You are on page 1of 11

Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11

PHAM VAN TRONG EDUCATION BỘ ĐỀ ÔN THI GIỮA KỲ 2 HÓA HỌC 11


(Đề thi có 04 trang) Môn: HOÁ HỌC
Mã đề 103 Thời gian làm bài: 60 phút
Họ, tên thí sinh: ........................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Ni=59, Zn = 65; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1. Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm
metylen(-CH2-) được gọi là
A. đồng vị. B. đồng đẳng. C. đồng phân. D. đồng khối.
Câu 2. Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng
đẳng của nhau là
A. X, Z, T. B. Y, T. C. X, Z. D. Y, Z.
Câu 3. Số công thức tạo có thể có ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 4. Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. CH3OCH3,CH3CHO B. C2H5OH, CH3OCH3
C. CH3CH2CH2CH2OH, C2H5OH D. C4H10, C6H6
Câu 5. Cho 4 chất: methane, ethane, propane và n-butane. Số chất tạo được một sản phẩm thế monochloro
duy nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6. Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. HOCH2CH2OH. B. CH3CH2COOH. C. CH3NHCH3. D. CH3CH2CHO.


Câu 7. Cho các phát biểu sau
(1) Ngâm thảo dược trong rượu là ứng dụng của phương pháp chiết lỏng – lỏng.
(2) Làm đường từ mía thuộc phương pháp kết tinh.
(3) Trong quá trình nấu rượu thủ công có sử dụng phương pháp chưng cất.
(4) Phương pháp chiết lỏng - rắn được ứng dụng trong phân tích thổ nhưỡng.
(5) Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản có thể dùng phương pháp chưng cất.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 8. Cho dãy gồm các alkane có công thức cấu tạo như sau:

Số alkane trong dãy tác dụng với chlorine có ánh sáng đều thu được 2 đồng phân cấu tạo monochloro là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Thực hiện cracking C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hydrocarbon có dX/He = 9,0625. Hiệu suất
phản ứng crackinh?
A. 20% B. 40% C. 60% D. 80%.

Câu 10: Cho phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A như hình vẽ:

Mặt khác, khi phân tích hàm lượng các nguyên tố trong A xác định được nguyên tố carbon chiếm 90% về
khối lượng và còn lại là hydrogen. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có 9 nguyên tử carbon trong A.
B. Có 10 nguyên tử hydrogen trong A.
C. Công thức đơn giản nhất của A là C3H4.
D. Phần trăm khối lượng của hydrogen trong A là 10%.
Câu 11. Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng
dung dịch AgNO3 trong NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng dung dịch
bromine. Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây không đúng?
A. Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt.
B. Ở ống nghiệm (2) màu của dung dịch bromine nhạt dần.
C. Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp.
D. Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.
Câu 12. Khi cho 2-methylbutane tác dụng với Cl2 trong điều kiện có chiếu sáng để tạo dẫn xuất monochloro
thì sản phẩm chính tạo thành có tên gọi là
A. 1-chloro-2-methylbutane. B. 2-chloro-2-methylbutane.
C. 2-chloro-3-methylbutane. D. 1-chloro-3-methylbutane.
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 13. Khí sinh học Biogas được sản xuất bằng cách ủ các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt.
Khí biogas thường được sử dụng để làm nguồn khí đốt thay thế gas, phục vụ cho nhu cầu đun nấu. Việc sử dụng
nước nóng từ bình đun bằng khí biogas đã đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế và tiện nghi sinh hoạt cho các hộ
gia đình. Thành phần chính của khí biogas là khí methane CH4 (chiếm 60% thể tích) và một số khí khác (giả sử
không cháy). Khi 1 gam methane cháy tỏa ra 55,6 kJ. Biết rằng muốn nâng 1 gam nước lên 1°C cần tiêu tốn
4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước. Cần đốt ít nhất bao nhiêu lít khí biogas
(đo ở điều kiện chuẩn; 1mol khí có thế tích 24,79 lít) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 4 lít nước trong bình nóng
lạnh (D = 1,0 g/cm³) từ 20°C lên 100°C?
A. 37,27. B. 62,12. C. 124,25. D. 112,27.

Câu 14. Tên gọi của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3–CCl(CH3)–CH2–CH3 theo danh pháp thay
thế là
A. 2-chloropentane. B. 2-methylbutane.
C. 3-chloro-3-methylbutane. D. 2-chloro-2-methylbutane.
Câu 15. Trước đây 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane đã từng được dùng rộng rãi làm thuốc diệt muỗi, thuốc
trừ sâu, ....nhưng đã bị cấm sử dụng do khó phân hủy, nguy hại với sức khỏe con người. Công thức phân tử
của 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane là
A. C6H5Cl. B. C6H6Cl6. C. C2H2Cl2. D. C8H8Cl2.
Câu 16. Số đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen có công thức phân tử của C4H9Br là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 17. Fluoroethane, CH3CH2F từng sử dụng làm chất làm lạnh, được tạo ra theo phản ứng
CH2=CH2 + HF → CH3CH2F  r Ho298 = −73kJ
Năng lượng của liên kết C-F trong fluoroethane có giá trị là (biết năng lượng liên kết của một số liên kết được
cho trong bảng sau):
Liên kết C-H C=C H−F C−C
Eb (kJ/mol) 413 614 565 347

A. 419 kJ/mol. B. 498 kJ/mol. C. 492 kJ/mol. D. 346 kJ/mol.


Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 18. Alkene X tham gia phản ứng cộng với acid HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo dẫn xuất halogen có chứa
45,223% chlorine về khối lượng. Công thức phân tử của alken X là
A. C2H4. B. C3H4. C. C3H6. D. C4H8.

Câu 19. Để tăng chất lượng của xăng, dầu, người ta thực hiện cách nào sau đây?
A. Thực hiện phản ứng reforming để thay đổi cấu trúc của các alkane mạch không nhánh thành
hydrocarbon mạch nhánh hoặc mạch vòng có chỉ số octane cao.
B. Thực hiện phản ứng cracking để thay đổi cấu trúc các alkane mạch dài chuyển thành các alkene và
alkane mạch ngắn hơn.
C. Thực hiện phản ứng hydrogen hoá để chuyển các alkene thành alkane.
D. Bổ sung thêm heptane vào xăng, dầu.
Câu 20. Alkane X tham gia phản ứng cracking theo phương trình sau:
CxHy ⎯⎯⎯ → 2C2H4 + C6H14 . Tên thay thế của alkane X là
o
t ,xt

A. Octane. B. Decane. C. Nonane. D. Heptane.


Câu 21. Ba hydrocarbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, phân tử khối của Z bằng 2 lần phân tử khối của X.
Công thức phân tử của các chất X, Y, Z đều có dạng là
A. CnH2n. B. CnH2n + 2. C. CnH2n – 2. D. CnH2n – 6.

2+
Câu 22. Cho phản ứng: C2H2 + H2O ⎯⎯⎯⎯⎯Hg ,H 2SO4
→ X. Công thức cấu tạo phù hợp với chất X là
A. CH2=CHOH. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3CHO.
+ o
Câu 23. Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H , t ) thu được tối đa bao
nhiêu sản phẩm cộng?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 24. Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-ene và but-2-ene lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi
kết thúc phản ứng thấy có m gam bromine phản ứng. Giá trị m là
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam.
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 25. Cho các dẫn xuất hydrocarbon có công thức cấu tạo sau:

Số dẫn xuất thuộc loại alcohol là


A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 26. Các chất lỏng: benzene, toluene, styrene được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí
nghiệm được ghi lại ở bảng sau.
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch KMnO4 Chỉ mất màu thuốc tím khi đun nóng
Z Dung dịch Br2 Mất màu vàng nâu
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. benzene, toluene, styrene. B. styrene, toluene, benzene.
C. toluene, benzene, styrene. D. styrene, benzene, toluene.

Câu 27. Một hydrocarbon thơm X có công thức C9H12. Oxi hoá mãnh liệt X tạo acid có công thức C8H6O4. Đun
nóng với Br2/FeBr3, X cho hai sản phẩm monobromo. X là
A. 1,2,3-trimethylbenzene. C. m-ethylmethylbenzene.
B. p-ethylmethylbenzene. D. isopropylbenzene.

Câu 28. Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của acetylene. Phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Dung dịch NaOH đặc có vai trò hấp thụ các tạp chất sinh ra.
B. Khí thu được không tạo kết tủa vàng với AgNO3 trong NH3.
C. Khí sinh ra khi sục vào dung dịch bromine làm dung dịch bị
mất màu.
D. Có thể thay dung dịch bromine bằng dung dịch KMnO4 để thử
tính chất của acetylen.
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 29. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ.

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch bromine hoặc dung dịch
KMnO4.
B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi.
C. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH ⎯⎯ → (C2H5)2O + H2O.
D. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxi hóa C2H5OH thành H2O và CO2.
Câu 30. Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C2H5OH (D = 0,8 g/mL) với 95
thể tích xăng truyền thống. Giả sử xăng truyền thống chỉ chứa hai alkane C8H18 và C9H20 (tỉ lệ mol tương ứng
3: 4, D = 0,7 g/mL). Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 mol các chất trong xăng E5 như sau:
Thành phần xăng E5 C2H5OH C8H18 C9H20
Nhiệt toả ra (kJ/mol) 1365,0 5928,7 6119,8
Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển được 1 km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ
lớn là 221,8 kJ. Nếu xe máy đó di chuyển từ Đà Nẵng đến Huế với quãng đường là 100 km thì hết khoảng bao
nhiêu lít xăng E5? (biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ xe máy là 30%)
A. 1,52. B. 2,17. C. 2,52. D. 3,17.
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11

PHAM VAN TRONG EDUCATION BỘ ĐỀ ÔN THI GIỮA KỲ 2 HÓA HỌC 11


(Đề thi có 04 trang) Môn: HOÁ HỌC
Mã đề 104 Thời gian làm bài: 60 phút

Họ, tên thí sinh: ........................................................................


Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Ni=59, Zn = 65; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1. Khi bromine hóa một alkane thu được 3 dẫn xuất monobromine là đồng phân cấu tạo của
nhau và có tỉ khối hơi đối với hydrogen là 75,5. Tên gọi theo danh pháp thay thế của alkane đó là
A. Hexane. B. 2,2-dimethylpropane.
C. isopentane. D. pentane.

Câu 2. Reforming 1 mol alkane X, sơ đồ phản ứng xảy ra như sau:


CH3

CH3[CH2]5CH3 ⎯⎯⎯⎯
refor min g
→ + H2
Số mol H2 thu được là
A. 1 mol. B. 3 mol. C. 4 mol. D. 2 mol.
Câu 3. Theo thay thế alkyne CH≡C−CH2−CH(CH3)−CH3 có tên gọi là
A. isobutylacetylene. B. 2-methylpent-2-yne.
C. 4-methylpent-1-yne. D. 2-methylpent-4-yne.

Câu 4. Cho 0,025 mol hỗn hợp X gồm methane và alkene đi qua bình đựng dung dịch brom dư. Kết thúc thí
nghiệm, khối lượng bình bromine tăng 0,728 gam và có 297,48 mL khí bay ra (đkc). Công thức phân tử của
alkene là
A. C4H8. B. C5H10. C. C3H6. D. C2H4.
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 5. Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:

Số chất có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6. Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt.
Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hydrogen, carbon monoxide,
methanol, ethanol, propane, …) bằng oxygen không khí. Trong pin propane – oxygen, phản ứng tổng cộng xảy
ra khi pin hoạt động như sau:
C3H8 (k) + 5O2 (k) + 6OH- (dd) → 3CO32- (dd) + 7H2O (l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propane theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng
là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propane – oxygen. Biết
hiệu suất quá trình oxi hóa propane là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ 1 giờ
bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 72,00 kJ.
Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propane làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là
A. 111,0 giờ. B. 138,7 giờ. C. 55,5 giờ. D. 69,4 giờ.

Câu 7. Xét phản ứng hoá học sau:


CH3CH=CH2 + KMnO4 + H2O → CH3CH(OH)CH2OH + MnO2 + KOH
Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.

Câu 8. Arene X có công thức cấu tạo như hình bên.


Tên gọi theo danh pháp thay thế của X là
A. 1,4,5-trimethylbenzene.
B. 2-ethyl-1,4-dimethylbenzene.
C. 1,5,6-trimethylbenzene.
D. 3-ethyl-1,4-dimethylbenzene.
Câu 9. Chất nào sau đây là dẫn xuất hydrocarbon:
A. CH4 B. C2H6 C. C6H6 D. CH3CHO
Câu 10. Chọn phát biểu đúng về C2H5OH
A. Nhóm chức là OH và C2H5
B. Gốc hydrocarbon là OH và C2H5
C. Gốc hydrocarbon là OH và nhóm chức là C2H5
D. Gốc hydrocarbon là C2H5 và nhóm chức là OH
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 11. X, Y có thể là những chất nào?

A. Tinh dầu tràm và ethanol. B. Ethanol và nước cất.


C. Tinh dầu tràm và nước cất. D. Nước đường và nước cất.
Câu 12. Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là
A. 13 B. 14 C. 15 D. 16
Câu 13. Sản phẩm chính thu được khi cho methylacetylen tác dụng với lượng dư hydrogen chloride (đun
nóng, xúc tác thích hợp) là
A. CH3−CCl2−CH3. B. CHCl2−CH2−CH3. C. CH2=CCl−CH3. D. CHCl=CH−CH3.
Câu 14. Alkyne C6H10 có bao nhiêu đồng phân tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 15. Cho phản ứng sau


CH2 CH3

+ X

Chất X là
A. acetylene. B. ethylene. C. ethanol. D. ethane.
Câu 16. Chất lỏng X (có công thức phân tử là C6H6) không màu, có mùi thơm nhẹ, không tan trong nước, là
một dung môi hữu cơ thông dụng. X tác dụng với chlorine khi chiếu sáng tạo nên chất rắn Y; tác dụng với
chlorine khi có xúc tác FeCl3, tạo ra chất lỏng Z và khí T. Khí T khi đi qua dung dịch silver nitrate tạo ra kết tủa
trắng. Công thức của các chất Y, Z, T lần lượt là
A. C6H6Cl6; C6H5Cl; HCl.
B. C6H5Cl; C6H6Cl6; HCl.
C. C6H5Cl5(CH3); C6H5CH2Cl; HCl.
D. C6H5CH2Cl; C6H5Cl5(CH3); HCl.
Câu 17. Để phân biệt styrene và phenylacetylene chỉ cần dùng chất nào sau đây?
A. Nước bromine. B. Dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch AgNO3/NH3. D. Khí oxygen dư.
Câu 18. Cho các hợp chất sau:

(1) CH3 CH2 CH3 ; (2) CH3 CH CH2; (3) ;

(4) CH3 (5) C CH.

Chất vừa làm mất màu nước bromine vừa làm mất màu dung dịch KMnO4/H2SO4 là
A. (2), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (4), (5).
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11
Câu 19. Xác định cấu tạo của chất X, biết 1 mol X tác dụng vừa đủ với 1 mol bromine hoặc 4 mol H2 và khi
oxi hoá mãnh liệt X tạo ra o-phthalic acid (o-C6H4(COOH)2).
CH CH CH3
CH CH2
B.
A.
CH CH2
CH CH CH3

C. D. H3C CH CH2
CH3
Câu 20. Cho 0,08 mol hỗn hợp khí E gồm methane, ethene và acetylene vào dung dịch Br2 dư. Sau thí
nghiệm, dung dịch bị nhạt màu và có 0,02 mol thoát ra. Phần trăm số mol của methane trong E là
A. 75%. B. 25%. C. 60%. D. 40%.

Câu 21. Số đồng phân cấu tạo của alcohol có công thức C4H9OH là
A. 2 . B. 3 . C. 4 . D. 5 .

Câu 22. Đun nóng toluene với dung dịch KMnO4 nóng, thì tỉ lệ mol C6H5COOK sinh ra so với KMnO4 phản
ứng bằng
A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 2 : 3. D. 3 : 2.

Câu 23. Tên gốc chức của C6H5Cl là


A. benzyl chloride. C. phenyl chloride.
B. chlorobenzene. D. chloride phenyl.
Câu 24. Cho các dẫn xuất halogen sau: (1) C2 H5 F ; (2) C2 H5Cl ; (3) C2 H5Br ; (4) C2 H5I . Thứ tự giảm dần
nhiệt độ sôi là
A. (1)  ( 2 )  ( 3)  ( 4 ) . B. (1)  ( 4 )  ( 2 )  ( 3) .
C. ( 4 )  ( 3)  ( 2 )  (1) . D. (4)  ( 2 )  (1)  ( 3) .
Câu 25. Khi đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không màu. Dẫn
khí này đi qua ống nghiệm đựng nước bromine. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết tủa trắng. B. nước bromine có màu đậm hơn.
C. nước bromine bị nhạt màu. D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 26. Khi cracking hoàn toàn một thể tích alkane X thu được bốn thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 10,75. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Phạm Van Trong Education Bộ đề ôn thi giữa kỳ 2 Hóa 11

Câu 27. Phản ứng đốt cháy methane xảy ra như sau: CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯ → CO2(g) + 2H2O(l)
o
t

Giá trị biến thiên enthalpy phản ứng tính theo enthalpy tạo thành có giá trị là (biết enthalpy tạo thành chuẩn của
các chất CH4(g)= -74,8 kJ/mol; CO2(g)= -393,5 kJ/mol; H2O(l)= -285,8 kJ/mol).
A. - 604,5 kJ. B. + 890,3 kJ.
C. - 997,7 kJ. D. - 890,3 kJ.

Câu 28. But-1-ene là alkene được điều chế bằng phản ứng cracking hydrocarbon.
Hydrocarbon nào sau đây có thể bị cracking để tạo ra but-1-ene?
A. ethane (C2H6). B. decane (C10H22). C. methane (CH4). D. propane (C3H8).
Câu 29. Tiến hành thí nghiệm như hình bên. Phát biểu nào
dưới đây không đúng?
A. Thí nghiệm trên dùng để điều chế khí ethylene.
B. Sau khi tiến hành thí nghiệm, dung dịch KMnO4 bị mất
màu tím.
C. Nếu thay dung dịch KMnO4 loãng bằng dung dịch
bromine cũng thấy dung dịch bromine bị nhạt màu.
D. Nếu thay dung dịch KMnO4 loãng bằng dung dịch
AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện kết tủa vàng.
Câu 30. Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cho 2 mL ethyl alcohol khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi
thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá
thí nghiệm.
Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một
nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su
rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí. Nhúng ống
dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng không trào lên khi đun nóng.
(b) Ở bước 1, nếu thay ethyl alcohol bằng methyl alcohol (CH3OH) thì trong thí nghiệm vẫn thu được
ethylene.
(c) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra.
(d) Phản ứng trong ống số 3 sinh ra ethylene glycol.
(e) Nếu thu khí ethylene đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

You might also like