You are on page 1of 6

HỢP CHẤT HỮU CƠ, METAN, ETILEN, AXETILEN

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chất hữu cơ là:
A. Hợp chất khó tan trong nước.
B. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O.
C. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại.
D. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao.
Câu 2: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 3: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 4: Nhóm các chất đều gồm các hỗn hợp hữu cơ là:
A. K2CO3, CH3COOH, C2H6, C2H6O. B. C6H6, Ca(HCO3)2, C2H5Cl, CH3OH.
C. CH3Cl, C2H6O, C3H8, CH3COONa. D. C2H4, CH4, C3H7Br, CO2.
Câu 5: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Chất hữu cơ nào cũng chứa cacbon.
B. Chất hữu cơ nào cũng chứa oxi.
C. Mỗi chất chỉ có một công thức cấu tạo.
D. Công thức cấu tạo cho biết thành phần nguyên tử và trất tự liên kết các nguyên tử trong
phân tử.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon?
A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl.
C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 8: Dãy chất nào sau đây đều là hợp chất hiđrocacbon?
A. C2H6, CH4, C6H6, C2H4. B. CH4, CH3Cl, FeCl3, NaOH.
C. C2H6O, CO2, Na2CO3, CH3NO2. D. C6H5NH2, C4H10, C5H12, C4H8.
Câu 9: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4.
C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 10: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là
A. 52,2%; 13%; 34,8%. B. 52,2%; 34,8%; 13%.
C. 13%; 34,8%; 52,2%. D. 34,8%; 13%; 52,2%.
Câu 11: Hiđrocacbon X có phân tử khối là 30 đvC. X là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C2H4.
Câu 12: Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là
A. I. B. IV. C. III. D. II.
Câu 13: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là
A. IV, II, II. B. IV, III, I. C. II, IV, I. D. IV, II, I.
Câu 14: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là
A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh.
C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh.
Câu 15: Có các công thức cấu tạo sau:
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 CH 3 - CH 2 - CH 2 - CH 2

C H3

CH 2 - CH 2 - CH 2 CH 2 - CH 2 - CH 2 - CH 3
  
C H3 C H3 C H3

Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất?
A. 3 chất. B. 2 chất. C. 1 chất. D. 4 chất.
Câu 16: Hợp chất hữu cơ chỉ gồm liên kết đơn?
A. C3H8, C2H2.B. C3H8, C4H10. C. C4H10, C2H2. D. C4H10, C6H6.
Câu 17: Tính chất vật lí cơ bản của metan là:
A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 18: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?
A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 19: Trong phân tử metan có
A. 4 liên kết đơn C – H.
B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H.
C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H.
D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H.
Câu 20: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần
lượt là
A. 50% và 50%. B. 75% và 25%. C. 80% và 20%. D. 40% và 60%.
Câu 21: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Metan là chất khí, trong phân tử có 4 liên kết đơn.
B. Góc liên kết HCH trong phân tử metan bằng 109,5o
C. Metan tan khá nhiều trong nước.
D. Metan là chất khí có thể gây ra các vụ nổ ở các mỏ khai thác than hầm lò.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công
thức phân tử hiđrocacbon đó là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 23: Phản ứng đặc trưng của metan là
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế.
C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy.
Câu 24: Phản ứng thế là:
A. Một hợp chất tác dụng với một hợp chất.
B. Một đơn chất tác dụng với một hợp chất.
C. Một đơn chất tác dụng với một hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế
nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
D. Một đơn chất tác dụng với một đơn chất.
Câu 25: Phản ứng biểu diễn đúng giữa metan và clo là
as as
A. CH4 + Cl2  CH2Cl2 + H2. B. CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl.
as as
C. CH4 + Cl2  CH2 + 2HCl. D. 2CH4 + Cl2  2CH3Cl + H2.
Câu 26: Metan đều tác dụng được với các chất nào dưới đây?
A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2.
Câu 27: Khi đốt cháy khí metan bằng khí oxi thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi nào dưới
đây để được hỗn hợp nổ ?
A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi. B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi.
C. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi. D. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi.
Câu 28: Sản phẩm thu được khi cho clo phản ứng với metan theo tỉ lệ 3 : 1 có ánh sáng làm xúc
tác là:
A. CH2Cl và HCl. B. CHCl3 và HCl. C. CH3Cl và HCl. D. CCl4 và HCl.
Câu 29: Dẫn khí metan và khí clo vào ống nghiệm, đặt ngoài ánh sáng. Sau đó, đưa mảnh giấy
quì tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:
A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh. B. Quỳ tím bị mất màu.
C. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ. D. Quỳ tím không đổi màu.
Câu 30: Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí metan là
A. Al4C3. B. CaC2. C. CaCO3. D. Na2CO3.
Câu 31: Phương pháp nào sau đây nhằm thu được khí metan tinh khiết từ hỗn hợp khí metan và
khí cacbonic?
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư.
B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.
C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.
D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng nước brôm dư.

Câu 32: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6.


Câu 33: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba.
Câu 34: Số liên kết đơn và liên kết đôi trong phân tử khí etilen là
A. bốn liên kết đơn và hai liên kết đôi. B. ba liên kết đơn và hai liên kết đôi.
C. bốn liên kết đơn và một liên kết đôi. D. hai liên kết đơn và hai liên kết đôi.
Câu 35: Điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo phân tử của etilen so với metan là:
A. Hoá trị của nguyên tố cacbon.
B. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon.
C. Hóa trị của hiđro.
D. Liên kết đôi của etilen so với liên kết đơn của metan.
Câu 37: Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là
A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy.
Câu 38: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan là
A. dung dịch brom. B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch axit clohidric. D. dung dịch nước vôi trong.
Câu 39: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là
A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 40: Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là
A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen.
Câu 41: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6.


Câu 42: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. một liên kết ba. D. hai liên kết đôi.
Câu 43: Khi đốt khí axetilen (C2H2), số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1.
Câu 44: Chất nào làm mất màu dung dịch brom?
A. CH3 - CH3. B. CH3 - Cl. C. CH  CH. D. CH3 - OH.
Câu 45: Trong điều kiện thích hợp 1 mol khí axetilen tác dụng hoàn toàn với 2 mol khí hiđro,
thu được chất khí là
A. C2H4. B. C2H6. C. C3H4, D. C3H6.
Câu 46: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. etan.
Câu 47: Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen là
A. Al4C3. B. CaC2. C. Ca. D. Na.
B. TỰ LUẬN
Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các khí không màu sau:
a. Metan và Etilen
b. Metan và axetilen, khí cacbonic
Bài 2: Khí metan có lẫn tạp chất là khí etilen, axetilen, khí cacbonic. Bằng phương pháp hóa học
hãy loại bỏ tạp chất trên
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,48lit khí metan (đktc), toàn bộ sản phẩm thu được dẫn vào một
lượng dư dung dịch Ca(OH)2
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,8g metan, dẫn toàn bộ sản phẩm vào một lượng dư 100g dung
dịch NaOH. Tính nồng độ % muối Na2CO3 có trong dung dịch thu được sau phản ứng
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp 2 chất khí metan và etilen (đktc) cần 12,8g O2.
a. Tính % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ( biết % về thể tích = % về số mol đối với các
chất khí trong cùng điều kiện)
b. Tính thể tích không khí ở đktc cần dùng trong trường hợp trên, biết O2 chiếm khoảng 20% thể
tích không khí
Bài 6: Dẫn 6,72lit(đktc) hỗn hợp ở đktc gồm 2 chất khí là metan và etilen vào một lượng dư
dung dịch Br2, người ta tìm thấy có 16g Br2 tham gia phản ứng.
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu
Bài 7: Cho 0,448lit (đktc) hỗn hợp A gồm 3 chất khí metan, etilen, axetilen vào một lượng dư
dung dịch brom. Sau phản ứng có 0,224 lít khí thoát ra và thấy có 2,4g brom tham gia phản ứng.
a. Viết PTHH
b. Tính % về thể tích mỗi khí trong A
c. Nếu đem lượng khí thoát ra ở trên đem đốt cháy, dẫn sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì
thu được bao nhiêu gam kết tủa.
Cho C= 12, H= 1, Br= 80, Na= 23, O =16, Ca= 40,

You might also like