You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II

TỔ: HÓA-SINH-CN NĂM HỌC 2023 - 2024


NHÓM: HÓA MÔN: HÓA HỌC _ LỚP 11
I. LÝ THUYẾT
Chương 3. Đại cương về hoá học hữu cơ
1. Nắm được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
2. Hiểu và áp dụng đúng các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ.
3. lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Chương 4: Hidrocacbon
1. Hiểu cấu tạo ;
2. Biết tính chất vật lí và tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của alkane, alkene và alkyne
3. Làm được một số bài tập về hidrocacbon no và không no
Chương 5: Dẫn xuất halogen
1. Hiểu khái niệm, cấu tạo.
2. Biết đọc tên, biết tính chất vật lí và tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của dẫn xuất halogen.
3. Làm được một số bài tập về dẫn xuất halogen.

II. BÀI TẬP


PHẦN I. Câu trắc nghiệm
Câu 1: Etilen phản ứng với chất nào sau đây tạo thành ancol etylic (C2H5OH)?
A. H2 (to). B. O2 (to). C. Br2 (dd). D. H2O (xt, to).
Câu 2: Ở điều kiện thường, anken nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. C5H10. B. C2H4. C. C3H6. D. C4H8.
Câu 3: Đốt cháy 3,36 lít khí propen (C3H6). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư,
thấy có m gam kết tủa tạo thành. Giá trị của m là
A. 15. B. 45. C. 35. D. 25.
Câu 4: Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng?
(a) Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là CnH2n (n ≥2).
(b) Trùng hợp eten (etilen), thu được sản phẩm là ( CH2  CH2 )n .
(c) Propen tác dụng với dung dịch HBr, thu được một sản phẩm duy nhất.
(d) Đốt cháy anken, thu được H2O và CO2 có số mol bằng nhau.
(e) Khi etilen không làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4).
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC, khí sinh ra
thường có lẫn SO2 và CO2. Dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ SO2 và CO2?
A. NaOH. B. Na2CO3. C. Br2. D. KMnO4.
Câu 6: Hợp chất CH3  CH(CH3 )  CH  CH2 có tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-in. B. 3-metylbut-1-en. C. 3-metylbut-1-in. D. 2-metylbut-3-en.
Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm C3H4, C3H6, C4H4 và CxHy, thu được 25,3 gam CO2
và 6,75 gam H2O. Công thức của CxHy là
A. C3H8. B. C2H2. C. C2H4. D. CH4.
Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 và 0,1 mol CH4 qua 100 gam dung dịch Br2 thấy thoát ra hỗn hợp
khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,2. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch Br2 là
A. 8%. B. 14%. C. 12%. D. 10%.
Câu 9: Benzen có công thức phân tử là
A. C6H12. B. C4H6. C. C6H6. D. C2H6.
Câu 10: Benzen tham gia phản ứng thế với chất nào sau đây?
A. O2 (to). B. Cl2 (to, Fe). C. H2 (to, p, Ni). D. Cl2 (ánh sáng).
Câu 11: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1
(có mặt bột sắt) là:
A. o-bromtoluen và p-bromtoluen. B. p-bromtoluen và m-bromtoluen.
C. o-bromtoluen và m-bromtoluen. D. benzyl bromua.
1
Câu 12: Khối lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (to, Fe) với hiệu suất
phản ứng đạt 80% là
A. 14 gam. B. 16 gam. C. 18 gam. D. 20 gam.
Câu 13: Trong phân tử acetylene liên kết ba C  C giữa 2 carbon gồm :
A. 1 liên kết pi () và 2 liên kết xích ma ( ). B. 2 liên kết pi () và 1 liên kết xích ma ( ).
C. 2 liên kết pi () và 2 liên kết xích ma ( ). D. 3 liên kết pi () và 2 liên kết xích ma ( ).
Câu 14: Phản ứng đặc trưng của alkene là:
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng tách. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 15: Trùng hợp ethylene, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. CH2=CH2 n B. CH2 CH2 C. CH CH n D. CH3 CH3
. n n
Câu 16. Arene còn gọi là hydrocarbon thơm là
A. những hydrocarbon trong phân tử có chứa một vòng benzene .
B. những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzene .
C. những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzene .
D. những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhiều vòng benzene .
Câu 17. Trong phân tử benzene:
A. 6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C.
C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.
D. Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.
Câu 18. Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzene lần lượt là :
A. thế, cộng. B. cộng, nitro hóa.
C. cháy, cộng. D. cộng, bromine hoá.
Câu 19. Trong phòng thí nghiệm ethylene được điều chế bằng cách
A. Dehydrate ethanol.
B. Cracking alkane trong các nhà máy lọc dầu.
C. Dehydrogen các khí dầu mỏ (ethane, propane và butane).
D. Calcium carbide tác dụng với H2O.
Câu 20. X là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các alkylbenzene sulfonate mạch không phân nhánh (linear
alkylbenzenesulfonate, LAS) là thành phần chính của bột giặt; sản xuất styrene - nguyên liệu cho chế tạo nhựa
PS (polystyrene) và một số polymer khác. X và một số hydrocarbon thơm khác là nguyên liệu đầu dùng để
sản xuất thuốc trừ sâu, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, phẩm nhuộm...
Chất X là
A. Toluene. B. Benzene. C. Styrene. D.Ethyne.
Câu 21. Khí thải động cơ có thể chứa khí nào gây ô nhiễm môi trường?
A. CO2. B. CO2, NOx, SO2. C. O3. D. CO2, N2.
Câu 22. Trong bình gas đun nấu trong sinh hoạt hằng ngày thường chứa các alkane
A. C3 - C4. B. C6 - C10. C. C10 - C16. D. C18 - C20.
Câu 23: Cho phản ứng hoá học sau:
C2 H5  Br  NaOH t  C2 H5  OH  NaBr
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 24. Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hyrocarbon?
A. Cl–CH2–COOH. B. CH3–CH2–Cl. C. CH3–CH2–Mg–Br. D. CH3–CO–Cl.
Câu 25. Nhiệt độ nóng chảy của dẫn xuất halogen so với hydrocarbon tương ứng là
A. cao hơn. B. thấp hơn. C. bằng nhau. D. không xác định.
Câu 26. Ứng dụng nào sau đây không phải của dẫn xuất halogen?
A. Dung môi. B. Làm thủy tinh hữu cơ.
C. Dược phẩm. D. Sản xuất polime.
2
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Các alkane có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống hằng ngày:
a. Propane C3H8 và butane C4Hl0 được sử dụng làm khí đốt.
b. Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu để sản xuất một số hydrocarbon thơm.
c. Các alkane lỏng được sử dụng làm nhiên liệu như xăng hay dầu diesel.
d. Các alkane từ Cl1 đến C20 được dùng làm nến và sáp.
Câu 2. Hydrogen hóa alkene và alkyne thu được alkane tương ứng. Phản ứng thường được thực hiện dưới áp
suất cao, nhiệt độ cao và có mặt các chất xúc tác kim loại như platium, nickel va palladium.
a. Phản ứng cộng hydrogen của propylene theo phương trình sau:
t 0 ,Ni
CH2=CH – CH3 + H2   CH3 – CH2 – CH3
b. Isobutylene (methylpropene) + H2 thu được butane.
c. Khi cộng hydrogen ( xúc tác Ni, t0) vào but-1-ene và but-2-yne thu được cùng một sản phẩm.
Câu 3. Phản ứng nitro hoá benzene được thực hiện như sau: Cho từ từ vào bình cầu dung tích 250 mL, thêm
khoảng 30 mL H2SO4 đặc, làm lạnh trong chậu nước đá rồi thêm từ từ khoảng 30 mL HNO3, sau đó thêm tiếp
khoảng 10 mL benzene và lắp sinh hàn hồi lưu. Đun cách thuỷ hỗn hợp phản ứng trên bếp từ đến 80 0C trong
khoảng 60 phút. Để nguội rồi cho hỗn hợp vào phễu chiết

a. Chất lỏng trong phễu chiết tách thành 2 lớp, lớp trên là sản phẩm phản ứng, lớp dưới là dung dịch hỗn
hợp 2 acid.
b. Chất lỏng trong phễu chiết tách thành 2 lớp, lớp dưới là sản phẩm phản ứng, lớp trên là dung dịch hỗn
hợp 2 acid.
c. Chiết lấy sản phẩm phản ứng, thêm khoảng 100 mL nước lạnh vào phễu chiết để rửa acid, thu được chất
lỏng màu vàng, nặng hơn nước và nằm ở phần dưới của phễu chiết.
d. Chiết lấy sản phẩm phản ứng, thêm khoảng 100 mL nước lạnh vào phễu chiết để rửa acid, thu được chất
lỏng màu vàng, nhẹ hơn nước và nằm ở phần trên của phễu chiết.
PHẦN III: TỰ LUẬN
Câu 1. Cần bao nhiêu lít không khí ở đkc (20% thể tích là oxygen) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến có công
thức phân tử C25H52, biết cây nến có khối lượng nặng 35,2 g .
Câu 2. Keo dán dùng để trám vết nứt, trám bê tông là vật liệu được sử dụng rộng rãi để làm đẹp bề mặt bê
tông. Trong keo dán này, xylene (C8H10) là một arene được sử dụng với vai trò dung môi.Số công thức cấu
tạo xylene.
Câu 3. Cục Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kì (FDA) đã công nhận ethylene là an toàn trong việc
kích thích trái cây mau chín. Tuy nhiên khi vượt quá nồng độ cho phép, ví dụ đối với nồng độ 27 000 ppm,
tức gấp khoảng 200 lần mức cần thiết để kích thích quá trình chín, một tia lửa điện có thể đốt cháy ethylene
và gây ra vụ nổ chết người.
Trong phòng ủ chín, ethylene được sử dụng ở nồng độ 100 ppm – 150 ppm. Khối lượng ethylene cần thiết sử
dụng để phòng ủ chín có thể tích 50 m3 đạt nồng độ 140 ppm ở 25oC và 1 bar là bao nhiêu? (1ppm = 1/1000000)

You might also like