You are on page 1of 13

ĐỀ ÔN TẬP HKI - ĐỀ SỐ 3

MÔN: HÓA HỌC 11


Thời gian làm bài: 45 phút
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

✓ Nêu được chất điện li.


✓ Xác định được pH của một số dung dịch.
✓ Nêu được tính chất hóa học của đơn chất và hợp chất của sulfur, nitrogen.
✓ Xác định được công thức phân tử, công thức đơn giản nhất của một số hợp chất hữu cơ.
✓ Nêu, giải thích được nguyên nhân dẫn đến mữa acid.
✓ Nêu được ứng dụng một số phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

Câu 1: (ID: 650168) Phương trình điện li nào dưới đây viết đúng?
A. HCOOH ⇌ HCOO- + H+. B. Ca(OH)2 ⇌ Ca2+ + OH2-.
C. FeS ⟶ Fe2+ + S2-. D. HCO3- ⟶ H+ + CO32-.
Câu 2: (ID: 650169) Dãy nào dưới đây gồm những dung dịch có pH < 7?
A. FeCl2, NaOH, CuSO4, Zn(NO3)2. B. HCl, NH4HSO4, HNO3, H3PO4.
C. CaHPO4, AlCl3, AgNO3, HBr. D. CH3COOH, H2CO3, BaCO3, CuSO4.
Câu 3: (ID: 647765) Chất nào dưới đây không là chất hữu cơ?
A. Acetic acid. B. Urea. C. Ammonium cyanate. D. Ethanol.
Câu 4: (ID: 645270) Để giảm mưa acid cũng như các tác hại do mưa acid gây ra, các biên pháp có thể thực
hiện là
(a) Tăng cường sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
(b) Xử lí nước thải trước khi đưa vào môi trường.
(c) Khử sulfur có trong nhiên liệu hóa thạch.
(d) Phát triển các nguồn năng lượng xanh.
(đ) Bón vôi vào đất bị acid hóa.
Số biện pháp đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 5: (ID: 644669) Dung dịch sulfuric acid đặc có thể làm khô khí ẩm nào trong số các khí sau: HCl, HBr,
CO2, SO2, SO3, O2 và NH3?
A. HCl, HBr, SO2, O2. B. HCl, CO2, SO3, O2.
C. HCl, HBr, SO3, O2. D. HCl, CO2, SO2, O2.
Câu 6: (ID: 645471) Khi nhỏ sulfuric acid đặc vào cốc đựng đường mía thì xuất hiện hiện tượng
A. đường bị chuyển thành màu đen.

1
B. đường bị than hóa và có khí mùi hắc thoát ra khỏi cốc.
C. đường bị than hóa và bị đẩy ra khỏi cốc.
D. đường thị than hóa, bị đẩy ra khỏi cốc và có không màu, không mùi thoát ra.
Câu 7: (ID: 645809) Phản ứng nào dưới đây thể hiện tính acid của hydrogen sulfide?

A. 2H2S + ⎯⎯ → 2S + 2H2O. B. H2S + 4Br2 + 4H2O ⎯⎯ → H2SO4 + 8HBr.


o o
t t

D. 2H2S + 3O2 ⎯⎯ → 2SO2 + 2H2O.


o
t
C. H2S + CuCl2 ⟶ CuS + 2HCl.
Câu 8: (ID: 645269) Nung nóng hỗn hợp gồm 3,6 gam Mg và 3,83 gam S trong điều kiện không có không
khí, thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y so với khí hydrogen là
A. 16,2. B. 15,8. C. 11,2. D. 13,8.
Câu 9: (ID: 643925) Cho một số ứng dụng:
(1) Nguyên liệu tổng hợp ammonia.
(2) Khí bảo vệ để hàn kim loại.
(3) Làm bóng đèn
(4) Bảo quản trái cây và ngũ cốc.
Những ứng dụng nào dựa trên cơ sở tính kém hoạt động hoá học của nitrogen?
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 10: (ID: 645641) Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất
khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Cồn. D. Xút.
Câu 11: (ID: 647688) CFC (chloroflurorocarbon) là kí hiệu chung chỉ nhóm các hợp chất hữu cơ mà trong
phân tử có chứa ba nguyên tố Cl, F và C. Ưu điểm của chúng là rất bền, không cháy, không mùi, không độc,
không gây ra sự ăn mòn, dễ bay hơi,.. nên được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh, điều hòa không khí,
dùng trong các bình xịt để tạo bọt xốp,…
Tuy nhiên, do có nhược điểm lớn là phá hủy tầng ozone bảo vệ Trái Đất, nên từ những năm 1990, CFE bị hạn
chế sử dụng theo các quy định.
Freon – 12 là một loại CFC được sử dụng khá phổ biến, có chứa 31,40% fluorine và 58,68% chlorine về khôi
lượng. Công thức phân tử của freon – 12 là
A. CCl3F. B. CCl2F2. C. CClF3. D. C2Cl4F2.
Câu 12: (ID: 647487) Isoamyl acetate còn gọi là dầu chuối, thường được dùng để tạo mùi chuối trong thực
phẩm. Do có mùi tạo hưng phấn, có cường độ mạnh và ít độc, isoamyl acetate còn được dùng để kiểm tra hiệu
quả của mặt nạ chống độc hoặc mặt nạ khí.

2
Công thức phân tử của isoamyl acetate là
A. C6H14O2. B. C7H12O2. C. C7H14O2. D. C6H12O2.
Câu 13: (ID: 644574) Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình
dưới. Công thức cấu tạo của A là

A. CH3-C(=O)-CH3. B. CH2=CH-CH2-OH. C. CH3-O-CH=CH2 D. CH3-CH2-CH=O


Câu 14: (ID: 646970) Sục khí SO2 vào dung dịch
Ba(OH)2, phản ứng hoàn toàn. Kết quả thí nghiệm
được biểu diễn trên đồ thị sau.
Giá trị của x là
A. 3,6. B. 4,0.
C. 3,2. D. 3,4.
Câu 15: (ID: 647781) Dãy nào dưới đây gồm các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng?
A. CH4, C2H4, C3H4. B. C2H2, C2H4, C2H6. C. C2H4, C3H6, C4H8. D. CH4. C2H4. C3H6.
Câu 16: (ID: 646539) Nhận xét nào sau đây là đúng về hai công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)2 và
CH3(CH2)3CH3?
A. Biểu diễn cấu tạo hóa học của cùng một chất.
B. Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về vị trí nhóm chức.
C. Biểu diễn hóa học của hai chất thuộc cùng dãy đồng đẳng.
D. Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về mạch carbon.
Câu 17: (ID: 647486) Phố khối lượng của ethanol được cho trong hình dưới đây.

Hình 1: Phổ khối lượng của ethanol

3
Phân tử khối của ethanol là
A. 31. B. 29. C. 46. D. 45.
Câu 18: (ID: 646280) Mật ong để lâu thường thấy có
những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?
A. Hiện tượng kết tinh.
B. Hiện tượng phân tách lớp.
C. Hiện tượng bay hơi.
D. Hiện tượng nhũ tương hóa.
Câu 19: (ID: 646277) Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất có chứa carbon là hợp chất hữu cơ.
(b) Dẫn xuất hydrocarbon trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là C và H.
(c) Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất.
(d) Có thể tách dầu ăn và nước ra khỏi nhau bằng cách sử dụng phương pháp kết tinh.
(đ) Ngâm rượu thuốc là phương pháp chiết lỏng – rắn.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 20: (ID: 646294) Aniline được dùng để sản xuất metylendiamiline. Ngoài ra chúng còn được dùng để
sản xuất thuốc nhuộm, chế biến cao su, sản xuất thuốc chữa bệnh,… Một trong những giai đoạn điều chế
Aniline là nitrate hóa benzene. Do đó, aniline thu được thường lẫn benzene. Sử dụng phương pháp nào để tách
riêng aniline ra khỏi hỗn hợp đó? Biết nhiệt độ sôi của benzene là 80,1oC, aniline là 184,1oC.
A. Phương pháp chiết. B. Phương pháp chưng cất phân đoạn.
C. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. D. Phương pháp sắc kí.
Câu 21: (ID: 646295) Phương pháp sắc kĩ cột
có thể được dùng để tách các hợp chất estriol,
estradiol và estrone. Sau một thời gian có sự
tách các chất như trong sơ đồ sau:
Thứ tự giảm dần khả năng hấp phụ bởi pha
tĩnh là
A. Esteadiol > Estriol > Estrone.
B. Estriol > Estrone > Esteadiol.
C. Estriol > Esteadiol > Estrone.
D. Estrone > Esteadiol > Estriol
Câu 22: (ID: 645246) Chọn phát biểu đúng về sulfur.
A. Ở điều kiện thường, sulfur là chất khí, mùi hắc, tan tốt trong nước.
B. Ở điều kiện thường, sulfur là chất rắn màu vàng, không tan trong nước.
C. Ở điều kiện thường, sulfur dễ dàng phản ứng với oxygen tạo oxide.

4
D. Ở điều kiện thường, sulfur khó khăn tham gia phản ứng với tất cả các kim loại.
Câu 23: (ID: 644458) Nitric acid đặc nguội có thể phản ứng được với các chất nào sau đây?
A. Al, CuO, Na2CO3. B. CuO, Ag, Al(OH)3. C. P, Fe, FeO. D. C, Ag, BaCl2.
Câu 24: (ID: 646962) Trộn 250 mL dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 0,08M và HCl 0,01 M với 250 mL dung
dịch NaOH a M thu được dung dịch có pH = 13. Giá trị của a là
A. 0,29. B. 0,30. C. 0,28. D. 0,31.
Câu 25: (ID: 644501) Khi có sấm chớp, nitrogen tác dụng với oxygen trong khí quyển sinh ra khí
A. NO. B. CO. C. SO2. D. CO2.
Câu 26: (ID: 645264) Cho cấu trúc của NH3 như hình bên.
Nhận định nào dưới đây đúng về NH3.
A. Nguyên tử nitrogen còn 1 electron chưa tham gia liên kết.
B. Liên kết giữa nguyên tử nitrogen và nguyên tử hydrogen là liên kết cho nhận.
C. Hình học phân tử của NH3 là hình chóp tam giác, với nguyên tử nitrogen nằm ở tâm hình chóp.
D. Nguyên tử nitrogen có khả năng tạo thêm liên kết với 1 nguyên tử hydrogen để tạo anion.
Câu 27: (ID: 645252) Cho các nhận định sau:
(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
(b) ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.
(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng đọc ác chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất tham gia.
(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.
Các nhận định đúng là:
A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (a) và (d).
Câu 28: (ID: 645465) Cho cân bằng hóa học: CaO(s) + CO2(g) ⇌ CaCO3(s) ∆rH < 0
Khi áp suất tăng thì
A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. cân bằng không chuyển dịch. D. cân bằng chuyển dịch theo cả hai chiều.
Câu 29: (ID: 645463) Cho phản ứng hóa học: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)
Ở 430oC, hằng số KC = 51,52. Biết nồng độ ban đầu của H2 và I2 lần lượt là 1,0 (M) và 3,0 (M). Nồng độ của
hydrogen tại thời điểm cân bằng là
A. 2,06 M. B. 0,96 M. C. 2,04 M. D. 0,94 M.
Câu 30: (ID: 644509) Cho 40,8 gam hh Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng với HNO3 (dư) trong dung dịch, thu được V
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đkc) và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch
NaOH thu được 64,2 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 9,916. B. 7,437. C. 12,395. D. 3,7185.

----- HẾT -----

5
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.A 2.B 3.C 4.A 5.D 6.D 7.C 8.D 9.C 10.D
11.B 12.C 13.D 14.B 15.C 16.D 17.C 18.A 19.C 20.B
21.C 22.B 23.B 24.A 25.A 26.C 27.A 28.A 29.C 30.B
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Viết phương trình điện li.
Cách giải:
HCOOH ⇌ HCOO- + H+.
Ca(OH)2 ⟶ Ca2+ + 2OH-.
FeS ↛ Fe2+ + S2-.
HCO3- ⇌ H+ + CO32-.
Chọn A.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Dung dịch pH < 7 ⟶ dung dịch có môi trường acid.
Cách giải:
Dung dịch có môi trường acid: HCl, NH4HSO4, HNO3, H3PO4.
Chọn B.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
Định nghĩa hợp chất hữu cơ.
Cách giải:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, các muối carbonate, các hợp chất cyanide, các
carbide,…)
⟹ Ammonium cyanate (NH4CN).
Chọn C.
Câu 4 (TH):
Phương pháp:
Lý thuyết về SO2 và các vấn đề về kinh tế, môi trường, xã hội.
Cách giải:
(a) sai, vì trong nhiên liệu hóa thạch có lẫn tạp chất là sulfur, khi tăng cường sử dụng sẽ tăng phát thải khí
SO2 ra môi trường.
(b) đúng.

6
(c) đúng.
(d) đúng.
(đ) đúng.
⟹ Có 4 biện pháp đúng.
Chọn A.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức về tính hóa nước của sulfuric acid đặc và nguyên tắc làm khô khí.
Cách giải:
Do sulfuric acid đặc tác dụng được với những chất như: NH3, SO3, HBr.
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
nSO3 + H2SO4 → H2SO4.nSO3
oleum
H2SO4 + 2HBr → Br2 + 2H2O + SO2
Dung dịch sulfuric acid đặc được dùng làm khô khí: HCl, CO2, SO2, O2.
Chọn D.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
Lý thuyết về tính chất hóa học của sulfuric acid đặc, nóng.
Cách giải:
Khi nhỏ sulfuric acid đặc vào cốc đựng đường mía thì xuất hiện hiện tượng đường thị than hóa, bị đẩy ra khỏi
cốc và có không màu, không mùi thoát ra.
Chọn D.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
Lý thuyết về tính chất hóa học của H2S.
Cách giải:
H2S + CuCl2 ⟶ CuS + 2HCl.
Chọn C.
Câu 8 (VD):
Phương pháp:
Định luật bảo toàn electron, công thức tính tỉ khối hỗn hợp chất khí.
Cách giải:
Sơ đồ:

7
Mg 2+ : 0,15mol
Mg : 0,15mol   2−
 + HCl → S : 0,12mol
S : 0,12mol  H
 2
BTe: 2.nMg = 2.nS + 2.nH2 ⟹ nH2 = 0,03 (mol)
Trong hỗn hợp Y gồm: 0,12 (mol) H2S; 0,03 (mol) H2
0,12.34 + 0, 03.2
⟹ M= = 27, 6
0,12 + 0, 03
dY/H2 = 27,6/2 = 13,8
Chọn D.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức về tính chất hóa học của nitrogen.
Cách giải:

(1) sai, vì N2(g) + 3H2(g) ⎯⎯ → 2NH3(g).


o
t

(2) đúng.
(3) đúng.
(4) đúng.
Chọn C.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Lý thuyết về tính chất hóa học của SO2
Cách giải:
Người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch xút để hấp thụ khí SO2 được sinh ra.
NaOH + SO2 ⟶ NaHSO3
Hoặc 2NaOH + SO2 ⟶ Na2SO3 + H2O.
Chọn D.
Câu 11 (VD):
Phương pháp:
%C %Cl %F
C : Cl : F = : :
12 35,5 9
Cách giải:
%C %Cl %F 9,92 58, 68 31, 4
C : Cl : F = : : = : : = 0,83 :1, 65 :1, 65 = 1: 2 : 2
12 35,5 9 12 35,5 19
CTPT: CCl2F2.
Chọn B.
Câu 12 (TH):

8
Phương pháp:
Xác định công thức phân tử từ công thức cấu tạo thu gọn.
Cách giải:
Công thức phân tử của isoamyl acetate là C7H14O2.
Chọn C.
Câu 13 (VD):
Phương pháp:

Cách giải:
Quan sát phổ hồng ngoại của A thấy A có thể là hợp chất chứa nhóm chức aldehyde.
Công thức cấu tạo của A là: CH3–CH2–CHO.
Chọn D.
Câu 14 (VDC):
Phương pháp:
Giải bài toán sực khí SO2 vào dung dịch kiềm, và phương pháp xử lí đồ thị.
Cách giải:
Tại điểm cực đại: nBa(OH)2 = nBaSO3 max = a (mol).
Tại điểm: nSO2 = 3 (mol) tạo kết tủa tạo kết tủa cực đại và kết tủa tan một phần
⟹ nBaSO3(2) = 0,5a (mol) và nBa(HSO3)2
BTNT(Ba): a = nBaSO3 + nBa(HSO3)2
⟹ nBa(HSO3)2 = 0,5a (mol)
BTNT(S): nSO2 = nBaSO3 + 2.nBa(HSO3)2
3 = 0,5a + 2.0,5a
⟹a=2
BTNT(S): nSO2 = 2.nBa(HSO3)2 = 4 (mol)
Chọn B.

9
Câu 15 (TH):
Phương pháp:
Các chất thuộc cùng một dãy đồng đẳng là những hợp chất hữu cơ có cấu tạo tương tự nhau và hơn kém nhau
một hay nhiều nhóm CH2.
Cách giải:
Dãy gồm các chất thuộc cùng một dãy đồng đẳng là: C2H4, C3H6, C4H8.
Chọn C.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
Các hợp chất đồng phân về mạch carbon.
Cách giải:
CH3CH2CH(CH3)2 và CH3(CH2)3CH3 biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về mạch carbon.
Chọn D.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Giá trị m/z mảnh M+ trong phổ khối lượng.
Cách giải:
Giá trị m/z mảnh M+ là 46.
Chọn C.
Câu 18 (VD):
Phương pháp:
Ứng dụng phương pháp kết tinh.
Cách giải:
Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai, đó là hiện tượng kết tinh.
Chọn A.
Câu 19 (TH):
Phương pháp:
Lý thuyết về phương pháp tách và chiết chất hữu cơ.
Cách giải:
(a) sai, vì hợp chất hữu cơ có chứa carbon nhưng trừ CO, CO2, …..
(b) sai, vì dẫn xuất hydrocarbon là hợp chất trong phân tử ngoài C, H còn có thêm các nguyên tố khác.
(c) đúng.
(d) sai, vì có thể tách dầu ăn và nước ra khỏi nhau bằng cách sử dụng phương pháp chiết.
(đ) đúng.
⟹ Có 2 phương án đúng.
Chọn C.

10
Câu 20 (TH):
Phương pháp:
Ứng dụng phương pháp chưng cất phân đoạn.
Cách giải:
Do nhiệt độ sôi của benzene và aniline chênh lệch nhau lớn (≈100oC) nên sử dụng phương pháp chưng cất
phân đoạn để tách riêng aniline ra khỏi hỗn hợp.
Chọn B.
Câu 21 (VD):
Phương pháp:
Lý thuyết về phương pháp sắc kí cột.
Cách giải:
Chất bị hấp phụ càng yếu thì sẽ ra trước.
⟹ Chất bị hấp phụ yếu nhất: estrone.
⟹ Chất bị hấp phụ mạnh nhất: estriol.
Chọn C.
Câu 22 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức về sulfur.
Cách giải:
A sai, vì ở điều kiện thường, H2S là chất khí, mùi hắc, tan tốt trong nước.
B đúng.
C sai, vì ở điều kiện thường, sulfur không tác dụng với oxygen.
D sai, vì ở điều thường sulfur dễ dàng phản ứng với Hg.
Chọn B.
Câu 23 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức về HNO3.
Cách giải:
CuO + 2HNO3đặc,nguội ⟶ Cu(NO3)2 + H2O.
3Ag + 4HNO3đặc,nguội ⟶ 3AgNO3 + NO + 2H2O.
Al(OH)3 + HNO3đặc,nguội ⟶ Al(NO3)3 + 3H2O.
Chọn B.
Câu 24 (VD):
Phương pháp:
Xác định nồng độ ion H+/OH- trong dung dịch sau phản ứng.
pH < 7 ⟹ H+ dư ⟹ nH+bđ = nOH- + 10-pH.Vdd sau

11
pH = 7 ⟹ dung dịch sau trung hòa ⟹ nH+ = nOH-
pH > 7 ⟹ OH- dư ⟹ nOH-bđ = nH+ + 10pH-14.Vdd sau
Cách giải:
Dung dịch sau có pH = 13 > 7 ⟹ base dư
⟹ nOH-bđ = nH+ + 10pH-14.Vdd sau
0,25.a = 0,25.(0,08 + 0,01) + 1013-14.(0,25 + 0,25)
⟹ a = 0,29 (M)
Chọn A.
Câu 25 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức về nitrogen.
Cách giải:
N2 + O2 ⟶ 2NO
Chọn A.
Câu 26 (TH):
Phương pháp:
Kiến thưc về cấu trúc của ammonia.
Cách giải:
A sai, vì guyên tử nitrogen còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
B sai, vì liên kết giữa nguyên tử nitrogen và nguyên tử hydrogen là liên kết công hóa trị.
C đúng.
D sai, vì nguyên tử nitrogen có khả năng tạo thêm liên kết với 1 nguyên tử hydrogen để tạo cation.
Chọn C.
Câu 27 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức về trạng thái cân bằng của phản ứng hóa học.
Cách giải:
(a) đúng.
(b) sai, vì ở trạng thái cân bằng các chất vẫn phản ứng với nhau nhưng tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ
phản ứng nghịch.
(c) sai, vì nồng độ chất phụ thuộc vào lượng chất tham gia phản ứng và điều kiện nhiệt độ đang xét.
(d) đúng.
Chọn A.
Câu 28 (TH):
Phương pháp:
Chuyển dịch cân bằng theo nguyên lí Le Chaterlier.

12
Cách giải:
nkhí trước > nkhí sau ⟹ Phản ứng thuận giảm áp suất ⟹ Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Chọn A.
Câu 29 (VD):
Phương pháp:
Công thức tính hằng số KC của phản ứng.
Cách giải:
H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)
Ban đầu: 1 3
Phản ứng: x ⟶x ⟶ 2x
Sau: (1 – x) (3 – x) 2x
[2x]2
KC = = 51,52
[3 − x].[1 − x]
⟹ x = 0,96 (mol)
[H2] = 2,04 (M)
Chọn C.
Câu 30 (VD):
Phương pháp:
Phương pháp tách chất, định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn electron.
Cách giải:
Coi hỗn hợp đầu gồm Fe và O có khối lượng 38,4 gam.
Sơ đồ:
V(L)NO(dkc)
Fe3+ : x
Fe : x 
40,8(g)  (mol) + HNO3du → −
+ NaOHdu → 64, 2(g)Fe(OH) 3
O : y  NO3
H +

mhh đầu = 56x + 16y = 40,8


BTNT(Fe): nFe = nFe(Fe(OH)3) ⟹ x = 0,6 (mol)
⟹ y = 0,45 (mol)
BTe: 3nFe = 3nNO + 2.nO
⟹ nNO = 0,3 (mol) ⟹ VNO = 7,437 (L)
Chọn B.

13

You might also like