You are on page 1of 3

Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Ag B.Al C. Cu D.Fe

Câu 2: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?


A. NaCl B. NaOH C. HCl D. HNO3
Câu 3: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. kết tủa trắng. B. kết tủa đỏ nâu.
C. bọt khí. D. dung dịch màu xanh.
Câu 4: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do
nhiễm độc khí X:
A. CO2 B. CO C. N2O D. N2
Câu 5: Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?
A. K2O B. BaO C. Na2O D. CuO
Câu 6. Công thức phân tử của axit fomic là
A. C2H4O2. B. C2H6O2. C. CH4O. D. CH2O2.

Câu 7. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?


A. H2SO4. B. Al(OH)3. C. KCI. D. KOH.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và


thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như
hình vẽ bên. Khí X là:

A. H2 B. C2H2 C. NH3 D. Cl2

Câu 9: Kim loại nào sau đây bị thụ động trong axit sunfuric đặc, nguội?
A. Al. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 10:Trung hòa 2,7 gam axit cacboxylic A cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH
1M. A có công thức phân tử là
A. C2H4O2. B. C3H4O2. C. C2H2O4. D. C4H6O4.
Câu 11: Cho ankan có CTCT là: (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:
A. 2,4,4-trimetylpentan. B. 2,2,4-trimetylpentan.
C. 2,4-trimetylpetan. D. 2-đimetyl-4-metylpentan.
Câu 12: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu
được 43,2 gam Ag. Tìm CTPT của A
A. CH3CHO. B. CH2=CHCHO.
C. OHCCHO. D. HCHO.
Câu 13: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 4. B. bậc 1. C. bậc 2. D. bậc 3.
Câu 14: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaCl và Al(NO3)3 B. NaOH và MgSO4
C. K2CO3 và HNO3 D. NH4Cl và KOH
Câu 15: Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:

A. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.

B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.

C. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.

D. Fe2+, Ag+, NO3-, CH3COO-.


Câu 16: Để phân biệt HCOOH và CH3COOH ta dùng
A. Na. B. AgNO3/NH3. C. CaCO3. D. NaOH.
Câu 17: Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ
dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là
A. NaOH B. NaHS C. NaHCO3 D.Na2CO3

Câu 18: Dẫn khí CO dư qua ống đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng, thu được hỗn
hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vô trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,0 B. 10,0 C. 8,0 D. 14,0

Câu 19: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH
dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là:
A. 10,2 B. 5,4 C. 2,7 D. 12,0

Câu 20:  Đun nóng hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6
gam hỗn hợp 3 ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của 2 ancol trên là?
A. CH3OH và C2H5OH B. CH3OH và C3H7OH
C . C2H5OH và C3H7OH D. C2H5OH và C4H9OH

Câu 21: Đốt cháy m (g) nhôm bằng 0,05 mol O2 ( oxi phản ứng hết). Hỗn hợp chất
rắn thu được cho hòa tan hoàn toàn vào dd HCl dư, thấy có 1,12 lít khí sinh ra ở
đktc. Tính m?
A. 27,0 B.5,4 C.2,7 D.54,0

Câu 22: Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8,96 lít
(đktc) hỗn hợp khí A (gồm NO và N2O) có tỉ khối dA/H2 = 16,75. Tính m?
A. 10,8 B. 15,3 C. 15,0 D. 7,4

Câu 23: Tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước chúng ta thu được
dung dịch B có nồng độ bao nhiêu?
A. 15,0 B.16,0 C. 12,0 D. 14,0

Câu 24: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 5 đồng phân. B. 3 đồng phân.
C. 4 đồng phân. D. 6 đồng phân

Câu 25: Hỗn hợp X gồm etan, eten, axetilen có tỉ khối với H2 = 14,25. Đót cháy
hoàn toàn 1 mol X thu được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình
đựng dd Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng m gam. m=?
A. 125,4 B. 128,5 C. 140,6 D. 160,5

***** Mercury (II) fulminate (HgC2N2O2) từ 300 năm trước được biết đến là một
chất nổ siêu nhạy, khi phát nổ mercury (II) fulminate phân hủy tạo thành 3 sản
phẩm: 2 trong số 3 sản phẩm là các chất khí (đều không tác dụng với Ca(OH)2 ) và
2 trong số 3 sản phẩm là các đơn chất hãy viết phương trình phản ứng phát nổ:
HgC2N2O2  A + B + C
A,B,C là chất gì?

You might also like