You are on page 1of 2

ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 – HÓA 11 (Benzen đến Andehit)

ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Toluen có công thức phân tử
A. C6H5CH3. B. C6H5CH2Br. C. p – CH3C6H4CH3 D. C6H5CHBrCH3.
Câu 2: C8H10 có bao nhiêu đồng phân thơm?
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 3: Trong các chất sau đây, chất nào là đồng đẳng của benzen: (1) Toluen; (2) etylbenzen; (3) p–xilen; (4)
stiren?
A. 1. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 2.
Câu 4: Cho phản ứng sau: C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr. Tìm điều kiện phản ứng?
A. dung dịch Br2, nhiệt độ. B. Br2 khan, nhiệt độ. C. dung dịch Br2, Al xúc tác. D. Br2 khan, bột sắt.
Câu 5: Cho etylbenzen tác dụng với Br2 hơi (ánh sáng) theo tỉ lệ 1:1 thu được bao nhiêu sản phẩm thế?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa
A. vòng benzen. B. gốc ankyl và vòng benzen. C. gốc ankyl và 1 benzen. D. gốc ankyl và 1 vòng
benzen.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. C2H5OH + HBr B. C2H5OH + NaOH C. C2H5OH + Na D. C2H5OH + CuO
Câu 8: Cho các chất sau: Na, NaOH, CuO, CH3COOH, HBr, nước brom. Số chất tác dụng được với ancol etylic (trong
những điều kiện thích hợp) là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9: Cho 8,28 gam ancol etylic tác dụng hết với natri. Khối lượng sản phẩm hữu cơ và thể tích khí H 2 (đktc) thu
được lần lượt là
A. 6,12 gam và 2,016 lít. B. 6,12 gam và 4,0326 lít. C. 12,24 gam và 4,0326 lít. D. 12,24 gam và 2,016 lít.
Câu 10:Ancol etylic tan vô hạn trong nước là do
A. ancol etylic phân cực mạnh. C. các phân tử ancol etylic tạo được liên kết hiđro với các phân tử nước.
B. khối lượng phân tử nhỏ. D. giữa các phân tử ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử.
Câu 11:Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C thì sẽ tạo ra sản phẩm chính là
A. C2H5OC2H5. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C2H4.
Câu 12:Khi cho ancol tác dụng với kim loại kiềm thấy có khí H 2 bay ra. Phản ứng này chứng minh
A. trong ancol có liên kết O – H bền vững. B. trong ancol có O.
C. trong ancol có – OH linh động. D. trong ancol có H linh động.
Câu 13:Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH 3OH, H2O, C2H5OH là
A. CH3OH, C2H5OH, H2O. B. H2O,CH3OH, C2H5OH. C. CH3OH, H2O,C2H5OH. D. H2O, C2H5OH,CH3OH.
Câu 14:Ancol no, đơn chức mạch hở, bậc I có công thức chung là
A. CnH2n+1OH, n≥1. B. CnH2n-1 CH2OH, n≥2. C. CnH2n+1CH2OH, n≥0. D. CnH2n+2Oa, a n, n≥1.
Câu 15:Nhận biết glixerol và propan – 1 – ol, có thể dùng thuốc thử là
A. Cu(OH)2. B. Na. C. dung dịch NaOH. D. kim loại Cu.
Câu 16:Có các tính chất: là chất rắn ở điều kiện thường (1), làm quì tím hóa đỏ (2), tan nhiều trong nước nóng (3),
không độc (4). Các tính chất đúng của phenol là
A. 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3. D. 1, 3, 4.
Câu 17:Có các nhận định sau khi nói về phản ứng của phenol với nước brom:
(1) Đây là phản ứng thế vào vòng benzen.
(2) Phản ứng tạo ra kết tủa màu trắng và khí H2.
(3) Kết tủa thu được chủ yếu là 2–bromphenol.
(4) Dung dịch thu được sau khi lọc bỏ kết tủa làm giấy quì tím hóa đỏ.
Những nhận định đúng là
A. 3, 4. B. 1, 4. C. 2, 3. D. 1, 2.
Câu 18:Cho các chất hữu cơ (trong phân tử có chứa vòng benzen) sau:HO – CH 2 – C6H4– CH2OH, CH3 – C6H4 – OH,
HO – C6H4 – OH, C6H5– CH2OH, C2H5 – C6H3(OH)2. Số hợp chất thuộc loại phenol là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19:Chất nào không phải là phenol?
A. CH3 - C6H4 – OH B. C6H5CH2OH C. C6H5OH D. C2H5-C6H4-OH
Câu 20:Phenol tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Na, HCl, KOH, dung dịch Br2. B. CO2 + H2O, Na, NaOH,dung dịch Br2.
C. K, NaOH, dung dịch Br2, HNO3(xúc tác H2SO4 đặc, t0).D. Na, KOH, CaCO3, CH3COOH.
Câu 21:0,54 gam một đồng đẳng của phenol phản ứng vừa đủ với 10 ml NaOH 0,5M. Công thức phân tử của chất
ban đầu là
A. C7H8O. B. C7H8O2. C. C8H10O. D. C8H10O2
ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 – HÓA 11 (Benzen đến Andehit)
Câu 22:Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(d) Phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23:Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là
A. 3-metylbutanal. B. isopentanal. C. 2-metylbutan-4-al. D. pentanal.
Câu 24:Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ %
của anđehit fomic trong fomalin là
A. 38,07%. B. 50%. C. 40%. D. 49%.
Câu 25:Hợp chất anđehit có công thức: CH2=CH-CH(CH3)-CHO, thuộc loại nào sau đây?
A. Anđehit no, đơn chức, mạch hở. B. Anđehit không no, đơn chức, mạch hở.
C. Anđehit không no, đơn chức, mạch vòng. D. Anđehit không no, đa chức, mạch hở.
Câu 26:Hợp chất CH3-CH=O có tên thường là
A. anđehit axetic. B. etanal. C. anđehit propionic. D. axit axetic.
Câu 27:Các đồng phân anđehit của C5H10O là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 28:Đốt cháy hoàn toàn một lượng anđehit A cần vừa đủ 2,52 lít O2 (đktc), được 4,4 gam CO2 và 1,35 gam H2O. A
có công thức phân tử là
A. C3H4O. B. C4H6O. C. C4H6O2. D. C8H12O
Câu 29:Một hỗn hợp X gồm CH3OH; C2H5OH; C6H5OH có khối lượng 28,9 gam phản ứng vừa hết với 100 ml dung
dịch NaOH 2M. Phần trăm theo khối lượng của C6H5OH là
A. 36,87%. B. 65,05%. C. 76,89%. D. 32,65%.
Câu 30:Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu
được 0,672 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (t o) thu được hỗn hợp anđehit. Cho
toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu
tạo của A là
A. CH3CH2CH2CH2OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH(CH3)OH. D. C2H5OH.

You might also like