You are on page 1of 10

ÔN HK1 KHỐI 10 - ĐỀ ÔN 1

Câu 1.Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Phân tử sulfur gồm 8 nguyên tử (S8) có dạng vòng khép kín.
B. Sulfur tan nhiều trong nước, ít tan trong alcohol và carbon disulfide.
C. Trong tự nhiên, sulfur tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
D. Các khoáng vật pyrite, chalcopyrite, thần sa, thạch cao đều có chứa sulfur.
Câu 2.Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của Sulfur?
A. Sulfur không có tính oxi hoá, tính khử. B. Sulfur chỉ có tính oxi hoá.
C. Sulfur có tính oxi hoá và tính khử. D. Sulfur chỉ có tính khử.
Câu 3.Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sulfur dioxide là một trong các tác nhân làm ô nhiễm khí quyển, gây mưa acid.
B. Khi núi lửa hoạt động, khí sinh ra có hydrogen sulfide và sulfur dioxide.
C. Sulfur dioxide là khí độc, mùi hắc, gây viêm đường hô hấp ở người.
D. Ở điều kiện thường, sulfur dioxide là chất lỏng không màu, dễ bay hơi.
Câu 4.Thuốc thử dùng nhận biết sulfuric acid và muối sulfate là:
A. Quỳ tím B. dd phenolphtalein C. dd BaCl2 D. dd AgNO3
Câu 5.Số oxi hóa của Sulfur (S) trong phân tử Sulfuric acid (H2SO4)là:
A. +2. B. +3. C. +4. D. +6.
Câu 6.Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Sulfuric acid (H2SO4) loãng thấy hiện tượng
A. Quỳ tím hóa đỏ. B. Quỳ tím hóa xanh.
C. Quỳ tím không đổi màu D. Quỳ tím bị mất màu tím
Câu 7: Trong các hợp chất sau, chất nào không phải là hợp chất hữu cơ?
A. (NH4)2CO3. B.CH3COONa. C.CH3Cl. D.C6H5NH2.
Câu 8: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu
A.các hợp chất của carbon.
B.các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2).
C.các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, xyanide, carbide,…).
D.các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.
Câu 9: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các
chất trên là bao nhiêu?
A.4. B.5. C.3. D.2.
Câu 10: Trong các chất sau đây, chất nào dễ cháy nhất?
A. . B. . C. . D. .
Câu 11: Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất
A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. có độ tan khác nhau. D. có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 12: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?
A.Lọc. B.Chiết. C.Kết tinh. D.Dùng nam châm hút.
Câu 13: Nguyên tắc của phương pháp sắc kí là dựa trên khả năng
A. hấp phụ và hoà tan chất. B. chất khí bay hơi khác chất lỏng.
C. hoà tan của các chất. D. trạng thái của các chất.
Câu 14: Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau
A. về kích thước phân tử. B. ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng.
C. về khả năng bay hơi. D. về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 15: Tách biệt sulfur ra khỏi nước người ta dung phương pháp nào sau đây?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 16: Cho hỗn hợp các alkane có mạch carbon thẳng sau: pentane (sôi ở 36 °C), heptane (sôi ở 98 °C), octane (sôi
ở 126 °C) và nonane (sôi ở 151 °C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?
A. Chiết. B. Kết tinh. C. Bay hơi. D. Chưng cất.
Câu 17: Phương pháp kết tinh được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Làm đường cát, đường phèn từ mía.
B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.
C. Nấu rượu để uống.D. Ngâm rượu thuốc.
Câu 18: Chất nào sau đây có cùng công thức đơn giản với C2H2?
A.CH4. B. C6H6. C. C2H4. D. C3H6
Câu 19: Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho ta biết:
A.Số lượng các nguyên tố trong hợp chất. B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất.
C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. D. Tất cả đều sai.
Câu 20: Công thức phân tử cho biết thông tin nào sau đây về phân tử hợp chất hữu cơ?
A. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
B. Thành phần nguyên tố và tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
C. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
D. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
Câu 21: Khi phân tích một hợp chất hữu cơ (X) có thành phần như sau: %C = 52,17%; %H = 13,04% và %O =
34,78%. Biết CTĐGN trùng với CTPT. Công thức phân tử của (X) là
A. C2H6O. B. C3H8O. C. CH4O. D. C4H10O.
Câu 22: Theo thuyết cấu tạo hóa học, nguyên tử carbon có hóa trị?
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Theo thuyết cấu tạo hóa học, các nguyên tử carbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon nào?
A.Mạch nhánh; mạch vòng. B. Mạch nhánh; mạch vòng.
C. Mạch nhánh; không nhánh; mạch vòng. D. Mạch không nhánh; mạch vòng.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây biểu diễn công thức cấu tạo ở dạng khung phân tử?
A. . B. .

C. . D. .
Câu 25: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau?

A. . B. .

C. . D. .
Câu 26: Cặp chất nào sau đây có thể đồng đẳng của nhau?
A.CH4; C2H4. B. C2H4; C3H8. C. C2H2; C4H6. D. CH4O; C2H4O.
Câu 27: Cấu tạo hoá học là giữa các nguyên tử trong phân tử. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. thứ tự liên kết. B. phản ứng. C. liên kết. D. tỉ lệ số lượng.
Câu 28: Cho các câu sau:
(1) Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một trật tự nhất định.
(2) Liên kết giữa các nguyên tử cacbon với các nguyên tử phi kim trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa
trị.
(3) Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo gọi là những chất đồng đẳng của
nhau.
(4) Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là đồng phân của nhau.
(5) Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm −CH 2−, nhưng có cấu tạo và tính chất hoá
học tương tự nhau là những chất đồng đẳng.
(6) Công thức cấu tạo cho biết thứ tự và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
(7) Axit axetic CH3COOH và etyl axetat CH3COOC2H5 là đồng đẳng của nhau vì phân tử của chúng hơn kém nhau 2
nhóm −CH2− và chúng đều tác dụng được với dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là
A.4. B. 3. C. 6. D. 5.
Bài tập tự luận
M : C= 12, H=1, O=16, N=14, S=32, Na = 23, K=39, Mg = 24, Fe = 56
Bài 1. Hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O. Phân tích X thu được
phần trăm khối lượng của C và O lần lượt là 54,54%; 36,37%.
Lập CTPT X biết phổ khối lượng của X như hình bên.
Bài 2.Dẫn 2,479 lít khí SO2 (đkc) vào 50ml dd NaOH 1M. Tìm khối
lượng muối và nồng độ mol dd sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch
thay đổi không đáng kể.
Bài 3.Hòa tan hoàn toàn 5,68 gam Mg,Fe trong 500ml HNO3
2M(dư) sau phản ứng thu được 3,2227 lít(đkc) khí không màu hóa nâu ngoài không khí và dung dịch A không có
NH4NO3.
a. Tính % khối lượng Mg,Fe trong hỗn hợp ban đầu
b. Nồng độ mol chất trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
ÔN HK1 KHỐI 10 - ĐỀ ÔN 2

Câu 1.Sulfur là chất rắn có màu: A. đỏ. B. vàng. C. không màu. D. xanh.
Câu 2.Tìm câu sai trong các câu sau:
A. S tác dụng với kim loại thể hiện tính oxi hóa.B. S tác dụng với phi kim thể hiện tính khử.
C. S tác dụng với H2 thể hiện tính khử. D. S không chỉ tác dụng với đơn chất mà còn tác dụng với hợp
chất.
Câu 3.Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp?
A. 4FeS2 + 11O2→ 2Fe2O3 + 8SO2B. S + 2H2SO4→3SO2 + 2H2O
C.2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O D. 3S + 2KClO3→ 3SO2 + 2KCl
Câu 4.Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:
A. Fe . B. Cu. C.Zn. D. Mg.
Câu 5. Công thức phân tử của Sulfuric acid là:
A. H2SO3 B. H2SO4 C. H2S D. SO3
Câu 6.Khi cho saccharose (C12H22O11) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc trong cốc thủy tinh thấy có bọt khí đẩy
carbon trào lên khỏi cốc. Thí nghiệm trên chứng minh được tính chất nào sau đây của H2SO4 đặc?
A. tính háo nước và tính khử mạnh. B. chỉ có tính háo nước.
C. tính háo nước và tính oxi hóa mạnh. D. chỉ có tính oxi hóa mạnh.
Câu 7: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có carbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đếnhalogen, S, P,.
B.gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C.bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D.thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P,.
Câu 8: Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là
A.liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết cho - nhận. D. liên kết hiđro.
Câu 9: Nhóm chức là gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. Cụm từ
thích hợp điền vào chỗ trống trong phát biểu trên là
A. nguyên tử. B. phân tử. C. nhóm nguyên tử. D. nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. và là những hydrocarbon.
B. và là những alcohol.
C. và là những carboxylic acid.
D. và là những aldehyde.
Câu 11: Ngâm rượu thuốc đã ứng dụng phương pháptách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ nào sau đây?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 12: Tách biệt và tinh chế tinh dầu cam từ vỏ cam ta dung phương pháp nào sau đây?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 13: Phương pháp nào không dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ?
A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết. C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp cô cạn.
Câu 14: Nhiệt độ sôi của rượu (thành phần chính là ethanol) là 78 °C và của nước là 100 °C. Phương pháp nào có
thể tách rượu ra khỏi nước?
A. Cô cạn. B. Lọc. C. Bay hơi. D. Chưng cất.
Câu 15: Cho hình ảnh về dụng cụ sau: Dụng cụ này có thể được sử dụng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào

dưới đây?
A. Nước và rượu. B.Nước và muối ăn. C.Xăng và dầu ăn. D.Dầu ăn và nước.
Câu 16: Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất?
A. Phân tử khối. B. Nhiệt độ sôi. C. Khả năng hấp phụ và hoà tan. D. Nhiệt độ nóng chảy.
Câu 17: Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới
đây để việc kết tinh lại được thuận lợi?
A. Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực.
B. Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh.
C. Ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh.
D. Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh.
Câu 18: Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X thu được như hình vẽ:

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là


A.80. B. 78. C. 76. D. 50.
Câu 19: Một hợp chất hữu cơ (Z) có công thức dạng (C3H8O)n. Công thức phân tử của hợp chất trên là
A.C6H16O2. B.C3H8O. C. C9H24O3. D.Không xác định được.
Câu 20: Glucose là hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại quả chín, đặc biệt là quả nho. Công thức phân tử của
glucose là C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucose là
A. C1,5H3O1,5. B. CH2O. C. C3H4O3. D. CHO2.
Câu 21: Thành phần phần trăm về khối lượng C, H, O trong phân tử ethanol C2H5OH lần lượt là
A. 52,71%; 13,04%; 34,25%. B. 52,71%; 17,39%; 29,90%.
C. 53,33%; 11,11%; 35,56%. D. 53,33%; 13,04%; 33,63%.
Câu 22: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. CH4, CH3-CH3. B. CH3OCH3, CH3CH=O. C. CH3OH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3OCH3.
Câu 23: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
A. CH3OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. C. HCHO, CH3CHO. D. CH3CH2OH, C3H5(OH)3.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đồng phân?
A. Những hợp chất có thành phần hoá học tương tự nhưng có cấu tạo khác nhau là những chất đồng phân.
B. Những hợp chất khác nhau nhưng có cấu tạo tương tự nhau là những chất đồng phân.
C. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân.
D. Những chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những chất đồng phân.
Câu 25: Các chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng alcohol có công thức chung (n≥ 1)?
A. . B. .
C. . D. .
Câu 26: Một trong những luận điểm của thuyết cấu tạo hoá học do Butlerov đề xuất năm 1862 có nội dung là
A. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử mà chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hoá học.
B. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.
C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.
D. Tính chất của các chất chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà không phụ thuộc vào cấu tạo hoá học.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
B. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
D. Hoá trị của cacbon trong các hợp chất hữu cơ là không đổi.
Câu 28: Kết luận nào sau đây đúng?
A.Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm −CH 2−, do đó tính chất hóa học khác nhau là
những chất đồng đẳng.
C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của
nhau.
D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
M : C= 12, H=1, O=16, N=14, S=32, Na = 23, K=39, Al = 27, Cu = 64
Bài 1.Oxi hóa hoàn toàn 10,32 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 11,8992 lít CO2 (đkc) và 6,48 gam H2O. Xác
định CTPT hợp chất hữu cơ A biết tỉ khối hơi A so với CH4 bằng 5,375.
Bài 2.Dẫn 7,437 lít khí SO2 (đkc) vào 200ml dd NaOH 2M. Tìm khối lượng muối và nồng độ mol dd sau phản ứng
giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 3.Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp kim loại Al, Cu trong 500ml dung dịch HNO3 xM (dư 25% so với phản
ứng). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 70,8 gam muối và 7,437 lít khí không màu hóa nâu
ngoài không khí (đktc) là spk duy nhất của N+5. Tìm a và x.

ÔN HK1 KHỐI 10 - ĐỀ ÔN 3

Câu 1.Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S:
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
Câu 2.Tính chất hóa học đặc trưng của S là?
A.Tính khử B. Không tham gia phản ứng. C. Tính oxi hoáD. A và C
Câu 3.Những nguồn phát thải sulfur dioxide vào môi trường là:
(1) Núi lửa phun trào.(2) Nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.
(3) Các phương tiện giao thông vận tải.(4) Quá trình quang hợp của cây xanh.
A. chỉ có (3). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 4.Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của sulfuric acid đặc,nguội? Chọn đáp án đúng:
A. Háo nước B. Hòa tan được kim loại Al, Fe
C. Tan trong nước, tỏa nhiệt D. Làm hóa than vải, giấy, đường saccarozo
Câu 5. Để phân biệt hai dung dịchNa2SO4 và NaCl có thể dùng chất nào sau đây?
A. NaNO3 B. Na2CO3 C. BaCl2 D. MgCl2
Câu 6. Khi tiến hành thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để ngăn chặn khí SO2 thoát ra gây ô
nhiễm môi trường, người ta thường dùng bông tẩm dung dịch X để nút miệng ống nghiệm. X có thể là chất nào sau
đây : A. CH3OOHB.NaClC. C2H5OH D.NaOH
Câu 7: Hợp chất C2H5Br thuộc loại hợp chất nào?
A.Dẫn xuất halogen. B.Halogen. C.Ester. D.Ether.
Câu 8: Chất nào sau đây không thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A.CH4. B.CH3Cl. C.CH3COONa. D.CO2.
Câu 9: Xét các chất CH4, HCN, CO2, CH2=CH2, CH3CH=O, Na2CO3, CH3COONa, H2HCH2COOH và Al4C3. Trong
các chất này, số hợp chất hữu cơ là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10: Các chất hữu cơ thường có đặc điểm chung là
A.phân tử luôn có các nguyên tố C, H và O. B. có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định. D. khó bị phân hủy dưới tác dụng
nhiệt.
Câu 11: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán
X có nhóm -OH?

A. .B. . C. . D. .
Câu 12: Để tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ ở dạng rắn ta dùng phương pháp nào?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 13: Những ruộng muối từ nước biển đã ứng dụng phương pháptách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ nào sau
đây?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 14: Tách biệt các màu của sơn, mực in,…người ta dung phương pháp nào sau đây?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 15: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
A.Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 16: Phương pháp kết tinh dùng để tách các chất
A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nguyên tử khối khác nhau.
C. có độ tan khác nhau. D. có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 17: Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Nước và dầu ăn. B. Bột mì và nước. C. Cát và nước. D. Nước và rượu.
Câu 18: Hình vẽ bên mô tả phương pháptách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ nào?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Sắc kí. D. Chưng cất.
Câu 19: Công thức phân tử (CTPT) không thể cho ta biết:
A.Số lượng các nguyên tố trong hợp chất. B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất.
C. Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất. D. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 20: Một hợp chất hữu cơ A chứa và O về khối lượng. Biết một phân tử có 6 nguyên tử
oxygen, công thức phân tử của là A. . B. . C. . D. .
Câu 21: Cho chất acetylene (C2H2) và benzene (C6H6), phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai chất giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
Câu 22: Hợp chất A có công thức đơn giản nhất là C2H4O và có tỉ khối hơi so với oxygen bằng 2,75 Công thức phân
tử của A là A.CH2O. B. C2H6O2. C. C2H4O2. D. C4H8O2.
Câu 23: Cặp chất nào sau đây là đồng phân mạch carbon của nhau?

A. . B. .

C. . D. .
Câu 24: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A.CH3-CH2-OH; CH3-CHO. B. CH3-CH2-COOH; HCOO-CH2-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3. D. CH3-O-CH3; CH3-CH2-OH.
Câu 25: Cho các chất sau đây:

;
Các chất đồng đẳng của nhau là
A. I, II và VI. B. I, III và IV. C.II, III, V và VI. D. I, II, III và IV.
Câu 26: Liên kết đôi gồm một liên kết  và một liên kết , liên kết nào bền hơn?
A. Cả hai dạng liên kết bền như nhau. B. Liên kết  kém bền hơn liên kết .
C. Liên kết  kém bền hơn liên kết . D. Cả hai dạng liên kết đều không bền.
Câu 27: Công thức phân tử không cho ta biết
A. những nguyên tố cấu tạo nên hợp chất. B. hàm lượng phần trăm mỗi nguyên tố có trong hợp
chất.
C. số lượng mỗi nguyên tử từng nguyên tố trong hợp chất. D. thứ tự sắp xếp các nguyên tử nguyên tố trong hợp
chất.
Câu 28: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn?
A.C3H6. B. C2H4. C. C6H6. D. C4H10.
M : C= 12, H=1, O=16, N=14, S=32, Na = 23, K=39, Zn= 6524, Fe = 56
Bài 1.Sucrose là loại đường được tạo thành từ một glucose và fructose liên kết với nhau bằng liên kết 1,2
glucoside. Sucrose là loại đường được lấy từ củ cải đường hoặc mía đường. Trái cây và rau quả cũng chứa
sucrose tự nhiên. Kết quả phân tích sucrose cho thấy phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon là 42,10%,
hydrogen là 6,43% còn lại là oxygen. Phân tử khối của sucrose được xác định thông qua phổ khối lượng với
peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất là 342. Lập CTPT của sucrose.
Bài 2.Dẫn 12,8g khí SO2 vào 500ml dd KOH 1M. Tìm khối lượng muối và nồng độ mol dd sau phản ứng.
Bài 3.Hòa tan hoàn toàn 16g một hh Fe, Zn vào mg dd HNO3 29,4% (đặc, nóng) thì thu được 15,3698 lít khí màu
nâu đỏ thoát ra (đkc – spk duy nhất) và dd X. Tính % khối lượng mỗi kim loại và khối lượng dung dịch HNO3 sử
dụng
ÔN HK1 KHỐI 10 - ĐỀ ÔN 4
Câu 1.Sulfur là chất khử trong phản ứng nào sau đây?
A. S + O2 SO2B. S + H2 H2SC. S + Fe FeSD. S + Hg HgS
Câu 2.Sulfur là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. S + O2 SO2 B. S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O
C. S + Fe FeS D. S + 3F2 SF6
Câu 3.Cách nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp
A. Đốt cháy lưu huỳnh B. Cho Na2SO3 tác dụng dd H2SO4
C. Đốt cháy H2S D. Nhiệt phân CaSO3
Câu 4.Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nóngnhưng không tan trong H2SO4 loãng?
A. Ag B. Fe C. Al D. Zn
Câu 5. Thuốc thử dùng để nhận biết ion sulfate là:
A. dd AgNO3. B. dd NaOH. C. dd BaCl2. D. dd Na2CO3.
Câu 6.Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm
A. SO2 và H2S B. CO2 và SO2 C. SO3 và CO2 D. H2S và CO2
Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A.CO2. B.CH4. C.CO. D.K2CO3.
Câu 8: Phân tử chất nào sau đây không chỉ chứa liên kết cộng hoá trị mà còn chứa liên kết ion?
A. . B. . C. . D. .

Câu 9: Xét phản ứng quang hợp: Chất nào trong phản úng này thuộc loại hợp
chất hữu cơ? A. . B. . C. . D. .
Câu 10: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là
A.thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B.thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C.thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D.thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 11: Tính chất vật lí của đa số các hợp chất hữu cơ là
A.tan nhiều trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ. B.nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
C.tan nhiều trong nước, khó bay hơi. D.tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, nhiệt độ sôi thấp.
Câu 12: Phản ứng đốt cháy ethanol:

C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(g) . Phản ứng hoá học trên là


A. phản ứng thu nhiệt, diễn ra thuận lợi. B. phản ứng toả nhiệt, diễn ra không thuận lợi.
C. phản ứng toả nhiệt, diễn ra thuận lợi. D. phản ứng thu nhiệt, diễn ra bình thường.
Câu 13: Phương pháp dùng để dự đoán sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ là:
A.Phương pháp phổ hồng ngoại. B. Phương pháp chiết. C. Phương pháp chưng cất. D. Phương pháp sắc ký
cột.
Câu 14: Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?
A.CH3COOH. B. C6H6. C. C2H4Cl2. D. C2H5OH.
Câu 15: Tỉ lệ số nguyên tử C: H: O trong phân tử glucose C6H12O6 tương ứng là
A. 1: 2: 1. B. 2: 1: 1. C. 1: 1: 2. D. 1: 3: 1.
Câu 16: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, thấy thoát ra khí CO 2, hơi nước và khí N2.
Chọn kết luận đúng nhất.
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có oxi. B. X là hợp chất chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N.
C. X luôn có chứa C, H và có thể không có N. D. X là hợp chất chứa 4 nguyên tố C, H, N, O.
Câu 17: Chất hữu cơ (X) có khối lượng của C, H, O và N tương ứng là 72: 5: 32: 14. Biết khối lượng phân tử của X
là 123 g/mol. Công thức phân tử của X là
A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H12ON. D. C6H5O2N.
Câu 18: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH 2O. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 30. Công thức
phân tử của X là A. CH2O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.
Câu 19: Hydrocarbon X có phần trăm khối lượng của carbon là 82,76%. Công thức phân tử của X là
A. C4H10. B. C2H5. C. C5H12. D. C3H6.
Câu 20: Sucrose là loại đường được tạo thành từ một glucose và fructose liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-
glucoside. Sucrose là loại đường được lấy từ củ cải đường hoặc mía đường. Trái cây và rau quả cũng chứa sucrose
tự nhiên. Kết quả phân tích sucrose cho thấy phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon là 42,10%, hydrogen là
6,43% còn lại là oxygen. Phân tử khối của sucrose được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có
giá trị m/z lớn nhất là 342. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức phân tử của sucrose là C12H22O11. B. Tỉlệ số nguyên tử H và O trong sucrose là 2: 1.
C. Công thức đơn giản nhất của sucrose là CH3O. D. Phần trăm khối lượng của oxygen là 51,47%.
Câu 21: Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm
metylen(-CH2-) được gọi là
A.đồng vị. B.đồng đẳng. C.đồng phân. D.đồng khối.
Câu 22: Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử acetic acid.

Phân tử khối của acetic acid bằng


A. 43. B. 45. C. 60. D. 29.
Câu 23: Chất nào sau đây là đồng đẳng của CH3COOCH3?
A. CH3CH2 – CH2 – COOH. B.CH3CH(CH3)COOH.
C.HCOOCH3. D.HO – CH2 – CH2 – CHO.
Câu 24: Cho các chất sau: CH3-O-CH3(1); C2H5OH(2); CH3CH2CH2OH(3); CH3CH(OH)CH3(4);
CH3CH(OH)CH2CH3(5); CH3-OH(6). Những cặp chất là đồng phân của nhau
A. (1) và (3); (2) và (5). B. 1) và (2); (3) và (4).
C. (1) và (4); (3) và (5). D. (1) và (5); (2) và (4).
Câu 25: Để tách benzene (nhiệt độ sôi là 80 °C) và acetic acid (nhiệt độ sôi là 118 °C) ra khỏi nhau, có thể dùng
phương pháp
A. chưng cất ở áp suất thấp. B. chưng cất ở áp suất thường.
C. chiết bằng dung môi hexane. D. chiết bằng dung môi ethanol.
Câu 26: Rượu etylic là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi là 78,3oC và tan nhiều trong nước. Phương pháp tách riêng
được rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước là
A.lọc. B.chiết. C.cô cạn. D.chưng cất.
Câu 27: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo
em, lõi bông đó có tác dụng gì?
A.Lọc chất tan trong nước. B.Lọc chất không tan trong nước.
C.Lọc và giữ lại chất khoáng. D.Lọc hóa chất độc hại.
Câu 28: X, Y có thể là những chất nào?
A. tinh dầu chàm và ethanol. B. ethanol và nước cất. C. tinh dầu chàm và nước cất. D. nước đường và nước
cất.

Bài 1.Đốt cháy hoàn toàn 7,44 gam hợp chất hữu cơ (X) thu được 21,12
gam CO2, 5,04 gam nước và thấy 0,9916 lít khí nitrogen thoát ra (đkc).
Lập CTPT X dựa vào phổ MS hình bên.
Bài 2.Dẫn 14,874 lít khí SO2 (đkc) vào 224 gam dd KOH 20% Tìm khối
lượng muối và nồng độ % dd sau phản ứng.
Bài 3.Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al tỉ lệ mol 1:2 bằng dung
dịchHNO3 loãng dư thu được V lít khí N2( sản phẩm khử X duy nhất) ở
đkc.Tìm khối lượng mỗi kim loại và V.

You might also like