You are on page 1of 2

TÀI LIỆU HÓA HỌC HỮU CƠ LUYỆN THI ĐẠI HỌC (CẤP THPT)

BÀI GIẢNG SỐ 1:

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

I. Giới thiệu về hóa học hữu cơ


- Hóa học hữu cơ là ngành khoa học thiên về hóa học, chuyên nghiên cứu các hợp
chất hữu cơ.
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat,
xyanua: NaCN, KCN và cacbua: Al4C3, CaC2…)

(?) Đánh dấu (X) vào ô trống được cho là phân loại đúng hợp chất đó

CH4 CaCN2 KSCN C2H6O CH3COOH C43H66N12O12S2


Hợp chất vô cơ
Hợp chất hữu cơ

- Phân loại hợp chất hữu cơ


+ Hidrocacbon: chỉ chứa C, H
+ Dẫn xuất của hidrocacbon: ngoài các nguyên tố C, H còn có thể có các nguyên
tố khác, phổ biến là O, N và halogen…

(?) Hợp chất nào dưới đây thuộc loại hidrocacbon ?

A. CH3-CH=CH-CH2OH C. CH3-COO-C2H5
B. C(CH3)4 D. C2H5Cl

II. Phân tử hợp chất hữu cơ


1. Đặc điểm của phân tử hợp chất hữu cơ
- Chủ yếu có liên kết cộng hóa trị.
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan (phần lớn các chất trong nước) thấp.
- Thường kém bền nhiệt và dễ cháy.

(?) Đặc điểm nào dưới đây chưa đúng khi nói về các thuộc tính cơ bản của hợp chất
hữu cơ ?

A. Nhiệt độ nóng chảy thấp.


B. C. Các hợp chất hữu cơ đều ít tan trong nước
C. Do đặc tính dễ bốc cháy, chúng dùng làm nhiên liệu
D. Chủ yếu chứa liên kết cộng hóa trị trong phân tử.

(?) Hợp chất hữu cơ phải nhất thiết chứa nguyên tố hóa học nào? Vì sao?
TÀI LIỆU HÓA HỌC HỮU CƠ LUYỆN THI ĐẠI HỌC (CẤP THPT)

2. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ


- Là công thức biểu thị số lượng của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử hữu cơ.
- Để xác định công thức phân tử, điều kiện cần của 1 bài toán theo thứ tự là
1. Xác định % theo khối lượng từng nguyên tố hóa học theo cách chia tỷ lệ.
2. Từ việc chia tỷ lệ ta được hệ số đơn giản nhất là công thức đơn giản.
3. Từ công thức đơn giản, suy luận được công thức phân tử nhờ phân tử khối, tỷ
khối của hợp chất đó.

(?) Bài tập SGK 1-6 trang 95.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

3. Cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ


a. Thuyết cấu tạo hóa học
- Đọc sách giáo khoa dòng chữ in xanh, lưu ý để thi học kỳ.
- Một số lưu ý nhỏ:
+ Hóa trị C(IV), N(III), O(II), H(I).
+ Các hợp chất mặc dù có cùng CTPT, nhưng không đồng nghĩa với việc chúng sẽ
có tính chất giống nhau hoàn toàn và chúng có thể khác nhau hoàn toàn.
b. Đồng đẳng - Đồng phân
- Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học, có thể giải thích được 2 khái niệm. Chúng ta có
thể dễ hiểu:
+ Đồng đẳng: củng tính chất, có điểm chung, nhưng cách nhau về số nhóm –CH2 .
+ Đồng phân: cùng CTPT, khác nhau về cấu tạo hóa học.

(?) Làm thế nào để xác định hai hợp chất là đồng đẳng, đồng phân của nhau ?

(?) Phân loại đồng đẳng, đồng phân cho các hợp chất dưới đây.

(I) CH3-CH=CH-CH2OH (V) CH3-CH=O


(II) CH3-CH2-CH3 (VI) CH2=CH-CH2OH
(III) CH2=CH-CH2-CH2OH (VII) O=CH-CH2CH3
(IV) CH3CH(CH3)2
c. Liên kết sigma và liên kết pi

(?) So sánh liên kết sigma và liên kết pi. Đặc trưng cho phản ứng của liên kết pi ?

You might also like