You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II- MÔN: HÓA HỌC 11

NĂM HỌC: 2020 – 2021


A. KIẾN THỨC CẦN NẮM  (Chương 8, 9)
I. ANCOL - PHENOL
- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, viết đồng phân và gọi tên ancol no, đơn chức mạch hở.
- Tính chất vật lí của ancol và phenol.
- Tính chất hóa học chung của ancol và phenol.
- Tính chất hóa học của ancol (phản ứng thế, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hóa).
- Tính chất hóa học của phenol (phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng với NaOH, phản ứng với dd Br2 và
dd HNO3).
- Phân biệt được ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm – OH liền kề bằng phương pháp hóa học.
- Phân biệt được ancol và phenol bằng phương pháp hóa học.
- Điều chế C2H5OH và C6H5OH.
II. ANDEHIT
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo của anđehit.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của anđehit.
- Điều chế HCHO, CH3CHO trong PTN và trong công nghiệp. Ứng dụng của anđehit
B. BÀI TẬP THAM KHẢO
I. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Viết các PTHH theo sơ đồ sau:
1.
C2H5ONa C4H6 Cao su Buna

C2H5OH CH3COOH CH3COONa CH4


(C2H5)2O C2H5Br
2. CaC2 → C2H2→ C2H4O → C2H6O ↔ C2H4O →CH3COONH4

C6H6 → C6H5Cl → C6H5ONa → C6H5OH  C6H2OHBr3
Bài 2: Chỉ dùng 1 hóa chất duy nhất hãy nhận biết các chất sau:
1, etanol, hex - 1- en, phenol.
2, andehit axetic, etylen glicol, ancol etylic.
Bài 3: Oxi hóa hoàn toàn một ancol X đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng
H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng dd KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,9 g ; bình (2) tăng 1,76 g.
a) Tìm CTPT, viết các CTCT có thể có của A.
b) Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một xeton tương ứng. Gọi tên của A.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m(g) ancol A thu được 10,08 lít khí CO 2 và 10,8 g nước. Mặt khác, m(g) A tác
dụng hết với Na thu được 1,68 lít hiđro
a. Xác định CTPT, CTCT của A? Biết A là ancol bậc 2.
b. Viết PTHH xảy ra khi cho A tác dụng với Na, CuO(t0), HCl?
Bài 5: Cho 14 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc)
a) Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong A.
c) Cho 14 gam hỗn hợp A tác dụng với dd HNO3 (đủ) thu được bao nhiêu gam axit picric(2,4,6 –
trinitrophenol)?
Câu 6: Cho 1,74g một anđehit X no đơn chức phản ứng hoàn toàn với Ag2O/NH3 sinh ra 6,48g Ag kim loại.
a, Xác định CTPT, CTCT và gọi tên anđehit X?
b, Viết PTHH xảy ra khi cho X tác dụng với H2 (xt, t0) và dung dịch AgNO3/NH3
Bài 7: Hỗn hợp X gồm hai anđehit no đơn chức . Khử hoàn toàn 16 gam X bằng H 2 thì thu được hỗn hợp
ancol Y. Cho hỗn hợp ancol Y tác dụng với Na dư thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 ở đktc.
Xác định CTPT và CTCT biết rằng hai anđehit liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Bài 8: Hỗn hợp X gồm 2 anđehit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Lấy 8,9 gam hỗn hợp X cho phản ứng
với dung dịch AgNO3 tan trong NH3 được 86,4g Ag kết tủa. Xác định công thức phân tử của 2 anđehit? Tính
% khối lượng mỗi anđehit trong hỗn hợp X?
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1: Cho các hợp chất:
(1) CH3 – CH2 – OH (2) CH3 – C6H4 - OH
(3) CH3 – C6H4 – CH2 – OH (4) C6H5 - OH
(5) C6H5 – CH2 – OH (6) C6H5 – CH2 – CH2 - OH
Những chất nào sau đây là ancol thơm?
A. (2) và (3) B. (3), (5) và (6) C. (4), (5) và (6) D. (1), (3), (5) và (6)
Câu 2: Liên kết hiđro gây ảnh hưởng rất lớn đến :
A. Khả năng phản ứng hoá học. B. Tốc độ phản ứng hoá học.
C. Tính chất hoá học của ancol. D. Tính chất vật lí của ancol.
Câu 3: . Sản phẩm chính của phản ứng tách nước từ butan-1-ol là :
A. But-1-en. B. But-2-en. C. But-3-en. D. But-4-en.
Câu 4: Các ancol (CH 3 ) 2 CHOH ; CH 3 CH 2 OH ; (CH 3 ) 3 COH có bậc ancol lần lượt là
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 2. C. 2, 1, 3. D. 2, 3, 1.
Câu 5: Đun nóng etanol với H2SO4 đậm đặc ở 1400C thu được sản phẩm chính là:
A. C2H2 B. C2H4. C. C2H5OC2H5. D. CH3OCH3.
Câu 6: Có 3 chất lỏng riêng biệt: ancol etylic, glixerol và phenol. Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt
chúng?
A. natri và dung dịch Br2. B. dung dịch Br2 và Cu(OH)2.
C. dung dịch NaOH và Cu (OH)2. D. natri và Cu (OH)2.
Câu 7: Đun nóng một ancol X với H 2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức
tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 1OH. B. ROH. C. CnH2n + 2O. D. CnH2n + 1CH2OH.
Câu 8: Chất nào sau đây bị oxi hóa tạo sản phẩm là andehit?
A. CH3-CHOH- CH3. B. C6H4(OH)CH3. C. CH3-CH2-OH D. (CH3)3COH
Câu 9: ancol CH 3 -CH 2 -CH(OH)- CH 3 là ancol bậc
A. I B. III C. II D. Không xác định
Câu 10: Có bao nhiêu ancol bâ ̣c I ứng với công thức phân tử C4H10O
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Phương pháp sinh hóa là phương pháp điều chế ancol etylic từ
A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Tinh bột. D. Etilen.
Câu 12: Trong 4 chất dưới đây, chất nào phản ứng được với cả 2 chất: Na, NaOH
A. C6H5OH. B. C2H5OH. C. CH3CHO. D. HO-CH2-CH2-OH.
Câu 13: Có thể phân biệt phenol và benzen bằng thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch brom. B. dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH. D. quì tím.
Câu 14: Số đồng phân ancol bậc II của C5H12O là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Hợp chất X có công thức phân tử C4H10O. X tác dụng với natri sinh ra chất khí. Khi đun X với
H2SO4 đặc, sinh ra hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau. Tên của X là
A. butan-1-ol. B. 2-metylpropan-1-ol. C. 2-metylpropan-2-ol. D. butan-2-ol.
Câu 16: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C7H8O chứa vòng benzen, vừa tác dụng với Na, vừa tác
dụng với NaOH là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 17: Ancol etylic và phenol lỏng đều phản ứng với
A. Na. B. nước Br2. C. dd Na2CO3. D. dd NaOH.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. C2H5OH + NaOH → ? B. C6H5OH + NaOH → ?
C. C6H5OH + Br2 → ? D. C2H5OH + Na → ?
Câu 19 Một ancol đơn chức A có công thức phân tử là C4H10O. Oxi hoá A tạo ra anđehit, tách nước tạo
anken mạch phân nhánh. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3CH2CH2CH2OH. B. CH3CHOHCH2CH3.
C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)3COH.
Câu 20. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất:
A. C2H5OH B. CH3CHO C. C2H6 D. CH3OCH3
Câu 21: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).  B. Ca, CuO (to), C6H5OH, HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).            D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác)
Câu 22: Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etylpentan-2-ol.  B. 2-etylbutan-3-ol.           C. 3-etylhexan-5-ol.    D. 3-metylpentan-2-ol.
+Cl2 (1 : 1)
Fe, t o
 X +NaOH
t o cao, p cao
Y +HCl
 Z.
Câu 23: Cho sơ đồ C6H6 Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là
A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6. B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2. C. C6H5OH, C6H5Cl. D. C6H5ONa, C6H5OH.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro (NO2) dễ hơn benzen.
(3) Phenol tác dụng được với natri hidroxit tạo natriphenolat và nước.
(4) Phenol để lâu trong không khí bị chuyển sang màu hồng do bị oxi hóa.
(5) Phenol là axit yếu, nhưng tính axit vẫn mạnh hơn axit cacboxylic
Số phát biểu đúng là
A. 1.           B. 2.                    C. 3.            D. 4.
Câu 25: Cho các chất sau : phenol, etanol, natri, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 26: Các anđehit có nhiệt độ sôi và nóng chảy thấp hơn các ancol tương ứng là do
A. các anđehit không tạo liên kết hiđro giữa các phân tử.
B. các anđehit có liên kết hiđro giữa các phân tử yếu hơn của ancol tương ứng.
C. các anđehit có phân tử khối nhỏ hơn nhiều so với các ancol tương ứng.
D. các anđehit có phản ứng tráng gương còn ancol không có phản ứng tráng gương.
Câu 27: Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,… Fomalin là
A. dung dịch rất loãng của anđehit fomic. B. dung dịch axetanđehit khoảng 40%.
C. dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước. D. tên gọi của CH3–CH=O.
Câu 28. Tính chất nào sau đây của CH2 = CH – CHO là đúng nhất?
A. Không làm mất màu dung dịch brom B. Tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Làm mất màu dung dịch brom và tráng bạc. D. Làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 29: Dung dịch nào sau đây được dùng để phân biệt 2 dung dịch ancol etylic và anđehit axetic.
A. Na B. AgNO3/ dung dịch NH3 C. quỳ tím D. cả A và B.
Câu 30: Cho các hoá chất sau: AgNO3/NH3, t0 (1); H2 (Ni, t0) (2); Cu(OH)2, t0 (3); Na, t0 (4); dung dịch Br2
(5); NaOH (6). Anđehit fomic tác dụng với chất nào trong số các hoá chất trên?
A. Tất cả các chất B. (1); (2); (3); (4); (5), C. (1); (2); (3); (5); D. (1); (3); (5); (6)
Câu 31: Gọi tên một hợp chất có CTCT như sau: (CH3)3C - CHO
A. 2 - etyl - 2 - metyletanal B. 2,2 - đimetylpentanal
C. Tert - butyletanal D. 2,2 - đimetylpropanal
Câu 32: Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức là C4H8O có khả năng tác dụng với Ag2O/dung dịch
NH3:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 33: Đốt cháy anđehit A được mol CO2 = mol H2O. A là
A. anđehit no, mạch hở, đơn chức.                B. anđehit đơn chức, no, mạch vòng.
C. anđehit đơn chức có 1 nối đôi, mạch hở.         D. anđehit no 2 chức, mạch hở.
Câu 34: Cho các chất: CH3CH2CHO (1), CH2 = CHCHO (2), (CH3)2CHCHO (3), CH2 = CHCH2OH (4).
Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0) thu được cùng một sản phẩm là:
A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4)
Câu 35: Sắp xếp theo trật tự tăng dần nhiệt độ cho các chất (1).anđehit axetic, (2).ancol etylic, (3).đimetyl
ete
A. (1)<(3)<(2). B. (3) <(1)<(2). C. (2)<(1)<(3) D. (3)<(2) <(1)
Câu 36: HCHO có tên gọi là
A. Anđehit fomic B. Metanal C. Fomanđehit D. Tất cả đều đúng
Câu 37: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, but-1-in, etilen. C. anđehit axetic, axetilen, but-2-in.
B. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây luôn đúng về anđehit: Anđehit là hợp chất hữu cơ:
A. Chỉ có tính khử B. Chỉ có tính oxi hóa
C. Không có tính oxi hóa và không có tính khử . D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Câu 39: Anđehit là hợp chất có chứa nhóm chức:


A. (-COOH). B. (-NH2). C. (-CHO). D. (-OH).
Câu 40. Công thức của andehit no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n+1O (n≥1) B. CnH2n +1 CHO (n≥0) C. CnH2n+2O (n≥1) D. Câu a,b đều đúng
Câu 41. Trong công nghiệp, anđehit fomic được điều chế trực tiếp từ
A. axit fomic B. ancol etylic C. ancol metylic D. metan
o
⃗ o ⃗
Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: A +H 2 O /HgSO 4 , t B +H 2 /Ni ,t C Vậy A, B, C lần
lượt là
A. C2H4, C2H5OH, CH3CHO C. C2H2,C2H5OH,CH3CHO
B. C2H2, CH3CHO, C2H5OH D. C2H5OH¸CH3CHO, C2H2
Câu 43. Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol là:
A. Na B. Dung dịch brom C. Cu(OH)2 D. dung dịch NaOH
Câu 44: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3CHO, C2H5OH, H2O là
A. H2O, CH3CHO, C2H5OH. B. H2O, C2H5OH, CH3CHO.
C. CH3CHO, H2O, C2H5OH. D. CH3CHO, C2H5OH, H2O.
Câu 45: Chất nào sau đây là ancol?
A. CH2=CH-OH B. C6H5OH. C. CH3CH(OH)2. D. CH3CH(OH)CH3
Câu 46. Cho các chất có công thức: HOCH2CH2OH (X); HOCH2CH2CH2OH (Y); HOCH2–CHOH–CH2OH
(Z); CH3CH2–O–CH2CH3 (R); CH3–CHOH–CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành
dung dịch màu xanh lam là
A. X, Y, R, T. B. X, Z, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.
Câu 47. Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140°C) thì số ete thu
được tối đa là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 48. Số phát biểu không đúng là
A. Trong phân tử anđehit, các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên kết σ.
B. Hợp chất R–CHO có thể điều chế được từ RCH2OH.
C. Andehit no đơn chức là CnH2nO (n≥1) D. Anđehit có cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 49. Cho 2,3 gam một ancol no đơn chức X tác dụng với Na (dư), thu được 0,56 lít khí H 2 (đktc). Tên
của X là:
A. ancol isopropylic. B. ancol etylic. C. ancol propylic. D. ancol metylic
Câu 50: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C6H5CH2OH.B. CH3OH. C. C2H5OH. D. CH2=CHCH2OH.
Câu 51: Đốt cháy một lượng ancol X no, đơn chức thu được 2,24 lít khí CO2 ( đktc) và 2,7 gam H2O. Công
thức phân tử của ancol X là:
A. C4H9OH B. C2H5OH. C. CH3OH. D. C3H7OH.
Câu 52. Cho dung dịch phenol vào dung dịch brom (dư ) thì thu được 33,1 gam kết tủa. Lượng brom phản
ứng là
A. 24g. B. 16g. C. 48g. D. 56g.
Câu 53. Cho 5,8 gam một ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ thu được m gam muối (ancolat) và 1,12
lít H2(đktc). Giá trị của m là 
A. 8,1 gam. B. 7,9 gam. C. 8,2 gam. D. 8,0 gam.
Câu 54. Cho 3,00 gam một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với natri dư thấy có 0,56 lít khí thoát ra
(ở đktc). CTPT của X là
A. C2H6O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C5H12O.
Câu 55. Cho 11 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol etylic tác dụng hết với
natri thì thu được 3,36 lit H2 (đktc). % khối lượng của ancol có phân tử khối nhỏ hơn là
A. 52,35% B. 58,18%. C. 47,65%. D. 41,82%
Câu 56. Tiến hành phản ứng tách nước hoàn toàn 11,7 gam hỗn hợp A gồm CH 3OH và C2H5OH thu được
3,36 lít anken (đktc). % khối lượng CH3OH trong A là
A. 74,95% B. 41,03% C. 58,97% D. 25,05%
Câu 57. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau, thu được 06,72 lít
CO2 và 7,65 g nước. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp M trên tác dụng với Na dư, thu được 2,8 lít khí H 2 (đktc).
Công thức phân tử của X, Y là
A. C3H7OH, C4H9OH B. C2H4(OH)2, C3H6(OH)2 C. C3H6(OH)2, C4H8(OH)2 D. C2H5OH,
C3H7OH
Câu 58: Đem khử nước 15,48 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng bằng
H2SO4 đặc, ở 170oC, thu được hỗn hợp hai anken và 5,4 gam nước. Công thức 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H7OH và C4H9OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 59: Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4
đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công
thức phân tử của hai ancol trên là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 60: Khi tách nước đối ancol X chỉ thu được một anken duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X
thì thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Số đồng phân cấu tạo phù hợp của X
A. 2. B. 3.         C. 4. D. 5.
Câu 61. Lấy 6 gam anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì lượng bạc thu được là
A. 43,2g. B. 86,4g. C. 21,6g. D. 172,8g.
Câu 62. Cho 0,87 gam một anđehit no, đơn chức tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 có dư thì thu được
3,24 gam bạc. Công thức anđehit là
A. CH3CHO B. C2H5CHO C. C3H7CHO D. (CHO)2.
Câu 63: Cho 0,94 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức kế tiếp nhau, tác dụng với dung dịch AgNO 3(NH3)
tạo 3,24g Ag. CTPT của 2 anđehit là.
A. CH3CHO và HCHO B. CH3CHO và C2H5CHO C. C2H5CHO và C3H7CHO D. A hoặc C
Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp thu dược 5,824 lít CO 2 (dktc)
và 4,68g H2O. CTCT của 2 anđehit là:
A. HCHO, CH3CHO B. CH3CHO, C2H5CHO C. C2H3CHO, C3H5CHO D. Kết quả khác
Câu 65: Chia hỗn hợp X gồm hai anđehit no đơn chức đồng đẳng liên tiếp thành hai phần bằng nhau:
Phần I được cộng hiđrô tạo ra hỗn hợp hai ancol Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được 6,6g
CO2 và 4,5g H2O. Phần 2 cho tác dụng với Ag2O/NH3 dư thu được mg Ag.
1. Công thức phân tử của hai anđehit là:
A. HCHO và CH3CHO B. C3H4O và C4H6O C. C3H4O và C3H6O D. C3H6, và C4H8O
2. m có giá trị là: A. 32,4g B. 10,8g C. 43,2g D. 21,6g
Câu 66. Cho 100 gam dd etanol 46o phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được V lít H2 (đktc).Giá trị V là
A. 89,6. B. 56,0. C. 44,8. D. 11,2.
Câu 67: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một anđehit thu được 6,72 lít CO 2 (dktc) và 5,4g H2O. CTCT của
anđehit là:
A. CH3CHO B. C2H3CHO C. C2H5CHO D. Kết quả khác
Câu 68: Cho 0,1 mol hỗn hợp hai anđehit đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với
Ag2O trong dung dịch NH3 dư, đun nóng, thu được 25,92g Ag. % khối lượng của andehit có phân tử khối
nhỏ hơn là A. 25,35%. B. 14,56%. C. 85,44%. D.
74,65%.
Câu 69: Cho anđehit X và Y thuộc cùng dãy đồng đẳng tác dụng với hiđro dư thu được hỗn hợp 2 ancol.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thì thu được 11g CO2 và 6,3g H2O. CTCT của 2 anđehit là:
A. CH3CHO, C2H5CHO B. CH3CH2CHO, C3H7CHO
C. C3H5CHO, C4H7CHO D. CH3CHO và C3H7CHO
Câu 70: Hỗn hợp  X gồm 2 ancol đơn chức. Chia 45,6g X thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Na
dư,được 3,36 lít H2 (đktc). Phần 2 phản ứng hoàn toàn với CuO ở t0 cao, được hỗn hợp Y chứa 2 anđehit.
Toàn bộ lượng Y phản ứng hết với AgNO3/NH3 ,thu được 86,4g Ag. CTCT 2 ancol là
A. CH3OH và CH3CH2CH2OH      B. C2H5OH và CH3OH
C. C2H5OH và CH3CH2CH2OH     D. CH3OH và C4H9OH
Câu 71: Hỗn hợp  X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn
toàn 0,2 mol hỗn hợp X với CuO đun nóng được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3 thì thu được 54 gam bạc. Khối lượng hỗn hợp X là:
A. 8,45. B. 4,25. C. 8,5. D. 4,5.
Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit (là đồng đẳng liên tiếp) cần 17,6 gam O2 thu
được 10.08 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Mặt khác cho m gam X tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư
thu được khối lượng kết tủa bạc là
A. 64,8 gam B. 86,4 gam C. 54 gam D. 27 gam

You might also like