You are on page 1of 26

CHUYÊN ĐỀ: HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Hợp chất thiên nhiên là các chất hóa học có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được con
người tách ra từ các loại động vật, thực vật trong tự nhiên.
Trong cơ thể động thực vật không chỉ có hợp chất hữu cơ mà còn có nhiều hợp chất vô
cơ như muối khoáng và trong phần này chỉ đề cập đến các hợp chất hữu cơ có trong động - thực
vật.
Nhiều hợp chất hữu cơ thiên nhiên như đường mía, đường củ cải, tinh dầu thơm, v.v …
đã được sử dụng từ rất lâu. Y học cổ truyền đã biết đến tác dụng và độc tính của nhiều chất có
nguồn gốc động – thực vật và sử dụng chúng làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, với sự hỗ trợ của
các phương pháp phân tích hiện đại, ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên phát triển mạnh mẽ
và trở thành khoa học độc lập
Nghiên cứu các hợp chất hữu cơ thiên nhiên là một trong những lĩnh vực rất thú vị trong
Hoá học Hữu cơ. Lĩnh vực này nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất của những hợp chất
thiên nhiên và cách tách lấy chúng từ nguồn thiên nhiên vô tận. Trên cơ sở đó, người ta còn
nghiên cứu về một số phương pháp tổng hợp chúng thay vì phải tách chúng từ các cây cỏ, động -
thực vật trong tự nhiên.
Các hợp chất hữu cơ thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng có ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, hóa mĩ phẩm, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích
sinh trưởng, … nhờ tính chất hóa học, đặc biệt là hoạt tính sinh lí của chúng.
2. Mục đích của đề tài
Trong các vấn đề liên quan đến hợp chất thiên nhiên như nghiên cứu về các loại hợp chất
thiên nhiên, các phương pháp chiết xuất, tách biệt, phân tích cũng như tổng hợp chúng ... thì
quan trọng nhất là phải biết được chúng có cấu trúc như thế nào, hiểu được hoạt tính của chúng
ra sao để ứng dụng vào thực tiễn. Do đó trong khuôn khổ của chuyên đề này chúng tôi chỉ
nghiên cứu để làm sáng tỏ một vài vấn quan trọng, có tính thiết thực nhất về cấu trúc (cấu hình,
cấu dạng) và tính chất của hợp chất thiên nhiên.
B. Nội dung
1. Khái quát về hợp chất thiên nhiên
Hợp chất hữu cơ thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào cách phân loại người
ta chia các hợp chất thiên nhiên ra thành nhiều loại khác nhau
1.1. Dựa vào tính thiết yếu đối động thực vật
Người ta chia thành 2 nhóm

1 | 26
+ Chất trao đổi sơ cấp : Là những chất thiên nhiên cần thiết cho sự sống gồm
cacbonhidrat, protein, axit nucleic, các lipit và dẫn xuất của chúng. Các hợp chất này được sản
sinh từ các cơ thể sống, không phụ thuộc vào loài. Quá trình trong đó các chất trao đổi sơ cấp
được tạo thành được gọi là quá trình trao đổi thứ cấp
+ Chất trao đổi thứ cấp: Là những hợp chất thiên nhiên không hẵn không cần thiết cho
sự sống của động thực vật. Tuy nhiên khác với chất trao đổi sơ cấp, các chất trao đổi thứ cấp
thường phụ thuộc nhiều vào loài. Các hợp chất thứ cấp bao gồm: tecpenoit, steroit, flavonoit,
ankaloit … Chúng là sản phẩm của quá trình trao đổi thứ cấp.
Các chất trao đổi thứ cấp được nghiên cứu nhiều do tác dụng dược lý và các hoạt tính
sinh học của chúng.
Trong hợp chất thiên nhiên thường có các nhóm chức cơ bản:
+ Hợp chất hidrocacbon chưa no
+ Ancol - phenol – ete
+Anđehit - xeton
+ Axit cacboxylic và dẫn xuất
+ Amin
+ Dị vòng
+ Hợp chất tạp chức
1.2. Dựa vào bộ khung cacbon, các nhóm chức
Các hợp chất thiên nhiên thường được phân loại thành:
+ Tecpenoit (monotecpen, đitecpen, sesquitecpen, tritecpen…)
+ Gluxit ( monosacarit, oligosacarit, polisacarit)
+ Axit amin, peptit, protein
+ Lipit, chất béo
+ Steroit
+ Ankaloit
+ Flavonoit
+ Tanin
+ Chất kháng sinh
+ Vitamin
2. Cấu trúc phân tử hợp chất thiên nhiên

2 | 26
Cấu trúc phân tử hợp chất thiên nhiên

Đồng phân cấu tạo Đồng phân lập thể

- Đồng phân mạch C Đồng phân Đồng phân Đồng phân


- Đồng phân vị trí hình học quang học cấu dạng
- Đồng phân nhóm
chức
- Đồng phân liên kết Đồng phân Cấu hình Dạng a – e
- Đồng phân hỗ biến cis – trans, D–L với vòng
Z–E R–S no

2.1. Đồng phân cấu tạo trong phân tử hợp chất thiên nhiên
VD1: Myrxen (7-Metyl-3-metylenocta-1,6-đien) và ocimen (3,7-Đimetylocta-1,3,7-trien)
có công thức phân tử là C10H16. Chúng đều có ba liên kết đôi ở các vị trí khác nhau

Myrxen có trong tinh dầu cây nguyệt quế, … còn ocimen có trong lá cây húng quế, …
2.2. Đồng phân lập thể trong phân tử hợp chất thiên nhiên
2.2.1. Đồng phân hình học
Đồng phân hình học gây nên bởi sự phân bố khác nhau của các nhóm nguyên tử ở hai
bên của một bộ phận cứng nhắc như nối đôi, vòng no, … Khi hai nhóm thế lớn ở cùng một phía
của bộ phận cứng nhắc, ta có đồng phân cis hay Z; còn nếu khác phía ta có đồng phân trans hay
E. Tuy nhiên danh pháp cis – trans áp dụng trong phạm vi hẹp hơn, thường là hiđrocacbon.
Thứ tự giảm dần độ hơn cấp của các nhóm thế dựa theo sự giảm số thứ tự của nguyên tử
liên kết trực tiếp với bộ phận cứng nhắc (vòng 1). Nếu nguyên tử ở vòng 1 giống nhau thì xét
tiếp số thứ tự của nguyên tử ở vòng 2. liên kết đôi, ba tương đương hai, ba nguyên tử mang liên
kết đơn.
- OH > -NH2 > -CH2-CH3 > -CH3 > -H
VD2: Geraniol là thành phần chính của tinh dầu sả và tinh dầu hoa hồng. Nerol thường
gặp trong tinh dầu hoa cam và cam lê. Chúng đều có công thức C 10H8O và là đồng phân E, Z của
nhau.

3 | 26
VD3 (Đề thi HSG QG 2011): Xitral (CH3)2C=CHCH2CH2C(CH3)=CHCH=O có trong
tinh dầu chanh, gồm 2 đồng phân a và b. Cấu tạo phân tử xitral có tuân theo qui tắc isoprenoit
hay không? Hai chất a và b thuộc loại đồng phân nào? Hãy viết công thức cấu trúc và gọi tên hệ
thống hai đồng phân đó.

Hướng dẫn giải

Cấu tạo phân tử xitral tuân theo qui tắc isoprenoit:

Hai đồng phân của xitral là:

Đồng phân a (xitral-a) Đồng phân b (xitral-b)


(E)-3,7-Đimetylocta-2,6-đienal (Z)-3,7-Đimetylocta-2,6-đienal
a và b là hai đồng phân hình học.
2.2.2. Đồng phân quang học
Đồng phân quang học xuất hiện khi chất có tính quang hoạt (tính chất làm quay mặt
phẳng ánh sáng phân cực). Điều kiện để có tính quang hoạt là phân tử có yếu tố không trùng vật
- ảnh, phổ biến là có nguyên tử C bất đối, kí hiệu là C*. Đó là nguyên tử C liên kết với bốn
nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau C*abcd (a ≠ b ≠ c ≠ d)
Kí hiệu (+), (-) dựa theo dấu của góc quay mặt phẳng ánh sáng phân cực sang phải hoặc
trái.
Kí hiệu D, L được dùng phổ biến đối với gluxit và axit amin. Kí hiệu D để chỉ nhóm OH
(với gluxit) hoặc nhóm NH2 (với aminoaxit) ở nguyên tử C* cuối cùng hướng về bên phải trong
công thức chiếu Fisơ và kí hiệu L khi các nhóm đó hướng về bên trái. Trong tự nhiên, gluxit
thường tồn tại ở cấu hình D còn axit amin ở cấu hình L. Tuy nhiên danh pháp cấu hình D – L
còn có những hạn chế.

4 | 26
D-(+)-Glucozơ L-(-)-Glucozơ
Kí hiệu R, S. Xét C*abcd với sắp xếp độ hơn cấp a > b > c > d. Khi nhìn theo trục liên
kết C*–d (hướng từ C* đến d trong công thức phối cảnh) thì ba nhóm a, b, c theo thứ tự có cùng
chiều kim đồng hồ ta có đồng phân R ( nghĩa là “phải”), còn nếu ngược chiều kim đồng hồ ta có
đồng phân S ( nghĩa là “trái”).
Chú ý trên công thức Fisơ nều nhóm có độ hơn cấp thấp nhất ở đường nằm ngang thì cấu
hình R, S lại ngược lại, cùng chiều kim đồng hồ là đồng phân S còn nếu ngược chiều kim đồng
hồ là đồng phân R.

(S)-Alanin (R)- Alanin


Alanin thiên nhiên Alanin tổng hợp
VD4 (HSG QG 2005): L-Prolin hay axit (S)-piroli®in-2-cacboxylic cã pK1 = 1,99 vµ pK2
= 10,60. Piroli®in (C4H9N) lµ amin vßng no n¨m c¹nh. ViÕt c«ng thøc Fis¬, c«ng thøc phèi c¶nh
cña L-prolin.

Híng dÉn gi¶i:

2.2.3 Đồng phân cấu dạng


Do sự quay quanh trục liên kết đơn nên các chất đã tạo ra vô vàn các cấu dạng khác nhau
với độ bền khác nhau như dạng xen kẽ bền hơn dạng che khuất, dạng anti bền hơn dạng syn,
dạng ghế bền hơn dạng thuyền, liên kết biên (e) bền hơn liên kết trục (a).
Cấu dạng ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất, đặc biệt là hoạt tính sinh học của các chất. Cùng
là một chất nhưng cấu dạng khác nhau thì hoạt tính sinh học cũng khác nhau. Tuy nhiên, có

5 | 26
những chất khác nhau như xibeton (một xeton vòng lớn) và anđrostenol (một steroit) lại có mùi
giống hệt nhau, đó là do chúng có cấu dạng giống nhau.

3. Giới thiệu một số hợp chất thiên nhiên tiêu biểu


3.1. Tecpenoit
Tecpen là những hiđrocacbon không no, không vòng hoặc có vòng, có công thức chung
(C5H8)n với n ≥ 2. Chúng dường như đã tạo thành do isopren kết hợp với nhau theo kiểu “đầu
nối với đuôi” (quy tắc isopren).
Số đơn vị mắt xích isopren Số nguyên tử cacbon Loại tecpen
2 10 Monotecpen
3 15 Sesquitecpen
4 20 Đitecpen
6 30 Tritecpen
Tecpenoit là các dẫn xuất chứa oxi của tecpen như ancol, anđehit, xeton, … Chúng có bộ
khung cacbon tương tự tecpen và cũng tuân theo “quy tắc isopren”.
Tecpen và tecpenoit rất phổ biến trong tinh dầu và có mùi thơm dễ chịu.
3.1.1. Monotecpen (C10)
Dựa vào đặc điểm cấu trúc, có thể chia thành 3 nhóm chính là: loại không vòng (như
geraniol), có 1 vòng (như limonen) và 2 vòng (như pinen). Trong mỗi nhóm có thể là loại
không có nhóm chức hoặc có thể có nhóm chức (ancol, andehit, xeton.. )
Ví dụ :
Hợp chất không vòng

6 | 26
Geraniol có đồng phân hình học là nerol. Geraniol ở dạng trans (đồng phân E) là thành
phần chính của tinh dầu sả và tinh dầu hoa hồng. Nerol ở dạng cis (đồng phân Z) có mặt trong
một số tinh dầu như tinh dầu hoa cam và cam lê.
Linalool là đồng phân cấu tạo của geraniol và nerol. Chúng đều là những ancol không no,
đơn chức C10H8O. Linalool có tính quang hoạt với một cặp đối quang, (R)-(-)-linalool có trong
tinh dầu hoa hồng. (S)-(+)-linalool có trong tinh dầu cam.
Hợp chất 1 vòng

Limonen α-Tecpinen α-Phenanđren Tecpinolen

Limonen có một nguyên tử C* ở vị trí số 4 nên cũng có tính quang hoạt. Tinh dầu chanh,
cam có (R)-(+)-limonen còn dầu tùng bách lá kim có thành phần chính là (S)-(-)-limonen.
Menthol, C10H20O, có ba nguyên tử C* trong phân tử và do đó có thể tồn tại 2 3 = 8 đồng
phân lập thể. Đồng phân (-)-menthol là thành phần chính của tinh dầu bạc hà.
Menthon, C10H18O, có 4 đồng phân quang học do có hai nguyên tử C*. Các đồng phân (+)-
menthon được tìm thấy trong tinh dầu cây phong lữ, (-)-menthon có trong cây bạc hà.
Hợp chất hai vòng:

α-Pinen β-Pinen Cacron Campho

7 | 26
Phân tử campho có hai nguyên tử C* do đó có thể tồn tại hai đôi đối quang nhưng thực tế
chỉ tồn tại một đôi đối quang khi vòng xiclopentan ở cấu hình cis, còn đồng phân trans không tồn
tại do sức căng lớn.
3.1.2. Sesquitecpen (C15):
Sesquitecpen luôn có mặt cùng với monotecpen trong tinh dầu. Sesquitepen trong tinh
dầu do có nhiệt độ sôi trên 200oC, do đó khi chưng cất thì chúng có hàm lượng không cao.
Một số sesquitecpen có trong tinh dầu là: neroliđol (tinh dầu hoa cam), cacđinen (tinh
dầu loài bách tròn), selinen (cần tây).

3.1.3. Đitecpen (C20):


Vitamin A hay renitol, C20H30O, có trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa, …. Vitamin A
cần thiết cho sự phát triển bình thường của người và động vật có vú. Sự thiếu hụt vitamin A sẽ
gây nên bệnh quáng gà, khô giác mạc và võng mạc.
Axit abietic C20H30O2, có trong nhựa thông.

3.2. Gluxit
3.2.1. Monosaccarit
Đa số các monosaccarit thiên nhiên có cấu hình D, còn cấu hình L thì ít thấy. Các
monosaccarit tồn tại chủ yếu dạng vòng pyranozơ hoặc furanozơ. Trong dung dịch nước, hầu hết
các đường hiện diện ở dạng pyranozơ nhưng nếu kết hợp với một chất sinh học thì nó hay ở dạng
furanozơ. Tùy thuộc vị trí của nhóm OH hemiaxetal, ta có cấu hình α- hoặc β-. Đối với vòng
pyranozơ thì cấu dạng ghế là bền nhất.

L-Arabinozơ D-Glucozơ D-Galactozơ D-Frutozơ


8 | 26
3.2.2. Oligosaccarit
Oligosaccarit trong tự nhiên tồn tại dạng tự do và dạng hợp chất. Oligosaccarit được tạo
bởi 2 đến 8 đơn vị monosaccarit cùng loại hoặc khác loại. Oligosaccarit ở dạng tự do phổ biến
nhất là đisaccarit.
Trong cấu trúc phân tử đisaccarit, hai monosaccarit liên kết với nhau theo kiểu glycozit
với sự tham gia của nhóm OH hemiaxetal của một phân tử monosaccarit ở dạng pyranozơ hoặc
furanozơ với cấu hình α- hoặc β-. Tùy thuộc vào nhóm OH của monosaccarit thứ hai tham gia
tạo liên kết glycozit, nếu không phải là nhóm OH hemiaxetal thì đisaccarit đó bị tautome hóa và
có khả năng đổi quay.
Do cấu dạng ghế của monosaccarit nên cấu dạng của oligosaccarit (xác định bằng sự
phân bố tương đối trong không gian của các gốc liên kết) chủ yếu phụ thuộc cấu hình của liên
kết glycozit. Trong xenlobiozơ, liên kết β-glycozit phân bố dạng e, còn trong mantozơ là dạng a.
Liên kết hiđro nội phân tử trong xenlobiozơ (hình vẽ) được bền hóa bởi cấu trúc thẳng, trong khi
đó ở phân tử mantozơ lại có khuynh hướng “đẩy ra”. Vì vậy xenlobiozơ có cấu tạo cứng nhắc
còn mantozơ thì không.

α-Mantozơ β- Xenlobiozơ
3.3. Axit amin, peptit, protein
3.4. Ankaloit
4. Một số phản ứng thường dùng trong xác định cấu trúc phân tử hợp chất thiên nhiên
4.1 Xác định cấu trúc của tecpen.
Dựa vào các phản ứng đặc trưng và qui tắc isopren
Những phản ứng đặc trưng thường dùng:
+ Xác định liên kết đôi: phản ứng với dung dịch brom, cộng hydro ( Ni xúc tác)
+ Xác định H linh động: Tác dụng với CH3MgX hoặc với natri
+ Xác định nhóm -CHO: Dùng thuốc thử Fehling, Tollens hay axit fucsinsunfurơ
+ Xác định vị trí của liên kết đôi: Phản ứng ozon phân : Cho hỗn hợp các hợp chất chứa
nhóm cacbonyl, phản ứng oxi hóa cắt mạch… phối hợp với ”quy tắc isopen” ta có thế xác
định được cấu tạo của tecpen.
VD5 (HSG QG 2009):

9 | 26
Khung cacbon của các hợp chất tecpen được tạo thành từ các phân
tử isopren kết nối với nhau theo quy tắc «đầu – đuôi». Ví dụ, nếu tạm
quy ước: (đầu) CH2=C(CH3)-CH=CH2 (đuôi) thì phân tử -myrcen
(hình bên) được kết hợp từ 2 đơn vị isopren.
Dựa vào quy tắc trên, hãy cho biết các chất nào sau đây là
α-Myrcen
tecpen và chỉ ra các đơn vị isopren trong khung cacbon của các tecpen
này.

Hướng dẫn giải:


Acoron và axit abietic là tecpen:

VD6 (HSG QG 2003):


Ozon ph©n mét tecpen A (C10H16) thu ®îc B cã cÊu t¹o nh sau:

Hidro hãa A víi xóc t¸c kim lo¹i t¹o ra hçn hîp s¶n phÈm X gåm c¸c ®ång ph©n cã c«ng
thøc ph©n tö C10H20.
a) X¸c ®Þnh c«ng thøc cÊu t¹o cña A.
b) ViÕt c«ng thøc c¸c ®ång ph©n cÊu t¹o trong hçn hîp X.
Hướng dẫn giải
a)

b)

10 | 26
(vßng 7 c¹nh kÐm bÒn h¬n vßng 6 c¹nh)
4.2 Xác định cấu trúc của gluxit
+ Xác định các oligosaccarit: Phản ứng thủy phân bằng các men đặc hiệu
+ Xác định cấu trúc monosaccarit: metyl hóa OH hemiaxetal bằng CH 3OH/HCl, ankyl
hóa các nhóm OH còn lại bằng phương pháp Williamson, oxi hóa
+ Xác định số nhóm OH và cấu trúc vòng: phản ứng este hóa, thủy phân
+ Xác định cấu dạng của nhóm OH: tác dụng C 6H5CHO hoặc CH3COCH3 tạo axetal và
xetal vòng với hai nhóm OH ở dạng cis.
VD7: Hãy xác định cấu trúc của đisaccarit melibiozơ dựa trên các dữ kiện thực nghiệm
sau: - Melibiozơ có sự quay hỗ biến
- Thủy phân trong axit loãng hoặc α-galactoziđaza (enzim chỉ phân cắt liên kết α-
galactozit) đều cho D-galactozơ và D-glucozơ.
- oxi hóa bằng nước brom cho axit melibionic. Metyl hóa axit melibionic rồi thủy phân
thì thu được 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-galactozơ và axit 2,3,4,5-tetra-O-metyl-D-glucomic.
Hướng dẫn giải
Melibiozơ bị thủy phân bởi α-galactoziđaza chứng tỏ mắt xích D-galactozơ ở dạng α-D-
galactozit.

4.3 Xác định cấu trúc của amin, aminoaxit, peptit, protein
+ Xác định bậc amin: Phản ứng với HNO2, C6H5SO2Cl/NaOH
+ Xác định vị trí nhóm amin: Phản ứng thoái phân Hoffman
+Xác định nhóm amin trong aminoaxit: tác dụng của nhiệt, phản ứng ankyl hóa bằng
CH3I hoặc (CH3)2SO4, phản ứng axyl hóa.
+ Xác định số nhóm cacboxyl trong aminoaxit: phản ứng este hóa trong HCl hoặc
C6H5SO3H.
11 | 26
+ Xác định peptit, protit: phản ứng thủy phân hoàn toàn, thủy phân một phần nhờ các
enzym có tính chọn lọc cao, các phản ứng màu như xantoprotein, ninhiđrin ...
Phương pháp Sanger, phương pháp Edman xác định aminoaxit đầu N. Thủy phân bằng
men cacboxypeptiđaza xác định lần lượt các aminoaxit đầu C.
Ngoài ra, việc phân tích cấu trúc các hợp chất thiên nhiên sẽ thuận lợi hơn khi kết hợp
với các phương pháp phân tích hiện đại như phương pháp phổ, ...
VD8: Hợp chất (S)-conin A C8H17N là một ancaloit lỏng độc trong cây độc cần, tan trong
dung dịch HCl, không tách N2 khi cho tác dụng với dung dịch HNO 2, cho kết tủa với
C6H5SO2Cl/NaOH, metyl hóa hoàn toàn và tách Hofmann cho anken, trong đó có B C 10H21N.
Thoái phân B theo Hofmann cho hỗn hợp 1,4-octadien và 1,5-octadien. Xác định cấu trúc của A
và B.
Hướng dẫn giải
A không tách N2 khi điazo hóa và cho kết tủa sunfonamit nên là amin bậc 2. Metyl hóa
cho muối tetraankylamin, tách Hofmann cho anken, còn khả năng metyl hóa và thoái phân nên là
hợp chất vòng no. Qua hai lần metyl hóa và thoái phân cho ddien nên có mạch nhánh 3C ở vị trí
Cα, có thể là propyl hay metyl và etyl trong đó propyl mới cho 1,4- và 1,5-ddien, còn etyl và
metyl cho 1,6- và 1,5-ddien. Vậy A là 2-propylpiperidin ((S)-conin) và B là 5-N,N-
dimetylamino-1-octen.

5. Một số bài tập vận dụng


Bài 1. (HSG QG 2007)
Một monotecpenoit mạch hở A có công thức phân tử C10H18O (khung cacbon gồm hai đơn
vị isopren nối với nhau theo qui tắc đầu-đuôi). Oxi hoá A thu được hỗn hợp các chất A1, A2 và
A3. Chất A1 (C3H6O) cho phản ứng iodofom và không làm mất màu nước brôm. Chất A2
(C2H2O4) phản ứng được với Na2CO3 và với CaCl2 cho kết tủa trắng không tan trong axit axetic;
A2 làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng. Chất A3 (C5H8O3) cho phản ứng iodofom và phản ứng
được với Na2CO3.

a. Viết công thức cấu tạo của A1, A2 và A3.


b. Vẽ công thức các đồng phân hình học của A và gọi tên theo danh pháp IUPAC.
Hướng dẫn giải
a. A là hợp chất mạch hở nên có 2 nối đôi
A1 tham gia phản ứng iodofom nên A1 là hợp chất metyl xeton
CH3COCH3 + I2 / KOH CHI3 + CH3 COONa
12 | 26
A2 phản ứng với Na2CO3 nên đây là một axit, dựa vào công thức phân tử đây là một diaxit
HOOC-COOH + Na2CO3 NaOOC-COONa + H2O + CO2

A3, C5H8O3, cho phản ứng iodoform, phản ứng được với Na2CO3.
A3 vừa có nhóm chức metyl xeton vừa có nhóm chức axit
A1: CH3COCH3; A2 : HOOC-COOH và A2: CH3COCH2CH2COOH

b. A monoterpen mạch hở gồm 2 đơn vị isopren nối với nhau theo qui tác đầu đuôi, nên có bộ
khung cacbon là:

Đầu đuôi Đầu đuôi

Dựa vào cấu tạo của A1, A2, A3 nên xác định được vị trí các liên kết đôi trong mạch cacbon:

Vì có sự hình thành axit oxalic nên A có thể là:

(E) -3,7- dimetyl octa-2,6-dienol (Z)-3,7-dimetyl octa-2,6-dienol


Bài 2. Cloven lµ mét hîp chÊt thiªn nhiªn cã thÓ tæng hîp ®îc trong phßng thÝ nghiÖm. Thùc
hiÖn qu¸ tr×nh tæng hîp cloven theo qu¸ tr×nh chuyÓn hãa sau:

Cho chÊt ban ®Çu A t¸c dông víi MnO2 t¹o thµnh hîp chÊt B (C13H18O3). Sau ®ã B ph¶n
øng víi mét axit råi chng cÊt hçn hîp ph¶n øng ®Ó c« lËp mét trong c¸c s¶n phÈm ph¶n øng cho
hîp chÊt C (C12H16O3). Khö C b»ng hidro trªn Pd t¹o thµnh D, ph¶n øng kÕ tiÕp víi 1,2-etandiol
cã mÆt axit v« c¬ t¹o thµnh hîp chÊt E (C14H22O4). E t¸c dông víi (CH3CH2)2CuLi trong ete vµ
thªm axit cho hîp chÊt F. Trong m«I trêng kiÒm F chuyÓn thµnh hîp chÊt G (C14H20O), tõ ®ã
thu ®îc cloven b»ng hai bíc.

13 | 26
ViÕt c¸c s¬ ®å ph¶n øng ®· nªu vµ hai bíc cuèi cïng trong sù tæng hîp cloven tõ hîp chÊt
G. BiÓu diÔn cÊu tróc kh«ng gian cña cloven, chØ râ c¸c nguyªn tö bÊt ®èi vµ x¸c ®Þnh cÊu
h×nh R, S cña chóng trong cÊu tróc cña cloven.
Híng dÉn gi¶i

Bài 3. (DHBB 2013)


Axit retigeranic là một tecpenoit được phân lập từ một loại địa y. Cấu trúc của axit
retigeranic được xác định dựa trên phương pháp phân tích tia – X. Công thức của axit retigeranic
như sau:

Xác định cấu hình của axit retigeranic. Axit retigeranic có thể có bao nhiêu đồng phân
cấu hình?
Hướng dẫn giải:

1. Xác định cấu hình của axit retigeranic:


Bài 4. (HSG QG 2009)

14 | 26
Inulin (một cacbohiđrat có trong rễ cây actisô) không phản ứng với thuốc thử Felinh; khi bị thuỷ phân
có mặt α-glucoziđaza cho 2 mol glucozơ và một polisaccarit gồm các D-fructozơ kết cấu theo kiểu (2→1)-D-
fructofuranozơ. Phân tử khối tương đối của inulin khoảng 5200 u.
Vẽ công thức Havooc (Haworth) của inulin.
Hướng dẫn giải:
Công thức của Inulin:

(Hoặc vẽ 2 gốc glucozơ ở cùng một đầu)


Bài 5. Trong mật mía có chất đường không khử (+)-raffinozơ C18H32O16 bị thủy phân axit cho D-
fructozơ, D-galactozơ và D-glucozơ, thủy phân bằng men α-galactozidaza cho α-galactozơ và
saccarozơ, bằng men invertaza cho D-fructozơ đisaccarit melibiozơ, khi metyl hóa raffinozơ rồi
thủy phân cho 1,3,4,5-tetra-O-metyl-D-fructozơ, 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-galactozơ và 2,3,4-tri-
O-metyl-D-glucozơ. Xác định cấu trúc của raffinozơ.
Hướng dẫn giải
Rafinozơ có liên kết giữa galactozơ và glucozơ là α(1,6), liên kết với fructozơ bằng liên
kết α-glucozit-β-fructozit nên Rafinozơ có công thức:
Hoặc

Bài 6. (HSG QG 2004)


Monosaccarit A (®Æt lµ glicoz¬ A) cã tªn lµ (2S,3R , 4S , 5R)–2,3,4,5,6–

15 | 26
–pentahi®roxihexanal. Khi ®un nãng tíi 100 0C, A bÞ t¸ch níc sinh ra s¶n phÈm B cã tªn lµ 1,6–
anhi®roglicopiranoz¬. D–glucoz¬ kh«ng tham gia ph¶n øng nµy. Tõ A cã thÓ nhËn ®îc c¸c s¶n
phÈm E (C5H10O5) vµ G (C5H8O7) theo s¬ ®å ph¶n øng:

a) ViÕt c«ng thøc Fis¬ cña A vµ B.


b) A tån t¹i ë 4 d¹ng ghÕ (D-glicopiranoz¬). ViÕt c«ng thøc cña c¸c d¹ng ®ã vµ cho biÕt d¹ng
nµo bÒn h¬n c¶?
c) Dïng c«ng thøc cÊu d¹ng biÓu diÔn ph¶n øng chuyÓn ho¸ A thµnh B. V× sao
D–glucoz¬ kh«ng tham gia ph¶n øng t¸ch níc nh A?
d) ViÕt c«ng thøc cÊu tróc cña E vµ G. H·y cho biÕt chóng cã tÝnh quang ho¹t hay kh«ng?
Híng dÉn gi¶i
a)

b)

1 C -  BÒn nhÊt v× sè liªn kÕt e – OH nhiÒu nhÊt


c)

D- Glucoz¬ kh«ng ph¶n øng t¸ch níc v× c¸c nhãm – OH ë C1 vµ C6 lu«n ë xa nhau.
16 | 26
d)

Quang ho¹t Kh«ng quang ho¹t


Bài 7. Từ một protein thực vật tách ra được chất A C 5H10N2O3, chứa một nhóm amin, đun nóng
với kiềm không giải phóng NH3 và tạo thành axit aminođicacboxylic C3H5(NH2)(COOH)2. Khi
tiến hành thoái phân Hofman dẫn xuất axetyl của A tạo ra axit α,γ-điaminobutirric. Xác định cấu
trúc của A.
Hướng dẫn giải
A có 2 nguyên tử N, trong đó có một nguyên tử N thuộc nhóm amin, nguyên tử N còn lại
không phải ion NH vì khi đun với kiềm không giải phóng NH 3. A bị thủy phân tạo C3H5(NH2)
(COOH)2 nên A có dạng NH2CO-C3H5(NH2)COOH
Thoái phân Hofman dẫn xuất axetyl của A tạo ra axit α,γ-điaminobutirric. Vậy A là
H2NCO(CH2)2CH(NH2)COOH

Bài 8. Felingas trin là chất kích thích bài tiết axit gastric trong dạ dày động vật có 17 aminoaxit
với thành phần là (Ala2AspGly2Glu5LeuMetPheProTrp2Tyr). Khi thủy phân bằng men
chymotrypsin thu được 4 đoạn mạch sau: (1) Glu-Gly-Pro-Trp; (2) Gly-Trp; (3) Met-Asp-Phe;
(4) Leu-Glu-Glu-Glu-Ala-Ala-Tyr và phân tích nhóm cuối mạch cho thấy Glu là nhóm cuối
đính với N, Phe là nhóm cuối C. Xác định cấu trúc của gastrin.
Hướng dẫn giải
Theo đề bài xác định được (1) ở đầu N, (3) ở đầu C, không xác định được vị trí của (2) và
(4) nên gastrin có hai cấu trúc:
Glu-Gly-Pro-Trp-Gly-Trp -Leu-Glu-Glu-Glu-Ala-Ala-Tyr- Met-Asp-Phe
Hoặc Glu-Gly-Pro-Trp -Leu-Glu-Glu-Glu-Ala-Ala-Tyr-Gly-Trp-Met-Asp-Phe
Bài 9. (HSG QG 2003)
TRF lµ tªn viÕt t¾t mét homon ®iÒu khiÓn ho¹t ®éng cña tuyÕn gi¸p. Thñy ph©n hoµn
toµn 1 mol TRF thu ®îc 1 mol mçi chÊt sau:

17 | 26
Trong hçn hîp s¶n phÈm thñy ph©n kh«ng hoµn toµn TRF cã dipeptit His-Pro. Phæ khèi lîng
cho biÕt ph©n tö khèi cña TRF lµ 362 ®vC. Ph©n tö TRF kh«ng chøa vßng lín h¬n 5 c¹nh.
H·y x¸c ®Þnh c«ng thøc cÊu t¹o vµ viÕt c«ng thøc Fis¬ cña TRF.

Híng dÉn gi¶i:


*Tõ d÷ kiÖn thñy ph©n suy ra 2 c«ng thøc Glu-His-Pro vµ His-Pro-Glu (®Òu cã 1 nhãm
–CO–NH2)
* Tõ M = 362 ®vC suy ra cã t¹o ra amid vßng (lo¹i H2O)
* Tõ d÷ kiÖn vßng 5 c¹nh suy ra Glu lµ aminoaxit ®Çu N vµ t¹o lactam 5 c¹nh, cßn
Pro lµ aminoaxit ®Çu C vµ t¹o nhãm – CO – NH2.
VËy cÊu t¹o cña TRF:

C«ng thøc Fis¬:

Bài 10. Atropin (C17H23O3N) là một ancaloit có trong lá và thân cây cà độc dược, có tác dụng
làm giãn đồng tử, kích thích hô hấp, giảm sự co bóp của ruột. Thủy phân atropin trong môi
trường kiềm cho axit atropic C6H5CH(CH2OH)COOH và tropin C8H15ON (là một ancol không
quang hoạt). Đề hiđrat hóa tropin cho tropiđen. Hãy xác định công thức cấu tạo của atropin.

18 | 26
Hướng dẫn giải
Vì đề hiđrat hóa tropin cho tropiđen và tropin là một ancol không quang hoạt nên tropin
có cấu trúc đối xứng.
Thủy phân atropin cho axit atropic và tropin nên atropin chứa nhóm chức este:

Bài 11. (HSG QG 2006)


Tõ h¹t tiªu ngêi ta t¸ch ®îc hîp chÊt E (C17H19NO3) lµ chÊt trung tÝnh. Ozon ph©n E thu
®îc c¸c hîp chÊt: eta®ial, B, D. Thuû ph©n B thu ®îc OHC-COOH và hîp chÊt dÞ vßng 6 c¹nh
piperi®in (C5H11N). Cho D t¸c dông víi dung dÞch HI ®Æc thu ®îc 3,4-®ihi®roxibenzan®ehit.
H·y x¸c ®Þnh c«ng thøc cÊu t¹o cña A, B, D. Cã bao nhiªu ®ång ph©n lËp thÓ cña E?
Híng dÉn gi¶i:
Ozon ph©n E thu ®îc eta®ial chøng tá trong A cã nhãm =CH-CH= . Thuû ph©n B thu
®îc OHC-COOH vµ piperi®in, suy ra B cã liªn kÕt O=C-N- vµ N n»m trong vßng 6 c¹nh. D
ph¶n øng víi HI thu ®îc 3,4-®ihi®roxibenzan®ehit. VËy cã c¸c c«ng thøc cÊu t¹o:

Trong A cã 2 liªn kÕt ®«i, sè ®ång ph©n h×nh häc lµ 4: ZZ , EE , ZE , EZ.


Chú ý đồng phân E không thể xuất hiện đồng phân ZZ.
Bài 12. (HSG QG 2011)
Khử xitral rồi chuyển hoá sản phẩm A theo sơ đồ:

19 | 26
Viết công thức cấu tạo của A, B, C và hoàn thành sơ đồ các phản ứng. Giải thích quá
trình chuyển hóa tạo thành C.
Hướng dẫn giải

Bài 13. (HSG QG 2009)


Cho sơ đồ sau:

Viết công thức Fisơ của E và cho biết cấu hình tuyệt đối (R/S) của nó.
Hướng dẫn giải:
Các phương trình phản ứng:

Công thức hình chiếu Fisơ của E:


Công thức hình chiếu Fisơ của E (cystein):
E có cấu hình R vì độ hơn cấp của -CH2SH > -COOH

Bài 14. (HSG QG 2009)

Từ một monosaccarit, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế chất A và B:

Hướng dẫn giải

20 | 26
Điều chế A:

Điều chế B

Bài 15. (HSG QG 2004)


Tõ nhùa th«ng ngêi ta t¸ch ®îc xabinen vµ chuyÓn ho¸ theo s¬ ®å sau:

A cã c«ng thøc C9H14O.


a) ViÕt c«ng thøc cÊu t¹o cña c¸c s¶n phÈm h÷u c¬: A , B , C1 , C2 , C3 , D , E .
b) S¶n phÈm nµo cã t¹o thµnh ®ång ph©n vµ chØ râ sè lîng ®ång ph©n cña mçi s¶n phÈm.
Híng dÉn gi¶i:

21 | 26
C1 cã 2 ®ång ph©n quang häc; C3 cã 2 ®ång ph©n quang häc.
C2 cã 4 ®ång ph©n quang häc.
C1, C2, C3 lµ 3 ®ång ph©n cÊu t¹o.
D cã ®ång ph©n E, Z.

Bài 16. (HSG QG 2004)


C¸c aminoaxit ph¶n øng víi nhau t¹o thµnh polipeptit.
H·y cho biÕt cÊu tróc cña c¸c ®ipeptit t¹o thµnh tõ
leuxin (CH3)2CHCH2CH(NH2)COOH vµ histi®in
(h×nh bªn).

Híng dÉn gi¶i:


CÊu tróc cña 2 ®ipeptit :

Bài 17. Axit muraminic (Mur) [3-O-(1'-cacboxyetyl)-D-glucosamin)] là thành phần của tế bào vi
khuẩn được tạo thành khi cho B phản ứng với axit D-lactic. Viết công thức Fisơ (Fisher) của A
và Mur được tạo thành trong dãy các phản ứng sau:

22 | 26
Hướng dẫn giải
Công thức Fisơ của A và Mur:
Sản phẩm ưu tiên khi nhóm -NH2 định hướng trans so với nhóm -OH.

Bài 18 (HSG QG 2007)


Ephedrin (G) là một hoạt chất dùng làm thuốc chữa bệnh về hô hấp được chiết từ cây ma
hoàng. Ephedrin đã được tổng hợp theo sơ đồ sau:

C6H6 D E F G

a. Viết công thức của D, E, F và G trong sơ đồ trên.


b. Viết cơ chế phản ứng của các giai đoạn tạo thành D và E.
c. Đi từ benzen, axit propanoic và các tác nhân cần thiết khác, hãy đưa ra một sơ đồ tổng
hợp ephedrin.

Hướng dẫn giải:


a. Tổng hợp ephedrin:
C6H6 C6H5CHO
(D) (E) (F)

(G)
b. Cơ chế phản ứng tạo thành D: phản ứng thế electrophin vào nhân thơm, SE

C=O + HCl Cl-CH=O O=C+-H ......AlCl4-

O=C+ -H......AlCl4-

Cơ chế phản ứng tạo thành E: phản ứng cộng nucleophin vào nhóm cacbonyl, AN

23 | 26
CH3CH2NO2 CH3C(-)H-NO2 + H+

C6H5-CHO + CH3C-H-NO2

c. Sơ đồ tổng hợp khác đi từ axit propanoic và các tác nhân cần thiết khác.

CH3CH2COOH CH3CH2COCl C6H5COCH2CH3

C6H5COCHBrCH3
2. H2O
Bài 19. Isoleuxin được điều chế theo dãy các phản ứng sau (A, B, C, D là kí hiệu các chất cần
tìm):

CH3CH2 CH CH3
A B C D Isoleuxin
Br C2H5ONa 2. HCl

Hãy cho biết công thức của các chất A, B, C, D và Isoleuxin.


Hướng dẫn giải
Sơ đồ điều chế Isoleuxin:
CH3CH2 CH CH3 A B C D Isoleuxin
Br C2H5ONa 2. HCl

Bài 20 (DHBB 2013)


Để tổng hợp được axit retigeranic, người ta cần phải tổng hợp được chất trung gian X:

Từ 6-metylhept-5-enal và but-3-en-2-on người ta có thể tổng hợp ra X theo sơ đồ sau:

Xác định công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D, E.


24 | 26
Hướng dẫn giải:
Quá trình tổng hợp chất X theo sơ đồ như đây:

C. Kết luận
Chuyên đề này đã góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề sau:
+ đồng phân cấu tạo và đồng phân cấu hình (cis – trans, Z - E) của các tecpenoit.
+ đồng phân cấu hình (D – L, R – S) của gluxit, axit amin, ankaloit.
+ đồng phân cấu dạng của gluxit.
+ Một số tính chất của các hợp chất thiên nhiên thông qua các phản ứng xác định cấu
trúc, các chuỗi phản ứng tổng hợp các chất khác.
+ Trạng thái tự nhiên của các hợp chất thiên nhiên được đề cập.
+ Sơ lược tổng hợp một số hợp chất thiên nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25 | 26
1. Lê Văn Đăng, Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, NXB Đại học Quốc gia TP HCM,
2005.
2. Thái Doãn Tĩnh, Cơ sở Hóa học Hữu cơ, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2006.
3. Đặng Như Tại, Ngô Thị Thuận, Hóa học Hữu cơ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012
4. Trần Quốc Sơn, Cơ sở lý thuyết Hóa học Hữu cơ, NXB Giáo dục, 1999.
5. Thái Doãn Tĩnh, Bài tập cơ sở Hóa học Hữu cơ, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2006.
6. Nguyễn Hữu Đĩnh, Bài tập Hóa học Hữu cơ, NXB Giáo dục, 2008.
7. Ngô Thi Thuận, Bài tập Hóa học Hữu cơ, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2012.
8. Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn hóa học từ năm 2000 đến năm 2013
9. en.wikipedia.org/wiki/…

26 | 26

You might also like