You are on page 1of 8

Câu 1: 

Công thức cấu tạo của rượu etylic là


 A. CH2 – CH3 – OH.
 B. CH3 – O – CH3.
 C. CH2 – CH2 – OH2.
 D. CH3 – CH2 – OH.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây là sai?
 A. Rượu etylic là chất lỏng, không màu.
 B. Rượu etylic tan vô hạn trong nước.
 C. Rượu etylic có thể hòa tan được iot.
 D. Rượu etylic nặng hơn nước.
Câu 3: Nhận xét nào đúng về nhiệt độ sôi của rượu etylic?
 A. Rượu etylic sôi ở 100°C.
 B. Nhiệt độ sôi của rượu etylic cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
 C. Rượu etylic sôi ở 45°C.
 D. Rượu etylic sôi ở 78,3°C.
Câu 4: Độ rượu là
 A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
 B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
 C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
 D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.
Câu 5: Trong 100 ml rượu 40° có chứa
 A. 40 ml nước và 60 ml rượu nguyên chất.
 B. 40 ml rượu nguyên chất và 60 ml nước.
 C. 40 gam rượu nguyên chất và 60 gam nước.
 D. 40 gam nước và 60 gam rượu nguyên chất.
Câu 6: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng
 A. sắt.
 B. đồng
 C. natri.
 D. kẽm.Câu 7: Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là
 A. NaOH; Na; CH3COOH; O2.
 B. Na; K; CH3COOH; O2.
 C. C2H4; K; CH3COOH; Fe.
 D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.
Câu 8: Cho 11,2 lít khí etilen (ở đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric đặc làm xúc tác, thu
được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là
 A. 40%.
 B. 40%.
 C. 50%.
 D. 60%.
Câu 1: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ
 A. trên 10 %.
 B. dưới 2 %.
 C. từ 2% - 5%.
 D. từ 5% - 10%.
Câu 2: Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại
 A. phản ứng oxi hóa - khử.
 B. phản ứng hóa hợp.
 C. phản ứng phân hủy.
 D. phản ứng trung hòa.
Câu 3: Dãy chất tác dụng với axit axetic là
 A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.
 B. CuO; Ba(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH.
 C. Ag; Cu(OH)2; ZnO ; H2SO4; C2H5OH.
 D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.
Câu 4: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách
 A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh.
 B. lên men dung dịch rượu etylic.
 C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
 D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
Câu 5: Để phân biệt dung dịch axit axetic và rượu etylic ta dùng kim loại nào sau đây?
 A. Na.
 B. Zn.
 C. K.
 D. Cu.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở
đktc) là
 A. 0,56 lít.
 B. 1,12 lít.
 C. 2,24 lít.
 D. 3,36 lít.Câu 7: Trung hòa 400 ml dung dịch axit axetic 0,5M bằng dung dịch KOH
0,5M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là
 A. 100 ml.
 B. 200 ml.
 C. 300 ml.
 D. 400 ml.
Câu 8: Hòa tan 10 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra ( đktc) là
 A. 2,24 lít.
 B. 3,36 lít.
 C. 4,48 lít.
 D. 5,60 lít.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 12 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10% . Khối lượng dung
dịch CH3COOH cần dùng là
 A. 360 gam.
 B. 180 gam.
 C. 340 gam.
 D. 120 gam.
Câu 10: Cho 0,2 mol axit axetic tác dụng với lượng dư rượu etylic đun nóng và có mặt
H2SO4 đặc làm xúc tác (giả sử hiệu suất 100%) khối lượng etyl axetat là
 A. 8,8 gam
 B. 88 gam
 C. 17,6 gam
 D. 176 gam
Câu 1: Este là sản phẩm của phản ứng giữa
 A. axit và rượu.
 B. rượu và gluxit.
 C. axit và muối.
 D. rượu và muối.
Câu 2: Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 120 ml nước cất thu được
 A. rượu etylic có độ rượu là 20°.
 B. rượu etylic có độ rượu là 25°.
 C. rượu etylic có độ rượu là 30°.
 D. rượu etylic có độ rượu là 35°.
Câu 3: Cho các chất sau : Mg, Cu, CuO, NaCl, C2H5OH, Ba(OH)2. Số chất tác dụng được với
dung dịch axit axetic là
 A. 3.
 B. 4.
 C. 5.
 D. 6.
Câu 4: Có ba lọ không nhãn đựng : rượu etylic, axit axetic, dầu vừng. Có thể phân biệt bằng
cách nào sau đây ?
 A. Dùng quỳ tím và nước.
 B. Khí cacbon đioxit và nước.
 C. Kim loại kali và nước.
 D. Phenolphtalein và nước.
Câu 5: Một chất hữu cơ A có khối lượng phân tử là 46 đvC. Công thức phân tử của A là
 A. C3H6O.
 B. C2H6O.
 C. C2H4O2.
 D. CH2O.
Câu 6: Giấm ăn là
 A. dung dịch rượu etylic có nồng độ trên 10 %.
 B. dung dịch rượu etylic có nồng độ dưới 2 %.
 C. dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% - 5%.
 D. dung dịch axit axetic có nồng độ từ 5% - 10%.
Câu 7: Hòa tan 15 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra ( đktc) là
 A. 2,24 lít.
 B. 3,36 lít.
 C. 4,48 lít.
 D. 5,60 lít.
Câu 8: Đun nóng chất béo với nước thu được
 A. glixerol và muối của một axit béo.
 B. glixerol và các axit béo.
 C. glixerol và axit hữu cơ.
 D. glixerol và muối của các axit béo
Câu 10: Lên men 1 lít ancol etylic 23 độ thu được giấm ăn. Biết hiệu suất lên men là 100%
và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml. Khối lượng axit axetic trong giấm là bao
nhiêu?
 A. 240 gam.
 B. 230 gam.
 C. 480 gam.
 D. 460 gam.

Câu 1: Rượu phản ứng được với natri vì:


A. trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi
B. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro và oxi
C. trong phân tử có nhóm -OH
D. trong phân tử có nguyên tử oxi
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất có nhóm -OH hoặc -COOH đều tác dụng được với NaOH
B. Chất có nhóm -COOH tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na
C. Chất có nhóm -OH tác dụng được với NaOH
D. Chất có nhóm -COOH tác dụng đưuọc với Na và NaOH, còn chất có nhóm -OH tác dụng
được với Na
Câu 3: Công thức cấu tạo đúng của axit axetic là:
A. HCOOCH3 B. C2H4O2 C. CH3COOH D. CH3COOCH3
Câu 4: Thực hiện xà phòng hóa một chất béo (Y) thì thu được glixerol và hai muối của axit
béo là C17H33COOK và C17H35COOK với tỉ lệ số mol tương ứng là 2: 1. Công thức cấu
tạo của chất béo (Y) nào sau đây là đúng?

Câu 5: Cho 5,11 gam ancol A có công thức chung là CnH2n+1OH tác dụng hết với natri, thu
được 0,592 lít H2 (đktc). Công thức phân tử đúng của ancol là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH
Câu 6: Ancol etylic được điều chế từ:
A. Etilen B. Etylclorua C. Đường glucozo D. Cả ba đáp án trên
Câu 7: Thực hiện hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1 cho từ từ natri kim loại vào ancol etylic.
Thí nghiệm 2 cho từ từ natri kim loại vào nước. Nhận xét đúng là:
A. Thí nghiệm 1 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 2
B. Thí nghiệm 2 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 1
C. Cả 2 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng như nhau
D. Chỉ có 1 thí nghiệm xảy ra phản ứng
Câu 8: Khi cho C2H5ONa vào nước thì nó bị:
A. Thủy phân B. Nhiệt phân
C. Phân hủy D. Tạo ra dung dịch C2H5ONa
Câu 9: Đốt cháy a mol axit hữu cơ, mạch hở, đơn chức A được b mol CO2 và c mol H2O.
Biết a= b-c. Phát biểu đúng là:
A. A là axit no B. A có thể làm mất màu nước brom
C. A có chứa 3 liên kết π trong phân tử D. A có thể cho phản ứng tráng gương
Câu 10: Cho 1 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và 1 gam axit fomic vào ống nghiệm
thứ 2, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thì thể tích CO2 thu được ở cùng nhiệt độ, áp suất là:
A. Hai ống bằng nhau B. Ống 1 nhiều hơn ống 2
C. Ống 2 nhiều hơn ống 1 D. Cả hai ống đều nhiều hơn 22,4 lít (đktc)
Câu 11: Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. HCHO vad CH3COOH B. C3H5(OH)3 và HCHO
C. C3H5(OH)3 và CH3COOH D. C2H4(OH)2 và CH3COCH3
Câu 12: Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99g hỗn hợp 2 este đơn chức bằng dung dịch NaOH thu
được 2,05g muối của một axit cacboxylic và 0,94g hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp.
Công thức cấu tạo của hai este là
A. HCOOCH3 và HCOOC2H5 B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7 D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
Câu 13: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5. B. C15H31COOCH3.
C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 14: Axit axetic và etyl axetat đều phản ứng với chất nào sau đây
A. Bột sắt B. Dung dịch NaHCO3
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 loãng
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước
B. Chất béo tan nhiều trong dung môi hữu cơ
C. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố
D. Chất béo là este của glixerol và axit béo
Câu 16: Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 30 ml MOH 20% (D
= 1,2 g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn đung dịch thu được chất
rắn X. Đốt chảy hoàn toàn X thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và 9,54 gam
M2CO3. Kim loại M và công thức cấu tạo của este ban đầu là
A. Na và HCOOC2H5. B. K và HCOOCH3.
C. Na và CH3COOC2H5. D. K và CH3COOCH3.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức Y và este đơn chức Z. Đung nóng hỗn hợp
X với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được p gam một
ancol T và 24,4 gam hỗn hợp rắn khan E gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Cho p gam T tác
dụng với Na dư thoát ra 0,56 lít khí (ở đktc). Trộn đều 24,4 gam E với CaO, sau đó nung
nóng hỗn hợp, thu được m gam khí G. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,2 B. 6,4 C. 0,8 D. 1,6
Câu 18: Ancol etylic 40∘ có nghĩa là
A. trong 100 gam dung dịch ancol có 40 gam ancol C2H5OH nguyên chất.
B. trong 100ml dung dịch ancol có 60 gam nước.
C. trong 100ml dung dịch ancol có 40ml C2H5OH nguyên chất.
D. trong 100 gam ancol có 60ml nước.
Câu 19: Ancol etylic được tạo ra khi
A. Thuỷ phân saccarozơ B. lên men glucozơ
C. Thuỷ phân đường mantozơ D. thuỷ phân tinh bột.
Câu 20: Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat ?
A. Đun hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.
B. Đun hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric.
C. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.
D. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.

You might also like