You are on page 1of 12

Tên học sinh: ____________________________________________ Lớp: ______

CHƯƠNG
PHẦN A –4:LÝ
HYDROCARBON - NHIÊN
THUYẾT VÀ BÀI TẬP LIỆU
CƠ BẢN

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

I. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ


1. Khái niệm hợp chất hữu cơ
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Carbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối carbonate kim loại,…)
- Phân loại hợp chất hữu cơ
Hydrocarbon Dẫn xuất của hydrocarbon
- Phân tử chỉ gồm 2 nguyên tố là Hydrocarbon - Ngoài C và H, trong phân tử còn có các nguyên
VD: CH4, C2H4, C2H2, C6H6 tố khác (O,N,Cl,…)
VD: CH3Cl, CH3CHO, CH3NH2

2. Khái niệm về hóa học hữu cơ


- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
II. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
1. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị: C (IV), H (I), O (II).
- Trong hợp chất hữu cơ, những nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch
carbon:
Mạch không phân nhánh Mạch nhánh Mạch vòng

- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. Ví dụ

Rược etylic (C2H5OH) Dimethyl ether (CH3-O-CH3)

2. Một số loại công thức hợp chất hữu cơ


Loại công thức Cho biết thông tin về … Ví dụ
Công thức tổng quát loại nguyên tố cấu thành nên phân CxHyOzNt
tử

Công thức đơn giản nhất loại nguyên tố và tỉ lệ giữa các CH2 CH2O
nguyên tố

Công thức phân tử loại nguyên tố, số lượng nguyên tố C2H6 C2H6O
mỗi loại
Công thức cấu tạo thành phần phân tử và trật tự liên
kết giữa các nguyên tử

Trang 2
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1: Cho các chất sau: C2H4, CO2, CH4, CH3COOH, C2H7NO2, C6H12O6, CaCO3, C6H6, C2H5Cl,
C2H5OH, C2H2, NaHCO3. Hãy phân loại các chất trên vào bảng sau:
Hợp chất hữu cơ
Hợp chất vô cơ
Hydrocarbon Dẫn xuất của hydrocarbon
C2H4 CH4 C6H6 C2H2 CH3COOH C2H7NO2 C6H12O6 CO2 CaCO3 NaHCO3
C2H5Cl C2H5OH

Câu 2: Biết rằng: Gỗ, tre, giấy, dầu hỏa, cồn, nến, đường ăn, gạo, ngô, sắn chứa chủ yếu là các chất
hữu cơ.
(a) Khi đốt các chất trên có cháy không? Khi đốt các chất trên có cháy do thành phần chứa chủ yếu các
chất hữu cơ.
(b) Sản phẩm thu được khi đốt cháy các chất trên có điểm gì chung? Sản phẩm tạo thành đều có CO2
và H2O.
Câu 3: Cho các chất: CH4, C2H4, C2H6O, C2H4O2, C3H9N, C3H7O2N. Tính phần trăm khối lượng mỗi
nguyên tố trong các chất trên.
%m C = 12* nC/ M ptử %m H= 1* nH/ M ptử %m O = 16* nO/ M ptử %m N= 14* nN/ M ptử
Hợp chất %m C %m H %m O %m N
CH4
C2H4
C2H6O
C2H4O2
C3H9N
C3H7O2N

Câu 4: Cho các chất: C3H8, C4H6, C3H8O, C3H7Cl, C6H7N, C2H5O2N. Tính phần trăm khối lượng mỗi
nguyên tố trong các chất trên.
Câu 5: Hãy viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: CH4, CH3Br, CH4O, C2H6,
C2H5Br, C2H6O, C2H4, C2H2.
Câu 6: Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có ứng với mỗi công thức phân tử sau: C3H8, C3H7Cl.
Câu 7: Đốt cháy 12 gam một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) bằng khí oxygen dư, sau phản ứng thu
được 9,916 lít khí CO2 (đkc) và 7,2 gam H2O. Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong X.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon X bằng oxygen dư, sau phản ứng thu được 9,916 lít khí
CO2 (đkc) và 9 gam nước.
(a) Tính tỉ lệ số mol của hai nguyên tố C và H trong X.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong X.
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hợp chất hữu cơ là:
A. hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác
B. hợp chất của carbon, hydrogen và oxygen.
C. hợp chất của carbon và hydrogen
D. hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối carbonate kim loại, …)
Câu 2. Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A. CO2. B. CH4. C. CO. D. K2CO3.
Câu 3. Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A. H2CO3. B. Na2CO3. C. KHCO3. D. C2H5OH.
Câu 4. Chất nào sau đây không phải hợp chất hữu cơ?
A. CH3COOH. B. C6H12O6. C. (NH4)2CO3. D. HCHO.
Câu 5. Hợp chất nào sau đây thuộc loại hydrocarbon?
Trang 3
A. C2H6O. B. CO2. C. C2H2. D. CCl4.
Câu 6. Hợp chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon?
A. C2H4O2. B. CaCO3. C. NaHCO3. D. C3H4.
Câu 7. Hydrocarbon X có phân tử khối là 30 amu. X là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C2H4.
Câu 8. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon.
C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
Câu 9. Trong các hợp chất hữu cơ, carbon có hoá trị là
A. I. B. IV. C. III. D. II.
Câu 10. Hoá trị của carbon, oxygen, hydrogen trong hợp chất hữu cơ lần lượt là
A. IV, II, II. B. IV, III, I. C. II, IV, I. D. IV, II, I.
Câu 11. Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là
A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh.
C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh.
Câu 12. Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 13. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.
C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.
Câu 14. Dãy các chất nào sau đây đều là hydrocarbon?
A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl.
C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 15. Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4.
C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 16. Dãy chất nào sau đây là dẫn xuất hydrocarbon?
A. CH4, C2H5, C3H8, C5H12. B. C2H6O, CH4, C2H4O2, C2H6, C6H12O6.
C. CH3Cl, C2H6O, C12H22O11, C15H31COOH. D. C6H12O6, C6H6, C6H5Cl, C4H9Cl.
Câu 17. Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ?
A. Trạng thái (rắn, lỏng, khí). B. Độ tan trong nước.
C. Màu sắc. D. Thành phần nguyên tố.
Câu 18. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là
A. 52,2%; 13%; 34,8%. B. 52,2%; 34,8%; 13%.
C. 13%; 34,8%; 52,2%. D. 34,8%; 13%; 52,2%.
Câu 19. Cho các công thức cấu tạo: (a) CH3–CH2–CH3, (b) CH3–O–CH2CH3, (c) CH3–O–CH3, (d)
CH3CH2CH2–OH. Cặp chất nào có cùng công thức phân tử?
A. (a) và (b). B. (b) và (d). C. (a) và (c). D. (b) và (c).
Câu 20. Hợp chất hữu cơ nào sau đây trong phân tử chỉ gồm liên kết đơn?
A. C3H8, C2H2. B. C3H8, C4H10. C. C4H10, C2H2. D. C4H10, C6H6.
Câu 21. Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là
A. 10. B. 13. C. 14. D. 12.
Câu 22. Cho các chất: CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ
trong các chất trên là bao nhiêu?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 23. Cho các chất: CH4, C2H6O, C2H4O2, C3H8, C2H2, C2H5Cl, C6H6. Số hợp chất thuộc loại
hydrocarbon trong dãy trên là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
_____HẾT_____

Trang 4
CHUYÊN ĐỀ 2: METHANE – ETHYLENE – ACETYLENE

Methane (CH4) Ethylene (C2H4) Acetylene (C2H2)


Chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Tính
chất
vật lí

Công
thức
cấu
tạo

Phản ứng cháy: Phản ứng cháy: Phản ứng cháy:


t oC toC toC

CH4+2O2CO2+2H2O C2H4+3O22CO2 + 2H2O 2C2H2+5O2  4CO2+2H2O


Tác dụng với Clo (Cl2) Phản ứng mất màu dung
Phản ứng mất màu dung dịch
khi có ánh sáng dịch Brom:
Brom:
Ánh sáng
C2H2 + 2Br2  C2H2Br2
CH4 + Cl2CO2 + H2O

Phản ứng trùng hợp:


Tính
chất
hoá
học

- Làm nhiên liệu trong - Làm nguyên liệu điều chế nhựa - Làm nhiên liệu trong đèn
Ứng đời sống và sản xuất. PE, ethyl alcohol, acetic acid, … xì hàn cắt kim loại.
dụng - Điều chế hydrogen, - Kích thích hoa quả màu chín. - Nguyên liệu sản xuất
bột than, … PVC, cao su, …

Trang 5
CaC2 + 2H2O → C2H2↑ +
Ca(OH)2
Điều 2CH4 (1500 o C)−−−−→ C2H2
chế + 3H2

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1: Cho các khí sau tác dụng với nhau từng đôi một: CH4, H2, Cl2, O2. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 2: Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
(a) Đốt cháy khí acetylene trong oxygen.
(b) Trùng hợp ethylene.
(c) Sục hỗn hợp methane, ethylene, acetylene qua dung dịch bromine dư.
(d) Cho khí ethane (C2H6) tác dụng với khí chlorine chiếu sáng.

Câu 3: Hoàn thành chuỗi phản ứng:

Câu 4. Hãy nêu phương pháp hóa học phân biệt các chất khí sau:
(a) methane, ethylene, hydrogen.
CH4 C2H4 H2

Phương trình hoá học: ………………………………………………………….


………………………………………………………….
(b) methane, acetylene, carbon dioxide.
CH4 C2H2 CO2

Nước vôi trong Không hiện tượng Không hiện tượng Đục nước vôi trong

Nước Brom Không hiện tượng Mất màu nước Brom

Phương trình hoá học: CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O

Câu 5: Nêu phương pháp hóa học dùng để phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt sau:
(a) methane, hydrogen, oxygen.
(b) methane, ethylene, carbon dioxide.
(c) methane, acetylene, carbon monooxide, oxygen.
Câu 6: Hãy nêu phương pháp hóa học để
Trang 6
(a) loại bỏ khí carbonic ra khỏi hỗn hợp khí carbonic và methane.
(b) loại bỏ khí methane ra khỏi hỗn hợp khí carbonic và methane.
(c) loại bỏ khí ethylene ra khỏi hỗn hợp khí ethylene và methane.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 12,395 lít (đkc) ethylene trong oxygen dư.
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính thể tích khí oxygen phản ứng và thể tích khí CO2 sinh ra trong mỗi trường hợp (đkc).
Câu 8: Cho V lít hỗn hợp X gồm methane và acetylene qua dung dịch bromine dư thấy mol bromine
tham gia phản ứng là 0,2 mol và thấy thoát ra 3,7185 lít khí. Các thể tích khí đều đo ở đkc.
(a) Tính V.
(b) Tính thể tích khí oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên.
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Brom dư, chất phản ứng là acetylene, methane không phản ứng.
Khí thoát ra: CH2Br2 và CH4
Phương trình hoá học: C2H2 + 2Br2  C2H2Br2
0,1  0,2  0,1 (mol)
a) Thể tích C2H2 phản ứng là thể tích C2H2 có trong hỗn hợp do dùng nước Brom dư
VC2H2 = 0,1 * 24,79 = 2,479 (L)
Thể tích C2H2Br2 tạo thành: VC2H2Br2 = 0,1 * 24,79 = 2,479 (L)
Thể tích CH4 VCH4 = 3,7185 – 2,479 = 1,2395 (L)
Số mol CH4 = V CH4 : 22,4 = 1,2395: 24,79 = 0,05 (mol)
b) Phương trình hoá học:
CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
0,05  0,1 (mol)
2C2H2 + 5O2  4CO2 + 2H2O
0,1  0,25 (mol)
Tổng số mol O2 cần dùng để đốt cháy hỗn hợp trên: nO2 = nO2 – CH4 + nO2 – C2H2 = 0,1 + 0,25 = 0,35 (mol)
Thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy hỗn hợp trên: V O2 = nO2 * 24,79 = 0,35 *24,79 = 8,6765 (L)
Câu 9: Cần bao nhiêu mL dung dịch bromine 0,1M để tác dụng hết với:
(a) 0,2479 lít ethylene ở đkc.
(b) 0,37185 lít acetylene ở đkc.
Câu 10: Cho 9,916 lít hỗn hợp khí X gồm methane, ethylene, acetylene tác dụng với lượng dư dung
dịch bromine thì thấy có 0,5 mol bromine tham gia phản ứng đồng thời thấy thoát ra 2,479 lít khí. Các
thể tích khí đều đo ở đkc.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Công thức phân tử của methane là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 2. Công thức phân tử của ethylene là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 3. Công thức phân tử của acetylene là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 4. Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

Trang 7
A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 5. Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6.


Câu 6. Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6.


Câu 7. Trong phân tử Methane có
A. 4 liên kết đơn C – H.
B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H.
C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H.
D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H.
Câu 8. Trong phân tử ethylene giữa hai nguyên tử carbon có
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba.
Câu 9. Trong phân tử acetylene, giữa hai nguyên tử carbon có
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. một liên kết ba. D. hai liên kết đôi.
Câu 10. Phản ứng đặc trưng của methane là
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế.
C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy.
Câu 11. Điều kiện để methane tham gia phản ứng thế chlorine là
A. nhiệt độ. B. nhiệt độ và ánh sáng.
C. chất xúc tác. D. ánh sáng khuyếch tán.
Câu 12. Phản ứng biểu diễn đúng giữa methane và chlorine là
A. CH4 + Cl2 CH2Cl2 + H2. B. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl.
C. CH4 + Cl2 CH2 + 2HCl. D. 2CH4 + Cl2 2CH3Cl + H2.
Câu 13. Khí ethylene cho phản ứng đặc trưng là
A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế.
C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy.
Câu 14. Hóa chất dùng để loại bỏ khí ethylene có lẫn trong khí methane là
A. dung dịch bromine. B. dung dịch phenolphthalein.
C. dung dịch hydrochloric acid. D. dung dịch nước vôi trong.
Câu 15. Khí tham gia phản ứng trùng hợp là
A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 16. Phản ứng giữa khí ethylene với dung dịch nước bromine thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng trao đổi.
Trang 8
Câu 17. Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là
A. methane. B. ethane. C. ethylene. D. acetylene.
Câu 18. Khi đốt khí acetylene (C2H2), số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là
A. 2: 1. B. 1: 2. C. 1: 3. D. 1: 1.
Câu 19. Chất nào làm mất màu dung dịch bromine?
A. CH3 - CH3. B. CH3 - Cl. C. CH CH. D. CH3 - OH.
Câu 20. 1 mol hydrocarbon X làm mất màu vừa đủ 2 mol bromine trong dung dịch. Hydrocarbon X là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C3H6.
Câu 21. Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí acetylene là
A. Al4C3. B. CaC2. C. Ca. D. Na.
Câu 22. Hợp chất nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử?
A. C2H4. B. C2H2. C. CH4. D. C3H6.
Câu 23. Hợp chất nào sau đây chứa liên kết ba "C≡C" trong phân tử?
A. CH4. B. C2H2. C. C3H6. D. C2H4.
Câu 24. Tính chất vật lí cơ bản của methane là:
A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 25. Tính chất vật lý của khí ethylene:
A. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí màu vàng lục, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Câu 26. Acetylene có tính chất vật lý:
A. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Câu 27. Methane đều tác dụng được với các chất nào dưới đây?
A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2.
Câu 28. Trong nhóm các hydrocarbon sau, nhóm hydrocarbon nào có phản ứng đặc trưng là phản
ứng cộng?
A. C2H4, CH4. B. C2H4, C6H6. C. C2H4, C2H2. D. C2H2, C6H6.
Câu 29. Thuốc thử dùng để nhận biết methane và ethylene là
A. quì tím. B. HCl. C. NaOH. D. dung dịch Br2.
Câu 30. Để loại bỏ khí acetylene trong hỗn hợp với methane người ta dùng
A. nước. B. khí hydrogen. C. dung dịch bromine. D. khí oxygen.
Câu 31. Đốt cháy chất nào sau đây cho số mol CO2 bằng số mol H2O?
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 32. Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hydrogen bằng hai lần số nguyên tử carbon và làm mất màu
dung dịch bromine. Hợp chất đó là
A. methane. B. ethylene. C. acetylene. D. benzene.
Câu 33. Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, làm mất màu dung dịch bromine, đốt cháy hoàn
toàn 1 mol khí này sinh ra khí carbonic và 1 mol hơi nước. Hợp chất đó là
A. methane. B. ethylene. C. acetylene. D. benzene.
Câu 34. Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, tham gia phản ứng thế, không tham gia phản
ứng cộng. Hợp chất đó là
A. methane. B. ethylene. C. acetylene. D. benzene.
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon, thu được số mol H 2O gấp đôi số mol CO2. Công thức
phân tử hydrocarbon đó là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Trang 9
Câu 36. Cho phương trình hóa học: 2X + 7O2 4CO2 + 6H2O. X là
A. C2H2. B. C2H4. C. C2H6. D. C6H6.
Câu 37. Phương trình đốt cháy hydrocarbon X như sau:
Hydrocarbon X là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 38. Khi đốt cháy khí methane bằng khí oxygen thì tỉ lệ thể tích của khí Methane và khí oxygen
nào dưới đây để được hỗn hợp nổ?
A. 1 thể tích khí methane và 3 thể tích khí oxygen.
B. 2 thể tích khí methane và 1 thể tích khí oxygen.
C. 3 thể tích khí methane và 2 thể tích oxygen.
D. 1 thể tích khí methane và 2 thể tích khí oxygen.
Câu 39. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Methane là chất khí nhẹ hơn không khí.
B. Methane là nguồn cung cấp hydrogen cho công nghiệp sản xuất phân bón hoá học.
C. Methane là chất khí cháy được trong không khí, toả nhiều nhiệt.
D. Methane là chất khí nhẹ hơn khí hydrogen.
Câu 40. Phương pháp nào sau đây nhằm thu được khí methane tinh khiết từ hỗn hợp khí methane và
khí carbonic?
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư.
B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.
C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.
D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng nước bromine dư.

Trang 10
CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ BÀI TẬP

DẠNG 1: BÀI TOÁN LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
✧ Bài toán: Cho hợp chất hữu cơ X có hàm lượng các nguyên tố là %mC; %mH; %mO; … Phân tử
khối của X là MX. Xác định công thức phân tử của X.
✧ Phương pháp:
- Bước 1: Gọi công thức của X là: CxHyOz. Từ tỉ lệ nguyên tử các nguyên tố ⇒ Công thức đơn giản
nhất (CTĐGN):
- Bước 2: Từ CTĐGN và phân tử khối ⇒ hệ số n ⇒ CTPT của X.
Chú ý: %mC + %mH + %mO = 100%
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Thiết lập công thức phân tử của X trong các trường hợp sau:
(a) Vitamin A có công thức đơn giản nhất là C 20H30O. Khối lượng mol của vitamin A gấp 6,5 lần
khối lượng mol của CO2.
(b) Hợp chất hữu cơ X có %C = 85,8%; %H = 14,2% về khối lượng. Phân tử khối của X là 56 amu.
(c) Người ta xác định được % khối lượng các nguyên tố trong vitamin C: %C = 40,91% ; %H =
4,545%; %O = 54,545%. Xác định CTPT biết phân tử khối của vitamin C là 176 amu.
(d) Hợp chất hữu cơ X có %C = 49,58%; %H = 6,44% về khối lượng; còn lại là oxygen. Khi hoá
hơi hoàn toàn 5,45 gam X, thu được 0,61975 lít hơi (đkc).
Câu 2. Khói thuốc lá làm tăng khả năng bị ung thư phổi, hoạt chất có độc trong thuốc lá là nicotin.
Xác định khối lượng phân tử của nicotin có giá trị 162 amu. Phân tích nguyên tố định lượng cho thành
phần phần trăm khối lượng như sau: 74,07%C, 8,65%H, 17,28%N. Xác định CTPT của nicotin.
Câu 3. Thiết lập công thức phân tử của X trong các trường hợp sau:
(a) Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó thành phần phần trăm khối lượng của
carbon là 60% và hydrogen là 13,33%. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen là 30.
(b) Phenolphthalein là chất chỉ thị màu dùng để nhận biết dung dịch base có % về khối lượng C, H,
O lần lượt là 75,47%; 4,35% và 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphthalein là 318 (g/mol).
Tìm công thức phân tử của phenolphthalein?
DẠNG 2: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
Câu 4. Cho 6,1975 lít khí methane tác dụng vừa đủ với m gam khí chlorine tạo thành V lít hỗn hợp khí
gồm methyl chloride và hydroge nchloride.
(a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
(b) Tính m và V biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 5. Ethane (C2H6) là một chất có tính chất tương tự methane. Khi cho 4,958 lít khí ethane (ở đkc)
tác dụng vừa đủ với V lít khí chlorine (tỉ lệ 1 : 1), chiếu sáng thu được hỗn hợp khí X.
(a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và xác định các khí trong X.
(b) Tính V.
Câu 6. Cho m gam methane tác dụng vừa đủ với khí chlorine tỉ lệ số mol 1 : 1 thu được hỗn hợp X
gồm hai khí. Sục hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 11,7 gam muối (giả sử
chỉ xảy ra phản ứng trung hòa).
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính m.
Câu 7. Dẫn 4,958 lít khí acetylene (ở đkc) qua dung dịch bromine thấy dung dịch bromine nhạt màu.
(a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
(b) Tính khối lượng bromine đã tham gia phản ứng.
Câu 8. Biết rằng 0,1 lít khí ethylene (đkc) làm mất màu tối đa 50 mL dung dịch bromine. Nếu dùng
0,1 lít khí acetylene (đkc) thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu mL dung dịch bromine trên?

Trang 11
Câu 9. Cho 0,61975 lít (đkc) hỗn hợp khí gồm C 2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch bromine dư,
khối lượng bromine đã tham gia phản ứng là 5,6 gam.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Câu 10. Cho 6,1975 lít hỗn hợp khí methane, ethylene và acetylene tác dụng với lượng dư dung dịch
bromine thì có 48 gam bromine tham gia phản ứng, sau phản ứng thấy có 1,2395 lít khí X thoát ra.
(a) Viết các PTHH xảy ra và xác định khí X.
(b) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu biết rằng các thể tích đều đo ở đkc.
Câu 11. Dẫn V lít khí ethylene (ở đkc) qua dung dịch bromine dư thấy có 40 gam bromine tham gia
phản ứng.
(a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
(b) Tính V.
Câu 12. Cho 2,479 lít khí ethylene (đkc) phản ứng vừa đủ với dung dịch bromine 0,1M. Thể tích dung
dịch bromine tham gia phản ứng là
A. 2 lít. B. 1,5 lít. C. 1 lít. D. 0,5 lít.
Câu 13. Khối lượng khí ethylene cần dùng để phản ứng hết 8 gam bromine trong dung dịch là
A. 0,7 gam. B. 7 gam. C. 1,4 gam. D. 14 gam.
Câu 14. Dẫn 1,3 gam khí acetylene qua bình đựng dung dịch bromine dư. Khối lượng sản phẩm thu
được sau phản ứng là
A. 34,6 gam. B. 17,3 gam. C. 8,65 gam. D. 4,325 gam.
Câu 15. Để đốt cháy 4,958 lít khí ethylene cần phải dùng:
(a) Bao nhiêu lít khí oxygen?
(b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích khí oxygen?
Biết rằng các thể tích khí đều đo ở đkc.
Câu 16. Đốt cháy 30,9875 mL hỗn hợp khí methane và acetylene cần phải dùng 74,37 mL khí oxygen.
(a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
(b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra.
(Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn V lít khí ethylene, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí CO2 (ở đkc) và m
gam nước.
(a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
(b) Tính V và m.
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí methane, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong
dư. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 10 gam.
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 6,1975 lít khí methane (đkc). Thể tích khí oxygen (đkc) cần dùng để đốt
cháy hết lượng Methane là
A. 6,1975 lít. B. 12,395 lít. C. 24,79 lít. D. 37,185 lít.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn khí ethylene, thu được 6,1975 lít khí CO 2. Thể tích khí ethylene và
oxygen cần dùng là (các khí đo ở đkc)
A. 6,1975 lít; 16,8 lít. B. 3,09875 lít; 9,29625 lít.
C. 28 lít; 92,9625 lít. D. 3,09875 lít; 6,1975 lít.
Câu 21. Thể tích oxygen cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 4,958 lít C 2H2 và 2,479 lít C2H4
(các thể tích ở đkc) là
A. 7,437 lít. B. 15,68 lít. C. 13,44 lít. D. 17,92 lít.
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí acetylene thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đkc, biết
rằng oxygen chiếm 20% thể tích không khí)?
A. 319,657 lít. B. 309,875 lít. C. 240,115 lít. D. 120,235 lít.

Trang 12

You might also like