You are on page 1of 4

ÔN TẬP HỌC KÌ I - LỚP 11 - NĂM HỌC 2023 - 2024

1. Chemical property: Tính chất hoá học 2. Reactions: Các phản ứng
3. oxidizing property: Tính oxi hoá 4. reducing property: Tính khử
5. mass spectrum: phổ khối lượng 6. substance: chất
7. molecular mass: khối lượng phân tử 8. isomer: đồng phân
9. functional group: nhóm chức 10. contain: chứa
11. Carboxylic acid: nhóm chức acid -COOH 12. Aldehyde: nhóm chức -CHO
13. Amine: Nhóm chức -NH2, -NH-, -N- 14. Alcohol: Nhóm chức OH (alcohol)
15. concentrated: đặc 16. dilute: loãng
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có)
1/ Cu + H2SO4 loãng 2/ Cu + H2SO4 đặc, nóng
3/ Fe + H2SO4 loãng 4/ Fe + H2SO4 đặc, nóng
5/ MgO + H2SO4 6/ Na2SO3 + H2SO4
7/ CaCO3 + H2SO4 8/S + O2
9/ FeS2 + O2 10/ SO2 + O2
11/ SO3 + H2O 12/ SO2 + NaOH
13/ SO2 + Ca(OH)2 14/ Fe + S
15/ Mg + S 16/ Hg + S
17/ SO2 + H2S 18/ C6H12O6 + H2SO4 đặc
19/ S + H2SO4 đặc 20/ C + H2SO4 đặc
21/ Na2SO4 + BaCl2 22/ H2SO4 + Ba(NO3)2
Trong các phản ứng trên: phản ứng nào thể hiện tính khử của S; của SO2; phản ứng nào thế hiện tính oxi
hoá của S, của SO2.
Nêu tính chất hoá học của acid H2SO4 đặc, H2SO4 loãng
Câu 2: Các ao, hồ, quanh miệng núi lưa thường có môi trường acid. Điển hình là hồ Kawah Ijen, miền
Đông đảo Java, Indonesia. Hồ nằm cao hơn mặt nước biển 2.300 m được cho là “hồ acid” lớn nhất thế
giới. Giá trị pH của nước trong hồ dao động từ 0,13 đến 0,50 chủ yếu do sulfuric acid gây nên. Hãy giải
thích nguyên nhân có mặt của sulfuric acid trong hồ.
Câu 3: a) Bằng phương pháp hoá học phân biệt dung dịch muối MgSO4 và MgCl2; dung dịch CuSO4 và
Cu(NO3)2
b) Giải thích nguyên nhân gây mưa acid từ khí khải chứa SO2
c) Cách loại bỏ khí SO2 trong phòng thí nghiệm, Thu hồi và loại bỏ thuỷ ngân
d) Tại sao có thể dùng H2SO4 đặc cho tác dụng với NaCl ở trạng thái rắn để điều chế HCl mà không
dùng không dùng H2SO4 đặc cho tác dụng với KBr hoặc KI ở trạng thái rắn để điều chế HBr, HI.
e) Trình bày cách pha loãng acid H2SO4 đặc
f) Nêu cách bảo quản và xử lí bỏng sulfuric acid.
g) Phòng thí nghiệm có một lọ đựng dung dịch sulfuric acid đặc không còn nguyên chất, không sử dụng
được nữa. Hãy đề xuất cách loại bỏ lọ acid này một cách an toàn mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường
và sức khoẻ.
Câu 4: Nêu đặc điểm chung về thành phần nguyên tử, đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lí, tính chất hóa
học của hợp chất hữu cơ?
Câu 5: So sánh thành phần nguyên tố, liên kết hóa học trong phân tử của hợp chất hữu cơ và của hợp
chất vô cơ.
Câu 6: Cho các chất sau: CH4; C5H10O2; C6H12O6; CO; CO2; C2H5NH2; CaCO3; CH3COOH; C12H22O11;
C10H22; C4H4; HCN; MgCO3; (NH2)2CO; CH3Cl. Chất nào là hợp chất hữu cơ; Trong các hợp chất hữu
cơ đó hãy phân ra đâu là hydrocarbon, đâu là dẫn xuất hydrocarbon.
Câu 7: Cho các chất H2O; NaCl; C3H8 và các giá trị nhiệt độ sôi 14650C; 1000C; -420C. Hãy cho biết
nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó
Câu 8. Viết các công thức cấu tạo có thể có của C4H8, C2H6O, C3H8O, C3H7Cl cho biết những đồng
phân nào là mạch hở; những đồng phân nào là mạch vòng.
Câu 9: Nhóm chức là gì? Lấy ví dụ về hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức: carboxylic acid; aldehyde;
alcohol; amine; ketone
Câu 10: Quan sát thông tin trong bảng dưới đây, từ đó nhận xét về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của
các chất hữu cơ so với chất vô cơ.
Chất C2H6 C3H7OH KOH CaCl2
Nhiệt độ nóng chảy (o C) -183 -126 406 775
Nhiệt độ sôi ( C)
o
-89 98 1327 1935
Câu 11: Glutamic acid là hóa chất đươc sử dụng để tạo ra bột ngọt - dùng làm chất điều vị. Glutamic
acid có công thức cấu tạo như sau:

Kể tên các nhóm chức có mặt trong phân tử glutamic acid.


Câu 12: Hãy quan sát phổ hồng ngoại của ethanol (Hình 1) và cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của
liên kết O – H, liên kết C – H và liên kết C – O nằm trong khoảng nào?

Hình 1. Phổ hồng ngoại của ethanol


Câu 13: Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O2. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình dưới.

Hãy xác định nhóm tạo ra các tín hiệu hấp phụ tại X và Y.
Câu 14: Nêu nguyên tắc, các bước tiến hành và phạm vi áp dụng của phương pháp kết tinh; chưng cất
và phương pháp chiết.
Câu 15. Hình bên mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra
khỏi nhau.
a) Phương pháp nào đã được sử dụng để tách các chất ra khỏi nhau
trong trường hợp này?
b) Tên quá trình chuyển trạng thái của các chất từ vị trí A sang vị
trí B, từ vị trí B sang vị trí C là gì?
c) Thành phần các chất ở các từ vị trí A và C có giống nhau
không? Vì sao
Câu 16: Xác định khối lượng các chất hữu cơ dựa vào phổ
khối lượng sau
a)

b)

c)
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X được sử dụng phổ biến, có nhiều ứng dụng trong việc sát khuẩn, tạo ra
nguồn nhiên liệu sạch như xăng sinh học. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm
về khối lượng của các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen trong hợp chất hữu cơ X lần lượt là 52,17%;
13,04%; 34,79%.
a, Lập công thức đơn giản nhất của X.
b, Dựa trên phổ khối lượng của X người ta xác định phân tử khối của X là 46. Lập công thức phân tử
của hợp chất hữu cơ X.
c) Viết các đồng phân có thể có của X
Câu 18. Retinol là vitamin A, có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ thị giác của mắt còn vitamin C
giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Để xác định công thức phân tử của các hợp chất này, người ta
đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:
Hợp chất %C %H %O Giá trị m/z của peak ion phân tử [M+]
Vitamin C 40,90 4,55 54,55 176
Vitamin A 83,92 10,49 5,59 286
Hãy lập công thức phân tử của vitamin A và vitamin C.
Câu 19: Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố
carbon, hydrogen trong hợp chất hữu cơ X lần lượt là 82,76; 17,24%.
a, Lập công thức đơn giản nhất của X.
b, Dựa trên phổ khối lượng của X người ta xác định phân tử khối của X là 58. Lập công thức phân tử
của hợp chất hữu cơ X.
c) Viết các đồng phân có thể có của X.
Câu 20: Đốt cháy 6 gam hợp chất hữu cơ X thu được sản phẩm chỉ chứa CO2 và hơi nước. Cho hỗn hợp
khí và hơi đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình
1 tăng 3,6 gam; bình 2 có 20 gam kết tủa xuất hiện.
a) Tìm CTĐGN của X
b) Cho phổ khối lượng của X ở hình bên dưới, hãy tìm CTPT của X và viết tất cả các công thức cấu tạo
có thể có của X

You might also like