You are on page 1of 10

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2

A. Câu hỏi hướng dẫn ôn tập


1. Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, điều chế, số lượng đồng phân, gọi tên, điều chế các
ankan? Nêu quy tắc thế xác định sản phẩm chính?
2. Nêu CTTQ, đặc điểm cấu tạo, các loại đồng phân, cách gọi tên thay thế và tên thường của anken, ankadien,
ankin?
3. Nêu, so sánh và dẫn phương trình chứng minh tính chất hóa học của anken, ankadien, ankin? Những phản ứng
nào được dùng để nhận biết?
Trình bày quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop?
4. Trình bày phương pháp điều chế anken, ankadien, ankin?
5. Thế nào là hợp chất hidrocacbon thơm? Nêu tính chất HH, quy tắc thế vào nhân thơm?
7. Xác định đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, điều chế, số lượng đồng phân, gọi tên, điều chế
các ancol, phenol? Phân biệt hợp chất ancol và hợp chất phenol.
8. Xác định đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, điều chế, số lượng đồng phân, gọi tên, điều chế
các anđehit?
9. Làm được các bài toán về xác định công thức phân tử, tính chất hóa học, điều chế ankan, anken, ankin, ancol,
phenol, anđehit.
B. Một số dạng bài tập
1.Bài tập lý tuyết 1.
Câu 1:Khi cho Metan(CH4) tác dụng với Cl2 có ánh sáng theo tỉ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm là
A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. C2H5OH. D. CH3OH.
Câu 2: Khi đốt cháy ankan thu được H2O và CO2 với tỉ lệ mol tương ứng biến đổi như sau:
A.giảm từ 2 đến 1 B. tăng dần. C. tăng từ 1 đến 2 D. giảm dần.
Câu 3.Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Ankan có cả đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
B. công thức chung của gốc hiđrôcacbon no có thể là CnH2n+1– hay –CnH2n – .
C. Các ankan từ C4 trở lên có đồng phân cấu tạo về mạch cacbon.
D. Các ankan hợp thành dãy đồng đẳng metan, có công thức chung là CnH2n+2.
Câu 4. Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được 2
dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau.
A.butan. B.etan. C. isopentan. D. pentan.
Câu 5.Khi cho metan tác dụng với clo ( có askt) theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành sản phẩm chính là:
A. CH2Cl2 B. CH3Cl C. CCl4 D. CHCl3
Câu 6. Hiđrôcacbon A có công thức C5H12 phản ứng với Cl2( tỉ lệ 1:1) chỉ tạo một dẫn xuất. CTCT của A có tên gọi
là:
A.neo pentan. B. iso pentan C. pentan. D. 2-metyl butan
Câu 7.Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được 3
dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau.
A. pentan. B. propan. C. isobutan. D. isopentan.
Câu 8.Clo hóa Etan (ánh sáng) thu được sản phẩm thế X có %Cl theo khối lượng là 55,04%. Vậy trong X có :
A. Một nguyên tử clo B. Hai nguyên tử clo.
C. Ba nguyên tử clo. D. Bốn nguyên tử clo.
Câu 9.Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=CH-CH3.
C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. Br-CH=CH-CH2-CH3.
Câu 10.Chất nào sau đây là đồng phân của but – 1 – en?
A. But – 2 – en B. Buta – 1,3 – đien.
C. But – 1 – in. D. But – 2 – in.
Câu 11. Anken X có công thức cấu tạo: (CH3)2CH– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. 3,4 - đimetylpent-2-en. B. isohexan.
C. 3-metylpent-3-en D. 2-etylbut-2-en.
Câu 12. Số đồng phân cấu tạo anken của C4H8 là :
A. 3 B.5 C.6 D. 4
Câu 13. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Propen. B. khí cacbonic.
C. Toluen. D. propan.
Câu 14.Cho các chất H2; NaCl; NaOH; HCl; H2O/H2SO4loãng ; dung dịch Br2; O2 số chất phản ứng được với C 2H4

A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 15 Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C4H6 ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 16.Cho ankin : CH3- CH2 - CH(C2H5)-C≡CH. Tên gọi của ankin này là:
A. 3-etylpent-1-in B. 2-etylbut-3-in
C. 3-metylpent-4-in D. 3-etylbut-1-in
Câu 17.Dẫn 3,36 lít (đktc) khí propin đi qua lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được m gam kết tủa vàng.
Giá trị m là
A. 22,05 B. 22,20. C. 36,00. D. 21,75.
Câu 18.Nếu chỉ dùng AgNO3 trong dung dịch NH3 làm thuốc thử thì phân biêt được:
A. axetilen, etilen B. But-2-in, etilen
C. But-1-in, propin D. Etan, propilen
Câu 19.Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì phản ứng thế sẽ ưu tiên thế vào vị trí ortho và para. Vậy -X
là những nhóm thế nào ?
A. -CnH2n+1, -OH, -NH2. B. -OCH3, -NH2, -NO2.
C. -CH3, -NH2, -COOH. D. -NO2, -COOH, -SO3H.
Câu 20.Số đồng phân của hidrocacbon thơm có CTCT C8H10 là
A.4.B.5.C. 6. D.3.
Câu 21Cho phản ứng A 1,3,5-trimetylbenzen . A là
A. metyl axetilen. B. etyl axetilen.
C. đimetyl axetilen. D. axetilen.
Câu 22.C2H2 A B m-brom nitrobenzen. A và B lần lượt là
A. benzen ; nitrobenzen. B. benzen,brombenzen.
C. nitrobenzen ; benzen. D. nitrobenzen; brombenzen.
Câu 23. C2H2 A B p-brom nitrobenzen. A và B lần lượt là
A. benzen ; nitrobenzen. B. benzen,brombenzen.
C. nitrobenzen ; benzen. D. nitrobenzen; brombenzen
Câu 24 Ancol X có CTCT: CH3–CH(CH3)– CH2-CH2- OH. Tên của X theo danh pháp thay thế là
A. 3-metylbutan-1-ol.B. 3-metylbutan-2-ol.
C. 2-metylbutan-2-ol. D. 2-metylbutan-1-ol.
Câu 25.Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH. B. NaOH, K, MgO, CH3COOH.
C. Ca, CuO (t°), C6H5OH, HCHO. D. Na2CO3, CuO (t°), CH3COOH, (CH3CO)2O.
Câu 26.Cho các hợp chất sau:
(1) HOCH2-CH2OH (2) HOCH2-CH2-CH2OH
(3) HOCH2-CH(OH)-CH2OH (4) CH3-CH(OH)-CH2OH
(5) CH3-CH2OH (6) CH3-O-CH2CH3
Các chất đều tác dụng được cá với Na và Cu(OH)2 là:
A. (1), (3), (4) B. (3), (4), (5)
C. (1), (2), (3) D. (3), (4), (6)
Câu 27.Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
A. nước brom, dung dịch NaOH, kim loại Na.
B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
C.nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
D. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
Câu 28. Cho các phát biểu sau về phenol C6H5OH):
(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(2) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Nguyên tử H ở nhóm OH ở ancol linh động hơn trong ancol.
(4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng làA.2 B.3 C.4 D.5
Câu 29: Cho các chất sau : ancol etylic, phenol, stiren, toluen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom
là : A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 30.Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch bị vẩn đục. Điều đó chứng tỏ:
A.phenol là axit yếu hơn axit cacbonic B. phenol là một chất lưỡng tính.
C. phenol là chất có tính bazơ mạnh. D. phenol là axit mạnh.
Câu 31: Cho 12 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na dư thu được 2,24 lit khí H 2 (đkc). Công thức phân tử
của X là:

A. C4H9OH B. C3H7OH. C. C2H5OH. D. CH3OH.

Câu 32: Cần bao nhiêu mililit dung dịch brom 0,2M để phản ứng vừa đủ với 1,88 gam phenol ?

A. 100. B. 300. C. 400 D. 200.

Câu 33: Oxi hóa ancol X bằng CuO, to thu được andehit đơn chức. X là:

A. Ancol đơn chức bậc 2 B. Ancol đơn chức bậc 3

C. Ancol no, đơn chức bậc 1 D. Ancol no, đơn chức

Câu 34: Một ancol khi cháy cho tỉ lệ nH2O:nCO2 = 1,25 .Công thức phân tử của ancol là:

A. C4H9OH B. C3H7OH C. C2H5OH D. CH3OH

Câu 35: Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ancol và phenol đều tác dụng được với natri và với dung dịch NaOH.

B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và với dd natri cacbonat.

C. Chỉ có ancol tác dụng được với natri.


D. Chỉ có phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.

Câu 36: Thuốc thử để phân biệt etanol và phenol là:

A. Cu(OH)2. B. Dung dịch brom. C. Dung dịch KMnO4 D. Quỳ tím.

Câu 37: Điều kiện của phản ứng tách nước : CH3-CH2-OH CH2 = CH2 + H2O là :

A. H2SO4 đặc, 120oC B. H2SO4 loãng, 140oC C. H2SO4 đặc, 170oC D. H2SO4 đặc, 140oC

Câu 38: Hãy chọn câu phát biểu sai:

A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt

B. Phenol có tính axit yếu nhưng làm quỳ tím hóa hồng

C. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axit cacbonic

D. Khác với benzen, phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng.

Câu 39: Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 ?

A. Phenol. B. Toluen C. Etanol. D. Etilenglicol.

Câu 40: Cho các chất có công thức cấu tạo :

(1) (2) (3)


Chất nào không thuộc loại phenol?

A. (1) và (3). B. (2). C. (1) . D. (3)


Câu 41: Tên gọi của ancol: (CH3)2CH—CH2—CH2OH theo danh pháp thay thế là:

A. 2-metyl butan-4-ol B. 3,3-đimetyl propan-1-ol.

C. 3-metylbutan-1-ol. D. 1,1-đimetyl propan-2-ol.

Câu 42: Đun nóng hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì có thể thu được tối đa bao
nhiêu ete?

A. 6 . B. 8. C. 4. D. 3.

Câu 43: Cho 14 gam hỗn hợp A gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đtkc). Phần trăm khối
lượng của etanol và phenol trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 32,85% và 67,15%. B. 39% và 61%. C. 60,24% và 39,76% D. 40,53% và 59,47%.

Câu 44: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

A. C2H5OH +CH3COOH B. C2H5OH + HBr

C. C2H5OH+O2 D. C2H5OH +NaOH

Câu 45: Từ 10(lít) rượu nguyên chất có thể pha chế thành bao nhiêu lit rượu 20 0

A. 50 B. 100 C. 25 D. 250
Câu 46: Chất nào sau đây bị oxi hóa tạo sản phẩm là andehit?

A. CH3-CH2-CH2-OH B. CH3-CHOH- CH3. C. C6H4(OH)CH3. D. (CH3)3COH

Câu 47: Số đồng phân ancol X có công thức phân tử C4H10O là:

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 48: Cho 1,84 gam glixerol hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu(OH)2 ?

A. 0,49. B. 1,96. C. 0,98. D. 4,8

2.Bài tập lý thuyết 2


Câu 1: Bậc ancol của 2-metylpentan-3-ol là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 2: Ancol no, đơn chức, mạch hở có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân ancol là
A. 5 B. 7 C. 4 D. 6
Câu 3: Phân tử khối của metanol là
A. 15 B. 46 C. 32 D. 17
Câu 4: Cu(OH)2 tan trong glixerol là do glixerol
A. tạo phức với đồng (II) hiđroxit B. tạo được liên kết hiđro.
C. có tính axit. D. có H linh động
Câu 5: Để phân biệt ancolbenzylic với phenol có thể dùng
A. dung dịch brom . B. Natri kim loại C. Kali kim loại . D. dung dịch HCl
Câu6: Cho các chất sau đây: (1) phenol ; (2) ancol benzylic ; (3) glixerol ; (4) natri phenolat. Những chất nào tác
dụng được với: a) Na? b) dung dịch NaOH ? c) dung dịch HCl?
Câu7: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH ?
Câu8: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. Nước Br2 B. Na và dd NaOH C. Hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc D. dd NaCl
Câu 9: Cho phản ứng : C2H2 + H2O A
A là chất nào dưới đây A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C2H5OH D. CH2=CHOH.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:


A. C6H5OH, C6H5Cl. B. C6H6(OH)6, C6H6Cl6. C. C6H4(OH)2, C6H4Cl2. D. C6H5ONa, C6H5OH
Câu 11: Nhiên liệu thường dùng cho đèn ở trong phòng thí nghiệm là :
A. Nước B. Xăng C. Dầu D. Cồn
Câu 12: Axit picric có màu gì ?
A. Vàng B. Không màu C. Trắng D. Xanh
Câu 13: Có bao nhiêu ancol thơm có công thức phân tử C8H10O ?
Câu 14: Cho các chất và các dung dịch sau : (1) dung dịch HCl (2) dung dịch brom (3) dung dịch NaOH; (4)
Na (5) CH3COOH (6) CH3–OH
Những chất nào tác dụng được với a) phenol? b) etanol? Viết ptHH?
Câu 15: Dãy đồng đẳng của etanol có công thức tổng quát là
A. CnH2n+2OH(n 1). B. CnH2n+1OH(n 1). C. CnH2n-1OH(n 1). D. CnH2n-2O(n 1).
Câu 16: Nhóm chức trong phân tử ancol là
A. -CH3 B. -O- C. –Cl D. -OH
Câu 17: Công thức phân tử của phenol đơn giản là:
A. C6H6 B. C6H6O C. C2H5ỌH D. C6H5O
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá sau :

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ, Z có thành phần chính gồm:
A. o-metylphenol và p-metylphenol. B. m-metylphenol và o-metylphenol.
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. benzyl bromua và o-bromtoluen.
Câu 19: Cho phenol (X), p-crezol (CH 3-C6H4-OH) (Y), ancol benzylic (Z). Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của
nhau? A. X,Y và Z B. X và Y C. Y và Z D. X và Z
Câu 20: Trong thành phần của xăng E5 có lượng khá lớn chất nào sau ?
A. Nước B. Glucozơ C. Chì D. Etanol
Câu 21: Bậc ancol của 3-metylbutan-2-ol là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 22: Rượu vang 14 có nghĩa là
0

A. trong 100ml dung dịch rượu có 14 gam nước. B. trong 100 gam rượu có 14ml nước.
C. trong 100ml dung dịch rượu có 14 ml C2H5OH nguyên chất.
D. trong 100 gam dung dịch rượu có 14 gam C2H5OH nguyên chất.
Câu 23: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với chất
nào sau?
A. nước Br2. B. Na kim loại. C. dung dịch NaOH. D. H2 (Ni, nung nóng).
Câu 24: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với chất
nào sau?
A. H2 (Ni, nung nóng). B. nước Br2. C. dung dịch NaOH. D. Na kim loại.
Câu 25: Hãy chọn câu phát biểu sai:
A. Khác với benzen, phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng.
B. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axit cacbonic
C. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt
D. Phenol có tính axit yếu nên làm quỳ tím hóa hồng
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. 1 mol anđehit đơn chức khi tráng gương luôn tạo ra 2 mol Ag.
B. Phản ứng cộng H2 chứng tỏ tính oxi hóa của anđehit.
C. Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
D. Phản ứng tráng gương chứng tỏ tính khử của anđehit.
Câu 27: Phân tử khối của etanol là 
A. 46 B. 32 C. 15 D. 17
Câu 28: Cho các chất thơm có công thức phân tử là C8H10O. Có bao nhiêu chất có khả năng phản ứng với Na,
không phản ứng với NaOH ?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 5.
Câu 29: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?
Câu 30: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là :
A. 4-etyl pentan-2-ol. B. 3-metyl pentan-2-ol. C. 3-etyl hexan-5-ol. D. 2-etyl butan-3-ol.
Câu 31: Cho các chất: Chất nào khi bị oxi hóa bởi CuO tạo ra sản phẩm có nhóm chức anđehit ?
(1) CH3–CH2–OH (2) CH3–CHOH–CH3 (3) CH3–CH2–CHOH–CH3
(4) CH3–C(CH3)2–CH2 –CH2 –OH (5) CH3–CH(NH2)–CH2–CH2OH
A. (1), (2), (4). B. (1), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (3), (4), (5).
Câu 32: Cho các ancol : (1) CH3–CH2–OH (2) CH3–CHOH–CH3 (3) CH3–CH2–CHOH–CH3 (4) CH3–
C(CH3)2–CH2 –CH2 –OH (5) CH3–CH2–CHOH–CH2–CH3
Những ancol nào khi tách nước tạo ra một anken duy nhất ?
A. (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (5).
Câu 33: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol. B. 2-etyl butan-3-ol. C. 3-etyl hexan-5-ol. D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 34: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?
A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Tinh bột. D. Etilen.
Câu 35: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 36: Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C6H14O ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit?
Câu 38: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C5H12O là
A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 40: Số đồng phân ancol tối đa ứng với CTPT C3H8Ox là
A. 4. B. 5. C. 6. D. không xác định được.
Câu 41: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chứa một ít dung dịch C6H5ONa
rồi lắc mạnh là :
A. Dung dịch trong suốt hóa đục B. Có sự phân lớp; dung dịch trong suốt hóa đục
C. Có phân lớp ; dung dịch trong suốt. D. Xuất hiện sự phân lớp ở ống nghiệm.
Câu 42: Cho các hợp chất sau : (a) HOCH2CH2OH. (b) HOCH2CH2CH2OH. (c)
HOCH2CH(OH)CH2OH. (d) CH3CH(OH)CH2OH. (e) CH3CH2OH. (f) CH3OCH2CH3.
Các chất nào đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 ?
Câu 43: Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton ?
A. propan-2-ol. B. propan-1-ol. C. 2-metyl propan-1-ol. D. butan-1-ol.
Câu 44: Khi tách nước của ancol C4H10O được hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học).
Công thức cấu tạo thu gọn của ancol là
A. CH3CHOHCH2CH3. B. CH3CH2CH2CH2OH. C. (CH3)3COH.D. (CH3)2CHCH2OH.
Câu 45: CnH2nO là công thức tổng quát của
A. Ancol no đơn chức mạch hở. B. Anđehit không no đơn chức mạch hở.
C. Anđehit no đơn chức mạch hở. D. Anđehit không no,có 1 lk đôi C=C, đơn chức mạch hở.
Câu 46: Điều nào sau đây luôn đúng : A. Anđehit và xetôn đều làm mất mầu dd brôm.
D. Anđehit làm mất mầu dd brom,còn xetôn thì không. B. Anđehit và xetôn đều không làm mất mầu dd brôm. C.
Xetôn làm mất mầu dd brom còn anđehit thì không.
Câu 47: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
C. anđehit fomic, axetilen, etilen. D. axit fomic, vinylaxetilen, propin
Câu 48: Công thức của anđehit no đơn chức ,mạch hở là:
A. CnH2n-2 O. B. CnH2n+1CHO. C. CnH2n+2 O D. CnH2n-1CHO.
Câu 49: Andehit có tính oxi hoá khi tác dụng với chất:
A. H2 (xt, to). B. AgNO3/NH3. C. KMnO4. D. O2 (xt, to).
Câu 50: Ancol mà bị oxi hoá tạo ra xeton:
A. CH3 – CH2 – CH2OH. B. CH3 – CH(OH) – CH3.
C. CH3 – CH(CH3) – CH2 – OH. D. CH3 – CH2 – CH2- CH2OH.
Câu 51: Trong công nghiệp, andehit fomic được điều chế trực tiếp từ
A. Ancol metylic. B. CH4. C. Axit fomic. D. Metyl axetat.
Câu 51: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C6H12O tham gia phản ứng tráng gương ?
A. 6. B.7. C.8. D. 9.
Câu 52: Đốt cháy a mol một anđehit A thu được a mol CO2. Anđehit này có thể là
A. C2H5CHO. B. CH3CHO. C. HCHO. D. A, B, C đều đúng.
Câu 53: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO.B. HCHO, CH3OH.C. CH3CH2OH, HC≡CH. D. CH3CHO, CH3-C≡CH.
Câu 54: Anđehit propionic có công thức cấu tạo là :
A. CH3–CH(CH3)–CH3. B. HCOOCH2–CH3.C. CH3–CH2–CHO. D. CH3–CH2–CH2–CHO.
Câu 55: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C4H8O tham gia phản ứng tráng gương ?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 56: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 57: Anđehit có tính oxi hoá khi tác dụng với chất:
A. O2 (xt, to). B. AgNO3/NH3.` C. Nước brom. D. H2 (xt, to).
Câu 58: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 2. B. bậc 4 C. bậc 1. D. bậc 3
Câu 59: Công thức phân tử của anđehit có dạng tổng quát CnH2n+2-2a-k (CHO) k . Phát biểu sai là:
A. Công thức của anđêhit không no, một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở có dạng CnH2nO (n>1)
B. Các chỉ số n, a, k có điều kiện n  0; a  0; k  1.
C. Nếu anđehit 2 chức và 1 vòng no thì công thức phân tử có dạng CnH2n-4O2, (n  5).
D. Nếu a = 0, k = 1 thì đó là anđehit no đơn chức.
Câu 60: Cho dãy các chất: stiren, ancol etylic, anđehit fomic, propin, phenol, etilen. Số chất trong dãy có khả
năng phản ứng với dung dịch nước brom là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 61: Tìm hệ số cân bằng của phương trình hóa học dưới đây?
RCHO + AgNO3 + NH3 + H2O RCOONH4 + NH4NO3 + Ag
Câu 62: Tìm hệ số cân bằng của phương trình hóa học dưới đây?
R(CHO)x + AgNO3 + NH3 + H2O R(COONH4)x + NH4NO3 + Ag
Câu 62: Đốt cháy hoàn toàn 1 anđehit A mạch hở, no. Sau phản ứng thu được CO 2 và H2O theo tỉ lệ
. Vậy A là
A. OHC–CH2–CHO. B. CH3–CH2–CHO.C. CH3–CH2–CH2–CH2–CHO.D. HOC–CH2–CH2–CHO.
Câu 64: Tên đúng của chất CH3–CH2–CH2–CHO là gì ?
A. Butanal. B. Butan-1-al. C. Propan-1-al. D. Propanal.
Câu 65: Cho dãy các chất: stiren, etilen, andehit propionic, glixerol, phenol, axetilen. Số chất trong dãy có khả
năng phản ứng với dung dịch nước brom là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 66: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. HCHO, CH3CH2OH. B. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO. C. CH3OH, HC≡CH. D. HCHO, CH3-C≡CH.
Câu 67: Gọi tên hợp chất có CTCT như sau theo danh pháp IUPAC :

A. 2-etyl-4-metylhexanal.B. 2,4-dietylpentanal.C. 2-metyl-5-oxoheptan.D. 2-metyl-4-etylhexanal.


Câu 68: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. CH3-C≡C-CH3, HC≡CH. B. HCHO, CH3-C≡C-CH3.
C. HCHO, CH≡CH. D. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO.
Câu 69: Cho dãy các chất: stiren, ancol etylic, axetanđehit, toluen, phenol , axetilen. Số chất trong dãy có khả
năng phản ứng với dung dịch nước brom là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 70: Một anđehit có công thức tổng quát là C nH2n + 2 – 2a – m (CHO)m. Các giá trị n, a, m lần lượt được xác định là
A. n > 0, a 0, m 1. B. n 0, a 0, m 1.
C. n > 0, a > 0, m > 1. D. n 0, a > 0, m 1.
Câu 72:Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C6H12O tham gia phản ứng tráng gương ?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 73: (CH3)2CHCHO có tên là
A. isobutyranđehit. B. anđehit isobutyric. C. 2-metyl propanal. D. A, B, C đều đúng.
Câu 74: Cho sơ đồ : Benzen  A  B  C  axit picric. B là
A. Natri phenolat. B. o –Crezol. C. phenylclorua. D. Phenol.
3.Dạng bài tập
Câu 1:Viết phương trình và nêu hiện tượng

1.Sục etilen vào dd thuốc tím

2.Sục khí propilen vào dung dịch brom

3.Cho phenol vào dung dịch brom

4.Sục khí but-1-in vào dd AgNO3/NH3

5.Cho mẩu Na vào chất lỏng ancol etylic

6.Cho Anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong NH3

7.Cho Cu(OH)2 vào chất lỏng Glixerol

8. Cho Anđehit oxalic vào dung dịch AgNO3 trong NH3

9.Cho Cu(OH)2 vào chất lỏng etienglicol

10. Sục khí axetien vào dd thuốc tím

Câu 2:Bài toán

a/ Đốt cháy hoàn toàn 68,4 gam xăng octan (C8H18) trong oxi dư, thu a gam CO2 và b gam H2O. Tìm a, b?

b/. Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ
lệ mol tương ứng là 1 : 2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan
tỏa ra lượng nhiệt là 2874 kJ. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 9960 kJ nhiệt (có 20%
nhiệt đốt cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12
kg?

You might also like