You are on page 1of 7

BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ

Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau :
A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon.
B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon, trừ carbon (II) oxide, carbon
(IV) oxide muối carbonate, cyanide, carbide...
C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon, trừ carbon (II) oxide, carbon
(IV) oxide.
D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon trừ muối carbonate.
Câu 2: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ :
A. Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
B. Nhất thiết phải có carbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
C. Gồm có C, H và các nguyên tố khác.
D. Thường có C, H hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P.
Câu 3: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu:
A. Các hợp chất hữu cơ và những biến đổi của chúng.
B. Các hợp chất của carbon.
C. Các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.
D. Các hợp chất của carbon trừ CO và CO2.
Câu 4: Hợp chất hữu cơ là:
A. Hợp chất của carbon trừ CO, CO2, muối carbonate, cyanide, carbide,...
B. Hợp chất của carbon
C. Hợp chất của carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen.
D. Hợp chất của carbon và hydrogen.
Câu 5: Hóa học hữu cơ nghiên cứu:
A. Tất cả những hợp chất trong thành phần có chứa carbon.
B. Đa số các hợp chất của carbon và dẫn xuất của chúng.
C. Các hợp chất trong thành phần của cơ thể sống.
D. Phản ứng hoá học xảy ra trong cơ thể sống.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ được phân thành:
A. Hydrocarbon no, hydrocarbon không no, hydrocarbon thơm, alcohol, acid, dẫn xuất halogen.
B. Hydrocarbon và dẫn xuất của halogen.
C. Hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon
D. Hydrocarbon no, hydrocarbon không no, hydrocarbon thơm.
Câu 7: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. Dễ bay hơi, khó cháy.
6. Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Các phát biểu đúng là:
A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.
Câu 8: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. CO2, CaCO3 B. CH3Cl, C6H5Br C. NaHCO3, NaCN D. CO, CaC2.
Câu 9: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6 B. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl
C. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4
Câu 10: Có những chất: CO2, CH4, CaC2, H2CO3, CO, CH3COOH, C2H5OH, NaHCO3. Số hợp chất hữu cơ là:
A. 3 hợp chất B. 5 hợp chất C. 4 hợp chất D. 6 hợp chất.
Câu 11: Trong các hợp chất sau: C2H2, CH3COOH, Al4C3, CH4, CCl4, CaC2, CO2, CH3Cl, C2H5OH. Dãy gồm các cất hữu cơ
là:
A. C2H2, CH3COOH, Al4C3, CH4, CH3Cl, C2H5OH B. C2H2, CH3COOH, CH4, CCl4, CH3Cl, C2H5OH
C. C2H2, CH3COOH, CO2, CH3Cl, C2H5OH D. C2H2, CH3COOH, CH4, CH3Cl, C2H5OH, CaC2
Câu 12: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCN, K2CO3.Số hợp chất hữu cơ trong các chất
trên là bao nhiêu ?
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 13: Cho những chất sau: NaHCO3 (1), CH3COONa (2), H2C2O4 (3), CaC2 (4), Al4C3 (5), C2H5OH (6), C2H5Cl (7).
Những chất hữu cơ là:
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (3), (4), (5), (6) và (7)
C. (1), (4), (5) và (6) D. (2), (3), (6) và (7)
Câu 14: Có các chất sau: C2H5OH, CH4, CO, C2H2, CaC2, C6H12O6, CO2, CH3COOH, H2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong dãy
chất trên là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 15: Cho dãy chất : CH4 ; C6H6 ; C6H5-OH ; C2H5ZnI ; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Các chất trong dãy đều là hydrocarbon
B. Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hydrocarbon.
C. Có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của carbon.
D. Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.
Câu 16: Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?
A. Độ tan trong nước lớn hơn. B. Tốc độ phản ứng nhanh hơn.
C. Độ bền nhiệt cao hơn. D. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn
Câu 17: Tính chất nào sau đây là đặc trưng của hợp chất hữu cơ ?
A. Kém bền ở nhiệt độ cao, dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
B. Khả năng phản ứng chậm, theo chiều hướng khác nhau.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Cả A và B.
Câu 18: Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ?
A. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion. B. Dung dịch có tính dẫn điện tốt.
C. Có nhiệt độ sôi thấp. D. ít tan trong benzen.
Câu 19: Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?
A. Không bền ở nhiệt độ cao
B. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn trong hợp chất vô cơ.
C. Khả năng phản ứng hoá học chậm theo chiều hướng khác nhau
D. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
Câu 19: Liên kết hoá học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là:
A. Liên kết ion B. Liên kết cho - nhận C. Liên kết hydrogen D. Liên kết cộng hoá trị
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Hợp chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
B. Đa số hợp chất hữu cơ dễ cháy, kém bền với nhiệt.
C. Phản ứng của chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.
D. Liên kết trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết ion.
Câu 21: Dự đoán chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất trong các chất sau đây ?
A. NaF. B. HCHO. C. CH3OH. D. C2H5Cl.
Câu 22: Hãy ghép về mỗi hợp chất thích hợp với nhiệt độ sôi trong bảng dưới đây :
Chất Nhiệt độ sôi
(a) H2O (1) 1465 oC
(b) CH4 (2) –161,6 oC
(c) NaCl (3) 100 oC
A. (a)–(1); (b)–(2); (c)–(3). B. (a)–(3); (b)–(2); (c)–(1).
C. (a)–(2); (b)–(1); (c)–(3). D. (a)–(3); (b)–(1); (c)–(2).
Câu 23: Dự đoán chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất trong các chất sau đây ?
A. NaCl. B. H2O. C. C2H4. D. LiCl.
Câu 24: Hãy ghép về mỗi hợp chất thích hợp với nhiệt độ sôi trong bảng dưới đây :
Chất Nhiệt độ sôi
(a) C2H5OH (1) 100 oC
(b) H2O (2) 78,37 oC
(c) KF (3) 1505 oC
A. (a)–(1); (b)–(2); (c)–(3). B. (a)–(3); (b)–(2); (c)–(1).
C. (a)–(2); (b)–(1); (c)–(3). D. (a)–(3); (b)–(1); (c)–(2).
Câu 25: Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi trong các chất : (a) H2O; (b) C2H6 và (c) KCl ?
A. (a) < (b) < (c). B. (b) < (a) < (c).
C. (a) < (c) < (b). D. (b) < (c) < (a).
Câu 26: Chất nào sau đây ít tan trong nước nhất ?
A. CuSO4. B. C6H6. C. NaCl. D. HCl.
Câu 27: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nhất ?
A. CH3–CO–CH3. B. (C17H31COO)3C3H5.
C. HCOOC2H5. D. AgNO3.
Câu 28: Hợp chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị ?
A. CH3COOH. B. NaCl. C. CaO. D. KF.
Câu 29: Hợp chất nào sau đây không chứa liên kết cộng hóa trị ?
A. CH3OH. B. C2H2. C. LiF. D. CH3COOCH3.
Câu 30: Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion ?
A. CH2=CH–CHO. B. C6H5OH. C. LiF. D. CH3COONa.
Câu 31: Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethane (C2H6):
7
 r H 298
o o
C2H6 (g) + O2 (g) ⎯⎯
t
→ 2CO2 (g) + 3H2O (l) = −1559,7 kJ
2
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Phản ứng trên thu vào nhiệt lượng bằng 1559,7 kJ.
B. Ethane là chất khó cháy, khi cháy cần cung cấp rất nhiều nhiệt.
C. Nếu đốt cháy 2 mol ethane thì nhiệt lượng tỏa ra là 1559,7 kJ.
D. Về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy ra thuận lợi.
Câu 32: Thành phần nguyên tố hóa học trong các hydrocarbon bao gồm ?
A. C và Cl. B. C và H. C. C, H và O. D. C, H, O, X (halogen), N,...
Câu 33: Thành phần nguyên tố hóa học trong các dẫn xuất của hydrocarbon có thể bao gồm ?
A. C và O. B. C và H.
C. C, H và O. D. C, H, O, X (halogen), N, S,...
Câu 34: Chất nào sau đây là hydrocarbon ?
A. C4H8. B. CH3OH. C. HCOOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 35: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon ?
A. CH2=CH2. B. CH3-CH2-CH3. C. CH3COOC2H5. D. CH≡CH.
Câu 36: Có bao nhiêu chất thuộc loại hydrocarbon trong dãy sau : (1) CH2=CH-Cl; (2) CH3-CH(CH3)2; (3) HCHO; (4)
C2H5Br; (5) CH3COOH; (6) C6H6 ?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 37: Có bao nhiêu chất thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon trong dãy sau : (1) CH2=CH-CH=CH2; (2) C6H5OH;
(3) H2N-CH(CH3)-COOH; (4) C2H5-O-C2H5 ; (5) CH3NH2; (6) C6H5-CH=CH2 ?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2.
Câu 38: Hợp chất hữu cơ nào sau đây thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nhóm chức alcohol ?
A. CH2=CH-COOH. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. CH≡CH.
Câu 39: Hợp chất hữu cơ nào sau đây không chứa nhóm chức alcohol ?
A. C2H5OH. B. CH2=CH-CH2-OH. C. CH3OH. D. CH3COOH.
Câu 40: Hợp chất hữu cơ nào sau đây chứa nhóm chức ketone ?
A. CH2=CH-COOH. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. CH3-CO-CH3.
Câu 41: Hợp chất hữu cơ nào sau đây thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nhóm chức aldehyde ?
A. CH2=CH-COOCH3. B. CH2(CHO)2. C. CH3-O-C2H5. D. C6H5OH.
Câu 42: Hợp chất hữu cơ nào sau đây thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nhóm chức của carboxylic acid ?
A. C17H33COOH. B. CH3COONa. C. HCOOCH3. D. CH2=CH-CHO.
Câu 43: Hợp chất hữu cơ nào sau đây chứa nhóm chức ester ?
A. H2N-CH2-COOH. B. C2H5Cl. C. HCOOH. D. CH3-COO-CH2C6H5.
Câu 44: Hợp chất hữu cơ nào sau đây thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nhóm chức amine ?
A. CH3NH2. B. C6H12O6. C. CH2=CH-Cl. D. CH3CH2CH2OH.
Câu 45: Một hợp chất hữu cơ X chứa đồng thời hai nhóm chức alcohol và aldehyde. Khi đó, hợp chất X sẽ
A. chỉ thể hiện các tính chất hoá học đặc trưng của alcohol.
B. chỉ thể hiện các tính chất hoá học đặc trưng của aldehyde.
C. thể hiện các tính chất hoá học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.
D. không thể hiện tính chất hoá học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.
Câu 47: Hợp chất hữu cơ HO-CH2-CH=O thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nhóm chức nào ?
A. alcohol . B. aldehyde. C. ketone. D. alcohol và aldehyde.
Câu 48: Hợp chất hữu cơ CH3-CH(OH)-COOH thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức nào ?
A. alcohol. B. aldehyde.
C. alcohol và carboxylic acid. D. carboxylic acid.
Câu 49: Hợp chất hữu cơ dưới đây thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức nào ?

A. amine. B. aldehyde. C. alcohol. D. ketone.


Câu 50: Hợp chất hữu cơ dưới đây thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức nào ?

A. alcohol. B. carboxylic acid. C. aldehyde. D. ester.


Câu 51: Hợp chất hữu cơ dưới đây thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức nào ?

A. amine. B. carboxylic acid. C. alcohol. D. ester.


Câu 52: Hợp chất hữu cơ dưới đây thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức nào ?

A. alcohol. B. aldehyde.
C. alcohol và carboxylic acid. D. carboxylic acid.
Câu 53: Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự
đoán X có nhóm C=O?

A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).


Câu 54: Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào
giúp dự đoán X có nhóm -OH?

A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).


Câu 55: Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X thuộc loại ester có công thức HCOOCH3 dưới đây, hãy chỉ ra
peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O và nhóm C-O?

A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).


Câu 56: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới chất có nhóm chức nào sau đây ?

A. Carboxylic acid. B. Ester. C. Aldehyde. D. Ketone.


Câu 57: Chỉ ra số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm C = O (ketone) trên phổ hồng ngoại:

A. 1270. B. 1686. C.768. D. 3352.


Câu 58: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. CH3COOCH3. B. CH3COCH3. C. CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2CHO.


Câu 59: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. CH3CH2CHO. B. CH3COOCH3. C. HOCH2CH2OH. D. CH3CH2NH2.


Câu 60: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. HOCH2CH2OH. B. CH3CH2COOH. C. CH3NHCH3. D. CH3CH2CHO.


Câu 61: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. HCOOCH3. B. CH3COOH. C. CH3CH2NH2. D. CH3COCH3.


Câu 65: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. HCOOC2H5. B. CH3COCH3. C. CH3NH2. D. HCHO.


Câu 66: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. CH3COOH. B. CH3COCH3. C. CH3CH2OH. D. CH3CH2CHO.


Câu 67: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới chất có nhóm chức nào sau đây ?

A. Amine. B. Ester. C. Aldehyde. D. Ketone.

You might also like