You are on page 1of 13

HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

1. Một số nhóm chức cơ bản thường gặp


Loại hợp chất Nhóm chức
Dẫn xuất halogen −X (F, Cl, Br, I)

Alcohol −OH
Aldehyde −CHO
Ketone

Carboxylic acid −COOH


Ester −COO−
Amine −NH2

Ether −O−
2. Phổ hồng ngoại
Phổ hồng ngoại thường được sử dụng để xác định có mặt của các nhóm chức trong phân tử
hợp chất hữu cơ.
- Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để dự đoán nhóm chức và một
số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
- Phổ hồng ngoại thể hiện các hấp thụ bức xạ điện từ trong vùng hồng ngoại của các liên kết trong
phân tử dưới dạng peak của cực đại hấp thụ hay cực tiểu truyền qua.
- Trong phổ hồng ngoại
+ Trục tung biểu diễn độ truyền qua hoặc hấp thụ theo %
+ Trục hoành biểu diễn số sóng (cm-1) của các bức xạ trong vùng hồng ngoại.
- Dựa vào cực đại hấp thụ hay cực tiểu truyền qua có thể dự đoán sự có mặt của các nhóm chức
trong hợp chất nghiên cứu.
Bảng số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức
(R, R1, R2 là các gốc hydrocarbon)
Loại hợp chất Nhóm chức Liên kết hấp thụ Số sóng hấp thụ (cm-1)
Alcohol, phenol R-O-H O-H 3650-3200
3500-3200

Amine N-H

,
3000-2500
O-H 1750-1680
Carboxylic acid
C=O

1750-1715
Ester C=O

2850-2700
1740-1670
Aldehyde C-H
Ketone C=O
B. CÂU HỎI BÀI HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA
1. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố C, H, O, N, P, giải thích vì sao liên kết giữa nguyên tử của
các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hóa trị.
2. Sự kết hợp của bốn nguyên tử carbon với nhau có thể hình thành các loại mạch carbon như ở hình
dưới:

Hãy chỉ ra chất nào mạch carbon hở không phân nhánh, chất nào có mạch carbon hở phân nhánh và
chất nào có mạch vòng.
3. Người ta thường dùng chất gì để loại bỏ vết sơn móng tay hay vết mực bút bi dây trên áo? Chất đó
là chất vô cơ hay chất hữu cơ? Có thể dùng nước để rửa các vết màu này không? Vì sao?
4. Cho các chất H2O, LiF, C2H6 và các giá trị nhiệt độ sôi -88,5 oC, 100 oC và 1 676 oC. Hãy cho biết
nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó.
5. Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol (C2H6O):
C2H6O(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(g) △rHo298 = -1 300 kJ
Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Dự đoán về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy
ra thuận lợi hay không.
6. Cho các hợp chất: C3H6 (1), C7H6O2 (2), CCl4 (3), C8H18 (4), C6H5N (5) và C4H4S (6). Trong các
hợp chất trên, hợp chất nào là hydrocarbon, hợp chất nào là dẫn xuất hydrocarbon?
7. Các hợp chất CH3CHO, C2H5CHO, C3H7CHO và C6H13CHO có một số tính chất giống nhau (bị
oxi hóa thành carboxylic acid, bị khử thành alcohol,…). Nhóm các nguyên tử nào có trong thành
phần của những chất trên đã làm cho chúng có tính chất giống nhau?
8. Một hợp chất hữu cơ X chứa đồng thời hai nhóm chức alcohol và aldehyde. Khi đó, hợp chất X sẽ
A. chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của alcohol.
B. chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của aldehyde.
C. thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.
D. không thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.
9. Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hấp thụ ở 2 971 cm-1, 2 860 cm-1,
2 668 cm-1 và 1 712 cm-1. Hợp chất hữu cơ này là chất nào trong số các chất CH3COOCH2CH3 (A),
CH3CH2CH2COOH (B), HOCH2CH=CHCH2CHO (C)?
10. Trong các chất dưới đây, chất nào là chất vô cơ, chất nào là chất hữu cơ?
CaCO3 (1); CO (2); CH3COONa (3); C6H5CH3 (4); CH3CH2CH2CN (5); CH3CH2SCH3 (6);
CH3C≡CCH2NH2 (7).
11. Cho phổ IR của ba chất hữu cơ như hình dưới đây. Hãy cho biết mỗi hình ứng với chất nào trong
các chất sau: HOCH2CH2OH (1); CH3CH2CHO (2); CH3COOCH3 (3).
12. Cho phản ứng:

a) Có những nhóm chức nào trong phân tử mỗi chất hữu cơ ở phản ứng trên?
b) Sau khi tiến hành phản ứng một thời gian, người ta tách được một chất hữu cơ tinh khiết từ hỗn
hợp phản ứng. Có thể ghi và sử dụng phổ hồng ngoại của chất lỏng này để xác định đó là
CH3COOCH2CH3 hay CH3COOH hoặc CH3CH2OH được không? Vì sao?
1.2 BIÊN SOẠN 5 CÂU
1. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ, hợp chất nào là hợp chất vô cơ?
NaHCO3 (1); CH3COONa (2); H2C2O4 (3); CaC2 (4); Al4C3 (5); C2H5OH (6); C2H5Cl (7).
2. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ, hợp chất nào là hợp chất vô cơ?
C2H4, C2H5OH, NaOH, CH3CN, HCN, CO2, HCOONa, NaHCO3, CF2Cl2.
3. Cho dãy các chất sau: C4H10, C2H4, C2H5OH, C6H6, CH3CHO, C12H22O11, HCN, C3H7O2N. Hợp
chất nào là hiđrocacbon?
4. Trong các chất sau, chất nào dưới đây dẫn xuất của hiđrocacbon? CH2Cl2, CH2Br−CH2Br, CHCl3,
CH3COOCH3, C6H5CH3, CH2=CH−CHO, CH3COOH, CH2=CH2, CHBr3, CH2=CH−COOCH3,
C6H5OH, C2H5OH, (CH3)3N, CH≡C−CH3.
5. Khi đo phổ IR của acid X thu được kết quả như hình dưới. Biết rằng hợp chất X có công thức phân
tử C3H4O2. Dựa vào peak nào giúp dự đoán được trong X có nhóm chức carboxyl.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
MỨC ĐỘ 1: BIẾT
1. Hợp chất hữu cơ là
A. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại…
B. Hợp chất khó tan trong nước.
C. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O.
D. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao.
2. Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. CO2 B. CH4 C. CO D. K2CO3
3. Dựa vào thành phần phân tử, hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại chính?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
4. Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ?
A. CH4 B. CH3Cl C. CH3COONa D. CO2
5. Hóa học hữu cơ là
A. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên
B. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
C. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ
D. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống
6. Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O.
(2) Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta.
(3) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.
(4) Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
7. Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là:
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, kém tan hoặc không tan trong nước.
B. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, kém tan hoặc không tan trong nước.
C. Có nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp, tan tốt trong nước.
D. Có nhiệt độ nóng chảy thấp và nhiệt độ sôi cao, tan tốt trong nước.
8. Dãy nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. CH3NO2, CaCO3, C6H6 B. C2H6O, C6H6, CH3NO2
C. CH3NO2, C2H6O, C2H3O2Na D. C2H6O, C6H6, CaCO3
9. Phương pháp không dùng để tách biệt và tinh chế các chất hữu cơ là
A. Phương pháp chưng cất B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh D. Phương pháp sunfat
10. Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
A. Nitơ B. Oxi C. Hidro D. Cacbon
11. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong C3H8O là
A. 30% B. 40% C. 50% D. 60%
12. Nhóm chức là
A. Là một nhóm nguyên tử khác biệt trong chất hữu cơ
B. Là một nguyên tử bất kì trong phân tử chất hữu cơ
C. Là một nhóm nguyên tử có cấu trúc không gian đặc biệt mà trong đó các nguyên tử liên kết với nhau không
theo quy tắc hoá trị nào
D. Là một nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) gây ra những phản ứng hoá học đặc trưng của phân tử hợp chất
hữu cơ
13. Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO. B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO2. D. C2H2, C2H6O, BaCO3.
14. Trong các chất sau: CH4, CO, C2H6, K2CO3, C2H5ONa có
A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.
B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.
C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.
D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.
15. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
16. Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br.
C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2.
17. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
18. Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ?
A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
B. Không bền ở nhiệt độ cao.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
19. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
20. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.
C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.
21. Hợp chất nào dưới đây là hydrocarbon?
A. CH4 B. C6H5OH C. C2H5Cl D. C2H5COOCH3
22. Hợp chất nào dưới đây là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. C2H2 B. C6H6 C. CHCl3 D. C2H6
23. Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có carbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P.
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
24. Hợp chất alcohol, phenol có nhóm chức là:
A. -OH B. -NH2 C. -O- D. -NH-
25. Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.
C. CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.
D. HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.
26. Nhóm chức là
A. Là một nhóm nguyên tử khác biệt trong chất hữu cơ
B. Là một nguyên tử bất kì trong phân tử chất hữu cơ
C. Là một nhóm nguyên tử có cấu trúc không gian đặc biệt mà trong đó các nguyên tử liên kết với nhau không
theo quy tắc hoá trị nào
D. Là một nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) gây ra những tính chất đặc trưng của hợp chất hữu cơ
27. Dựa vào thành phần nguyên tố tạo nên, hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại chính?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
28. Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ thường là:
A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết ion
C. Liên kết cho nhận D. Liên kết hydro
29. Hóa học hữu cơ là
A. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hữu cơ.
B. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu tính chất và phương pháp điều chế các hợp chất hữu cơ.
C. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu về ứng dụng của các hợp chất hữu cơ
D. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu cấu trúc, tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng của các hợp chất
hữu cơ
30. Phương pháp dùng để dự đoán sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ là:
A. Phương pháp phổ hồng ngoại B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp chưng cất D. Phương pháp sắc ký cột
31. Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO. B. CaCO3. C. C12H22O11. D. NaCN.
32. Liên kết hoá học chủ yếu giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ là
A. liên kết hydrogen. B. tương tác Val der waals.
C. liên kết ion. D. liên kết cộng hoá trị.
33. Tính chất vật lí của đa số các hợp chất hữu cơ là
A. tan nhiều trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ.
B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
C. tan nhiều trong nước, khó bay hơi.
D. tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, nhiệt độ sôi thấp.
34. Đặc điểm của phản ứng hoá học giữa các hợp chất hữu cơ thường
A. xảy ra nhanh, thu được nhiều sản phẩm.
B. xảy ra chậm, theo một hướng duy nhất.
C. xảy ra chậm, thu được nhiều sản phẩm.
D. xảy ra nhanh, theo nhiều hướng.
35. Chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. CH4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H5OH.
36. Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra
A. tính chất vật lí đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
B. tính chất hoá học không đặc trưng của hợp chát hữu cơ.
C. tính chất vật lí đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
D. tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
37. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa
A. nguyên tố carbon và hydrogen. B. nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen.
C. nguyên tố carbon. D. nguyên tố hydrogen.
38. Chất nào sau đây là hydrocarbon?
A. HCHO. B. CH3COOCH3. C. C6H5OH. D. C8H18.
39. Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. Al4C3. B. KCN. C. (NH2)2CO. D. CO.
40. Để xác định nhóm chức cho phân tử hợp chất hữu cơ, người ta dùng phương pháp
A. phổ khối lượng MS. B. phổ hồng ngoại IR. C. phổ gamma. D. phổ cực tím.
41. Hợp chất nào sau đây là hợp chất vô cơ?
A. CH3CHO. B. C3H5(OH)3. C. CaC2. D. Na2C2O4.
42. Chất có mạch carbon hở không phân nhánh là
A. CH3-CH2-CH2-CH3. B.

C. D.
43. Chất có mạch carbon mạch vòng là

A. CH3-CH2-CH2-CH3. B. C. D. CH3-CH2-CH3.
44. Chất có mạch carbon hở phân nhánh là

A. CH3-CH2-CH2-CH3. B.

C. D.
45. Hoá học hữu cơ là ngành khoa học hoá học nghiên cứu về
A. các hợp chất của carbon như carbonic adcid, muối carbonate, muối carbide,…
B. các hợp chất của carbon trừ carbon monooxide, carbon dioxide, muối carbonate, các cyanide, carbide,…
C. nghiên cứu các hiện tượng vĩ mô và các hạt trong các hệ thống hoá học về nguyên tắc thực tiễn và các khái
niệm vật lí như chuyện động, năng lượng, lực, cân bằng hoá học.
D. nghiên cứu về các phương pháp xác định thành phần cấu tạo và hàm lượng các thành phần của những mẫu
khảo sát.
MỨC ĐỘ 2: HIỂU
1. Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 21. Công thức phân tử của X là
A. C4H8 B. C3H8 C. C3H6 D. C6H6
2. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta
B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon
C. Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O
3. Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
A. 44 B. 46 C. 22 D. 88
4. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong CH3Cl là
A. 23,76% B. 24,57% C. 25,06% D. 26,70%
5. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong C2H4O2 là
A. 51,23% B. 52,6% C. 53,33% D. 54,45%
6. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong CH4 là
A. 75% B. 80% C. 85% D. 90%
7. Phương pháp chưng cất dùng để tách biệt các chất
A. Có nhiệt độ sôi khác nhau B. Có nhiệt độ nóng chảy khác nhau
C. Có độ tan khác nhau D. Có khối lượng riêng khác nhau
8. Phương pháp kết tinh dùng để tách biệt các chất
A. Có nhiệt độ sôi khác nhau B. Có nhiệt độ nóng chảy khác nhau
C. Có độ tan khác nhau D. Có khối lượng riêng khác nhau
9. Nhóm chức của ancol nói chung hay ancol etylic nói riêng (C2H5-OH) là nhóm nguyên tử (nguyên tử):
A. C B. H C. C2H5 D. OH
10. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là:
1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5) Dễ bay hơi, khó cháy.
6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.
11. Cho dãy chất: CH4; C6H6; C6H5OH; C2H5ZnI; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Các chất trong dãy đều là hiđrocacbon.
B. Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.
C. Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.
D. Có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của cacbon.
12. Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ?
A. Độ tan trong nước lớn hơn. B. Độ bền nhiệt cao hơn.
C. Tốc độ phản ứng nhanh hơn. D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn.
13. Hiđrocacbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là:
A. C4H10. B. C4H6. C. C4H4. D. C4H8.
14. Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X?
A. C3H9O3. B. C2H6O2. C. CH3O. D. Không xác định được.
15. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn được điện?
A. CH3COONa B. C2H5OH C. CH3COOH D. KOH
16. Cho các phát biểu sau:
(1) Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
(2) Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, thường không hoàn toàn
(3) Hợp chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
(4) Hyđrocacbon là hợp chất hữu cơ chỉ chứa carbon hoặc chỉ chứa carbon và hiđro
(5) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, thường gặp H, O, N, đôi khi gặp S, P, halogen và có thể có cả kim
loại.
(6) Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
17. Hợp chất nào sau đây chứa 40% cacbon về khối lượng?
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C3H8.
18. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH. B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
C. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO. D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
19. Dãy bao gồm tất cả các chất là hợp chất hữu cơ là
A. CH3COOH, CH3NH2, NaCN. B. CCl4, (NH2)2CO, C2H5OH.
C. Na4C, CH4, CH3COOH. D. C3H8, C2H2, CaC2.
20. Ethanol có công thức cấu tạo là C2H5OH, tính chất đặc trưng của ethanol là tác dụng với kim loại hoạt động
như Na, K, không tác dụng với dung dịch NaOH, KOH. Hợp chất hữu cơ X có cùng nhóm chức với ethanol,
X không thể là chất nào sau đây?
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. CH2=CH-CH2OH. D. CH3CHO.
o
21. Chất có nhiệt độ sôi là -88,6 C là
A. C2H6. B. H2O. C. NaCl. D. W.
22. Butanal là pmột aldehyde có công thức cấu tạo là CH3CH2CH2CHO có tính chất đặc trưng là tác dụng với
dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra lớp silver Ag bám trên ống nghiệm. Chất nào sau đây có tính chất tương tự như
butanal?
A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3CH2CH2CH3 D. CH3CHO.
23. Chất nào sau đây ít tan trong nước nhất?
A. HCl. B. NaOH. C. NaCl. D. C3H8.
24. Cho một số chất: CH2=CH-CN, HCN, KCN, Al4C3, CH3COCH3. Tổng số các hợp chất hữu cơ là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
25. Sơn, nhựa cao su tan ít tan trong dung môi nào sau đây?
A. Acetone. B. Xăng. C. Cloroform. D. Nước.
26. Phản ứng đốt cháy ethanol:
C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(g) △rHo298 = -1300KJ
Phản ứng hoá học trên là
A. phản ứng thu nhiệt, diễn ra thuận lợi. B. phản ứng toả nhiệt, diễn ra không thuận lợi.
C. phản ứng toả nhiệt, diễn ra thuận lợi. D. phản ứng thu nhiệt, diễn ra bình thường.
27. Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hập thụ ở 2 9171 cm-1, 2 860 cm-1, 2 688 cm-1 và 1 792 cm-1.
Hợp chất hữu cơ này là
A. CH3CH2CH2COOH. B. CH3CH2CH2CH2OH.
C. CH3COOCH2CH3. D. HO-CH2CH=CHCH2OH.
MỨC ĐỘ 3, 4: VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
1. Cấu tạo hoá học là
A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
B. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
C. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
2. Phát biểu nàp sau đây là sai
A. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị
B. Các chất có cấu tạo và tình chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm
CH2 là đồng đẳng của nhau
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau
D. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ
3. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1) thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2) có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3) liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4) liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5) dễ bay hơi, khó cháy.
6) phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 5 D. 2, 4, 6
4. Phát biểu không chính xác là:
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học
B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau
C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử
D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ, sự xen phủ bên tạo thành liên kết π
5. Kết luận nào sau đây là đúng
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác
nhau là những chất đồng đẳng.
C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng
của nhau.
D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
Câu 26 Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:

Chất A, B, C lần lượt là các chất sau:


A. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH D. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
6. Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có
nhóm C=O?
A. A B. B C. C D. D
7. Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán
X có nhóm -OH?

A. A B. B C. C D. D
8. Dựa vào phổ IR của hợp chất X thuộc loại ester có công thức CH3COOCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp
dự đoán X có nhóm C=O?

A. A B. B C. C D. D
9. Phát biểu không đúng là:
A. Dựa vào phổ hồng ngoại có thể xác định một số nhóm chức cơ bản trong phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau
C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử
D. Đa số các hợp chất hữu cơ không tan hoặc ít tan trong nước.
10. Cho sơ đồ phổ khối IR của chất X như sau

X là chất nào sau đây?


A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3COOCH3.
11. Cho sơ đồ phổ khối IR của chất X như sau

X là chất nào sau đây?


A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2COOH. C. CH3CH2CH2 CHO. D. CH3COOCH3.
12. Cho sơ đồ phổ khối IR của chất X như sau
X là chất nào sau đây?
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2CH2CH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH2 CHO. D. CH3CH2CH2COO CH2CH2CH3.
13. Cho sơ đồ phổ khối IR của chất X như sau

X là chất nào sau đây?


A. CH3CH2CH2CH3. B. CH3CH2-NH-CH2CH3 C. CH3CH2CHO. D. CH3COOCH3.
14. Cho sơ đồ phổ khối IR của chất X như sau

X là chất nào sau đây?


A. . B. . C. . D. CH3CH2OH.

You might also like