giấy lọc tẩm phenolphtalein hồng
b. Thuốc thử Nessler: Ion NH4+ tác dụng với thuốc thử Nessler cho tủa màu
đỏ nâu hay vàng nâu
* Ghi chú: cách pha chế thuốc thử Nessler
Hòa tan 10 gam KI trong 100 ml nước cất, nhỏ từng giọt dung dịch bão hòa
HgCl2 cho đến khi xuất hiện tủa đỏ bền. Cho 30 gam KOH khuấy tan hết tủa, thêm 1
ml bão hòa HgCl2 và nước cất vừa đủ 200 ml. Để lắng, gạng lấy dung dịch trong, bảo
quản trong lọ thủy tinh màu.
10.6.2.2 Thuốc thử ion K+
a. Acid percloride (HClO4): Ion K+ tác dụng với acid percloride tạo kết tủa
màu trắng. K+ + HClO4 KClO4↓trắng + K+
b. Acid tartric: (H2C4H4O6) HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH
Trong dung dịch đệm, ion K+ tác dụng với acid tartric tạo kết tủa màu trắng.
K+ + HOOCCH(OH)CH(OH)COOH KOOCCH(OH)CH(OH)COOH↓trắng + H+
Ion NH4+ cũng cho kết quả tương tự, do đó phải xác định ion NH4+ trước để
tránh sai lầm.
c. Acid piric: Ion K+ tác dụng với thuốc thử acid piric tạo kết tủa màu vàng

Trang 159
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

K+ + C6H2(NO2)3OH C6H2(NO2)3OK↓vàng + H+
NH4+ + C6H2(NO2)3OH C6H2(NO2)3O NH4↓vàng + H+
* Chú ý: Cả cation NH4+ và K+ tác dụng với TT acid piric tạo kết tủa màu
vàng, do đó phải xác định ion NH4+ trước để tránh sai lầm khi đi tìm K+.
10.6.2.3 Thuốc thử ion Na+
a. Thuốc thử Streng {kẽm uranyl acetate (Zn(UO2)3(CH3COO)8 + CH3COO-)}
Trong môi trường acid acetic, ion Na+ tác dung với thuốc thử Streng cho tủa
màu vàng lá mạ (vàng lục).
Na+ + Zn(UO2)3(CH3COO)8 + CH3COO- NaZn(UO2)3(CH3COO)9↓vàng lục
NaZn(UO2)3(CH3COO)9 có tinh thể hình mặt nhẫn khi soi trên kính hiển vi
Ghi chú: Cách pha chế thuốc thử Streng
– Dung dịch A: Hòa tan 20 gam uranyl acetate UO2(CH3COO)2.2H2O và 12
gam acid acetic 30% với nước cất vừa đủ 100 ml.
– Dung dịch B: Hòa tan 60 gam kẽm acetate [Zn(CH3COO)2.2H2O] và 6 gam
acid acetic 30% với nước cất vừa đủ 100 ml.
– Trộn 2 dung dịch với nhau, để lắng, gạng lấy dung dịch trong.
b. Đốt các muối natri trên ngọn lửa không màu thì ngọn lửa sẽ có màu vàng
Bảng 10.6: Tóm tắc các phản ứng đặc trưng của cation nhóm VI

Cation
Thuốc thử
NH4+ K+ Na+
NaOH, giấy lọc tẩm Giấy lọc từ không
phenolphtalein màu sang màu hồng
Cho tủa màu đỏ nâu
Thuốc thử Nessler
hay vàng nâu
HClO4 ↓trắng
Acid tartric
↓trắng ↓trắng
(H2C4H4O6)
Acid piric ↓vàng ↓vàng
TT Streng (kẽm
↓vàng lá mạ
uranyl acetate)
Thử màu ngọn lửa Ngọn lửa có Ngọn lửa có
không màu màu tím màu vàng

Trang 160
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Sơ đồ 10.5 Sơ đồ lý thuyết phân tích cation nhóm V (Hg2+, Cu2+) và


nhóm VI (NH4+, K+, Na+)

Dung dịch phân tích: Hg2+, Cu2+, NH4+, K+, Na+

Tìm NH4+ Tìm Na+ Tìm K+


– Bằng NaOH đặc Bằng TT Streng Bằng acid tartric
– Bằng TT Nessler

Dung dịch phân tích + Na2S


Đun nóng

Tủa đen: CuS, HgS +HNO3


Đun nóng

Nước ly tâm: Tủa HgS + S


Tìm Cu2+ Tìm Hg2+

10.7 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


10.7.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. AgNO3 + NaBr
b. Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AgNO3 cho đến dư
c. Cho từ từ dung dịch KIdư vào dung dịch Hg2(NO3)2 cho đến dư
d. Cho từ từ dung dịch NH3 vào chất kết tủa trắng Hg2Cl2 cho đến dư
Câu 2: Cho biết thuốc thử (TT) nhóm sử dụng để nhận biết các cation trong nhóm I
(Ag+, Pb2+, Hg22+). Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi TT nhóm tác
dụng với từng cation trong nhóm I.
Câu 3: Từ hỗn hợp kết tủa trắng AgCl, PbCl2, Hg2Cl2. Trình bày cách tách riêng
PbCl2; AgCl ra khỏi hỗn hợp 3 chất trên?
Câu 4: Vẽ sơ đồ lý thuyết phân tích các cation nhóm I (Ag+, Pb2+, Hg22+) tồn tại trong
1 dung dịch?

Trang 161
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Câu 5: Hãy thiết lập bảng thống kê các thuốc thử có thể dùng kèm theo hiện tượng
và viết phương trình phản ứng để nhận biết từng cation trong nhóm I (Ag+, Pb2+,
Hg22+)?
Câu 6: Hãy nêu hiện tượng, hoàn thành và viết phương trình phản ứng của các quá
trình sau:
a. BaCl2 + Na2CO3 b. CaCl2 + Na2CO3
c. SrCl2 + Na2CO3 d. BaCl2 + Na2SO4
e. CaCl2 + Na2SO4 f. SrCl2 + Na2SO4
g. Ba(NO3)2 + (NH4)2C2O4 h. Sr(NO3)2+(NH4)2C2O4
i. Ca(NO3)2 + (NH4)2C2O4
Câu 7: a. Dùng thuốc thử (TT) nhóm để chứng minh dung dịch phân tích (DDPT)
không có cation nhóm I (Ag+, Pb2+, Hg22+).
b. Cho biết thuốc thử TT nhóm sử dụng để nhận biết các cation trong nhóm II
(Ca2+, Ba2+). Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi TT nhóm tác dụng
với từng cation trong nhóm II?
Câu 8: Hãy trình bày lần lượt trình tự cách sử dụng hóa chất để phát hiện sự hiện
diện của ion Ba2+ và ion Ca2+ cùng tồn tại trong một dung dịch cần phân tích?
Câu 9: Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. AlCl3 + cho từ từ dung dịch KOH vào cho đến dư
b. Al(NO3)3 + dung dịch Na2CO3
c. ZnSO4 + cho từ từ dung dịch NH3 vào cho đến dư
d. ZnCl2 + dung dịch Na2S
e. AlCl3 + cho từ từ dung dịch NH3 vào cho đến dư
Câu 10: Hãy kể tên các TT được dùng để xác định ion Zn2+; Al3+. Nêu hiện tượng và
viết phương trình phản ứng khi các TT này tác dụng với Zn2+?
Câu 11: a. Hãy trình bày cách dùng lần lượt các thuốc thử nhóm để xác định trong
DDPT không có cation nhóm: Cation nhóm I (Ag+, Pb2+, Hg22+), cation nhóm II (Ba2+,
Ca2+) và cation trong nhóm III (Al3+, Zn2+)?
b. Cho biết thuốc thử (TT) nhóm sử dụng để nhận biết các cation trong nhóm
IV (Fe , Fe3+, Bi3+, Mn2+, Mg2+). Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi
2+

TT nhóm tác dụng với từng cation trong nhóm IV?


Câu 12: Hãy thiết lập bản thống kê các thuốc thử có thể dùng kèm theo hiện tượng
và viết phương trình phản ứng để nhận biết từng cation trong nhó IV (Fe2+, Fe3+, Bi3+,
Mn2+, Mg2+)?
Câu 13: Hãy kể tên các TT có thể dùng để xác định ion Cu2+, Hg2+. Nêu hiện tượng
và viết phương trình phản ứng khi các TT này tác dụng với Cu2+, Hg2+?

Trang 162
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Câu 14: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hoàn thành các quá trình sau:
a. Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 đến dư
b. Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Hg(NO3)2 đến dư
c. CuSO4 + Na2S
d. Hg(NO3)2 + Na2S
e. Cho từ từ dung dịch KI vào dung dịch Hg(NO3)2 đến dư
f. Cho từ từ dung dịch NH4SCN vào dung dịch Hg(NO3)2 đến dư, gọi tên dung
dịch tạo ra
Câu 15: a. DDPT chứa đồng thời 2 cation của nhóm V (Cu2+, Hg2+) có tính chất vật
lý nào để chúng ta dễ cảm nhận.
b. Trong các thuốc thử sau đây: Dung dịch NH3, NH4SCN, (NH4)2S, TT nào
có thể phát hiện sự tồn tại đồng thời 2 cation của nhóm V (Cu2+, Hg2+) cùng tồn tại
trong một dung dịch?
10.7.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong phân tích định tính cation nhóm I gồm các ion nào dưới đây?
A. Ag+; Pb2+; Hg2+ B. Ag+; Cu2+; Hg22+
C. Ag+; Pb2+; Hg22+ D. Na+; Pb2+; K+
Câu 2: Thuốc thử nhóm của các cation nhóm I là?
A. HCl 2N B. HCl 6N C. H2SO4 2N D. NH3
Câu 3: Cation nhóm I tác dụng với thuốc thử HCl tạo ra kết tủa có màu?
A. Xanh B. Vàng C. Nâu đỏ D. Trắng
Câu 4: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Cation nhóm I sau khi tác dụng với thuốc thử HCl tạo kết tủa thì tất cả các
kết tủa đều tan trong dung dịch NH3
B. Cation nhóm I sau khi tác dụng với thuốc thử HCl tạo kết tủa thì chỉ có kết
tủa của Ag tan trong dung dịch NH3
C. Cation nhóm I sau khi tác dụng với thuốc thử HCl tạo kết tủa thì chỉ có kết
tủa của Ag và Hg tan trong dung dịch NH3
D. Cation nhóm I sau khi tác dụng với thuốc thử HCl tạo kết tủa thì chỉ có kết
tủa của Pb tan trong dung dịch NH3
Câu 5: Ion Ag+ tác dụng với thuốc thử natri carbonate tạo ra kết tủa, kết tủa này để
lâu ngoài không khí bị chuyển thành kết tủa màu?
A. Xanh B. Trắng C. Vàng đậm D. Đen
Câu 6: Trong phân tích định tính cation nhóm IV gồm các ion nào dưới đây?
A. Zn2+; Pb2+; Hg2+; Fe2+; Fe3+ B. Ag+; Cu2+; Hg22+; Fe3+; Bi3+
C. Fe2+; Fe3+; Bi3+; Mg2+; Mn2+ D. Na+; Pb2+; K+; Mg2+; Mn2+

Trang 163
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CATION TRONG DUNG DỊCH

Câu 7: Ion Ba2+ tác dụng với thuốc thử kali cromate tạo ra kết tủa màu?
A. BaCrO4 màu vàng nghệ B. BaCrO4 màu vàng tươi
C. BaCrO4 màu xanh vàng D. BaCrO4 màu vàng đậm
Câu 8: M.T.A (Mercuri Thiocyanate Amoni) (NH4)2[Hg(SCN)4)] là thuốc thử
cation?
A. Cu2+, Zn2+ B. Cu2+, Hg2+ C. Cu2+, Hg2+ D. Cu2+, Al3+
Câu 9: Khi phân tích cation nhóm VI, cần phải phân tích theo thứ tự nào sau đây?
A. NH4+; K+; Na+; Ag+ B. Na+; NH4+; K+
C. NH4+; K+; Na+ D. K+; Na+; NH4+
Câu 10: Ion Fe3+ tác dụng với thuốc thử natri hydro phosphate (Na2HPO4) tạo ra kết
tủa màu?
A. Fe(H2PO4)3 trắng B. FePO4 vàng nhạt
C. FePO4 đỏ nâu D. Fe(H2PO4)3 vàng nhạt

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ (2009), Hóa phân tích tập 1, Bộ môn Hóa Phân tích,
Trường Đại học Y Dược TPHCM.
[2] PGS.TSKH. Lê Thành Phước, CN. Trần Tích (2007), Hóa phân tích lý thuyết và
thực hành, Nhà xuất bản Bộ Y Học Hà Nội.

Trang 164
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

CHƯƠNG 11: XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION


TRONG DUNG DỊCH

MỤC TIÊU
1. Viết được phản ứng của thuốc thử nhóm với các anion nhóm I (Cl–; Br–; I–;
SCN–; S2O32–).
2. Viết được phản ứng của thuốc thử nhóm với các anion nhóm và một số phản
ứng đặc trưng cho anion nhóm II (CO32–, PO43–, CH3COO–, AsO33–, AsO43–, SO32–,
SO42–).
3. Giải thích được các bước phân tích trong sơ đồ phân tích (11.1) và (11.2) để
tách riêng và tìm từng anion.

11.1 ĐỊNH TÍNH ANION NHÓM I (Cl–; Br–; I–; SCN–; S2O32–)
11.1.1 Tính chất chung
– Các anion nhóm I tạo kết tủa với ion Ag+ trong môi trường acid HNO3 loãng.
Muối bạc của các anion nhóm này không tan trong acid HNO3. Vì vậy AgNO3 +
HNO3 được gọi là thuốc thử nhóm để tách riêng anion nhóm I ra khỏi hỗn hợp phân
tích. Sau đó dựa vào các phản ứng đặc trưng của từng anion để tách và phát hiện
chúng.
– Để loại các cation gây trở ngại khi xác định các anion, cần chuyển dung dịch
cần phân tích thành nước soda.
– Cách tạo dung dịch soda: Thông thường là một thể tích dung dịch phân tích
(vài ml) + 1 thể tích dung dịch NaCO3 (vài ml) + vài giọt NaOH đặc. Khi đó dung
dịch phân tích tác dụng dung dịch NaCO3, các cation kim loại kiềm thổ và các cation
kim loại nặng bị kết tủa dạng carbonate hoặc hydroxide. Lọc hoặc ly tâm. Dung dịch
trong suốt chứa các anion dùng cho phân tích gọi là nước soda; và cách pha chế như
vậy gọi tắc là làm nước soda.
11.1.2 Thuốc thử anion
11.1.2.1 Thuốc thử anion Cl–
a. Bạc nitrate: Ion Cl– tác dụng với AgNO3 tạo AgCl↓trắng, kết tủa tan trong
NH3 đặc dư, KCN, Na2S2O3,… để tạo thành các phức chất tan.
Cl– + AgNO3 AgCl↓trắng
AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2]Cltan
AgCl + 2KCN K[Ag(CN)2]tan + KCl
AgCl + 2Na2S2O3 Na3[Ag(S2O3)2]tan + NaCl

Trang 165
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

b. Chì nitrate: Ion Cl– tác dụng với Pb(NO2)2 tạo PbCl2↓trắng, kết tủa tan trong
nước nóng và kết tủa trở lại khi làm lạnh: 2Cl– + Pb2+ PbCl2↓trắng
c. PbO2 trong môi trường acid: Ion Cl– tác dụng với PbO2 trong môi trường
acid theo phản ứng oxy hóa khử:
Cl– + PbO2 + 4H+ Cl2↑ + Pb2+ + 2H2O
Nhận biết Cl2 sinh ra bằng giấy tẩm KI và hồ tinh bột do:
Cl2 + 2KI 2KCl + I2
I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột
11.1.2.2 Thuốc thử anion Br–
a. Bạc nitrate: Ion Br– tác dụng với AgNO3 tạo AgBr↓vàng nhạt, kết tủa tan trong
NH3 đặc dư, KCN, Na2S2O3,… để tạo thành các phức chất tan.
Br– + AgNO3 AgBr↓vàng nhạt
AgBr + 2NH3 [Ag(NH3)2]Brtan
AgBr + 2KCN K[Ag(CN)2tan +KBr
AgBr + 2Na2S2O3 Na3[Ag(S2O3)2]tan +NaBr
b. Chì nitrate: Ion Br- tác dụng với Pb(NO2)2 tạo PbBr2↓trắng, kết tủa tan trong
nước nóng và kết tủa trở lại khi làm lạnh.
2Br– + Pb2+ PbBr2 ↓trắng
2PbBr2 + 2KBr K2[PbBr4]
c. Nước clo hoặc nước Javen: Ion Br- tác dụng với nước clo hoặc nước Javen
sinh ra Br2
2Br– + Cl2 2Cl– + Br2
Br2 tan trong cloroform cho dung dịch màu vàng rơm.
d. Thuốc thử hữu cơ (Dung dịch Fluorescein)
Br– + Fluorescein Eosin (hồng)
11.1.2.3 Thuốc thử anion I–
a. Bạc nitrate: Ion I– tác dụng với AgNO3 tạo AgI↓vàng đậm, kết tủa tan trong
KCN để tạo thành các phức chất tan.
I– + AgNO3 AgI↓vàng đậm
AgI + 2KCN K[Ag(CN)2]tan +KI
b. Thủy ngân nitrate: Ion I– tác dụng với Hg2+ tạo HgI2↓đỏ cam, nếu dùng dư KI
kết tủa tan tạo phức [HgI4]2– tan không màu.

Trang 166
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

2I– + Hg2+ HgI2↓đỏ cam


HgI2+ 2I– [HgI4]2– tan không màu
c. CuSO4: Ion I– tác dụng với Cu2+ tạo CuI↓trắng + I2 ↓nâu sẫm
4I– + 2Cu2+ CuI↓trắng + I2 ↓nâu sẫm
Nếu trong dung dịch có lẫn SO32– thì:
I2 + SO32– + H2O 2I– + SO42– + 2H+
d. NaNO2 trong môi trường acid: Ion I– tác dụng với NaNO2 trong môi trường
acid tạo I2:
2I– + 2NO2– + 4H+ I2 + NO +2H2O
I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột
e. Nước clo hoặc nước Javen: Ion I– tác dụng với nước clo hoặc nước Javen
sinh ra I2: 2I– + Cl2 2Cl– + I2
I2 tan trong cloroform (dung môi không oxy) cho dung dịch màu tím.
Nếu dư Cl2 sẽ làm mất màu I2 vì: I2 +5 Cl2 + 6H2O 2HIO3 +10HCl
f. Sắt (III) cloride: Ion I– tác dụng với FeCl3 tạo FeCl2 và I2
2Fe3+ + 2I– 2Fe2+ + I2↓nâu
11.1.2.4 Thuốc thử anion SCN–
a. Bạc nitrate: Ion SCN– tác dụng với AgNO3 tạo AgSCN↓trắng, kết tủa tan
trong KCSN dư để tạo thành các phức chất tan.
SCN– + AgNO3 AgSCN↓trắng
AgSCN + 2KCSN K2[Ag(CSN)3]tan
b. Thủy ngân nitrate: Ion SCN– tác dụng với Hg(NO3)2 tạo Hg(SCN)2↓trắng, kết
tủa tan trong KCSN dư để tạo thành các phức chất tan.
2SCN– + Hg2+ Hg(SCN)2↓trắng
Hg(SCN)2 + 2SCN– [Hg(SCN)4]2– tan
Nếu dung dịch phân tích có mặt của Co2+ sẽ tạo kết tủa xanh thẫm.
Co2+ + [Hg(SCN)4]2– tan Co[Hg(SCN)4]2–↓xanh thẫm
c. Sắt (III) cloride: Ion SCN– tác dụng với Fe3+ tạo Fe(SCN)3↓đỏ máu, kết tủa tan
trong KCSN dư để tạo thành các phức chất tan màu đỏ máu.
Fe3+ + 3SCN– Fe(SCN)3↓đỏ máu
Fe(SCN)3 + 3SCN– [Fe(SCN)6]3–↓đỏ máu

Trang 167
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

11.1.2.5 Thuốc thử anion S2O32–


a. Bạc nitrate: Ion S2O32– tác dụng với AgNO3 tạo Ag2S2O3↓trắng
S2O32– + AgNO3 Ag2S2O3↓trắng
Ag2S2O3 sinh ra bị phân hủy thành màu vàng nâu rồi chuyển thành màu đen do:
Ag2S2O3 + H2O Ag2S↓đen + H2SO4
Ag2S2O3 tan trong Na2S2O3 dư do tạo phức tan:
Ag2S2O3 + 3Na2S2O3 2Na3[Ag(S2O3)2]tan + KBr
b. Bari nitrate: Ion S2O32– tác dụng với Ba(NO3)2 tạo BaS2O3↓trắng
S2O32– + Ba2+ Ag2S2O3↓trắng
BaS2O3 dễ tan trong các acid vô cơ thông thường.
2H+ + S2O32– SO2↑ + S↓ + H2O
c. Dung dịch I2: Ion S2O32– làm mất màu dung dịch I2, do ion S2O32– khử I2
thành I–: 2S2O32– + I2 2I– + S4O62– (tetrathionate)
Bảng 11.1: Tóm tắc các phản ứng đặc trưng của anion nhóm I

Anion
Thuốc thử
Cl– Br– I– SCN– S2O32–
↓trắng, tan ↓vàng nhạt, tan ↓trắng, bị phân
↓trắng tan
trong NH3, trong NH3, ↓vàng tan hủy thành
AgNO3 trong KCSN
KCN, KCN, trong KCN ↓đen S2O32– dư

Na2S2O3 Na2S2O3 hòa tan tủa
↓trắng tan ↓vàng tan ↓trắng tan
Pb(NO3) trong nước ↓trắng trong nước trong SCN– ---------
nóng nóng dư
Cl2↑, làm
PbO2/môi
xanh giấy
trường acid --------- --------- --------- ---------
tẩm KI + hồ
tinh bột
I2 sinh ra
Br2, tan trong
Cl2↑, làm tan trong
Nước clo cloroform
xanh giấy cloroform
hoặc nước cho dung --------- ---------
tẩm KI + hồ cho dung
Javen dịch màu
tinh bột dịch màu
vàng rơm
tím
Vàng chuyển
Fluorescein --------- --------- --------- ---------
sang hồng

Trang 168
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

↓đỏ cam, tan


Hg(NO3)2 --------- --------- trong I– tạo --------- ---------
phức tan.
CuI↓trắng +
CuSO4 --------- --------- --------- ---------
I2 ↓nâu sẫm
I2 sinh ra
NaNO2/môi
--------- --------- làm xanh hồ --------- ---------
trường acid
tinh bột
BaS2O3↓trắng
Ba(NO3)2 --------- --------- --------- --------- tan trong các
acid vô cơ
Dung dịch Mất màu dung
--------- --------- --------- ----------
I2 dịch I2

Sơ đồ 11.1 Sơ đồ lý thuyết phân tích anion nhóm I (Cl–, Br–, I–, SCN–, S2O32–)

Dung dịch phân tích


(Na2CO3 làm nước soda)

Nước ly tâm (nước soda) chứa anion Tủa: Carbonate hoặc hydroxide kim loại
nhóm I + cation kim loại kiềm và kiềm thổ hoặc kim loại nặng (bỏ tủa đi hoặc
NH4+ + HNO3 2N + AgNO3 sử dụng để tìm cation không phải nhóm VI)

Tủa: Anion nhóm I (Nếu tủa từ nâu → đen


Nước ly tâm:
là có S2O32– vì Ag2S2O3 → Ag2S↓đen
Anion các nhóm khác (bỏ đi)

Phần lớn tủa: Phần nhỏ tủa:


(NH4)2CO3 đun kỹ Tìm SCN–

Tủa: AgBr, AgI, AgSCN Nước ly tâm:


(có thể còn AgCl) + H2SO4 2N + Zn Tìm [Ag(NH3)2]  Tìm Cl–

Nước ly tâm: Br–, I–, SCN–, S2O32– (Cl–)


Tìm Br–, I–, SCN–

Trang 169
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

11.2 XÁC ĐỊNH ANION NHÓM II (CO32–; PO43–; CH3COO–; AsO33–; AsO43–;
SO32–; SO42–)
11.2.1 Tính chất chung
– Không có thuốc thử nhóm chung cho tất cả các anion nhóm II. Để định tính
anion nhóm này, cần sử dụng nhiều phương pháp phân tích và thuốc thử khác nhau
như: Phương pháp phân tích riêng biệt để tìm trực tiếp 1 ion từ dung dịch gốc, ví dụ
đối với CO32–, CH3COO–.
– Phương pháp phân tích nửa hệ thống để tìm vài ion, ví dụ đối với cụm SO32,
SO42–, S2O32–.
– Dùng thuốc thử nhóm, ví dụ hỗn hợp Mg (MgCl2 + NH3 + NH4Cl) để xác
định PO43–, AsO43–.
– Dùng thuốc thử đặc hiệu, ví dụ formalin để tìm SO32–, amoni molypdate để
tìm PO43–.
– Để loại các cation gây rối cho phản ứng dặc trưng hay ảnh hưởng đến phản
ứng đặc hiệu, cần chuyển dung dịch phân tích thành nước soda.
11.2.2 Thuốc thử anion
11.2.2.1 Thuốc thử anion CO32–
a. Bari nitrate: CO32– + Ba2+ BaCO3↓trắng
BaCO3 tan trong acid vô cơ thông thường.
b. Bạc nitrate: CO32– + 2Ag+ Ag2CO3↓trắng
Ag2CO3 không bền tự phân hủy: Ag2CO3 Ag2O + CO2↑
c. Acid loãng (HCl, H2SO4 loãng): 2H+ + CO32– CO2↑ + H2O
Khí CO2 sinh ra làm đục nước vôi trong.
11.2.2.2 Thuốc thử anion PO43–
a. Amoni molypdate (NH4)2MoO4
PO43– +12(NH4)2MoO4 + 12H2O (NH4)3[PMo12O40]↓vàng + 21NH4OH + 3OH–
Hoặc: PO43– + 12(NH4)2MoO4 (NH4)3[PMo12O40]↓vàng+21NH3 + 3OH– + 9H2O
b. Bạc nitrate: PO43– + 3Ag+ Ag3PO4↓vàng
Ag3PO4 tan trong acid vô cơ và trong NH3
c. Bari nitrate: 2PO43– + 2Ba2+ Ba3(PO4)2↓trắng

Trang 170
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

11.2.2.3 Thuốc thử anion CH3COO–


a. Sắt (III) cloride
3Fe3+ + 6CH3COO– + 2OH– [Fe3(OH)2(CH3COO)6]+ phức tan, màu đỏ
Nếu pha loãng, đun sôi, phức bị thủy phân
[Fe3(OH)2(CH3COO)6]+ + 4H2O 3Fe(OH)2CH3COO↓nâu+3CH3COOH + 2H+
b. Acid loãng (HCl, H2SO4 loãng)
H+ + CH3COO– CH3COOH (Acid acetic có thể nhận biết bằng mùi)
c. Ethanol: CH3COO– + C2H5OH + H+ CH3COOC2H5 + H2O
Ester sinh ra có mùi đặc trưng.
11.2.2.4 Thuốc thử anion AsO33–
a. H2S trong môi trường acid
3H2S + 6H+ + 2AsO33– As2S3↓vàng + 6H2O
b. Na2S2O3 trong môi trường acid
3Na2S2O3 + 6H+ + 2AsO33– As2S3↓vàng + 3Na2SO4 + 3H2O
c. AgNO3 trong môi trường trung tính
3Ag + + 2AsO33– Ag3AsSO3↓vàng
d. Nước I2 trong môi trường trung tính
AsO33– + I2 + H2O AsO43– + 2I– + 2H+
e. K2Cr2O7 trong môi trường acid
Cr2O72–↓da cam + 8H+ + 3AsO33– 3AsO43– + 2Cr3+xanh lục + 4H2O
11.2.2.5 Thuốc thử anion AsO43–
a. Na2S2O3 trong môi trường acid
3Na2S2O3 + 10H+ + 2AsO43– As2S3↓vàng + 3Na2SO4 + 5H2O
b. AgNO3 trong môi trường trung tính
3Ag + + 2AsO43– Ag3AsSO4↓nâu
c. H2S trong môi trường acid mạnh
5H2S + 6H+ + 2AsO43– As2S5↓vàng + 8H2O
d. KI trong môi trường acid
AsO43– + 2I– + 2H+ AsO33– + I2 + H2O

Trang 171
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

e. Hydro đang sinh trong môi trường acid


4Zn + 4H2SO4 + AsO43– AsH3 + 4ZnSO4 + 3OH– + H2O
AsH3 sinh ra làm đổi màu HgCl2 tẩm trên giấy lọc.
3AsH3 + 3HgCl2 As2Hg3↓vàng nâu + 6HCl
11.2.2.6 Thuốc thử anion SO32–
a. Bari nitrate: SO32– + Ba2+ BaSO3↓trắng
BaSO3 tan trong acid loãng: BaSO3+ 3HCl BaCl2 + SO2↑ + H2O
b. Acid loãng (HCl, H2SO4 loãng): 2H+ + SO32– SO2↑ + H2O
Khí SO2 sinh ra làm đục nước vôi trong hoặc làm mất màu dung dịch thuốc tím.
SO2+ Ca(OH)2 CaSO3↓trắng+ H2O
5SO2+ 2KMnO4 + H2O 2MnSO4 +K2SO4 +2H2SO4
c. Nước I2 trong môi trường trung tính: SO32– làm mất màu nước I2
SO32– + I2 + H2O SO42– + 2I– + 2H+
d. Formalin (Formaldehyde): SO32– + HCHO + H2O ? + OH–
11.2.2.7 Thuốc thử anion SO42–
Phản ứng Voler
– Dung dịch phân tích + BaCl2 + vài giọt KMnO4 lắc đều trong 2 phút. Nếu trong
dung dịch phân tích có SO42–, kết tủa BaSO4 hấp thụ thuốc tím nên có màu hồng.
– Sau đó nhỏ từ từ từng giọt nước oxy già trong môi trường acid HCl để khử
màu tím hồng của dung dịch, riêng dung dịch BaSO4 vẫn có màu hồng.
H2SO4 + Ba2+ BaSO4↓trắng + 2H+
5H2O2 + 2MnO4– + 6H+ 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O

Trang 172
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

Sơ đồ 11.2 Sơ đồ lý thuyết phân tích anion nhóm II


(CO32–, PO43–, CH3COO–, AsO33–, AsO43–, SO32–, SO42–)

Dung dịch phân tích:


Anion nhóm II

Tìm CO32–: Tìm CH3COO–: Dung dịch phân tích


Dung dịch phân tích + HCl Dung dịch phân tích + Na2CO3
2N → CO2 (làm đục nước * Hoặc bằng FeCl3 10% → Phức (làm nước soda)
vôi trong) → có CO32– hợp màu đỏ → có CH3COO–
* Hoặc +H2SO4 đặc + rượu amylic
→ ester có mùi dầu chuối → có
CH3COO–

Tìm PO43–: Nước ly tâm (nước soda): Tủa: Carbonat, hydroxyd, các
Dung dịch vừa tìm CO32– Đều chỉnh pH về kiềm hoặc cation không phải kim loại
+ HNO3 đặc +TT amoni trung tính bằng kiềm (bỏ đi hoặc tìm cation)
molydat (để lạnh trong nước CH3COOH2N, chia làm 2
đá) → tủa vàng→ có PO43– phần: 1 và 2

Phần 1 (nước soda) + hỗn hợp Mg → Phần 2 (nước soda) + Sr(NO3)2 bão hòa.
MgNH3AsSO4↓trắng và MgNH4PO4↓trắng Đun nóng

Nước ly tâm L1: Tuả T1: + HCl 2N Tủa T2: muối Sr2+ của SO32–, SO42–, AsO32–,
AsO33– + dung vừa tan hết
PO43–, CO32–+ HCl 2N
dịch I2 5%→mất + Na2S↓→As2S5↓vàng
*Tìm SO32–: Trung hòa bằng NaOH 0,1M và
màu nâu vàng → → có AsO4
HCl 0,1N đến mất màu phelnolphthalein +
có AsO33–
Formalin 5% → màu đỏ → có SO32–. Hoặc đun
nóng, dẫn hơi sụt vào KMnO4 0,5% + H2SO4 →
Nước ly tâm L2: AsO43–, S2O32–. Đun nóng
mất màu KMnO4 (có SO32–)
+ Ba(NO3)2 bão hòa. Ly tâm. Lấy tủa BaS2O3
*Tìm SO42–: Vẫn có SrSO4↓→ có SO42–. Hoặc
+ KMnO4 1% +H2SO410% → mất màu
lấy tủa + HCl 1N + BaCl2 → đục bởi BaSO4↓→
KMnO4 (do CO2↑) và S↓→ có S2O32–
có SO42–

Trang 173
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

11.3 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


11.3.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng các quá trình sau:
a. NaCl + PbO2 + HNO3, trên miệng ống nghiệm đưa tờ giấy lọc tẩm KI và hồ
tinh bột vào?
b. NaBr + Cl2, đun nhẹ ống nghiệm, dẫn khí sinh ra vado dung môi CHCl3?
c. Hg(NO3)2 + cho từ từ từng giọt dung dịch NaI vào cho đến dư?
d. NaI + NaNO2 + H2SO4, đun nhẹ ống nghiệm, dẫn khí sinh ra vào dung môi
CHCl3
e. NaI + FeCl3, sau đó cho hồ tinh bột vào?
Câu 2: Hoàn thành các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào có thể dùng phát hiện
ion Cl trong dung dịch? Tại sao?
a. NaCl + AgNO3, sau đó cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào cho đến dư.
b. BaCl2 + H2SO4
c. CaCl2 + Na2CO3
Câu 3: Hoàn thành các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào có thể dùng để phát
hiện ion S2O32 trong dung dịch? Tại sao?
a. AgNO3 + cho từ từ từng giọt dung dịch Na2S2O3 vào cho đến dư.
b. AgNO3 + Na2S2O3 để sản phẩm tạo ra trong dung dịch một thời gian.
c. SrS2O3 + K2CO3
d. K2S2O3 + BaCl2 sau đó cho HCl vào
Câu 4: Vì sao có thể dùng nước javen hoặc nước clor vừa đủ để phát hiện I. Sau đó
cho dư nước javen hoặc nước clor để phát hiện Br?
Câu 5: Hãy thiết lập bản thống kê các thuốc thử có thể dùng kèm theo hiện tượng và
viết phương trình phản ứng để nhận biết từng anion trong nhóm I (Cl, Br, I, SCN,
S2O32 )?
Câu 6: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng các quá trình sau:
a. Na2CO3 + HNO3
b. MgCl2 + (NH4)3PO4
c. FeCl3 + CH3COONa + NaOH
d. Na3AsO3 + I2 + H2O
e. Na3AsO3 + KI + HCl
Câu 7: Hãy kể tên các TT có thể dùng để xác định ion CO32, PO43, CH3COO,
SO32 và SO42. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi các TT này tác
dụng với CO32, PO43, CH3COO, SO32 và SO42?

Trang 174
XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ANION TRONG DUNG DỊCH

Câu 8: Hoàn thành các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào có thể dùng phát hiện
ion CH3COO trong dung dịch? Tại sao?
a. CH3COONa + HCl ngửi mùi của sản phẩm phản ứng
b. (CH3COO)2Ca + Na2CO3
c. CH3COONa + FeCl3 + NaOH
d. CH3COONa + H2SO4 + rượu amylic, ngửi mùi của sản phẩm phản ứng
Câu 9: Vẽ sơ đồ lý thuyết phân tích các anion trong nhóm II (CO32, PO43,
CH3COO , AsO33, AsO43, SO32, SO42) cùng tồn tại trong một dung dịch?
11.3.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dùng thuốc thử nào sau đây để xác định sự hiện diện của các anion halogen
trong dung dịch?
A. AgNO3 B. AgCl C. BaCl2 D. H2SO4
Câu 2: Br– bị oxy hóa thành khí Br2 được nhận biết bằng:
A. Giấy tẩm phenolphtalein chuyển màu hồng
B. Giấy tẩm ortho toludin chuyển màu xanh đen
C. Giấy tẩm fluorescen chuyển màu hồng
D. Giấy tẩm quỳ tím chuyển màu đỏ
Câu 3: Dùng thuốc thử nào sau đây để xác định sự hiện diện của anion nhóm II:
A. AgNO3 B. BaCl2 C. NaOH 3M dư D. NH4OH 3M dư
Câu 4: Trong phân tích định tính anion nhóm I gồm các ion nào dưới đây?
A. CH3COO–; Br–; I–; SCN– B. PO43–; SO32–; SO42–; SCN–; S2O32–
C. Cl–; Br–; I–; SCN–; S2O32– D. CO32–; PO43–; SO32–; SO42–
Câu 5: Trong một mẫu thuốc người ta tìm thấy sự hiện diện của các ion sau: Cu2+;
Mg2+; NH4+; SO42. Có thể dùng những thuốc thử nào dưới đây để nhận biết hết sự
có mặt của các ion trên?
A. NH3 và BaSO4 B. NaOH và BaSO4
C. NaOH và AgCl D. NaOH và BaCl2

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ (2009), Hóa phân tích tập 1, Bộ môn Hóa Phân tích,
Trường Đại học Y Dược TPHCM.
[2] PGS.TSKH. Lê Thành Phước, CN. Trần Tích (2007), Hóa phân tích lý thuyết và
thực hành, Nhà xuất bản Bộ Y Học Hà Nội.

Trang 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS. TSKH. Phan An (2007), Hóa đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục.
[2] PGS. TSKH. Phan An (2012), Hóa học cơ sở, Nhà xuất bản Y học.
[3] Bộ môn Hóa cơ bản (2015), Hóa đại cương – Vô cơ II, Đại học Y Dược Cần
Thơ.
[4] ThS.Nguyễn Phú Huỳnh Châu, ThS.Nguyễn Thị Minh Minh, ThS.Trần Thị Hòa
(2006), Bài giảng Hóa học đại cương, Đại học Huế.
[5] Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[6] PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ (2009), Hóa phân tích tập 1, Bộ môn Hóa Phân tích,
Trường Đại học Y Dược TPHCM.
[7] PGS.TSKH. Lê Thành Phước, CN. Trần Tích (2007), Hóa phân tích lý thuyết và
thực hành, Nhà xuất bản Bộ Y Học Hà Nội.
[8] PGS.TSKH. Lê Thành Phước (2008). Hóa Đại cương vô cơ, NXB Y học.
[9] TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, ThS. Ngô Quốc Luân (2012), Giáo trình Hóa vô cơ
2, Đại học Cần Thơ.

Trang 176

You might also like