You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2023 -2024


A. LÍ THUYẾT
1. Nêu được tên gọi, tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng của một số phi kim Cl2, C, Si và
oxit CO, CO2, SiO2 , muối cacbonat. Nêu phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí
nghiệm và công nghiệp.
2. Trình bày được nguyên tắc sắp xếp và qui luật biến đổi tính chất của bảng hệ thống
tuần hoàn. Nêu được đặc điểm của ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Hiểu được ý nghĩa của
bảng tuần hoàn
3. Nêu được khái niệm về hợp chất hữu cơ, nhận biết hợp chất hữu cơ, phân loại hợp
chất hữu cơ, đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
4. Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học,
ứng dụng, điều chế các chất sau:metan, etilen, axetilen. Nêu được hiện tượng và giải
thích hiện tượng thực tế.
5. Nêu được thành phần, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, thành phần hóa học của dầu
mỏ, khí thiên nhiên, biết sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả.
6. Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÍ DỤ
1. Bài tập nhận biết.
Ví dụ: Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học?
a. NaCl, NaHCO3; CaCO3
b. C2H4; CH4; CO2
c. CO2, CO, SO2
2. Bài toán:
a. Dạng bài tập hidrocacbon tác dụng với dung dịch brom
b. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ
c. Dạng bài tập hidrocacbon tác dụng với dung dịch brom
d. Bài tập định lượng về cacbon và hợp chất cacbon
Bài 1. Cho 3,36 lít hỗn hợp khí gồm metan và axetilen qua bình đựng dung dịch nước
brom dư, sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp?
Bài 2. X là hỗn hợp gồm metan và etilen. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí X (đktc) qua bình
nước brom dư thấy có 8 gam brom tham gia phản ứng.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính % thể tích các chất trong X.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam khí CO2 và 3,6
gam nước. Xác định công thức phân tử của A biết khối lượng mol là 60 g/mol.
3. Dạng bài tập giải thích hiện tượng
Bài tập 1. Giải thích vì sao không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu?
Bài tập 2. Giải thích vì sao khi quần áo bị dính sơn, ta không thể giặt sạch bằng nước.
4. Một số bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tên gọi của khí CO2 là?
A. cacbon (IV) oxít B. Cacbon đioxit
C. Cacbon mono oxit D. Đicacbon oxit
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây là của silic ?
A. Điều chế kim loại B. Mặt nạ phòng độc
C. Vật liệu bán dẫn D. Tẩy trắng đường
Câu 3. Tính chất nào sau đây của khí cacbon oxit ?
A. tính oxi hóa B. Tính khử
C. Vừa khử, vừa oxi hóa D. Tính axit
Câu 4. Công thức hóa học của muối canxi cacbonat là ?
A. CaO B. CaSO4 C. CaCO3 D. Ca(HCO3)2
Câu 5: Các dạng thù hình của cacbon là:
A. Than chì, cacbon vô định hình, cacbon oxit.
B. Than chì, kim cương, canxi cacbonat.
C. Cacbon vô định hình, kim cương, canxi cacbonat.
D. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Câu 6. Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm
A. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc. B. ruột bút chì, chất bôi trơn.
C. mũi khoan, dao cắt kính. D. điện cực, chất khử.
Câu 7. Hiện tượng hóa học xảy ra khi cho dòng khí CO đi qua bột CuO nung đỏ ?
A. chất rắn chuyển từ màu đỏ thành màu đen
B. Chất rắn chuyển từ màu đen thành màu đỏ
C. Chất rắn chuyên từ màu đen thành màu xanh
D. Chất rắn chuyển từ màu xanh thành màu đen
Câu 8. Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl là?
A. Xuất hiện kết tủa trắng B. Xuất hiện khí
C. Xuất hiện kết tủa xanh D. Không hiện tượng
Câu 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:
A. Chiều nguyên tử khối tăng dần.
B. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần
C. Tính kim loại tăng dần.
D. Tính phi kim tăng dần.
Câu 10: Đặc điểm chung của các nguyên tố trong cùng 1 Chu kì ?
A. cùng số hiệu nguyên tử B. cùng điện tích hạt nhân
C. cùng số lớp electron D. cùng số electron lớp ngoài cùng
Câu 11. Tính chất kim loại, phi kim biến đổi như thế nào trong 1 chu kì theo chiều
tăng của điện tích hạt nhân?
A. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
B. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
C. Tính kim loại và phi kim đều tăng dần
D. Tính kim loại và phi kim đều giảm dần
Câu 12 . Bảng tuần hoàn gồm có?
A. 7 chu kì và 8 nhóm
B. 8 chu kì và 7 nhóm
C. 3 chu kì và 7 nhóm
D. 7 chu kì và 3 nhóm
Câu 13. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 12 +. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn
là?
A. Ô số 12, chu kì 4, nhóm II
B. Ô số 12, chu kì 3, nhóm I
C. Ô số 12, chu kì 3, nhóm II
D. Ô số 12, chu kì 4, nhóm I
Câu 14. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VI. Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VII.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A X có tính kim loại mạnh hơn Y
B. X có tính phi kim mạnh hơn Y
C. X có tính kim loại yếu hơn Y
D. X có tính phi kim yếu hơn Y
Câu 15. Nguyên tử X thuộc ô số 17, chu kì 3, nhóm VII trong bảng tuần hoàn. Phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. X là kim loại mạnh B. X là phi kim mạnh
C. X là khí hiếm D. X là kim loại yếu
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon
B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat...
C. Hợp chất hữu cơ là hợp chất chỉ chứa C và H
D. Hợp chất hữu cơ là hợp chất chỉ chứa C; H và O
Câu 17. Đặc điểm cấu tạo trong phân tử metan là?
A. Chỉ có liên kết đơn B. Có 1 liên kết đôi
C. Có liên kết ba D. Có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi
Câu 18. Công thức hóa học của etilen là?
A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. C6H6
Câu 19. Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là?
A. Phản ứng cộng C. Phản ứng thế
B. Phản ứng phân hủy D. Phản ứng cháy.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon trong oxi thì sản phẩm thu được là?
A. CO2 và H2O B. CO2 C. H2O D. CO2; H2O; muối cacbonat
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hợp chất hữu cơ X (chứa 2 nguyên tố C, H) thu
được 3,36 lít CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là?
A. 1,8 gam B. 0,4 gam C. 4,4 gam D.2,2 gam
Câu 22. Công thức hóa học của metan là?
A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. C6H6
Câu 23. Ứng dụng nào sau đây là của metan?
A. Thúc đẩy quả mau chín C. Làm dung môi pha chế các chất khác
B. Làm nhiên liệu D. Điều chế CO2
Câu 24. Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là?
A. Phản ứng cộng C. Phản ứng thế
B. Phản ứng phân hủy D. Phản ứng cháy.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít CH4 cần vừa đủ V lít khí Oxi. Giá trị V là?
A. 8,96 lít B. 6,72 lít C. 4,48 lít D. 11,2 lít
Câu 26 . Đặc điểm cấu tạo trong phân tử etilen là?
A. Chỉ có liên kết đơn C. Có 1 liên kết đôi
B. Có 1 liên kết ba D. Có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi
Câu 27. Ứng dụng nào sau đây là của etilen?
A. Thúc đẩy quả mau chín C. Làm dung môi pha chế các chất khác
B. Làm thuốc nổ D. Điều chế CO2
Câu 28. Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2 B. NaHCO3 C. Ca(HCO3)2 D. C2H6 O
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hợp chất hữu cơ?
A. Trong hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 thứ tự nhất định
B. Trong hợp chất hữu cơ các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành
mạch cacbon
C. Trong hợp chất hữu cơ, Cacbon luôn có hóa trị IV, Hídro hóa trị I, Oxi hóa trị II
D. Trong hợp chất hữu cơ luôn có cacbon và hidro.
Câu 30. Nguyên liệu điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm?
A. Đất đèn, nước B. Rượu etylic C. Metan D. Nhôm cacbua
Câu 31. Chất C410 có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 32. Đốt cháy hợp chất hữu cơ, rồi sục sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong, thấy
xuất hiện kết tủa trắng. Điều đó chứng tỏ?
A. Hợp chất hữu cơ chứa CO2
B. Hợp chất hữu cơ chứa CO
C. Hợp chất hữu cơ chứa H
D. Hợp chất hữu cơ chứa Cacbon
Câu 33. Khi sục khí metan vào dung dịch brom thì?
A. Dd bị mất màu C. dd chuyển sang màu da cam
B. dd bị hóa đen D. Không hiện tượng
Câu 34. Khí etilen tác dụng với dãy chất nào sau đây?
A. O2; Br2; Cl2 B. O2; Br2; CO2 C. O2; H2; CO2 D. H2; H2O; CO2
Câu 35. Sản phẩm nào sau đây là của phản ứng etilen với dung dịch brom?
A. C2H2 B. C2H2Br2 C. C2H2Br4 D. C2H4Br2
Câu 36. Cho metan phản ứng với khí clo khi có ánh sáng. Sản phẩm thu được là?
A.CH4 B. CH3 Cl và H2 C. CH2Cl D. CH3Cl và HCl
Câu 37. Hiện tượng xảy ra khi sục axetilen vào dung dịch brom?
A. Dung dịch chuyển màu vàng nâu
B. Dung dịch chuyển màu da cam
C. Dung dịch chuyển màu xanh
D. Dung dịch bị nhạt màu
Câu 38 . Đây không phải là sản phẩm của dầu mỏ?
A. Nhựa đường B. Dầu mazut C. Dầu điezen D. Dầu ăn
Câu 39. Để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan ta dùng?
A. Dd Ca(OH)2 B. dd Br2 C. dd NaOH D. Nước
Câu 40. Sục từ từ 8,96 lít hỗn hợp CH4 và C2H4 vào dung dịch brom dư thì thấy khối
lượng brom phản ứng là 16 gam. Phần trăm thể tích CH4 và C2H4 lần lượt là?
A. 25 % và 75 % B. 75% và 25% C. 50% và 50% D. 40 % và 60%.
Câu 41. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít C2H4 cần vừa đủ V lít khí Oxi. Giá trị V là?
A. 8,96 lít B. 6,72 lít C. 4,48 lít D. 13,44 lít
Câu 42. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều hidrocacbon thơm
B. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều hidrocacbon
C. Dầu mỏ là hỗn hợp nhân tạo của nhiều hidrocacbon
D. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp

You might also like