You are on page 1of 7

1

Đề ôn thi giữa hk2 – hóa 11 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

ÔN THI GIỮA HK2 – LẦN 1


ĐỀ CHUẨN CẤU TRÚC BGD
HÓA 11 – Bộ sách kết nối tri thức, chân trời sáng tạo,
sách cánh diều.
2K7 đăng kí khóa xuất phát sớm hóa 12 inbox cho Cô
nhé!

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 25. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Đốt cháy một hỗn hợp gồm các hydrocarbon trong cùng một dãy đồng đẳng thu được số mol H2O =
số mol CO2. Công thức chung của dãy đồng đẳng đó là:

A. CnH2n-2 (n≥ 2, nguyên). B. CnH2n (n ≥ 2, nguyên).

C. CnH2n+2 (n ≥1, nguyên). D. cả A, B, C đều sai.

Câu 2: Cho acetylene tác dụng với H 2 dư (xúc tác Pd/ PbCO3 , t o ) thu được sản phẩm là

A. etan. B. propen. C. eten. D. propan.

Câu 3: Alkane X có công thức cấu tạo như sau :

Tên của X là
A. 2.3-dimethylpentane. B. 2,2-dimethylbutane.
C. 2-methylpentane. D. 3-methylpentane.
Câu 4: Theo IUPAC, hợp chất (CH3)2C=CH–C(CH3)3 có tên gọi là

A. 2,2,4- trimethylpent-3-ene. B. 2,4-trimethylpent-2-ene.

C. 2,4,4-trimethylpent-2-ene. D. 2,4-trimethylpent-3-ene.

GV: Cô Thân Thị Liên - Tell: 0933 555 694 Trang 1


2
Đề ôn thi giữa hk2 – hóa 11 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

Câu 5: Alkene có công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 6: Alkyne dưới đây có tên gọi là

CH3 CH C C CH3

CH3

A. 3-methylbut-2-yne. B. 2-methylpent-4-yne.

C. 4-methylpent-2-yne. D. 3-methylhex-4-yne.

Câu 7: Dẫn propene vào dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm hữu cơ là

A. CH3CH2CH2CH3 B. CH3CH(OH)CH3.

C. CH3CH=CHCH3 D.CH3CH(OH)CH2OH

Câu 8. Các alkene không có các tính chất vật lí đặc trưng nào sau đây?

A. Tan tốt trong nước và các dung môi hữu cơ.


B. Có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
C. Có nhiệt độ sôi thấp hơn alkane phân tử có cùng số nguyên tử carbon.
D. Không dẫn điện.
Câu 9. But-l-ene tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. CH3CHBrCHBrCH3. B. CH3CH2CH2CH2Br.
C. CH3CH2CHBrCH3. D. BrCH2CH2CH2CH2Br.
Câu 10. Để phân biệt but-2-yne (CH3C≡CCH3) với but-l-yne (CH≡CCH2CH3) có thể dùng thuốc thử nào sau
đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Nước bromine. D. Dung dịch KMnO4.

Câu 11: Hydrat hóa acetylene với xúc tác thích hợp thì thu được:

A. CH3-CH3 B. CH2=CH-OH C. CH3-CHO D. CH2=CH2

Câu 12: Hợp chất hữu cơ có tên thay thế 2,2 – dimethylpropane có công thức phân tử là:

GV: Cô Thân Thị Liên - Tell: 0933 555 694 Trang 2


3
Đề ôn thi giữa hk2 – hóa 11 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C5H10

Câu 13. Để phân biệt styrene và phenylacetylene chỉ cần dùng chất nào sau đây?
A. Nước bromine. B. Dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch AgNO3/NH3. D. Khí oxygen dư.
Câu 14: Chất nào sau đây có đồng phân hình học ?

A. (CH3 )2 C = CH − CH3 . B. CH3 − CH = CH − CH2 − CH3 .

C. CH2 = CH − CH = CH − CH3 . D. CH3 − CH = CH − C  CH.

Câu 15: Số liên kết xích ma trong phân tử CH2=CH-CH2 -CH3 là

A. 11. B. 10. C. 9. D. 12.

Câu 16: Trong điều kiện thích hợp, hydrocarbon X phản ứng với khí Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được tối đa
bốn dẫn xuất monochloro là đồng phân cấu tạo của nhau. Hydrocarbon X là chất nào sau đây?
A. pentane. B. 2,2-dimethylpropane.
C. 2,2-dimethylbutane D. 2-methylbutane.
Câu 17: X là hỗn hợp gồm 2 hydrocarbon. Đốt cháy X được n CO2 = n H2O . X có thể gồm :

A. alkyne và alkene. B. 1alkane và 1alkyne.

C. 2 alkene. D. B hoặc C.

Câu 18: Một alkane X có tỉ khối của X với H2 bằng 8. X có CTPT là

A. CH4. B. C3H8. C. C2H6. D. C4H10.

Câu 19: Hợp chất nào sau đây khi cộng hiđro cho sản phẩm là isopentane ?

A. 2-methylbut-2-ene. B. 3-methylbut-1-yne. C. 3-methylbut-1-ene. D. A, B, C đều đúng.

Câu 20: Làm thí nghiệm như hình vẽ:

Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (2) là

GV: Cô Thân Thị Liên - Tell: 0933 555 694 Trang 3


4
Đề ôn thi giữa hk2 – hóa 11 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

A. Có kết tủa vàng nhạt. B. Có kết tủa trắng.

C. Có bọt khí và kết tủa. D. Có bọt khí.

Câu 21: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4Hx. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo
kết tủa màu vàng. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 22. Cho các hydrocarbon:


(1) CH2=C(CH3)CH2CH3; (2) (CH3)2C=CHCH3; (3) CH2=C(CH3)CH=CH2; (4) (CH3)2CHC≡CH. Những
hydrocarbon nào phản ứng với HBr sinh ra sản phẩm chính là 2-bromo-2-methylbutane?
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4).
Câu 23. Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3
ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine. Hiện tượng thí nghiệm nào sau
đây là không đúng?
A. Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt.
B. Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần.
C. Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp.
D. Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai hydrocarbon mạch hở là đồng đẳng kế tiếp, ta thu
được 0,25 mol CO 2 và 2,7 gam H 2O . Công thức phân tử của 2 hydrocarbon trên là

A. C2 H 4 , C4 H8 . B. C2 H 2 , C3H 4 . C. C3H 4 , C4 H 6 . D. CH 4 , C2 H 6 .

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1
đựng P2O5 dư và bình 2 đựng dung dịch KOH dư, thấy bình 1 tăng 4,14 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. Số mol
ankan có trong hỗn hợp là
A. 0,06 mol B. 0,09 mol C. 0,03 mol D. 0,045 mol

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng về tính chất hoá học của alkane?
A. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là thế và tách.

GV: Cô Thân Thị Liên - Tell: 0933 555 694 Trang 4


5
Đề ôn thi giữa hk2 – hóa 11 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

B. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là thế và tách.
C. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.
D. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.
Câu 2: Để tăng chất lượng của xăng, dầu, người ta thực hiện cách nào sau đây?
A. Thực hiện phản ứng reforming để thay đổi cấu trúc của các alkane mạch không nhánh thành
hydrocarbon mạch nhánh hoặc mạch vòng có chỉ số octane cao.
B. Thực hiện phản ứng cracking để thay đổi cấu trúc các alkane mạch dài chuyển thành các alkene và
alkane mạch ngắn hơn.
C. Thực hiện phản ứng hydrogen hoá để chuyển các alkene thành alkane.
D. Bổ sung thêm heptane vào xăng, dầu.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế ethene bằng cách tách nước ethanol và thu bằng cách dời
chỗ của nước.
B. Một ứng dụng quan trọng của acetylene là làm nhiên liệu trong đèn xì oxygen − acetylene.
C. Trong công nghiệp, người ta điều chế acetylene bằng cách nhiệt phân nhanh methane có xúc tác hoặc
cho calcium carbide (thành phần chính của đất đèn) tác dụng với nước.
D. Một ứng dụng quan trọng của acetylene là làm nguyên liệu tổng họp ethylene.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene.
B. Các chất trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
C. Những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
D. Dãy đồng đẳng của benzene có công thức tổng quát CnH2n−6 (n ≥ 6).
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Toluene (C6H5CH3) không tác dụng được với nước bromine, dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
B. Styrene (C6H5CH=CH2) tác dụng được với nước bromine, làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện
thường.
C. Ethylbenzene (C6H5CH2CH3) không tác dụng được với nước bromine, làm mất màu dung dịch thuốc
tím khi đun nóng.
D. Naphthalene (C10H8) tác dụng được với nước bromine, làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện
thường.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây về quá trình sản xuất các hydrocarbon trong công nghiệp là không đúng?
A. Người ta có thể khai thác/điều chế toluene bằng quá trình reforming hexane và heptane.

GV: Cô Thân Thị Liên - Tell: 0933 555 694 Trang 5


6
Đề ôn thi giữa hk2 – hóa 11 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

B. Người ta có thể khai thác/điều chế toluene và benzene từ nhựa than đá.
C. Người ta có thể khai thác/điều chế benzene bằng phản ứng trimer hoá acetylene.
D. Người ta có thể khai thác benzene từ dầu mỏ hoặc điều chế benzene bằng phản ứng reforming hexane.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 5.
Câu 1: Cho hỗn hợp 2 alkene lội qua bình đựng nước bromine dư thấy khối lượng bromine phản ứng là 8
gam. Tổng số mol của 2 alkene là

Đáp án: ……………

Câu 2: Cho 0,05 khí hydrocarbon X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được
8,05 gam kết tủa. Xác định công thức của X.

Đáp án: ……..

Câu 3: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y
(chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch.
Giá trị của a là

Đáp án: …….

GV: Cô Thân Thị Liên - Tell: 0933 555 694 Trang 6


7
Đề ôn thi giữa hk2 – hóa 11 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

Câu 4: Butane là một trong hai thành phần chính của khí đốt hóa lỏng (Liquified Petroleum Gas-viết tắt là
LPG). Khi đốt cháy 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2497 kJ. Để thực hiện việc đun nóng 1 gam nước tăng
thêm 1°C cần cung cấp nhiệt lượng là 4,18J. Tính khối lượng butane cần đốt để đưa 2 lít nước từ 25°C lên
100°C. Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1 g/ml và 60% nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy butane dùng để
nâng nhiệt độ của nước.
Đáp án :………

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm CH 4 , C2 H 4 và C2 H 2 . Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch bromine dư
thì khối lượng bromine phản ứng là 48,0 gam. Mặt khác, nếu cho 14,874 lít (đkc) hỗn hợp X tác dụng hết
với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH 3 thu được 36,0 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH 4 trong X là

Đáp án : ……..

GV: Cô Thân Thị Liên - Tell: 0933 555 694 Trang 7

You might also like