You are on page 1of 3

Trường THPT……………………..

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02
Tên: ……………………………... NỘI DUNG KIỂM TRA ANKEN
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: 23.02.2023
Cho biết: H = 1, He = 4, C = 12, O = 16, N = 14, F = 19, Ne = 20, Na = 23, Mg = 24, Al - 27, P = 31, Cl = 35,5
- Các thể tích khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn. (hằng số 22,4)
- Quy ước hidrocacbon viết ở công thức phân tử thì mạch thẳng.
- Khối lượng hợp chất: m = n.M và thể tích khí đktc: V = n.22,4
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Câu 01. Hợp chất nào dưới đây cùng dãy đồng đẳng với hidrocacbon C3H6 ?
A. C2H2 B. C3H4 C. C4H10 D. C2H4
Câu 02. Một hidrocacbon không no, mạch hở được phân tích thành phần khối lượng các nguyên tử thì thấy %
về khối lượng của nguyên tử hidro (%H) trong hợp chất là 14,286%. Hợp chất này có công thức phân tử là:
A. C5H10 B. C5H12 C. C8H10 D. C4H8
Câu 03. Số đồng phân cấu tạo mạch hở của hợp chất có công thức C4H8 là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 04. Anken là một hydrocacbon không no, mạch hở, chứa liên kết đôi trong phân tử của chúng. Chính vì
vậy, các anken xuất hiện đồng phân hình học. Anken nào dưới đây xuất hiện đồng phân hình học ?

A. B. C. D.

Câu 05. Hợp chất anken nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất ?
A. C2H6 B. C2H4 C. C3H6 D. CH4
Câu 06. Cho phản ứng hóa học bên dưới:
X + H2 → C4H10
- Xúc tác phản ứng: Pt hoặc Ni kim loại.
- Tỉ lệ mol chất phản ứng là 1 mol X : 1 mol Hidro (khí).
Hợp chất X có thể là:
A. CH2=CH-CH(CH3)2 B. CH2=CH-CH=CH2
C. CH3-CH2-CH=CH2 D. CH2=C(CH3)-CH=CH2
Câu 07. Áp dụng qui tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng. B. Phản ứng cộng hidro của anken.
C. Phản ứng trùng hợp của anken. D. Phản ứng cộng nước vào anken bất đối xứng.
Câu 08. Có bao nhiêu đồng phân của anken C4H8 khi phản ứng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 09. Anken C4H8 có tổng cộng 3 đồng phân cấu tạo, trong đó có 1 đồng phân cấu tạo có 2 đồng phân hình
học. Như vậy anken C4H8 có tổng cộng 4 đồng phân. Khi đem một hỗn hợp các đồng phân của C4H8 phản ứng
với nước trong môi trường axit vô cơ H+, nung nóng t0C thì số lượng sản phẩm cộng thu được là bao nhiêu ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10. Hợp chất mà trong phân tử chứa nhóm chức –OH liên kết với gốc hidrocacbon no thì đó gọi là ancol
no, một ancol được hình thành từ phản ứng cộng giữa anken X và nước trong H+ có công thức cấu tạo là
(CH3CH2)3C-OH, anken X thích hợp để điều chế ancol trên là:
A. 3-etylpent-2-en B. 3-etyl-pent-3-en C. 3-etylpent-1-en D. 3,3-dimetylpropan
Câu 11. Ở điều kiện thường, số cặp đồng phân của anken thỏa mãn điều kiện: khi hydrat hóa tạo thành hỗn hợp
của 3 ancol là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 12. Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống
thứ nhất 1ml hexan và ống thứ hai 1ml hex-1-en, cả hai ống đều dùng dư một lượng hidrocacbon. Lắc đều cả
hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là
A. Sự tách lớp chất lỏng ở ống nghiệm thứ nhất.
B. Màu vàng nhạt không thay đổi ở cả hai ống nghiệm.
C. Ở ống nghiệm thứ hai, lớp chất lỏng bên trên có màu da cam.
D. Ống nghiệm thứ hai có sự thay đổi về màu sắc.
Câu 13. Khi oxy hóa khí etilen trong dung dịch thuốc tím (KMnO4) sản phẩm khử thu được là:
A. KOH, MnO2, C2H4(OH)2
B. KOH và C2H4(OH)2
C. MnO2
D. C2H4(OH)2
Câu 14. Vitamin A có khả năng thúc đẩy sự phát triển xương, tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì một hệ
thống sinh sản khỏe mạnh. Hình vẽ bên dưới mô tả cấu trúc của vitamin A, số liên kết đôi có xuất hiện trong
phân tử Vitamin A là:

A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 15. Đốt cháy hỗn hợp gồm ba khí etilen, propilen và 2-metylpropen tỉ lệ các khí trong hỗn hợp là 1:1:3.
Khi sử dụng đơn vị thể tích để quy ước, nếu ứng với 5 thể tích hỗn hợp trên thì cần bao nhiêu thể tích khí oxy
để đốt cháy hoàn toàn được hỗn hợp đó ?
A. 23 B. 25,5 C. 33 D. 35,5
Câu 16. Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua
bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 10,78g. % thể tích của một trong 2 anken là:
A. 70% B. 45% C. 85%. D. 50%
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxy thu được 2,4 mol
CO2 và 2,4 mol nước. Biết rằng các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của b là:
A. 80,64 lít. B. 24,9 lít. C. 94,2 lít. D. 92,4 lít.
Câu 18. Trong quá cracking butan, người ta thu được hỗn hợp các hidrocacbon: C4H10 dư, C3H6, C2H6, C2H4,
CH4, C3H8 và khí hidro. Để thu được hỗn hợp các anken, người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm thứ nhất: Đem hỗn hợp sau cracking vào bình kín và có ống dẫn khí. Chuẩn bị một đèn cồn
và đốt đèn cồn, lắp ống dẫn khí có chứa bột CuO có màu đen trên đường dẫn khí, thực hiện thí nghiệm
đưa đèn cồn lên thành ống dẫn khí cho đến khi chất rắn trong ống dẫn là màu đỏ thau. Kết thúc phản
ứng ta lấy được hỗn hợp khí mới ở bình 2, tinh khiết.
- Thí nghiệm thứ hai có thể có hai trường hợp xảy ra:
Sục hỗn hợp khí đi qua hóa chất X
Nén hơi của khí X vào trong bình chứa hỗn hợp
Theo em, ở thí nghiệm thứ hai, hóa chất trong phòng thí nghiệm cần sử dụng là hóa chất nào bên dưới đây, có
thể hiểu rằng X chỉ đúng cho 1 trường hợp?
A. Hơi Brom B. Dung dịch KMnO4 C. Dung dịch H2SO4 D. Hơi nước
Câu 19. Ứng dụng nào dưới đây không phải của anken ?
A. Do có phản ứng trùng hợp phân tử nên các anken được sử dụng làm nhựa do sản xuất ra P.V.C hay P.E
B. Các anken có trạng thái lỏng được sử dụng làm dung môi hữu cơ
C. Anken do có tính kị nước nên dùng để giặt quần áo
D. Không chỉ riêng ankan, anken tỏa ra năng lượng rất lớn khi cháy nên dùng làm nhiên liệu cho nhà máy
Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Trùng hợp etilen thì thu được polietilen.
B. Có thể điều chế ancol etylic có công thức C2H5–OH từ khí etilen.
C. Có thể cộng hợp tối đa một phân tử HI vào một phân tử but-2-en.
D. Đốt cháy hoàn toàn C6H12, thu được số mol CO2 ít hơn số mol H2O.
Câu 21. Đốt cháy một hỗn hợp hidrocacbon không no, có 1 liên kết đôi C=C trong phân tử bằng một lượng dư
khi oxy trong bình kín nén. Sau khi phản ứng xảy ra thu được hỗn hợp khí. dẫn hỗn hợp cháy qua bình đựng
axit sunfuric đặc nóng thì xác định có khoảng 2,52 lít khí thoát ra bên ngoài bình đựng. Dẫn thể tích hỗn hợp
này vào bình đựng tiếp theo chứa dung dịch Ca(OH)2 thì xuất hiện kết tủa và có a mL khí thoát ra (đktc). Biết
rằng khối lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 0,3224g và khối lượng CO2 lớn hơn. Thể tích khí oxy thoát ra ứng
với giá trị a (Lít) là
A. 1,68 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 01: Viết các đồng phân có thể có của các anken dưới đây (1,0 điểm)
a. C4H8
b. C5H10
Câu 02: Thực hiện chuỗi phản ứng hóa học (1,0 điểm)
C2H6 → C2H5Cl ← C2H4 → nhựa P.E.
Câu 03: Hỗn hợp khí X gồm hai khí: H2 và C2H4 có tỉ khối so với khí heli là 3,75. Dẫn X qua hỗn hợp xúc tác
Ni nung nóng rồi đợi 1 khoảng thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 5. Tính hiệu suất của phản
ứng hidro hóa. (1,0 điểm)

You might also like