You are on page 1of 4

BÀI TẬP ANCOL, PHENOL

Câu 1: Xăng sinh học E5 chứa 5% hợp chất X có nhiều tính chất tốt hơn so với xăng khoáng thông thường, ngoài
ra còn có khả năng làm giảm ô nhiễm môi trường. Công thức hoá học của chất X có trong xăng E5 là
A. Etanol B. Metanol C. Etyl clorua D. Etan
Câu 2: “Rượu giả” có chứa một lượng nhỏ cồn công nghiệp – metanol, có khả năng gây ngộ độc thậm chí tử
vong. Công thức phân tử của metanol là
A. C2H5OH B. CH3OH C. C6H5OH D. C3H7OH
Câu 3: Công thức phân tử của etylen glicol là
A. C2H5OH B. C3H5(OH)3 C. C2H4(OH)2 D. C3H7OH
Câu 4: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm OH?
A. Etanol B. Glixerol C. Propan-2-ol D. Propan-1,2-điol
Câu 5: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol
Câu 6: Chất CH3CH=CHCH(OH)CH3 có tên gọi là
A. penten-2-ol. B. pent-2-en-4-ol. C. pent-2-en-2-ol. D. pent-3-en-2-ol
Câu 7: Chất nào sau đây là ancol bậc 2? bac cua ancol la bac cua C gan voi nhom OH
A. HOCH2CH2OH. B. (CH3)2CHOH. C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)3OH
Câu 8: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. Bậc 4 B. Bậc 1 C. Bậc 2 D. Bậc 3
Câu 9: Các ancol (CH3)2CHOH; CH3CH2OH; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là:
A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 2 C. 2, 1, 3 D. 2, 3, 1
Câu 10: Ancol nào sau đây không tồn tại?
A. CH3-CH2-CH2-OH B. CH2=CH-CH2OH C. CH3-CH=CH-OH D. (CH3)2C-OH
Câu 11: Một ancol no, đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 1,4375. Công thức của ancol đó là
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH D. C2H5OH.
Câu 12: Trong phân tử ancol no, đơn chức, mạch hở X có phần trăm khối lượng oxi bằng 21,62%. X có công
thức phân tử là
A. C3H8O. B. CH4O. C. C4H10O. D. C2H6O.
Câu 13: Trên nhãn chai cồn y tế ghi "Cồn 70o". Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây?
A. Cứ 100 ml dung dịch trong chai có 70 ml cồn nguyên chất.
B. Cứ 100 ml H2O hoà tan được 70 ml cồn nguyên chất.
C. Trong cả chai cồn có 70 ml cồn nguyên chất.
D. Cồn này sôi ở 70oC.
Câu 14: Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 140oC thì sẽ tạo ra
A. C2H4. B. CH3CHO. C. C2H5OC2H5. D. CH3COOH
o
Câu 15: Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170 C thì sẽ tạo ra p/ung tach nuoc cua c2h5oh tao ra anken
(ancol ra anken va nguoc lai)
A. C2H4. B. CH3CHO. C. C2H5OC2H5. D. CH3COOH
Câu 16: Oxi hóa ancol X bằng CuO, thu được anđehit, vậy X là
A. ancol bậc 1. B. ancol bậc 2. C. ancol bậc 4 D. ancol bậc 3.
Câu 17: Chất nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO tạo thành anđehit? ancol bac 1 bi oxh thanh andehit
ancol bac 2 bi oxh thanh xeton
A. CH3CH2OH. B. (CH3)3COH. C. CH3CHOHCH3. D. CH3OCH3
Câu 18: Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton?
A. propan-2-ol. B. butan-1-ol. C. 2-metylpropan-1-ol. D. propan-1-ol.
Câu 19: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng thuốc
thử là
A. dung dịch Br2. B. dung dịch KMnO4. C. dung dịch AgNO3. D. Cu(OH)2.
Câu 20: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-
CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH- CH2OH (T). Những chất tác dụng được với
Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là nhung chat co nhom OH lien ke (ancol da chuc)
A. X, Z, T. B. X, Y, R, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.
Câu 21: Cho dãy các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, butan-1,2-điol, propan-1,3-điol. Số chất
trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 22: Ancol allylic (CH2=CH-CH2-OH) có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau ở điều
kiện thích hợp: Na, NaOH, H2SO4 đặc, CuO, nước brom, HCl đặc, H2, Cu(OH)2.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 23: Cho ancol etylic tác dụng lần lượt với: Na, NaOH, HCOOH, CH3OH, O2, CuO, Cu(OH)2. Số chất
tham gia phản ứng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 24: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH (b) HOCH2-CH2-CH2OH
(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH (d) CH3-CH(OH)-CH2OH
(e) CH3-CH2OH (f) CH3-O-CH2CH3
Số chất tác dụng được với cả Na và Cu(OH)2 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 25: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là
A. 3-etylpent-3-en. B. 3-etylpent-1-en. C. 2-etylpent-2-en. D. 3-etylpent-2-en.
Câu 26: Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metylbutan-2-ol. B. 3-metylbutan-1-ol. C. 3-metylbutan-2-ol. D. 2-metylbutan-1-ol.
Câu 27: Phenol có công thức phân tử là
A. C2H5OH B. C6H5OH C. C3H5OH D. C6H5CH2OH
Câu 28: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl B. KOH C. NaHCO3 D. HCl
Câu 29: Phenol KHÔNG có khả năng phản ứng với
A. Na B. NaOH C. nước brom D. Cu(OH)2
Câu 30: Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Phenol tạo kết tủa trắng với nước brom.
B. Phenol có tính axit nên làm quỳ tím chuyển đỏ.
C. Phenol có khả năng phản ứng được với cả NaOH và Na.
D. Phenol ít tan trong nước lạnh.
Câu 31: Nhỏ từ từ từng giọt brom vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được là
A. nước brom bị mất màu. B. xuất hiện kết tủa trắng sau tan dần.
C. xuất hiện kết tủa trắng. D. xuất hiện kết tủa trắng và nước brom bị mất màu.
Câu 32: Có thể phân biệt hai dung dịch etanol và phenol bằng hoá chất nào sau đây?
A. Nước brom B. KMnO4 C. NaCl D. Cu(OH)2
Câu 33: Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch NaOH B. Na C. nước brom D. Ca(OH)2
Câu 34: Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat (C6H5ONa) tạo thành phenol (C6H5OH) là
A. C2H5OH B. NaCl C. Na2CO3 D. CO2
Câu 35: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chứa một ít dung dịch C6H5ONa
rồi lắc mạnh là:
A. Có sự phân lớp; dung dịch trong suốt hóa đục. B. Dung dịch trong suốt hóa đục.
C. Có phân lớp, dung dịch trong suốt. D. Xuất hiện sự phân lớp ở ống nghiệm.
Câu 36: Khi cho 6,4 gam ancol metylic tác dụng với Na vừa đủ, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 6,72. C. 1,12. D. 3,36.
Câu 37: Khi cho m gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 9,2. B. 4,6. C. 18,4. D. 13,8.
Câu 38: Cho hỗn hợp các ancol tác dụng với m gam Na (vừa đủ), thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 6,9. B. 2,3. C. 4,6. D. 9,2.
Câu 39: Khi cho 5,5 gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol etylic tác dụng với K vừa đủ, thu được 1,68 lít
H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là
A. 41,03% B. 48,82% C. 51,18% D. 58,97%
Câu 40: Khi cho 9,4 gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và etylen glicol tác dụng với K vừa đủ, thu được 3,36 lít
H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etylen glicol trong X là
A. 34,04% B. 61,07% C. 38,93% D. 65,96%
Câu 41: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2
(đktc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 2,4 gam. B. 1,9 gam. C. 2,85 gam. D. 3,8 gam.
Câu 42: Cho 0,8 mol hỗn hợp A gồm 3 ancol có công thức phân tử lần lượt là C2H6O2, C3H8O2 và C8H10O2 phản
ứng vừa đủ với Na, phản ứng xong thu được V lít H2 (đktc). Vậy giá trị của V là
A. 4,48. B. 8,96. C. 17,92. D. 35,84.
Câu 43: Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na
dư, thu được 0,56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol đó là:
A. C5H11OH và C6H13OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C4H9OH và C5H11OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 44: Cho Na phản ứng hoàn toàn với 18,8 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH, C2H5OH. B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH. D. C4H9OH, C5H11OH.
Câu 45: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na,
thu được 12,25 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 46: Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là
A. 16. B. 25,6. C. 32. D. 40.
o
Câu 47: Cho 0,1 lít cồn etylic 95 tác dụng với Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Biết rằng ancol etylic nguyên
chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Giá trị của V là
A. 43,23 B. 37 C. 18,5 D. 21,615
Câu 48: Cho 10 ml ancol etylic 46o phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối
lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Giá trị của V là
A. 4,256. B. 0,896. C. 3,360. D. 2,128.
Câu 49: Hòa tan m gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào 108 ml nước (d = 1 g/ml) tạo thành dung dịch X. Cho X
tác dụng với Na dư, thu được 85,12 lít (đktc) khí H2. Dung dịch X có độ rượu bằng
A. 8o B. 41o C. 46o D. 92o
Câu 50: Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc), giá trị m của là
A. 4,7. B. 9,4. C. 7,4. D. 4,9.
Câu 51: Cho 14 gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol (C6H5OH) tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2
(đktc). Phần trăm khối lượng của etanol và phenol trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 39% và 61%. C. 40,53% và 59,47%.
B. 60,24% và 39,76% D. 32,86% và 67,14%.
Câu 52: Trung hòa hết 9,4 gam phenol (C6H5OH) bằng V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 90 ml B. 100 ml C. 110 ml D. 120 ml
Câu 53: Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Nếu hỗn
hợp X trên tác dụng với nước brom vừa đủ, thu được 19,86 gam kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol. Thành phần
phần trăm theo khối lượng của phenol trong hỗn hợp là
A. 66,2% B. 46,94% C. 33,8% D. 53,06
Câu 54: Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol phản ứng với dung dịch NaOH 1M thấy dùng hết 50 ml. Nếu
cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của phenol trong hỗn
hợp là
A. 32,86% B. 67,14% C. 38,62% D. 61,38%
Câu 55: Một hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol tác dụng với Na dư, thu được hỗn hợp hai muối có tổng khối
lượng là 25,2 gam và V lít khí H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp ấy tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH
1M. Giá trị của V là
A. 3,36 B. 2,24 C. 1,12 D. 4,48
Câu 56: Hỗn hợp X gồm phenol, glixerol, metanol. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít
khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được 4,032 lít CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị của
a là
A. 5,12. B. 4,62. C. 4,16. D. 4,98

You might also like