You are on page 1of 5

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN HÓA HỌC LỚP 11


Thời gian làm bài 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm)


Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 2SO3.
C. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O. D. 2KClO3 2KCl + 3O2
Câu 2. Câu 12: Cho phản ứng sau: 2C(s) + O2(g) ⇌ 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng

A. KC B. KC C. KC D. KC
Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li yếu?
A. NaHCO3. B. C2H5OH. C. H2S. D. NH4Cl.
Câu 4. Theo thuyết Bronsted – Lowry, dãy các chất nào sau đây là acid?
A. Fe2+, HCl, PO43-. B. CO32-, SO32-, PO43-.
C. Na+, H+, Al3+. D. Fe3+, Ag+, H2CO3.
Câu 5. Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vài trò là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base.
Câu 6. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần
nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 7. Để điều chế được silver nitrate từ một mẫu silver (bạc) tinh khiết, cần hòa tan mẫu silver vào dung
dịch nào sau đây?
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. NaNO3. D. KNO3.
Câu 8. Xét phản ứng trong quá trình tạo ra NOx nhiệt:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g) kJ


Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là
A. 180,6 kJ/mol. B. -180,6 kJ/mol. C. -90,3 kJ/mol. D. 90,3 kJ/mol.
Câu 9. Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ, rắc chất bột nào sau đây lên thủy ngân rơi vãi sẽ chuyển hóa chúng
thành hợp chất bền, ít độc hại?
A. Than đá. B. Đá vôi. C. Muối ăn. D. Sulfur.
Câu 10. Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. Dung dịch BaCl2, CaO, nước bromine.
B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. O2, nước bromine, dung dịch KMnO4.
Câu 11. Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?
A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều. C.
Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 12. Sulfuric acid đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng
A. Al. B. Ag. C. Ca. D. Cu
Câu 13. Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2, phản ứng thực chất xảy ra trong dung dịch là
A. B.
C. D.
Câu 14. Cho các phát biểu sau:
(a) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay.
(b) Để nhận biết ion sulfate người ta có thể dùng dung dịch chứa ion Ba2+ do tạo chất kết tủa màu vàng.
(c) Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là xả nhanh chỗ bỏng với nước lạnh.
(d) Sulfuric acid loãng có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với kim loại không sinh ra khí hydrogen.
(e) Thuốc thử nhận biết sulfuric acid và muối sulfate là ion Ba2+ trong BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ?
A. CO2. B. CH3COONa. C. Na2CO3. D. Al4C3.
Câu 16. Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. CH2Cl2, CH2BrCH2Br, CHCl3, CH3COOCH3, C6H5CH3.
B. CH2Cl2, CH2=CHCHO, CH3COOH, CH2=CH2.
C. CHBr3, CH2=CHCOOCH3, C6H5OH, C2H5OH, (CH3)3N.
D. CH3OH, CH2=CHCl, C6H5ONa, CH≡CCH3.
Câu 17. Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH 3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự
đoán X có nhóm C=O?

A. A B. B C. C D. D
Câu 18. Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí (ở một áp suất nhất
định) nào sau đây của các chất trong hỗn hợp?
A. Nhiệt độ sôi. B. Nhiệt độ nóng chảy. C. Độ tan. D. Màu sắc.
Câu 19. Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung
môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin
màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được
curcumin từ củ nghệ?
A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh.
C. Chưng cất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí.
Câu 20. Trong quá trình chưng cất dầu thô, người ta thu được nhiều phân đoạn dầu mỏ, trong đó có xăng
(thành phà̀n chính là hỗn hợp các hydrocarbon có số nguyên tử C từ 4 đến 12, nhiệt độ sôi khoảng từ
đến ) và dầu hoả (thành phần chính là hỗn hợp các hydrocarbon có số nguyên tử từ 12 đến 16,
nhiệt độ sôi khoảng tư đến ). Sản phẩm thu được ở đến là
A. xăng. B. dầu hoả.
C. xăng và dầu hoả. D. dầu hoả và xăng.
Câu 21. Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?
A. CH3COOH. B. C6H6. C. C2H4Cl2. D. C2H5OH.
Câu 22. Phổ MS của chất Y có thấy chất Y có phân tử khối bằng 60. Công thức phân tử nào dưới đây
không phù hợp với Y?
A. C3H8O B. C2H4O2 C. C3H7F D. C2H8N2
Câu 23. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất sau:

A. CH3CH2CH2COOH. B. CH3CH2COOH.
C. CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2CHOHCHO.
Câu 24. [CTST - SBT] Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. CH4 và CH3 – CH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3OH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3OCH3.
Câu 25. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CHCl=CHCH3. B. CH3CH2CH2CH3.
C. CH3C≡CCH3. D. CH3CH=C(CH3)2.
Câu 26. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm,
ancol methylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane. Công thức phân tử của methane là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 27. Alkane (CH3)2CH–CH3 có tên theo danh pháp thay thế là
A. butane B. isobutane. C. 2-methylpropane. D. 2-methylbutane.
Câu 28. Khi cho 2,3,4-trimethylpentane phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể tạo ra
tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monochloro?
A. 4. B. 5. C. 8. D. 6.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)


Câu 29 (VD). (1,0 điểm). Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch H 2SO4, dung dịch CuSO4 và Na2SO4
được kí hiệu bằng các chữ cái: A, B, C và D (không theo trình tự trên). Kết quả của những thí nghiệm nhận
biết những mẫu này được ghi trong bảng sau:
Thuốc thử
Mẫu
Quỳ tím dung dịch NaOH
A Tím Không kết tủa
B Xanh Không kết tủa
C Đỏ Không kết tủa
D Đỏ Kết tủa xanh lam

Hãy cho biết A, B, C và D là kí hiệu của những chất nào và viết phương trình hoá học của các phản ứng
xảy ra.
Câu 30. (VD) Retinol là vitamin A, có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ thị giác của mắt. Để xác định
công thức phân tử của các hợp chất này, người ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng.
Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:
Hợp chất %C %H %O Giá trị m/z của peak ion phân tử [M+]
Vitamin A 83,92 10,49 5,59 286
Hãy lập công thức phân tử của vitamin A.
Câu 31. (VDC) Một bình gas (khí hóa lỏng) có chứa 12 kg hỗn hợp propane và butane, trong đó propane
chiếm 27,5% về khối lượng. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol
butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí gas của một hộ gia đình X
là 10000 kJ/ngày, hiệu suất sử dụng nhiệt là 70%, giá của bình gas trên là 400000 đồng. Tính số tiền hộ gia
đình X cần trả cho việc mua gas trong một tháng (30 ngày).
----Hết---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 LỚP 11
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) (Mỗi phương án đúng 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B B C D B A B D D C D A A D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án B C A A B C D C A D A A C A

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu Đáp án Biểu điểm
Xác định đúng
Thuốc thử mỗi chất A, B, C,
Mẫu
Quỳ tím dung dịch NaOH D được 0,125 đ
A (Na2SO4) Tím Không kết tủa
B (NaOH) Xanh Không kết tủa
Câu 29
(1,0 C (H2SO4) Đỏ Không kết tủa
điểm) D (CuSO4) Đỏ Kết tủa xanh lam
0,25 đ
PTHH: 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O

2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2↓ 0,25 đ

Đặt CTTQ: CxHyOz ta có:

0,25 đ
Câu
30(1,0 CTPT của vitamin A có dạng: (C20H30O)n
điểm) 0,25 đ
Mvitamin A = (12.20 + 1. 30 + 16).n = 286 n=1 0,25 đ

Công thức phân tử của vitamin A là C20H30O.


0,25 đ
Hướng dẫn giải

0,25 đ

Tổng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 12 kg khí gas là 75.2220 + 150.2850
0,25 đ
= 594000 kJ
Câu 31 Vì H% = 70% lượng nhiệt thực tế đã dùng là 594000.70% = 415800
(1,0 kJ
điểm) 0,25 đ

Số ngày dùng hết bình gas là ngày


41,58 ngày dùng hết bình gas trị giá 400000 đồng
0,25 đ

1 tháng (30 ngày) tiêu tốn hết đồng

You might also like