You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 1 HÓA 8

NĂM HỌC 2021-2022


I. PHẠM VI KIỂM TRA
1. Lý thuyết: Học sinh cần nắm vững những kiến thức sau:
− Các khái niệm cơ bản: nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử.
− Nêu cách lập công thức hoá học. Thuộc hóa trị các nguyên tố thường dùng.
2. Bài tập: Học sinh ôn tập những dạng bài tập sau:
− Xác định hóa trị nguyên tử, nhóm nguyên tử.
− Lập công thức hoá học.
− Các bài tập định lượng: tính phân tử khối, khối lượng nguyên tử, phân tử, số hạt trong nguyên tử,…
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 100% trắc nghiệm khách quan
III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1: Lập CTHH của các hợp chất có thành phần sau:
a) Ca và Cl b) K và SO4 c) Al và NO3 d) Na và O
Câu 2: Tính hóa trị các nguyên tố trong hợp chất:
a) Biết lưu huỳnh (S) hóa trị II: K2S; MgS; Cr2O3
b) Biết nhóm (NO3) hóa trị I: Ba(NO3)2; CuNO3; Fe(NO3)3
Câu 3: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
Tính số hạt từng loại.
Câu 4: Biết khối lượng tính bằng gam của nguyên tố cacbon là 1,9926.10-23 gam. Tính khối lượng của nguyên
tử magie.
Câu 5: Tính phân tử khối của các chất sau:
a. H2O. b. H2SO4. c. C2H5OH. d. KMnO4 e. C12H22O11
Trường THCS Trưng Vương
Nhóm Hoá ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I, MÔN HÓA LỚP 9
Năm học : 2021 – 2022

I. PHẠM VI KIỂM TRA


3. Lý thuyết: Học sinh cần nắm vững những kiến thức sau:
− Tính chất vật lý, hóa học của oxit, axit, bazơ, muối: CaO, SO2, H2SO4, NaOH, …..
− Điều chế và ứng dụng của CaO, SO2, H2SO4, NaCl.
− Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.
− Phản ứng trao đổi. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
4. Bài tập: Học sinh ôn tập những dạng bài tập sau:
− Viết các phương trình hóa học ( PTHH) minh họa tính chất hóa học, ứng dụng của các chất, điều chế các
chất.
− Dựa vào tính chất hóa học, vật lý giải thích các ứng dụng, các hiện tượng thường gặp trong thực tế cuộc
sống.
− Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa.
− Nhận biết các chất dựa vào tính chất vật lý và tính chất hóa học của các chất.
− Các bài tập định lượng: tính theo PTHH, bài toán dư- đủ, bài tập tăng giảm khối lượng, định luật bảo toàn
khối lượng. Tính nồng độ dung dịch, khối lượng kết tủa, thể tích chất khí, thành phần phần trăm các chất
trong hỗn hợp ban đầu hoặc chất sản phẩm. Xác định tên nguyên tố, chất.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 100% trắc nghiệm khách quan
III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1: Có những oxit sau: Na2O, CaO, SO2, H2SO4, NaCl, CuO, FeCl2, Na2SO4. Những chất nào có thể tác
dụng được với:
a. Nước b. Dung dịch HCl c. Dung dịch NaOH d. Dung dịch BaCl2
Câu 2: Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaOH, H2SO4, HCl, BaCl2. Hãy trình bày
cách nhận phân biệt mỗi lọ dung dịch trên.
Câu 3: Hoà tan 1,92 gam kim loại M (hóa trị n) vào dd HCl loãng vừa đủ thu được 1,792 lít H2. Tìm kim loại
M.
Câu 4: Hòa tan 20 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị I và II bằng dd HCl dư thu được dd X và
4,48 lít khí ( đktc) tính khối lượng muối khan thu được ở dd X.
Câu 5: Cho 15,3 gam BaO hòa tan hoàn toàn vào 184,7 gam H2O tạo thành dung dịch X.
a, Tính nồng độ dung dịch thu được sau phản ứng.
b, Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch H2SO4 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 6: Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc)
a. Tính trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên?
b. Tính thể tích tối thiểu dung dịch HCl 2M cho phản ứng trên.

You might also like