You are on page 1of 4

Câu 1: Nhiệt độ sôi của rượu etylic là

A. 78,3 oC. B. 87,3 oC. C. 73,8 oC. D. 83,7 oC.


Câu 2: Độ rượu là
A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.
Câu 3: Trong 100 ml rượu 45o có chứa
A. 45 ml nước và 55 ml rượu nguyên chất. B. 45 ml rượu nguyên chất và 55 ml nước.
C. 45 gam rượu nguyên chất và 55 gam nước. D. 45 gam nước và 55 gam rượu nguyên
chất.
Câu 4: Trên nhãn của một chai rượu ghi 18o có nghĩa là
A. nhiệt độ sôi của rượu etylic là 18 oC.
B. nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 18 oC.
C. trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất và 82 ml nước.
D. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml rượu etylic nguyên chất.

Câu 5: Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất thu được
A. rượu etylic có độ rượu là 20o. B. rượu etylic có độ rượu là 25o.
C. rượu etylic có độ rượu là 30o. D. rượu etylic có độ rượu là 35o.
Câu 6: Trong số các chất sau. Chất nào tác dụng được với Na?
A. CH3-CH3. B. CH3-CH2-OH. C. C6H6. D. CH3-O-CH3.
Câu 7: Cho rượu etylic 90 tác dụng với natri. Số phản ứng hóa học có thể xảy ra là
o

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là
A. KOH; Na; CH3COOH; O2. B. Na; K; CH3COOH; O2.
C. C2H4; Na; CH3COOH; O2. D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.
Câu 9: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H 2 thoát ra
(đktc) là
A. 2,8 lít. B. 5,6 lít. C. 8,4 lít. D. 11,2 lít.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một hợp chất hữu cơ X, thu được 2,24 lít khí cacbonic
(đktc) và 2,7 gam hơi nước. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C6H10O5. B. C2H6O. C. CH2O. D. C3H8O.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O, thu được 19,8 gam khí
CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O. B. C4H10O. C. C3H8O. D. CH4O.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,69 gam hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Sau phản ứng thu
được 672 cm3 khí CO2 (đktc) và 0,81 gam H2O. Biết rằng trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp
suất thì 2,3 gam chất X chiếm cùng thể tích với 1,4 gam khí nitơ. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O. B. C2H6O. C. CH2O. D. C2H4.

Câu 13: Tính chất vật lý của axit axetic là


A. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
B. chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.
C. chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước.
D. chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.
Câu 14: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là
A. 2% - 5%. B. 5% - 9%. C. 9% -12%. D. 12% -15%.
Câu 15: Chất nào sau đây làm quì tím đổi màu?
A. CH3COOH. B. CH3CH2OH. C. CH2 = CH2. D. CH3OH.
Câu 16: Axit axetic tác dụng với kẽm giải phóng khí
A. hiđro (H2). B. hiđro clorua (HCl). C. hiđro sunfua (H2S). D.
amoniac (NH3).

Câu 17: Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây?
A. ZnO. B. CaCO3. C. MgCl2. D. NaOH.
Câu 18: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaOH, Na, CaCO3. B. Na, CuO, HCl. C. Na, NaCl, CuO. D.
NaOH, Cu, NaCl.
Câu 19: Khi bị ong đốt, để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào
sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương?
A. nước vôi. B. nước muối. C. Cồn. D. giấm.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH 3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra
(đktc) là
A. 0,56 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.

Câu 21: Cho dung dịch chứa 10 gam hỗn hợp C 2H5OH và CH3COOH tác dụng với Zn dư, thu
được 1,12 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của rượu etylic và axit
axetic lần lượt là
A. 30% và 70%. B. 40% và 60%. C. 70% và 30%. D. 60% và 40%.
Câu 22: Để trung hòa hoàn toàn 4,8 gam hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ Y, Z cần x mol
NaOH, thu được 6,78 gam muối. Giá trị của x là
A. 0,05. B. 0,07. C. 0,09. D. 0,07.
Câu 23: Cho dung dịch axit axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10%,
thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là
A. 20. B. 16. C. 15. D. 13.
Câu 24: Tính chất vật lí cơ bản của metan là:
A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước. B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 25: Trong phân tử metan có
A. 4 liên kết đơn C – H. B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H.
C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H. D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, thu được số mol H 2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử
hiđrocacbon đó là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 27: Phản ứng đặc trưng của metan là
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy.
Câu 28: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, có chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth
thu được 22,4 lít CO2, 13,5 gam H2O và 1,12 lít N2 (đktc). Tỉ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức
phân tử của Meth là
A. C20H30N2. B. C8H11N3. C. C9H11NO. D. C10H15N.
Câu 29: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O 2, thu được 4 lít CO 2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ, áp suất). CTPT của X là
A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O.

Câu 30: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có


A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba.
Câu 31: Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là
A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy.
Câu 32: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan là
A. dung dịch brom. B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch axit clohidric. D. dung dịch nước vôi trong.
Câu 33: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là
A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 34: Phản ứng giữa khí etilen với dung dịch nước brom thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng trao đổi.
Câu 35: Cho 2,24 lít khí etilen (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 0,1M. Thể tích dung dịch brom
tham gia phản ứng là
A. 2 lít. B. 1,5 lít. C. 1 lít. D. 0,5 lít.
Câu 36: Dẫn 2,8 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam
brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là
A. 50%; 50%. B. 40%; 60%. C. 30%; 70%. D. 80%; 20%.
Câu 37: Cho 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) CH 4 và C2H4 có tỉ lệ thể tích là 3 : 2 qua dd chứa 20 gam brom. Khối
lượng brom còn dư là
A. 12 gam. B. 4 gam. C. 16 gam. D. 8 gam.

Câu 38: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có


A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. một liên kết ba. D. hai liên kết đôi.
Câu 39: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4, C6H6. B. C2H4, C2H6. C. CH4, C2H4. D. C2H4, C2H2.
Câu 40: Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng
A. nước. B. khí hiđro. C. dung dịch brom. D. khí oxi.
Câu 41: Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen là
A. Al4C3. B. CaC2. C. Ca. D. Na.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp khí X gồm metan và axetilen, thu được 8,96 lít khí CO 2 (đktc).
Phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 30% và 70%. B. 50% và 50%. C. 40% và 60%. D. 45% và 55%.
Câu 43: Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi, người ta đo thể tích CO 2 với H2O, thấy tỉ lệ về thể tích
của CO2 với H2O là 1:1. Vậy X là
A. CH4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H4.

Câu 44: Những tính chất sau, tính chất nào không phải là của dầu mỏ?
A. Có nhiệt độ sôi thấp và xác định. B. Chất lỏng.
C. Nhẹ hơn nước. D. Không tan trong nước.
Câu 45: Tính chất vật lý nào sau đây không phải là của dầu mỏ?
A. Dầu mỏ là hỗn hợp lỏng, sánh, màu nâu đen.
B. Dầu mỏ không tan trong nước.
C. Dầu mỏ có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 100oC
D. Dầu mỏ nhẹ hơn nước.
Câu 46: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là
A. CO2. B. H2O. C. CH4. D. NaCl.
Câu 47: Những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng được gọi là
A. nguyên liệu. B. nhiên liêu. C. vật liệu. D. điện năng.
Câu 48: Than có hàm lượng cacbon cao nhất là
A. than mỡ. B. than gầy. C. than non. D. than bùn.
Câu 49: Trong các loại than dưới đây, loại than trẻ nhất có hàm lượng cacbon thấp nhất là
A. than gầy. B. than mỡ. C. than non. D. than bùn.
Câu 50: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp
A. phun nước vào ngọn lửa. B. phủ cát vào ngọn lửa.
C. thổi oxi vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.

You might also like