You are on page 1of 80

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN HÓA HỌC 11
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
THỜI GIAN 45 PHÚT
NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
C. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.
D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 2: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Fe3+, OH-, Cl–, Ba2+. B. Na+, Ag+, NO3–, Cl- C. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–. D. K+, Ba2+, OH–, Cl–.
Câu 3: Phản ứng giữa HNO3 với FeO sản phẩm khử tạo ra NO. Tổng hệ số cân bằng (các số là số nguyên
tối giản) trong phản ứng này là
A. 20 B. 12 C. 16 D. 22
Câu 4: Phương trình ion thu gọn của phản ứng cho biết
A. bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li
B. nồng độ các ion trong dung dịch
C. những ion nào tồn tại trong dung dịch
D. không cho biết được điều gì
Câu 5: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
A. Ag, NO2, O2 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag, NO, O2 D. Ag2O, NO, O2
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối
của X so với He (MHe = 4) là 7,5. CTPT của X là:
A. CH2O2. B. C2H6. C. C2H4O. D. CH2O
Câu 7: Khi cho Mg dư tác dụng với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí X gồm N2O và N2. Khi phản ứng kết
thúc, cho thêm NaOH vào thì giải phóng khí Y . Khí Y là
A. NH3. B. H2. C. NO. D. NO2.
Câu 8: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng :
A. C + H2O  CO+ H2 B. 3C + 4Al  Al4C3
C. C + 2CuO  2Cu + CO D. C+O2  CO2
Câu 9: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
Câu 10: Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sai?

A. NH4NO3  NH3 + HNO3 B. NH4Cl  NH3 + HCl


o o
t C t C

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

C. NH4NO2  N2 + 2H2O D. (NH4)2CO3  2NH3 + CO2 + H2O


o o
t C t C

Câu 11: Khi cho dư khí CO2 vào dd chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng hệ số tỉ lượng trong
phương trình phản ứng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 12: Dung dịch A chứa 0,1 mol Ca , 0,1 mol Cu , 0,2 mol NO3 và x mol Cl- Giá trị của x là
2+ 2+ -

A. 0,4 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,5


Câu 13: Kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội:
A. Cu, Ag B. Al, Cu. C. Fe, Al D. Zn, Fe
Câu 14: Cho các phát biểu:
(1). Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
(2). Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều
nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.
(3). Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
(4). Liên kết ba gồm hai liên kết  và một liên kết .
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 15: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O và có tỉ khối hơi so với hidro bằng 90. Công thức
phân tử của X là
A. C2H4O2 B. C6H12O6 C. C4H8O4 D. CH2O
Câu 16: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C4H10, C6H6. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C2H5OH, CH3OCH3.
Câu 17: Để hòa tan SiO2 người ta sử dụng dung dịch
A. HNO3 đặc. B. HCl .C. H2SO4 đặc nóng. D. HF.
Câu 18: Phương trình ion rút gọn: 2H + SiO3  H2SiO3 ứng với phản ứng của chất nào sau đây?
+ 2-

A. Axit cacbonic và natri silicat B. Axit cacboxilic và canxi silicat


C. Axit clohidric và canxi silicat D. Axit clohidric và natri silicat
Câu 19: Trong rượu vang, [H ] = 3,2.10 M. pH của rượu đo được là:
+ -4

A. 9,3 B. 4,7 C. 3,5 D. 10,5


Câu 20: Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào sau đây?
A. H3PO4 B. P2O5 C. PO43- D. P
Câu 21: Phương trình ion rút gọn H  + OH - → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng:
A. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3. B. 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O
C. HCl + KOH → H2O + KCl. D. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4
Câu 22: Phân bón có hàm lượng Nitơ cao nhất là
A. NH4NO3 B. (NH4)2SO4 C. NH4Cl D. (NH2)2CO
Câu 23: Thể tích nước cần cho vào 10 ml dung dịch HCl pH = 2 để thu được dung dịch HCl pH = 4 là
A. 900 ml. B. 90 ml. C. 45 ml. D. 990 ml.

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 2


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 24: Cho các mẫu phân : amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat, kali sunfat. Số mẫu phân nhận được
khi sử dụng dung dịch bari hiroxit là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4.
Câu 25: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dung dịch chứa
A. KH2PO4 và K3PO4. B. K2HPO4 và K3PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4. D. K3PO4 và KOH dư.
Câu 26: Cho các chất KNO3, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2 . Số chất khi bị nhiệt phân thu được hỗn hợp
khí NO2, O2 là
A. 4. B. 3 C. 2 D. 1
Câu 27: Cho các chất khí O2, N2, CO2, CO. Chất khí độc là
A. CO B. N2 C. O2 D. CO2
Câu 28: Khi đun nóng dd canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương
trình phản ứng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 29: Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,5% ; 9,1% ; 36,4%. Công thức đơn giản
nhất của Z là:
A. C2H4O B. C4H8O2 C. C5H9O D. C3H6O
Câu 30: Theo thuyết A-re-ni-ut axit là chất
A. khi tan trong nước phân li ra ion OH_ B. khi tan trong nước phân li ra ion H+
C. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion H+ D. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion OH_
Câu 31: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng
đẳng của nhau.
C. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
D. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác
nhau là những chất đồng đẳng.
Câu 32: Chất nào sau đây là chất điện li ?
A. Ancol etylic. B. Axit clohidric C. Saccarozo D. Nước nguyên chất.
Câu 33: Dung dịch X chứa: NH4 , PO4 , NO3 . Để chứng minh sự có mặt của ion NH4+ trong dung dịch X
+ 3- -

cần dùng
A. dung dịch H2SO4 và Cu B. dung dịch AgNO3
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2.
Câu 34: Đun sôi 4 dd, mỗi dd chứa 1 mol chất sau: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất? (Giả sử nước bay hơi không
đáng kể)
A. dd NaHCO3. B. dd NH4HCO3. C. dd Ca(HCO3)2. D. dd Mg(HCO3)2.
Câu 35: Hiđroxit lưỡng tính là chất
A. có thể phân li ra ion H+ hoặc ion OH-.

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 3


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

B. vừa có tính kim loại vừa có tính phi kim.


C. vừa có thể nhận electron vừa có thể nhường electron.
D. khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gam H2O và 168
ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là:
A. C5H5N. B. C6H9N. C. C7H9N. D. C6H7N
Câu 37: Chất điện li mạnh là
A. H2O B. HF. C. HClO D. NaCl
Câu 38: Trộn 100 ml dung dịch gồm (HCl 0,1M ; HNO3 0,2M ; H2SO4 0,1M) với V ml dd Y gồm ( NaOH
0,1M ; Ba(OH)2 0,3 M ). Sau phản ứng thu được dd có pH = 13. Giá trị của V là:
A. 200 B. 150 C. 100 D. 300
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol khí CO2 vào 100ml dd NaOH 1,6 M thu được :
A. NaHCO3 và CO2 dư B. Na2CO3 và NaHCO3
C. Na2CO3 và CO2 dư D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 40: Chất nào dưới đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al(OH)3 B. H2SO4 C. BaCl2 D. Fe(OH)3
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B D D A A D A B A A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A C C C B D D D C B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C D D D C B A A A B
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
C B C B D C D C B A

ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?
A. KNO3. B. AgNO3.
C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 2: Khí NH3 làm quì tím ẩm chuyển sang màu
A. xanh. B. đỏ.
C. hồng. D. tím.
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng, dư thu được
V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 2,24.
C. 4,48. D. 6,72.
Câu 4: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 4


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

A. HCl, Fe(OH)3.
B. KOH, CaCO3.
C. CuCl2, AgNO3.
D. K2SO4, Ba(NO3)2.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây có pH = 7?
A. NaOH. B. H2SO4.
C. NaCl. D. HCl.
Câu 6: Chất nào sau đây lưỡng tính?
A. Fe(OH)3. B. Mg(OH)2.
C. NaCl. D. Al(OH)3.
Câu 7: Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 nên dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch KOH.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch H2SO4.
Câu 8: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc)
một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 3,0M. B. 1,0M.
C. 2,0M. D. 2,5M.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Cho 100 ml dung dịch HNO3 1,0 M (dung dịch A) vào 100 ml dung dịch KOH 1,0M
(dung dịch B).
a) Viết phương trình điện li của HNO3; KOH.
b) Tính pH của dung dịch A và dung dịch B.
c) Tính pH khi trộn lẫn dung dịch A và dung dịch B.
Câu 10 (2,0 điểm): Thực hiện dãy chuyển hoá sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.

Câu 11 (2,0 điểm):


a) Vào mùa lạnh người ta thường sử dụng than để sưởi ấm, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc dẫn
đến tử vong. Chất nào gây nên sự ngộ độc trên? Viết phương trình hóa học tạo thành chất đó trong quá trình
sử dụng than để sưởi ấm. Nêu biện pháp tránh bị ngộ độc khi sử dụng than để sưởi ấm.
b) Cho 0,56 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,05M. Tính khối lượng kết tủa
thu được.
Câu 12 (2,0 điểm): Cho hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X môt thời
gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất
của phản ứng tổng hợp NH3 là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 5


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

1 2 3 4 5

A A C B C

6 7 8

D C D
Bài 9:
a) Phương trình điện li của HNO3 và HCl:
HNO3 → H+ + NO3- (1)
KOH → K+ + OH- (2)
b)
Theo (1): nH+ = nHNO3 = 0,1.1 = 0,1 mol
=> pH = -log[H+] = -log(0,1) = 1
Theo (2): nOH- = nKOH = 0,1.1 = 0,1 mol
=> pOH = -log[OH-] = -log(0,1) = 1
=> pH = 14 – pOH = 13
Vậy pH của dung dịch A là 1 và pH của dung dịch B là 13.
c) Khi trộn dung dịch A và dung dịch B với nhau:
H+ + OH- → H2O
Ta thấy: nH+ = nOH- => Phản ứng vừa đủ
=> Dung dịch sau phản ứng có pH = 7
Bài 10:
(1) NH3 + O2 \(\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{xt}^{{t^o}}} \) NO + H2O
(2) 2NO + O2 → 2NO2
(3) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(4) HNO3 + NH3 → NH4NO3
Bài 11:
a) Khi đốt than ở trong phòng kín, than cháy trong môi trường thiếu oxi sinh ra khí CO theo phương trình
hóa học:
2C + O2 → 2CO.
Khi đó, CO kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu máu người tạo thành hợp chất bền vững, khiến cho
hemoglobin không thể kết hợp với oxi dẫn đến tình trạng thiếu oxi trầm trọng và gây tử vong.
Biện pháp: Cung cấp đầy đủ khí O2 cho quá trình đốt than bằng cách đốt than ở nơi thoáng khí, tránh đốt
trong các không gian chật hẹp và kín.
b) nCO2 = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol; nOH- = 2nCa(OH)2 = 2.0,4.0,05 = 0,04 mol; nCa2+ = nCa(OH)2 = 0,02 mol
nOH  0, 04
Ta có: 1    1, 6  2 => Tạo muối CO32- và HCO3 -
nCO2 0, 025

Đặt nCO2  x(mol ); nHCO = y (mol)


3 3

CO2 + 2OH → CO3 + H2O


- 2-

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 6


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

x 2x x
CO2 + OH → HCO3-
-

y y y
+ nCO2 = x + y = 0,025 (1)
+ nOH- = 2x + y = 0,04 (2)
Giải hệ (1) và (2) thu được x = 0,015 và y = 0,01
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
BĐ: 0,02 0,015 (mol)
PƯ: 0,015←0,015 → 0,015 (mol)
Khối lượng kết tủa thu được là: mCaCO3 = 0,015.100 = 1,5 gam
Bài 12:
Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp khí X:

Giả sử hỗn hợp khí X gồm 1 mol N2 và 4 mol H2.


Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX = mY => nX.MX = nY.MY
MX 1,8
 nY  nX  (1  4).  4,5(mol ) => n giảm = nX – nY = 5 – 4,5 = 0,5 mol
MY 2

Hiệu suất của phản ứng (tính theo N2) là: \(H\% = \dfrac{{0,25}}{1}.100\% = 25\% \)

ĐỀ SỐ 3
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 ĐIỂM)
Khoanh tròn đáp án đúng cho từng câu hỏi
Câu 1: Chọn phát biểu đúng.
A. Silic có tính oxi hóa mạnh hơn cacbon.
B. Cacbon có tính oxi hóa mạnh hơn silic.
C. Silic có tính khử yếu hơn cacbon.
D. Silic và cacbon có tính oxi hóa bằng nhau.
Câu 2: Chất có thể dùng làm khô khí NH3 là
A. P2O5. B. CuSO4 khan.
C. H2SO4 đặc. D. CaO.

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 7


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 3: Cho các hợp chất: CaC2, CO2, HCHO, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, CaCO3. Số hợp chất hữu cơ
trong các hợp chất đã cho là:
A. 1. B. 2.
C. 4. D. 3.
Câu 4: Trong các chất sau chất nào được gọi là hidrocacbon?
A. CH4. B. C2H6O.
C. CH3Cl. D. C12H22O11.
Câu 5: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH, CH3OCH3.
B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH3CH2OH, C2H5OH.
D. C4H10, C6H6.
Câu 6: Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO 2, H2O, N2.
Điều đó chứng tỏ phân tử chất X
A. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có nguyên tố O.
C. chỉ có các nguyên tố C, H.
D. chắc chắn phải có các nguyên tố C, O, N.
Câu 7: Thuốc nổ đen là hỗn hợp
A. KNO3, C và S.
B. KNO3 và S.
C. KClO3, C và S.
D. KClO3 và S.
Câu 8: Sự điện li là quá trình
A. hòa tan các chất vào nước.
B. phân li ra ion của các chất trong nước.
C. phân li thành các phân tử hòa tan.
D. phân li của axit trong nước.
Câu 9: Điều khẳng định đúng là:
A. dung dịch có môi trường bazo thì pH>7.
B. dung dịch có môi trường trung tính thì pH<7.
C. dung dịch có môi trường axit thì pH=7.
D. dung dịch có môi trường trung tính thì pH>7.
Câu 10: Trong các chất sau, chất có độ cứng lớn nhất là
A. silic. B. kim cương.
C. than chì. D. thạch anh.
Câu 11: Chất được dùng để chữa bệnh đau dạ dày là
A. CO. B. CO2 tinh thể
C. SiO2. D. NaHCO3.

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 8


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 12: Những ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Na+, Ca2+, HSO4-, CO32-.
B. Na+, Mg2+, OH-, NO3-.
C. Na+, Ba2+, OH-, Cl-.
D. Ag+, H+, Cl-, SO42-.
Câu 13: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh.
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
C. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
D. phản ứng phải là thuận nghịch.
Câu 14: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do
A. Phân tử nito có liên kết ba bền vững.
B. Nito có bán kính nguyên tử nhỏ.
C. Nito có độ âm điện lớn.
D. Phân tử nito phân cực.
Câu 15: Cấu hình electron của nguyên tử photpho (Z = 15) là
A. 1s22s22p63s23p5.
B. 1s22s22p3.
C. 1s22s22p63s23p3.
D. 1s22s22p63s23p2.
Câu 16: Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều
nhớm metylen (-CH2-) được gọi là
A. đồng phân. B. đồng vị.
C. đồng đẳng. D. đồng khối.
Câu 17: Chất được dùng để khắc chữ lên thủy tinh là
A. dung dịch H2SO4.
B. dung dịch HNO3.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch HF.
Câu 18: Phản ứng nito thể hiện tính khử là
A. N2 + 6Li → 2Li3N.
B. N2 + 2Al → 2AlN.
C. N2 + O2 → 2NO.
D. N2 + 3H2 → 2NH3.
Câu 19: Trong phản ứng sau: HNO3 + C → CO2 + NO2 + H2O. Cacbon là
A. chất bị khử.
B. chất oxi hóa.
C. chất khử.
D. chất nhận electron.

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 9


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 20: Công thức phân tử của phân ure là


A. (NH4)2CO3. B. NH2CO.
C. (NH2)2CO3. D. (NH2)2CO.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 1: (1,5 điểm) Viết các phương trình phản ứng hóa học hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện
nếu có)

Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau, viết các phương trình phản
ứng xảy ra trong quá trình nhận biết: HNO3, NaNO3, Ba(OH)2, Na2SO4.
Câu 3: (1,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam một chất hữu cơ A thu được 13,44 lít CO 2 (đktc) và 10,8
gam H2O. Tỉ khối hơi A so với oxi là 1,8125. Lập công thức phân tử của A.
Câu 4: (1,0 điểm) Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí A
gồm NO và N2 có tỉ khối với hidro là 14,75. Tính thể tích mỗi khí sinh ra (đktc)?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 2 3 4 5

B D D A A

6 7 8 9 10

B A B A B

11 12 13 14 15

D C B A C

16 17 18 19 20

C D C C D
PHẦN II: TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 1:

Câu 2:

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 10


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Chất HNO3 NaNO3 Ba(OH)2 Na2SO4


Thuốc thử

Quỳ tím Chuyển đỏ Không đổi màu Chuyển xanh Không đổi màu

Ba(OH)2 - Không hiện - Kết tủa trắng


tượng
PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH
Câu 3:
nCO2 = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol; nH2O = 10,8 : 18 = 0,6 mol
Do đốt cháy A thu được CO2 và H2O => A có chứa C, H có thể có O.
BTNT “C”: nC = nCO2 = 0,6 mol
BTNT “H”: nH = 2nH2O = 1,2 mol
BTKL: mO = mA – mC – mH = 11,6 – 0,6.12 – 1,2.1 = 3,2 (g)
=> nO = 3,2 : 16 = 0,2 mol
=> C : H : O = 0,6 : 1,2 : 0,2 = 3 : 6 : 1
Vậy A có dạng (C3H6O)n
Tỉ khối hơi A so với oxi là 1,8125 => MA = 1,8125.32 = 58 => 58n = 58 => n = 1
Vậy công thức phân tử của A là C3H6O
Câu 4:
nAl = 13,5 : 27 = 0,5 mol
Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp khí A ta có:

Đặt số mol của NO và N2 lần lượt là 3x và x (mol)


Theo định luật bảo toàn e ta có: 3nAl = 3nNO + 10nN2
=> 3.0,5 = 3.3x + 10x => x = 3/38 (mol)
VNO = 3x.22,4 = 3.(3/38).22,4 = 504/95 lít
VN2 = x.22,4 = (3/38).22,4 = 168/95 lít

ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (3,5 điểm):
a) Viết phương trình điện li của các chất sau khi hòa tan trong nước:
HCl, NaOH, CH3COOH, AlCl3, Fe2(SO4)3.
b) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau:
Na3PO4, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3.
Câu 2 (2,5 điểm):
W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 11
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Hoàn thành các phương trình phản ứng giữa các cặp chất sau, ghi rõ điều kiện cần thiết nếu có?
a) P + Mg →
b) P + HNO3 (đặc) →
c) Si + NaOH + H2O →
d) C + O2 (dư) →
e) CO + CuO →
Câu 3 (3 điểm):
a) + Tính pH của dung dịch chứa 2,92 gam HCl trong 800 ml?
+ Tính pH của dung dịch chứa 0,8 gam NaOH trong 200 ml?
b) Hòa tan hoàn toàn 10,35 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Al bằng dung dịch HNO 3 (loãng) dư sau
phản ứng thu được dung dịch A và 7,84 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (ở đktc, là sản phẩm khử
duy nhất).
- Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
- Tính tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A?
Câu 4 (1 điểm):
Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH và 0,06M và
Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
a)
HCl → H+ + Cl-
NaOH → Na+ + OH-
CH3COOH → CH3COO- + H+
AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42-
b)
Chất Na3PO4 NaNO3 Na2CO3 NH4NO3
Thuốc thử

Dung dịch NaOH - - - Khí mùi khai

Dung dịch HCl - - Khí không màu x

Dung dịch AgNO3 Kết tủa vàng - x x


PTHH:
NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O
Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
Na3PO4 + AgNO3 → NaNO3 + Ag3PO4↓
Câu 2:

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 12


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 3:
a)
+ nHCl = 2,92 : 36,5 = 0,08 mol => nH+ = 0,08 mol
=> [H+] = 0,08 : 0,8 = 0,1 M
=> pH = -log[H+] = -log(0,1) = 1
+ nNaOH = 0,8 : 40 = 0,02 mol => nOH- = 0,02 mol
=> [OH-] = 0,02 : 0,2 = 0,1M
=> [H+] = 10-14 : [OH-] = 10-13 M
=> pH = -log[H+] = -log(10-13) = 13
b) nNO = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol
Đặt nMg = x mol; nAl = y mol
- Khối lượng hỗn hợp X: 24x + 27y = 10,35 (1)
- Bảo toàn electron: 2nMg + 3nAl = 3nNO => 2x + 3y = 3.0,35 (2)
Từ (1) và (2) ta có:
24 x  27 y  10, 25
2 x  3 y  3.0,35
 x  0,15; y  0, 25
- Phần trăm mỗi kim loại:
0,15.24
% mMg  .100%  34, 78%
10,35
0, 25.27
% m Al  .100%  65, 22%
10,35
- Khối lượng muối khan:
BTNT “Mg”: nMg(NO3)2 = nMg = 0,15 mol
BTNT “Al”: nAl(NO3)3 = nAl = 0,25 mol
=> m muối = 0,15.148 + 0,25.213 = 75,45 gam
Câu 4:
nNaOH = 0,006 mol; nBa(OH)2 = 0,012 mol
nCO2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,06.0,1 + 2.0,12.0,1 = 0,03 mol

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 13


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

nOH  0, 03
Ta thấy: 1    1,5  2
nCO2 0, 02
=> tạo muối CO32-, HCO3-
Đặt nCO 2  amol; nHCO  = b mol
3 3

PTHH:
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
a ← 2a ← a (mol)
CO2 + OH → HCO3
- -

b ← 2b ← b (mol)
Theo đề bài ta có:
nCO2 = a + b = 0,02 (1)
nOH- = 2a + b = 0,03 (2)
a  b  0, 02
2a  b  0, 03
 a  0, 01
b  0, 01
nBa 2  nBaOH   0, 012 mol
2

nCO 2  0, 01mol
3

=> CO32- hết, Ba2+ dư => nBaCO3  nCO 2  0,01 mol


3

=> m = mBaCO3 = 0,01.197 = 1,97 gam

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 14


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai


Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung
bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến
thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.
I.Luyện Thi Online

Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
- Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây
dựng các khóa luyện thi THPTQG các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.
- Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường
PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác
cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.

II.Khoá Học Nâng Cao và HSG

Học Toán Online cùng Chuyên Gia

- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS
lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở
các kỳ thi HSG.
- Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho
học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần
Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV
đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
III.Kênh học tập miễn phí

HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí


HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí

- HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn
học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham khảo
phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
- HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 15


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN NĂM HỌC 2021-2022
Tên môn: HÓA HỌC 11
Mã đề thi: 132 Thời gian làm bài: 45 phút;

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................

I) TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)


Câu 1: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cácbon, vì
A. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau.
B. Đều là các dạng đơn chất của nguyên tố cacbon và có tính chất vật lý khác nhau.
C. Có tính chất vật lý tương tự nhau.
D. Có tính chất hóa học không giống nhau.
Câu 2: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ?
A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân
tử.
B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong
phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Câu 3: Dung dịch nào sau đây có tính axit
A. [H+] = 0,01 B. pH=12 C. pH >7 D. [H+]<10-7
Câu 4: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa những hóa chất là
A. CuO và MnO2 B. CuO và MgO
C. CuO và than hoạt tính D. than hoạt tính.
Câu 5: Một trong những quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic
A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên. B. Sản xuất vôi sống.
C. Sản xuất vôi tôi. D. Quang hợp của cây xanh.
Câu 6: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, hoá chất nào sau đây được chọn làm nguyên liệu
chính?
A. N2 và H2 B. NaNO3 , N2 , H2 , HCl
C. NaNO3 (tt) , H2SO4 đặc D. AgNO3 , HCl
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ.
C. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay
nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.
D. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cacbon monooxit?
A. Bền với nhiệt và độc. B. Là chất oxi hóa mạnh.
C. Khí không màu, nhẹ hơn không khí. D. Ít tan trong nước.
Câu 9: Chọn phương trình hóa học viết đúng trong các phương trình dưới đây:
A. CO + Na2O → 2Na + CO2 B. CO + MgO → Mg + CO2
C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 D. 3CO + Al2O3 → 2Al + 3CO2
Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ
A. NH3 và O2 B. NH4NO2 C. không khí D. Zn và HNO3
Câu 11: Khi đốt khí NH3 dư trong khí clo, khói trắng bay ra là
A. N2 B. HCl C. Cl2 D. NH4Cl

Trang 1/3 - Mã đề thi 132


Câu 12: Axit nitric đặc, nóng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây:
A. CaCO3, Cu(OH)2, Mg, H2SO4 B. Zn, CuO, NH3, C
C. Fe, NaOH, P, Pt D. Cu, FeO, S, Au
Câu 13: Trong trường hợp nào sau đây , con người có thể bị tử vong do ngộ độc CO.
A. Cả (1), (2), (3) .
B. Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió tốt.(1)
C. Nổ(chạy ) máy ôtô trong nhà xe đóng kín.(2)
D. Sưởi ấm mùa đông bằng than hồng trong phòng kín.(3)
Câu 14: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?
A. NH3 + HCl → NH4Cl B. 4 NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + 3H2O + N2 D. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2
Câu 15: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. B. HCl, H2CO3, Fe(NO3)3, NaOH.
C. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 16: Số oxi hoá của cacbon trong hợp chất CO và CO2 lần lượt là
A. -4, +4. B. -4, +2. C. 0, +4. D. +2, +4.
Câu 17: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. CH3OCH3, CH3CHO. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. C2H5OH, CH3OCH3. D. C4H10, C6H6.
Câu 18: Cho ph¶n øng: Fe(OH)2 + HNO3 --> A + NO + H2O. ChÊt A cã thÓ lµ
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO2)3. C. Fe(NO2)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 19: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2 có thể dùng:
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch KNO3
C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 20: Các chất nào trong dãy chất sau đây vừa tác dụng với dung dịch kiềm mạnh vừa tác dụng với
dung dịch axit mạnh ?
A. Ba(OH)2, AlCl3, ZnO. B. Mg(HCO3)2, FeO, KOH.
C. NaHCO3, Zn(OH)2, Al(OH)3 D. Al(OH)3, (NH2)2CO, NH4Cl.
Câu 21: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ ẩm vào bình đựng khí CO2 là
A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ nhạt. B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. giấy quỳ mất màu. D. giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 22: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Fe2O3, Al2O3, CO2, HNO3. B. CO, Al2O3, K2O, Ca.
C. Fe2O3, CO2, H2, HNO3 (đặc) D. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4.
Câu 23: Khí NH3 có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây:
A. H2SO4, CuO, H2, NaOH
B. HCl, O2, Cl2, AlCl3
C. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
D. HCl, KOH, FeCl3, Cl2
Câu 24: Cho các oxit: Fe2O3, MgO, Al2O3, CuO, PbO,. Có bao nhiêu oxit bị khí CO khử ở nhiệt độ cao?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Cho 4,48 lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dung dịch NaOH 0,5M, số mol các chất trong
dung dịch sau phản ứng là
A. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaHCO3. B. 0,2 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.
C. 0,3 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH. D. 0,2 mol Na2CO3; 0,5 mol NaHCO3.
Câu 26: Choïn heä soá ñieàn vaøo phöông trình sau ñaây cho caân baèng :
Al + HNO3  Al(NO3)3 + N2 + H2O
A. 1 , 4, 1 , 1, 2 B. 10, 36 , 10 , 3 , 18
C. 3, 8, 3, 4 , 2 D. 10, 6, 10, 3, 18
Trang 2/3 - Mã đề thi 132
Câu 27: Hợp chất X có %C = 40% ; %H = 6,67%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 60.
CTPT của X là:
A. C2H4O2. B. C3H8O. C. C3H6O. D. C4H8O.
Câu 28: Để làm khan CO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng
A. CaCl2. B. Na. C. Na2O. D. CaCO3.
II) TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 29: ( 1 điểm)


Trộn 500 ml dung dịch H2SO4 0,005M với 500 ml dung dịch NaOH 0,008M. pH của dung dịch
tạo thành là (Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc)

Câu 30: ( 1 điểm)


Nung m g Cu(NO3)2 phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 5,4 gam. Tính m:

Câu 31: ( 0,5 điểm)


Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2(đktc)vào 300ml dung dịch hỗn hợp gồm và Ba(OH)2 0,5M,
sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 32: ( 0,5 điểm)


Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau khi p/ư xảy ra hoàn toàn thu được 0,896
lít khí NO và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
( cho Cu=64; Mg=24; Ba=137; C=12; O=16; Na=23)
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 132


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN NĂM HỌC 2021-2022
Tên môn: HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút;

made cautron dapan made cautron dapan made cautron dapan made cautron dapan
132 1 B 209 1 D 357 1 C 485 1 D
132 2 C 209 2 D 357 2 D 485 2 C
132 3 A 209 3 D 357 3 C 485 3 C
132 4 D 209 4 A 357 4 A 485 4 C
132 5 D 209 5 C 357 5 C 485 5 B
132 6 C 209 6 A 357 6 A 485 6 A
132 7 D 209 7 A 357 7 A 485 7 D
132 8 B 209 8 D 357 8 B 485 8 B
132 9 C 209 9 B 357 9 B 485 9 D
132 10 B 209 10 D 357 10 D 485 10 A
132 11 D 209 11 C 357 11 A 485 11 D
132 12 B 209 12 A 357 12 B 485 12 C
132 13 A 209 13 B 357 13 D 485 13 C
132 14 A 209 14 D 357 14 D 485 14 B
132 15 D 209 15 A 357 15 C 485 15 A
132 16 D 209 16 B 357 16 A 485 16 C
132 17 C 209 17 C 357 17 C 485 17 D
132 18 D 209 18 D 357 18 A 485 18 B
132 19 C 209 19 C 357 19 C 485 19 B
132 20 C 209 20 B 357 20 A 485 20 B
132 21 A 209 21 C 357 21 B 485 21 B
132 22 C 209 22 B 357 22 C 485 22 D
132 23 B 209 23 C 357 23 D 485 23 D
132 24 C 209 24 A 357 24 B 485 24 A
132 25 B 209 25 B 357 25 D 485 25 A
132 26 B 209 26 D 357 26 B 485 26 B
132 27 A 209 27 C 357 27 D 485 27 C
132 28 A 209 28 B 357 28 B 485 28 A

Câu Nội dung Điểm


Câu 29: nH+= 0,005 mol
(1điểm) nOH-= 0,004 mol
H+ + OH- → HOH 0,25
bđ 0,005 0,004
pứ 0,004 0,004
[] 0,001 0,25
[H+]=0,001/1=0,001=10-3
pH=3 0,5
Câu 30: t
2 Cu(NO3)2 
o
→ 2CuO +4NO2 + O2 0,5
(1điểm) 188 g 80 giảm 108 gam
mg 5,4 0,25
m= 9,4 gam 0,25

Câu 31: nCO2= 0,2 mol


(0,5điểm) n Ba(OH)2= 0,15 mol; nOH-=0,3mol
n − 0,3
1 < OH = = 1,5 < 2
nCO2 0, 2
Phản ứng tạo 2 muối
to
CO2+ 2OH-  → CO32- + H2O
x 2x x
CO2 + OH  - to
→ HCO3- 0,25
y y y
lập hệ: x+y = 0,2
2x +y= 0,3
x=0,1; y= 0,1
to
Ba2++ CO32-  → BaCO3
0,15 0,1 0,1 0,25
Khối lượng kết tủa : 0,1X 197= 19,7g

Câu 32:
( 0,5 Mg  t o
→ Mg2+ + 2e-
điểm) 0,09 0,09 0,18
to
N + 3e 
+5
→ N +2

0,12 0,04 0,25


Vì ne cho > nhận nên sản phẩm khử có NH4NO3
o
N+5 +8e- t
→ N-3
0,06 1/8x0,06=0,0075
Khối lượng muối thu được= m(MgNO3)2 + m( NH4NO3)=8,34 0,25

Mọi cách giải đúng đều cho điểm tối đa


SỞ GD-ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2017-2018
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 Bài thi KHOA HỌC TỰ NHIÊN. Môn: HÓA HỌC 11
--------------- (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề gồm có 3 trang, 40 câu Mã đề thi: 111

Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...............................................................


Câu 1: Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra khí X không màu hóa màu nâu trong không khí.
X là
A. NO2. B. N2. C. NO. D. N2O
Câu 2: Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra khí X không màu, nặng hơn không khí và không
bị hóa nâu khi tiếp xúc oxi. X là
A. NO2. B. NO. C. N2. D. N2O
Câu 3: Cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng thấy thoát ra khí X màu nâu. X là
A. NO. B. NO2. C. N2. D. N2O
Câu 4: Cho Mg tan vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh thấy không thoát ra khí. Muối thu được sau phản
ứng gồm
A. Mg(NO3)2 và NH4NO3. B. NH4NO3.
C. Không có muối nào. D. Mg(NO3)2.
Câu 5: Hòa tan 14,2g Na2SO4 vào 1 lit nước thu được 1 lit dung dịch Y. Tính nồng độ mol Na+ trong Y.
A. 0,5M. B. 1M C. 0,1M. D. 0,2M.
Câu 6: Nung nóng Fe(NO3)2 trong một bình kín không có ôxi ,được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho
hỗn hợp Y qua một cốc nước được dung dịch Z .Cho toàn bộ X vào Z . Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. % khối lượng X không tan trong Z là :
A. 33,33 B. 66,66 C. 44,44 D. 25,0
Câu 7: Một dạng tồn tại của silic trong tự nhiên là
A. Kim cương. B. Than chì. C. Thạch anh. D. Fuleren.
Câu 8: Dung dịch chứa chất nào sau đây có pH<7?
A. CuSO4. B. KBr. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 9: Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra khí X không màu, nhẹ hơn không khí và không
bị hóa nâu khi tiếp xúc oxi. X là
A. N2. B. N2O C. NO. D. NO2.
Câu 10: Có V lít dd chứa 2 axit HCl a M và H2SO4 b M. Cần có x lít dd chứa 2 bazơ NaOH c M và
Ba(OH)2 d M để trung hoà vừa đủ dung dịch 2 axit trên. Biểu thức tính x theo V, a, b, c, d là
V.(2a+b) V.(2c+d) V.(a+2b) V.(c+2d)
x= x= x= x=
A. 2c+d B. 2a+b C. c+2d D. a+2b
Câu 11: Kim cương là một dạng thù hình của
A. Oxi. B. Cacbon. C. Lưu huỳnh. D. I - ốt.
Câu 12: Amoni Clorua có công thức phân tử là
A. NH4NO3. B. NH4Cl. C. (NH4)2SO4. D. (NH4)2CO3.
Câu 13: Hòa tan 8g SO3 vào 1 lit nước thu được 1 lit dung dịch Y. Tính nồng độ mol H+ trong Y.
A. 0,2M. B. 0,1M. C. 0,5M. D. 1M
Câu 14: Trong số các chất sau, chất nào có liên kết ba trong phân tử?
A. NH3. B. CO2. C. N2. D. HNO3.
Câu 15: Hòa tan 9,5g MgCl2 vào 1 lit nước thu được 1 lit dung dịch X. Tính nồng độ mol Cl- có trong X.
A. 0,2M. B. 0,1M. C. 1M D. 0,5M.
Câu 16: Cho 19,2g Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu V lit khí NO (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 6,72. D. 8,96.
Câu 17: Khí CO2 có tên gọi là
A. Cacbon monoxit. B. Cacbon đioxit. C. Metan. D. Sunfurơ.
Câu 18: Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
Trang 1/3 - Mã đề thi 111
A. Al(OH)3. B. HNO3. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 19: Cho Mg tan vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh thấy không thoát ra khí. Hệ số của Mg trong
phương trình hóa học mô tả phản ứng trên là
A. 10. B. 4. C. 2. D. 22.
Câu 20: Amoni Nitrat có công thức phân tử là
A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. (NH4)2SO4. D. (NH4)2CO3.
Câu 21: Môi trường của dung dịch NH4NO3 là môi trường
A. Trung tính. B. Axit. C. Bazơ. D. Kiềm.
Câu 22: Môi trường của dung dịch NaNO3 là môi trường
A. Bazơ. B. Chua. C. Trung tính. D. Axit.
Câu 23: Hòa tan 6,2g Na2O vào 1 lit nước thu được 1 lit dung dịch X. Tính nồng độ mol của Na+ trong X.
A. 0,2M. B. 1M C. 0,1M. D. 0,5M.
Câu 24: Dung dịch chứa chất nào sau đây có pH<7?
A. NaOH. B. NaCl. C. HNO3. D. KBr.
Câu 25: Dung dịch chứa chất nào sau đây có pH>7?
A. NaCl. B. HCl. C. KBr. D. NaOH.
Câu 26: Dung dịch chứa chất nào sau đây có pH<7?
A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. KBr.
Câu 27: Cho 5,6g Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng, có dư, thu V lit khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 28: Dung dịch chứa chất nào sau đây có pH>7?
A. NaCl. B. KOH. C. KBr. D. HCl.
Câu 29: Cho Mg tan vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh thấy không thoát ra khí. Tổng hệ số của các chất
trong phương trình hóa học mô tả phản ứng trên là
A. 4. B. 10. C. 2. D. 22.
Câu 30: Cho Cu tan vào dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra khí NO. Tổng hệ số của các chất trong
phương trình hóa học mô tả phản ứng trên là
A. 11. B. 3. C. 8. D. 20.
Câu 31: Trong số các chất cho sau đây, bao nhiêu chất thuộc loại chất điện ly?
NaCl; KOH; HCl; C6H12O6; Ca(NO3)2; C2H5OH
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 32: Cho 5,6g Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu V lit khí NO (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 6,72. C. 2,24. D. 3,36.
Câu 33: Hòa tan 5,85g NaCl vào 1 lit nước thu được 1 lit dung dịch X. Tính nồng độ mol của Na+ trong
X.
A. 0,2M. B. 0,5M. C. 0,05M. D. 0,1M.
Câu 34: Dung dịch A chứa a mol HCl và b mol HNO3. Cho A tác dụng với một lượng vừa đủ m gam Al
thu được dung dịch B và 7,84 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm NO, N2O và H2 có tỷ khối so với H2 là 8,5.
Trộn C với một lượng O2 vừa đủ và đun nóng cho phản ứng hoàn toàn, rồi dẫn khí thu được qua dung
dịch NaOH dư thấy còn lại 0,56 lít khí (đktc) thoát ra . Giá trị của a, b, m lần lượt là
A. a = 1; b = 0,2 và m = 9. B. a = 9; b = 0,2 và m = 1.
C. a = 0,2; b = 1 và m = 9. D. a = 1; b = 9 và m = 0,2.
Câu 35: Axit nitric có công thức phân tử là
A. NH3. B. N2. C. CO2. D. HNO3.
Câu 36: Dung dịch chứa chất nào sau đây có pH>7?
A. Na2CO3. B. NaCl. C. HCl. D. KBr.
Câu 37: Khí gây hiệu ứng nhà kính là
A. CO2. B. N2. C. Hơi nước. D. O2.
Câu 38: Công thức phân tử của amoniac là
A. N2. B. HNO3. C. CO2. D. NH3.
Câu 39: Hòa tan 4g NaOH vào 1 lit nước thu được 1 lit dung dịch Y. Tính nồng độ mol của Na+ trong Y.
A. 0,05M. B. 0,2M. C. 0,5M. D. 0,1M.
Trang 2/3 - Mã đề thi 111
Câu 40: Trộn V1 ml dd HNO3 có pH = 5 với V2 ml dd Ba(OH)2 có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích nào để thu
được dd có pH = 6
A. V1/V2 = 2/9 B. V1/V2 = 9/11 C. V1/V2 = 9/2 D. V1/V2 = 11/9
-------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca =
40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137Li=7.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng tuần hoàn hóa học)
----------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 111


111 112 113 114
C B A C
D A D D
B B C C
A B A D
D A C C
C C B D
C D C A
A A C B
A C C B
C B B B
B A B C
B A C C
A C B A
C C D B
A C D A
B C A D
B B D C
A B B A
B D C D
B D D C
B C A A
C C B D
A B D D
C C A D
D C A C
C D C B
C A D B
B D D C
D D D D
D B B B
B B B A
C D C A
D A C A
A D A D
D A A B
A A A A
A B D A
D D B C
D A B B
D D A B
SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 17/12/2021
NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: Hóa học. Lớp 11

Mã đề 123 Thời gian làm bài: 45 phút


(Không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 03 trang)
ĐỀ BÀI

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)


(Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, ghi vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm)
Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HCl. B. NaCl. C. KOH. D. CH3COOH.
Câu 2. Khí nào sau đây gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên?
A. CO2. B. NH3. C. CH4. D. CO.
Câu 3. Glucozơ có công thức phân tử C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucozơ là
A. C3H6O3. B. CH2O. C. C6H12O6. D. C2H4O2.
Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng sau: NaHCO3 + HCl   ?. Tổng hệ số các chất trong sản phẩm khi
phương trình cân bằng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5. Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,05M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào
về nồng độ ion trong dung dịch sau đây là đúng?
A. [H+] < [NO3-]. B. [H+] = [NO3-] = 0,05M.
+ -
C. [H ] > [NO3 ]. D. [H+] = [NO3-] < 0,05M.
Câu 6. Cho biết giá trị pH của một số dung dịch lỏng như hình vẽ sau:

Dung dịch có tính axit mạnh nhất là


A. nước cam. B. nước mắt. C. giấm. D. máu.
Câu 7. Phương trình ion rút gọn nào sau đây không xảy ra trong dung dịch chất điện li?
A. H+ + OH-   H2O. B. CO32- + 2H+   CO2 + H2O.
C. Fe3+ + 3OH-   Fe(OH)3. D. Na+ + Cl-   NaCl.
Câu 8. Cho các hợp chất hữu cơ: CH4, CH3COOH, C6H6, C2H5OH, CH3Cl. Có bao nhiêu chất không
phải là hiđrocacbon?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Theo Areniut, axit nào sau đây là axit ba nấc?
A. H3PO4. B. HNO3. C. H2SO4. D. HCl.
Câu 10. Dung dịch nào sau đây có môi trường trung tính?
A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. Ba(OH)2.
Câu 11. Nhận định nào sai về đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ?
A. Trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
B. Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
C. Các phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
D. Phần lớn các hợp chất hữu cơ đều tan tốt trong nước.
Câu 12. Cho các chất: CuO, KOH, Ag, CaCO3. Số chất tác dụng với dung dịch H3PO4 là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Mã đề: 123 - Trang 1/3
Câu 13. Trong tự nhiên, photpho có trong khoáng vật photphorit có thành phần chính là canxi
photphat. Công thức hóa học của muối canxi photphat là
A. CaHPO4. B. Ca3(PO4)2. C. Mg3(PO4)2. D. Ca(H2PO4)2.
Câu 14. Khi cung cấp phân kali cho cây trồng sẽ đẩy nhanh quá trình tạo chất đường, chất bột, làm
tăng cường sức chống rét và chịu hạn của cây. Muối nào sau đây được dùng làm phân kali?
A. K2SO4. B. Na2SO4. C. (NH4)2SO4. D. NH4Cl.
Câu 15. Cây trồng hấp thụ nguyên tố nitơ (trong phân đạm) dưới dạng nào?
A. NH4+. B. NO3-. C. N2. D. NH4+ và NO3-.
Câu 16. Nhận định nào về nitơ trong các nhận định cho dưới đây là đúng?
A. Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước.
B. Đơn chất nitơ có chứa liên kết ba nên rất hoạt động ở điều kiện thường.
C. Nitơ là nguyên tố phi kim ở nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn.
D. Dạng đơn chất, nguyên tố nitơ có số oxi hóa -3.
Câu 17. A là một chất khí không màu, tan rất nhiều trong nước và làm màu quì tím ẩm đổi sang màu
xanh. Khí A là
A. CO2. B. NH3. C. N2. D. CO.
Câu 18. NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2. B. HCl. C. H2O. D. H2SO4.
Câu 19. HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. CaCO3. C. CuO. D. FeO.
Câu 20. Cacbon thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào dưới đây?
A. C + O2   CO2. B. C + ZnO   Zn + CO.
o o
t t

C. C + H2   CH4. D. C+4HNO3 đặc   CO2 +4NO2+2H2O.


o o
t t

Câu 21. Sục khí CO2 vào ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy có hiện
tượng tạo kết tủa trắng. Hiện tượng trên là do xảy ra phản ứng:
A. CO2 + NaOH   NaHCO3. B. CO2 + 2NaOH   Na2CO3 + H2O.
C. 2CO2 + Ca(OH)2   Ca(HCO3)2 D. CO2 + Ca(OH)2   CaCO3 + H2O.
Câu 22. Canxi cacbonat là chất bột màu trắng, là thành phần chính trong vỏ sò, ốc hoặc tìm thấy
trong đá vôi, đá phấn,.. Công thức hóa học của canxi cacbonat là
A. CaCO3. B. Ca(OH)2. C. Ca(HCO3)2. D. CaO.
Câu 23. Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ?
A. C6H12O6. B. Al4C3. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 24. Biểu thức tỉ lệ theo số mol các nguyên tử trong hợp chất có công thức phân tử C2H6O nào
sau đây là đúng?
A. nC : nH : nO = 1 : 1 : 1. B. nC : nH : nO = 2 : 6 : 1.
C. nC : nH : nO = 1 : 3 : 1. D. nC : nH : nO = 1 : 2 : 1.
Câu 25. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại X (hóa trị n) theo sơ đồ sau:
X(NO3)n   X + nNO2 + n/2O2
o
t

Kim loại X có thể là:


A. Cu. B. K. C. Ag. D. Mg.
Câu 26. Cho cấu hình electron của P là: 1s2 2s22p63s23p3. Vị trí của P trong bảng tuần hoàn thuộc:
A. chu kì 3, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm IIIA.
C. chu kì 5, nhóm VA. D. chu kì 5, nhóm IIIA.
Câu 27: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than trong phòng kín để sưởi ấm có thể bị ngộ
độc dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. NH3. B. CO2. C. N2. D. CO.
Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng sau: Na2CO3 + CaCl2  NaCl + X. Chất X là
A. CaCO3. B. NaHCO3. C. Ca(HCO3)2. D. NaOH.
Mã đề: 123 - Trang 2/3
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
(Học sinh làm bài trên giấy học sinh)
Câu 1. (1 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau?
1. NH4NO2  
0
t

2. NH3 + O2  
0
t

3. H3PO4 + NaOH 
1:3

4. Fe2O3 + HNO3 loãng  
Câu 2. (1 điểm) Cho 250 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào 250 ml dung dịch NaOH xM. Sau phản ứng
thu được 500 ml dung dịch có pH=13. (coi H2SO4 điện li hoàn toàn)
a. Tính số mol ion H+ ban đầu và số mol ion OH- dư sau phản ứng.
b. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn cho phản ứng trên.
c. Tính giá trị của x.
Câu 3. (0,5 điểm) Dẫn từ từ 0,02 mol khí CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 0,5M, sau phản ứng thu
được dung dịch X chứa m gam chất tan. Tính giá trị m.
Câu 4. (0,5 điểm) Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch
có chứa 16,8 gam muối và không có sản phẩm khí thoát ra. Tính giá trị m.

(Cho Na=23, N=14, O=16, C=12, Mg=24)


---------------HẾT----------------
(HS được sử dụng bảng tuần hoàn)

Mã đề: 123 - Trang 3/3


SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 17/12/2021
NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: Hóa học. Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)


Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ

MÃ ĐỀ 123:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D A B C B C D C A C D D B A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án D A B A D C D A B B C A D A
MÃ ĐỀ 235:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D B A D C C D B B A B B D A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án D A D B C A D A B D C C A A

MÃ ĐỀ 369:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án C D C B A D B A A B D B A D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án A D C A B C D B A D C A C B

MÃ ĐỀ 482:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B A B A D B D B D C A D D A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án C B A C D A B D D C B A C C

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu hỏi Nội dung Điểm
Câu 1 NH4NO2 
t
 N2 + 2H2O
0
0,25
(1,0 điểm)
4NH3 + 3O2 
t
 2N2 + 6H2O
0
0,25

H3PO4 + 3NaOH 
1:3
 Na3PO4 + 3H2O 0,25
Fe2O3 + 6HNO3 loãng   2Fe(NO3)3 + 3H2O 0,25
Lưu ý: + Mỗi phản ứng chưa cân bằng và thiếu điều kiện trừ ½ số điểm của
phương trình đó.
Câu 2 a. nH+ = 2nH2SO4 = 0,25 mol 0,2
(1,0 điểm)
pH= 13  [OH-]= 0,1M  nOH-dư = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol 0,2

b. H2SO4 + 2NaOH 
 Na2SO4 + 2H2O 0,2

H+ + OH- 
 H2O 0,2

c. H+ + OH- 
 H2O
pu 0,25 0,25
dư - 0,05 0,1

bđ 0,3
(Hoặc lập luận tính được nOH- bđ = 0,3 mol thay cho cách viết dưới pt)
CMNaOH = x = (0,3/0,25) = 1,2M 0,1

Lưu ý: + Phương trình chưa cân bằng thì trừ ½ số điểm của phương trình.

Câu 3 nNaOH = 0,05 mol 0,125


(0,5 điểm)
Vì nNaOH = 0,05 mol > 2nCO2 nên chỉ tạo muối trung hòa
0,125
CO2 + 2NaOH   Na2CO3 + H2O
0
t

Phản ứng: 0,02 0,04 0,02 mol


0,125
Dư - 0,01 mol
mrắn = mNaOH dư + m Na2CO3 = 0,01 . 40 + 0,02 . 106 = 2,52 g. 0,125

(Nếu HS viết 2 phương trình thì chấm điểm 1 phương trình


Nếu HS không giải thích mà viết và tính đúng vẫn cho điểm tối đa)

Câu 4 Vì không có khí thoát ra nên dung dịch có chứa 2 muối: nMg(NO3)2 và 0,1
(0,5 điểm) NH4NO3
0,1
+ nMg = nMg(NO3)2 = m/24 mol
+ Bảo toàn mol e: 2. nMg = 8.nNH4NO3  nNH4NO3 = m/96
0,1
m m
+ Ta có: mmuối = .148  .80  16,8
24 96 0,1

 m = 2,4 g. 0,1
Hoặc HS viết PT:

4Mg + 10HNO3   4Mg(NO3)2 +NH4NO3+3H2O


0
t

x x x/4
mmuối = 148x+80.x/4 = 16,8  x= 0,1  m = 2,4 g.
Lưu ý: + Nếu học sinh có cách giải khác đúng, cho điểm tương đương.
+ Nếu học sinh không lý luận mà viết 2 quá trình nhường nhận e đúng
vẫn cho điểm như lập luận.
---------------HẾT----------------
(HS được sử dụng bảng tuần hoàn)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1
BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: HÓA HỌC - Lớp 11
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;
P=31; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Ba=137.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm – Mỗi câu 0,25 điểm)


Câu 1: Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit?
A. MgCl2. B. KNO3. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 2: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô
không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaSO3. B. Ca(HCO3)2. C. CaCO3. D. CaCl2.
Câu 4: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 là
A. Cu, NO, O2. B. CuO, NO2, O2. C. CuO, NO, O2. D. Cu, NO2, O2.
Câu 5: Cho dung dịch KOH đến dư vào 500 ml dung dịch NH4Cl 1,0M, đun nóng nhẹ. Sau phản ứng
hoàn toàn thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 33,6. B. 5,6. C. 11,2. D. 22,4.
Câu 6: Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc tan tốt trong nước. Chất X là
A. NH3. B. N2. C. SO2. D. O2.
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?
A. KNO3. B. K2SO4. C. HCl. D. KCl.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử
duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,05.
Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. KNO3. B. KCl. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 10: Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. cacbon. B. kali. C. photpho. D. nitơ.
Câu 11: Để trung hòa 30,0 ml dung dịch HCl 0,1M cần dùng V ml dung dịch KOH 0,15M. Giá trị của
V là
A. 10. B. 30. C. 20. D. 40.
Câu 12: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc
khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. O3. B. H2. C. N2. D. CO.
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,82. B. 39,40. C. 9,85. D. 19,70.
Câu 14: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HCl. B. KNO3. C. NaOH. D. CH3COOH.
Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?
A. Ca(OH)2. B. H2SO4. C. NaCl. D. HCl.
Câu 16: Chất nào sau đây là muối axit?
A. Na2HPO4. B. CuSO4. C. NaNO3. D. Na2CO3.
Câu 17: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. SiO. B. SiO2. C. SiH4. D. Mg2Si.
Câu 18: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H + OH- → H2O?
+

A. CuSO4+ 2KOH → Cu(OH)2↓+ K2SO4. B. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.


C. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O. D. Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + 2H2O.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí
X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
A. NH4Cl + NaOH  → NaCl + NH3+ H2O.
o
t

B. 2Fe + 6H2SO4(đặc) to


→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
C. CaCO3 + 2HCl  → CaCl2 + CO2+ H2O.
D. Cu + 4HNO3(đặc)  → Cu(NO3)2 + 2NO2+ 2H2O.

Câu 20: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản
ứng là
A. 3,36 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.
Câu 21: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ
phòng độc. Chất X là
A. lưu huỳnh. B. đá vôi. C. than hoạt tính. D. thạch cao.
Câu 22: Muối NH4Cl có tên gọi là
A. amoni clorua. B. amoni photphat. C. amoni sunfat. D. amoni nitrat.
Câu 23: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitơ đioxit gây ô nhiễm
không khí. Công thức của nitơ đioxit là
A. N2O. B. NO. C. NO2. D. NH3.
Câu 24: Dung dịch KOH tác dụng với chất nào sau đây tạo ra kết tủa Fe(OH)3?
A. Fe3O4. B. FeCl3. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 25: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
C. NH4H2PO4 và KNO3. D. (NH4)3PO4 và KNO3.
Câu 26: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. NaOH. B. KNO3. C. NaCl. D. KHSO4.
Câu 27: Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm
cách nào sau đây?
A. Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
B. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
C. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.
Câu 28: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HNO3. B. K3PO4. C. KBr. D. HCl.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29. (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện
của phản ứng (nếu có):
C  (1)
→ CO2 
(2)
→ CaCO3  (3)
→ Ca(HCO3)2  (4)
→ CO2 
(5)
→ CO  (6)
→ Fe
Câu 30. (1,5 điểm) Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, sau phản
ứng hoàn toàn thu được dung dịch X.
1. Tính khối lượng mỗi chất tan trong dung dịch X.
2. Cho dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m.
-------- Hết--------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1
BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: HÓA HỌC – Lớp 11
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D D C B C A C D C D C D D D

Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án A A B C A A C A C B A A C A

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29. (1,5 điểm)


(1) C + O2  t0
→ 0,25 điểm
CO2
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 0,25 điểm
(3) CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2 0,25 điểm
(4) t 0
0,25 điểm
Ca(HCO3)2  → CaCO3↓ + CO2 + H2O
(5) t 0
0,25 điểm
CO2 + C  → 2CO
(6) t 0
0,25 điểm
CO + FeO  → Fe + CO2
Câu 30. (1,5 điểm)
nKOH = 0,15 mol; nH3PO4 = 0,1 mol; 0,25 điểm

nKOH/n H3PO4 = 0,15/0,1 = 1,5 => xảy ra 2 phương trình


KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O (1) 0,25 điểm
x ← x → x mol
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O (2)
1. 2y ← y → y mol
Theo bài ra ta có:
x + y = 0,1 x= 0,05 0,25 điểm
2x + y = 0,15 => y= 0,05
=> mKH2PO4 = 0,05. 136 = 6,8 gam
=> mK2HPO4 = 0,05. 174 = 8,7 gam 0,25 điểm
- Vì X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư
2. => kết tủa thu được là Ba3(PO4)2: 0,05 mol 0,5 điểm
=> m = 0,05. 601 = 30,05 gam
Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho đủ số điểm.
www.thuvienhoclieu.com
ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li yếu ?
A. B. H2SO4. B. C. KOH. C. CH3COOH. D. D. NaCl.
Câu 2: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể
tích khí thoát ra (đktc) là
A. 1,12 lít B. 4,48 lít. C. 0,112 lít. D. 2,24 lít.
Câu 3: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu
được các chất
A. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2dư. B. Ba(HCO3)2.
C. Ba(HCO3)2 và BaCO3. D. BaCO3, Ba(OH)2dư.
Câu 4: H a tan 10,71 gam h n hợp g m l, n, e trong 4 lít dung dịch HNO3 a mol l v a
đ , thu được dung dịch và 1,792 lít (đktc) h n hợp khí g m N2 và N2O có t lệ mol 1:1.
C cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Biết phản ứng v i dung dịch NaOH th
kh ng thấy khí thoát ra. iá trị m và a l n lượt là
A. 55,35 và 2,20. B. 53,55 và 2,20. C. 53,55 và 0,22. D. 55,35 và 0,22.
Câu 5: Các h nh vẽ sau m tả các cách thu khí trong ph ng thí nghiệm:

Kết luận nào sau đây đúng?


A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và HCl. B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.
C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3. D. Hình 1: Thu khí H2, He và NH3.
Câu 6: Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dư i đây đều sinh ra kim loại, khí nitơ đioxit và
oxi?
A. AgNO3, Hg(NO3)2. B. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.
C. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2. D. AgNO3, Cu(NO3)2.
Câu 7: Độ dinh dưỡng c a phân lân được tính bằng
A. % P2O5. B. % P. C. %PO43-. D. Ca(H2PO4)2.
Câu 8: Chất phản ứng được v i NH3 là
A. Na2O. B. AlCl3 (dd). C. Na2CO3 (dd). D. NaOH (dd).
Câu 9: N ng độ mol c a anion trong dung dịch BaCl2 0,20M là
A. 0,40M. B. 0,20M. C. 0,30M. D. 0,10M.
Câu 10: Trong những nhận xét dư i đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử g m cation amoni và anion hiđroxit.
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nư c, khi tan điện li h a toàn thành cation
amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng v i dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí
làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Khi nhiệt phân muối amoni lu n lu n có khí amoniac thoát ra.
Câu 11: Cho P tác dụng v i Mg, sản phẩm thu được là
A. Mg2P2O7. B. Mg3P2. C. Mg(PO3)2. D. Mg3(PO4)2.

www.thuvienhoclieu.com Trang 1
www.thuvienhoclieu.com
Câu 12: Cho sơ đ phản ứng sau:
Z t T.
H2O H2SO4 o
KhÝ X dung dÞch X Y NaOH ®Æc X HNO3

C ng thức c a X, , , T tương ứng là:


A. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O. B. NH3, N2, NH4NO3, N2O.
C. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3. D. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.
Câu 13: Các nguyên tử thuộc nhóm IV có cấu h nh electron l p ngoài cùng là
A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2np2.
Câu 14: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là
A. Pt, Cu. B. Al, Fe. C. Ag, Fe. D. Pb, Ag.
Câu 15: Chất khí nào sau đây được tạo ra t b nh chữa cháy và dùng để sản xuất nư c đá
khô?
A. H2O. B. N2. C. CO2. D. CO.
Câu 16: Cho m gam l phản ứng hoàn toàn v i dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48
lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). iá trị c a m là
A. 2,70. B. 4,05. C. 8,10. D. 5,40.
Câu 17: Phương tr nh điện li nào sau đây không đúng?
A. Mg(OH)2  Mg2+ +2OH- B. K2SO4 2K+ + SO42-
C. HNO3  H  NO3 . D. HSO3-  H+ + SO32-
Câu 18: Phương tr nh ion: OH  HCO3  CO32  H2O là c a phản ứng xảy ra giữa cặp
chất nào sau đây?
A. NaOH + Ba(HCO3)2. B. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2.
C. NaHCO3 + Ba(OH)2 D. NaHCO3 + NaOH.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 0,01M v i 100 ml dung dịch HCl 0,03M được
200 ml dung dịch . Dung dịch có pH bằng bao nhiêu?
Câu 2: Cho 2,8 gam N2 tác dụng H2 lấy dư. Biết hiệu suất phản ứng đạt 20%. Tính thể tích
c a NH3 thu được sau phản ứng (đktc)?
Câu 3: Thêm 200 ml dung dịch KOH 1M vào 300 ml dung dịch H3PO4 1M thu được dung
dịch X. Tính khối lượng muối trong dung dịch X.
Câu 4: Cho 1,71 gam h n hợp g m ( l, Mg, Cu) phản ứng hết v i 200 ml dung dịch HNO3
1M. Sau phản ứng thu được 7,91 gam h n hợp g m 3 muối khan và V lít h n hợp khí NO2
và NO. Nung muối này t i khối luợng kh ng đổi được m gam chất rắn. Tính m?

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Cl = 35,5; Ca = 40;


P= 31; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag=108; Ba = 137.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1 C 10 B
2 D 11 B
3 D 12 A
4 D 13 D
5 D 14 B
6 A 15 C
7 A 16 D

www.thuvienhoclieu.com Trang 2
www.thuvienhoclieu.com

8 B 17 B
9 A 18 D
II. TỰ LUẬN:
Câu 1 Điểm
-3
nH+= nHCl= 3.10 (mol) ; 0,25
nOH-=nNaOH=1.10-3 (mol) 0,25
[H+]dư=(3.10-3 -1.10-3)/0,2= 0,01 (M) 0,5
pH=2

Câu 2 Điểm
nN2=0,1 (mol) 0,25
xt, t o

 2NH (khí)
N2 (khí)  3H2 (khí) 

0,25
3
0,25
0,1 → 0,2 (mol)
VNH3=0,2.22,4.0,2= 0,896 (l) 0,25

Câu 3 Điểm
nOH-=nKOH=0,2.1=0,2 (mol); nH3PO4=0,3.1= 0,3 (mol) 0,25
nOH-/ nH3PO4 = 0,67 0,25
KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O 0,25
nmuối= nKOH= 0,2 (mol) 0,25
nmuối= nKH2PO4 = 0,2.(39+2+31+16.4)=27,2 (g)

www.thuvienhoclieu.com Trang 3
www.thuvienhoclieu.com
ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

Câu 1: H a tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở
đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại X là
A. Al B. Mg C. Zn D. Cu
Câu 2: Hai chất nào sau đây là đ ng đẳng c a nhau?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C4H10, C6H6.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách
A. phân h y khí NH3. B. nhiệt phân NaNO2.
C. th y phân Mg3N2. D. Đun h n hợp NaNO2 và NH4Cl.
Câu 4: C ng thức đơn giản nhất là c ng thức
A. biểu diễn số lượng nguyên tử c a các nguyên tố trong phân tử
B. biểu thị t lệ tối giản các nguyên tử c a các nguyên tố trong phân tử
C. biểu thị t lệ tối đa các nguyên tử c a các nguyên tố trong phân tử
D. biểu thị t lệ số nguyên tử c a các nguyên tố trong phân tử
Câu 5: Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỏi
những muối nào thu được và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?
A. Na2HPO4 và 14,2g ; Na3PO4 và 49,2g B. Na3PO4 và 50,0g
C. NaH2PO4 và 49,2g ; Na2HPO4 và 14,2g D. Na2HPO4 và 15,0g
Câu 6: T m phản ứng nhiệt phân sai:
A. 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + 1/2O2 B. KNO3 → KNO2 + 1/2O2
C. Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2 D. Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2O2
Câu 7: Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học
v i nhau theo cách nào sau đây:
A. đúng hoá trị. B. đúng số oxi hoá.
C. một thứ tự nhất định. D. đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định
Câu 8: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do
A. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện l n nhất trong nhóm nitơ.
C. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử kh ng phân cực.
D. Trong phân tử N2, m i nguyên tử c n một cặp electron chưa tham gia liên kết.
Câu 9: Ion NH4+ có tên gọi:
A. Cation nitric B. Cation amino C. Cation amoni D. Cation hidroxyl
Câu 10: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M , khối lượng kết t a thu được

A. 10 g B. 15 g C. 20 g D. 25 g
Câu 11: Phương tr nh hóa học nào viết sai so v i phản ứng xảy ra?
A. CaCl2 + CO2 + H2O   CaCO3 + 2HCl
B. FeS + 2HCl   FeCl2 + H2S
C. BaCl2 + H2SO4   BaSO4 + 2HCl
D. CH3COONa + HCl   CH3COOH + NaCl
Câu 12: C ng thức cấu tạo nào sau đây là sai?
A. CH2=CH2 B. CH ≡ CH C. CH3=CH3 D. CH3 – CH2 – CH3
Câu 13: Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?

www.thuvienhoclieu.com Trang 4
www.thuvienhoclieu.com
A. C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN.
B. CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO.
C. CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6.
D. HCOOH, CH4, C6H12O6, CH3COONa.
Câu 14: Tính oxi hóa c a C thể hiện ở phản ứng( điều kiện phản ứng coi như có đ )?
A. C + 2CuO  2Cu + CO B. C + H2O  CO+ H2
C. 3C + 4Al  Al4C3 D. C+O2  CO2
Câu 15: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng t n tại trong một dung dịch?
A. K+, CO32-, SO42- B. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl-
C. H+, NO3-, SO42-, Mg2+ D. Fe2+, NO3-, S2-, Na+
Câu 16: Liên kết hóa học ch yếu trong hợp chất hữu cơ là
A. liên kết đơn. B. liên kết cho nhận.
C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết ion.
Câu 17: Để khắc chữ lên th y tinh người ta dựa vào phản ứng:
A. SiO2 + 4HF →SiF4 + 2H2O B. SiO2 + Na2CO3 →Na2SiO3 + CO2
C. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + CO2 D. SiO2 + Mg → 2MgO + Si
Câu 18: Dung dịch amoniac trong nư c có chứa các ion nào sau đây ( bỏ qua sự phân li c a nư c) :
A. NH4+, NH3, H+. B. NH4+, OH-. C. NH4+, NH3. D. NH4+, NH3, OH-.
Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam h n hợp g m KNO3 và Cu(NO3)2 thu được h n hợp khí
X (t khối c a X so v i khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong h n hợp ban đ u là
A. 11,28 gam. B. 20,50 gam. C. 8,60 gam. D. 9,40 gam.
Câu 20: Đánh giá độ dinh dưỡng c a phân lân bằng hàm lượng %:
A. H3PO4. B. P. C. PO43-. D. P2O5.
Câu 21: Dung dịch HCl 0,1M có pH là:
A. pH = 2 B. pH = 13 C. pH = 1 D. pH = 12
Câu 22: Số liên kết xích-ma (Ϭ) trong phân tử C4H10 là:
A. 10. B. 13. C. 12. D. 14.
Câu 23: Kim cương và than ch là các dạng
A. đ ng phân c a cacbon. B. thù h nh c a cacbon.
C. đ ng vị c a cacbon. D. đ ng h nh c a cacbon.
Câu 24: Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng
phương tr nh ion thu gọn v i phản ứng trên?
A. 2KOH + FeCl2 → e(OH)2 + 2KCl. B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
C. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. D. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.

PHẦN II: TỰ LUẬN (2,0 điểm)


Một chất hữu cơ X có thành ph n khối lượng các nguyên tố là: 54,5% C; 9,1% H; 36,4% O.
a) T m c ng thức đơn giản nhất c a X?
b) Biết X có khối lượng phân tử là 88 đvC. Hãy xác định c ng thức phân tử c a X?
----------- HẾT ----------
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvc) của các nguyên tố :
H= 1; Li= 7; C= 12; N= 14; O= 16; Na= 23; Mg= 24; Al= 27; P= 31; S= 32; Cl= 35,5; K=
39; Ca= 40; Fe= 56; Cu= 64; Zn= 65; As= 75; Br= 80; Rb = 85,5; Ag= 108; Ba= 137; Ni= 59;
Cr= 52; Mn= 55.
Lưu ý: Thí sinh không sử dụng bảng tuần hoàn

ĐÁP ÁN
1 B 12 C
2 B 13 D
3 D 14 C

www.thuvienhoclieu.com Trang 5
www.thuvienhoclieu.com
4 B 15 D
5 A 16 C
6 A 17 A
7 D 18 B
8 A 19 D
9 C 20 D
10 A 21 C
11 A 22 B
12 C 23 B
13 D 24 C

ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)


Câu 1: Thuốc muối nabica được dùng trong c ng nghiệp thực phẩm và dùng làm thuốc chữa đau dạ
dày. C ng thức hóa học c a nabica là
A. CaCO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. NaHCO3.
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây ( cùng n ng độ) dẫn điện tốt nhất ?
A. K2SO4 . B. Al2(SO4)3. C. NaOH. D. KNO3.
Câu 3: C ng thức c a phân urê là
A. (NH2)2CO. B. (NH2)2CO3. C. NH4NO3. D. (NH4)2CO3.
Câu 4: Tính khử c a cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. 2C + Ca → CaC2. B. 3C + 4 l → l4C3.
C. C + 2H2 → CH4. D. 3C + 2KClO3 → 2KCl+ 3CO2.
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li mạnh?
A. HF. B. NaCl. C. H2O. D. Fe(OH)2.
Câu 6: Đặc điểm chung c a các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành ph n nguyên tố ch yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học ch yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học ch yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý không đúng là:
A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 1,4,5.
Câu 7: Cho dung dịch amoniac dư vào dung dịch muối FeCl2. Hiện tượng là
A. Có kết t a màu trắng xanh không tan. B. Có kết t a keo trắng sau đó tan trong NH3 dư.
C. Có kết t a keo trắng kh ng tan. D. Có kết t a màu nâu đỏ kh ng tan.
Câu 8: Để phân biệt 4 lọ mất nhẫn, m i lọ chứa một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4Cl,
Na2SO4, NaCl, người ta ch c n dùng một thuốc thử duy nhất là
A. BaCl2. B. HCl. C. NaOH. D. Ba(OH)2.
Câu 9: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm d n lên, do các bức xạ có bư c sóng dài
trong vùng h ng ngoại bị giữ lại, mà kh ng bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí gây ra hiệu ứng nhà
kính là :
A. N2. B. H2. C. CO2. D. O2.
Câu 10: lucozơ có nhiều trong quả nho, c ng thức phân tử là C6H12O6. C ng thức đơn giản nhất
c a glucozơ là
A. CH2O. B. C2H4O2. C. C4H8O4. D. C6H12O6.
Câu 11: Kim loại không phản ứng v i axit HNO3 đặc nguội là

www.thuvienhoclieu.com Trang 6
www.thuvienhoclieu.com
A. Ca. B. Al. C. Ag. D. Cu.
Câu 12: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có pH =12, th
A. quỳ tím kh ng đổi màu. B. quỳ tím hoá xanh.
C. quỳ tím hoá đỏ. D. quỳ tím bị mất màu.
Câu 13: Khí CO2 kh ng thể dùng để dập tắt đám cháy chất nào sau đây?
A. Mêtan. B. Cacbon. C. Magiê. D. Photpho.
Câu 14: Cặp dung dịch nào sau đây khi trộn v i nhau th có phản ứng trao đổi ion xảy ra?
A. KCl và NaNO3. B. Na2CO3 và KNO3.
C. Fe2(SO4)3 và HNO3. D. K2SO4 và Ba(NO3)2.
Câu 15: Cho sơ đ phản ứng: M + HNO3   M(NO3)n + X + H2O. X là sản phẩm khử c a N. X
kh ng thể là chất nào sau đây?
A. NO2. B. NH3NO3. C. N2O5. D. N2.
Câu 16: Khi nhiệt phân hoàn toàn các muối gNO3, NaNO3, Zn(NO3)2 th chất rắn thu được sẽ là:
A. Ag2O, NaNO2, ZnO. B. Ag, NaNO2, ZnO.
C. A2O, Na2O, ZnO. D. Ag, NaNO2, Zn.
Câu 17: Người ta điều chế HNO3 bằng phản ứng sau: NH3   NO   NO2   HNO3.
Khối lượng axit HNO3 thu được t 0,85 tấn NH3 là ( hiệu suất chung c a cả quá tr nh là 90%)
A. 2,835 tấn. B. 3,150 tấn. C. 3,500 tấn. D. 1,7955 tấn.
Câu 18: Hoà tan v a hết 3,6 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít
khí NO2 (đktc). M là kim loại nào sau đây? ( cho NTK Mg=24, l =27, e=56, Cu=64)
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Mg.
Câu 19: Dẫn V lít khí (đktc) CO2 vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết t a và
dung dịch . Lọc bỏ kết t a và lấy dung dịch đun nóng th thu đươc kêt t a nữa. iá trị c a v là
A. 3,136. B. 1,344. C. 1,344 và 3,136. D. 3,36 và 1,12.
Câu 20: Phân tích hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 54,54% C; 9,10% H và 36,36%O. Công
thức đơn giản nhất c a X là
A. C4H10O. B. CH2O. C. C2H4O. D. C4H8O2.
Câu 21: Cho 40 ml dd HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch KOH 0,2M thu được 200ml dung dịch có
pH bằng
A. 10. B. 12. C. 11. D. 13.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Viết phương tr nh phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn xảy ra trong dung dịch:
a. CuCl2 + NaOH b. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2
Câu 2:( 2 điểm) Khi h a tan hoàn toàn 18,3 gam h n hợp l và l2O3 trong dung dịch HNO3 10%,
thấy thoát ra 6,72 lít khí kh ng màu hóa nâu trong kh ng khí (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) .
a. (1 điểm) Tính thành ph n ph n trăm về khối lượng trong h n hợp trên.
b. (1 điểm) Tính khối lượng dung dịch axit HNO3 c n dùng
Cho NTK của H=1, N=14,O=16, Al=27
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Đ D B A D B A A D C A B B C D C B A D A C B
II. TỰ LUẬN:
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 CuCl2 + 2NaOH 
 Cu(OH)2 + 2NaCl 0,25đ
Cu2+ + 2OH- 
 Cu(OH)2 0,25đ
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 
 2NH3 + BaSO4 + 2H2O 0,25đ
2NH4+ + SO42- + Ba2+ + 2OH- 
 NH3 + BaSO4 + 2H2O 0,25đ
2 a) 0,25đ

www.thuvienhoclieu.com Trang 7
www.thuvienhoclieu.com
6, 72
n NO
  0,3mol
22, 4
Pt: Al +4HNO3 
 Al(NO3)3+ NO + 2H2O (1) 0,25đ
Al2O3 + 6HNO3 
 2Al(NO3)3 + 3H2O (2) 0,5đ

Theo (1), n Al  n NO  0,3mol 0,25đ

 mAl= 0,3x27=8,1 (g) 0,25đ


mAl2O3= 18,3-8,1=10,2 (g) 0,25đ
10, 2 0,25đ
b)Theo (1 (2)  nHNO3= 4x0,3 + 6x  1,8mol
102
 mHNO3 =1,8x63=113,4g 0,125đ
113, 4 x100 0,125
 mdd HNO3=  1134 g
10

ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)


Câu 1. Silic đioxit (SiO2) tan được trong dung dịch c a chất nào sau đây?
A. HF. B. HNO3 đặc. C. H2SO4 đặc. D. H3PO4.
Câu 2. Một loại nư c thải c ng nghiệp có pH = 9. Nư c thải đó có m i trường
A. bazơ. B. lưỡng tính. C. axit. D. trung tính.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn m gam l vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch chứa 8m
gam muối và x mol một chất khí duy nhất là N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào , kết thúc thí
nghiệm có 64,6 gam NaOH đã phản ứng. Giá trị c a x gần nhất v iA. 0,148. B. 0,136. C. 0,122.
D. 0,082.
Câu 4. Khí X kh ng màu, kh ng mùi, rất độc nhưng được dùng trong luyện kim để khử các oxit
kim loại. Khí X là A. CO. B. H2. C. CO2. D. NH3.
Câu 5. Nhỏ t t dung dịch HNO3 đến dư vào dung dịch NH4HCO3, hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết t a trắng. B. thoát ra khí không màu.C. thoát ra khí mùi khai.D. có kết t a và
s i bọt khí.
Câu 6. Khi thực hiện phản ứng giữa dung dịch HNO3 đặc v i kim loại sinh ra khí NO2 độc hại. Để
hạn chế khí NO2 thoát ra gây nhiễm m i trường, ta phải đậy ống nghiệm bằng b ng tẩm
A. nư c cất. B. nư c v i. C. giấm ăn. D. c n y tế.
Câu 7. Thực hiện thí nghiệm v i hai mẫu photpho X và như h nh vẽ:

Mẫu X làA. photpho trắng. B. photpho đỏ. C. photpho đen. D. photpho tím.
Câu 8. Phân urê cung cấp cho cây tr ng nguyên tố dinh dưỡng g ?

www.thuvienhoclieu.com Trang 8
www.thuvienhoclieu.com
A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Canxi.
Câu 9. Ngày nay, amoniac lỏng được dùng làm chất sinh hàn trong thiết bị lạnh. moniac có c ng
thức hóa học là A. NH2. B. N2H4. C. NH4. D. NH3.
Câu 10. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?A. H3PO4.B. HNO3.C. KOH. D. Na2CO3.
Câu 11. Trong công nghiệp, axit nitric được tổng hợp t amoniac qua ba giai đoạn v i hiệu suất
c a toàn bộ quá tr nh đạt 96%. Theo quá tr nh trên, t 2 tấn amoniac người ta thu được m tấn dung
dịch HNO3 60%. iá trị c a m làA. 7,41.B. 11,86.C. 12,35. D. 12,87.
Câu 12. Dung dịch HNO3 0,0001M có pH bằng A. 11.B. 3. C. 10. D. 4.
Câu 13. Dung dịch X g m 0,05 mol K+, 0,04 mol Cl-, 0,03 mol CO32- và NH4+. C cạn dung dịch
X, thu được m gam chất rắn khan. iá trị c a m làA. 5,53. B. 6,07. C. 5,77.
D. 5,51.
Câu 14. Phản ứng Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O có phương tr nh ion thu gọn là
A. H+ + OH-  H2O.B. Ba2+ + 2Cl-  BaCl2. C. 2H+ + OH2-  2H2O. D. Ba2+ + Cl2-
 BaCl2.
Câu 15. Dẫn t t CO2 vào dung dịch ch chứa 0,025 mol Ba(OH)2. Đ thị dư i đây biểu diễn sự
phụ thuộc c a số mol kết t a BaCO3 tạo thành theo số mol CO2.

iá trị c a x là A. 0,035. B. 0,015. C. 0,025. D. 0,010.


II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành phương tr nh hóa học cho các phản ứng sau: a. AgNO3
b. CaCO3 + HCl →
c. P + Cl2 → d. C + O2 →
Câu 2 (1,5 điểm): Bảng dư i đây ghi lại kết quả quan sát khi nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào các ống
nghiệm (1), (2), (3), đun nóng đựng một trong các dung dịch NH4NO3, K2CO3, KCl không theo thứ
tự.
Ống nghiệm (1) (2) (3)
Hiện tượng Xuất hiện kết t a trắng Thoát ra khí mùi khai Kh ng hiện tượng
a. Các ống nghiệm (1), (2), (3) l n lượt chứa dung dịch c a chất nào?
b. Viết phương tr nh hóa học xảy ra.
Câu 3 (1,0 điểm): H a tan hoàn toàn m gam n vào dung dịch HNO3 dư, thu được 313,6 ml khí
NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị c a m.
Câu 4 (0,5 điểm): Một cái ao dùng để nu i th y sản chứa 7000 m3 nư c có pH = 4,5. Trư c khi
nu i, người ta làm tăng độ pH trong ao lên 7,0 bằng cách h a m gam v i sống (ngchất) vào nư c
trong ao. Tính giá trị m.
----------- HẾT ----------
I. TRẮC NGHIỆM

Câu 303 8 A
1 A 9 D

www.thuvienhoclieu.com Trang 9
www.thuvienhoclieu.com
2 A 10 A
3 B 11 B
4 A 12 D
5 B 13 B
6 B 14 A
7 A 15 B

II. TỰ LUẬN

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


1 Hoàn thành phương tr nh hóa học cho các phản ứng sau:
2,0
a. AgNO3 b. CaCO3 + HCl →
c. P + Cl2 → d. C + O2 →
- M i PTHH đúng được 0,5 điểm.
- Nếu kh ng cân bằng t 2 - 3 PTHH thì trừ 0,25 điểm.
- Nếu kh ng cân bằng 4 PTHH thì trừ 0,5 điểm.
- Nếu thiếu điều kiện c a 2 phản ứng th trừ 0,25 điểm.
- Nếu một phản ứng v a thiếu điều kiện v a kh ng cân bằng th trừ 0,25
điểm.
- Câu 1.c HS có thể viết theo một hư ng bất k .
Bảng dư i đây ghi lại kết quả quan sát khi nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào các
2 ống nghiệm (1), (2), (3), đun nóng đựng một trong các dung dịch NH4NO3,
K2CO3, KCl không theo thứ tự.
Ống nghiệm (1) (2) (3)
1,5
Hiện tượng Xuất hiện kết t a Thoát ra khí mùi Kh ng hiện
trắng khai tượng
a. Các ống nghiệm (1), (2), (3) l n lượt chứa dung dịch c a chất nào?
b. Viết phương tr nh hóa học xảy ra.
- Ch ra đúng cả 3 dung dịch trong 3 ống nghiệm được 1,0 điểm. Nếu ch
đúng 1 dung dịch th được 0,25 điểm.
- Viết đúng m i PTHH được 0,25 điểm.
a/ Ống (1) chứa dung dịch K2CO3, ống (2) chứa dung dịch NH4NO3, ống (3)
chứa dung dịch KCl.
b/ PTHH: K2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2KOH
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → 2NH3↑ + 2H2O + Ba(NO3)2
H a tan hoàn toàn m gam n vào dung dịch HNO3 dư, thu được 313,6 ml khí
NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị c a m. 1,0
3 Số mol c a NO2 = 0,3136/22,4 = 0,014 mol (0,25 đ)
PTHH: Zn + 4HNO3 → n(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (0,25 đ)
0,007 0,014
Tính được số mol n = 0,007 mol (0,25 đ)
mZn = 0,007.65 = 0,455 gam. (0,25 đ).

www.thuvienhoclieu.com Trang 10
www.thuvienhoclieu.com
Lưu ý: HS giải cách khác nhưng kết quả đúng thì vẫn đạt điểm tối đa.
4 Một cái ao dùng để nu i th y sản chứa 7000 m3 nư c có pH = 4,5. Trư c khi 0,5
nu i, người ta làm tăng độ pH trong ao lên 7,0 bằng cách h a m gam v i
sống (nguyên chất) vào nư c trong ao. Tính giá trị m.

Ta có: = 7000.103.10-4,5 = 221,36 mol


PTHH: CaO + 2H+ → Ca2+ + H2O
Hoặc CaO + H2O → Ca2+ + 2OH-
OH- + H+ → H2O

=> mol
mCaO = 110,68.56 = 6198,08 gam.
HS tính đúng giá trị c a m (có thể xấp x v i 6198 gam) m i tính điểm: 0,5
điểm.
Lưu ý: HS giải cách khác nhưng kết quả đúng thì vẫn đạt điểm tối đa.

Lưu ý: Đối với các bài toán, nếu HS lấy y giá trị nguyên tử khối của các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn tính ra các kết quả gần đúng với đáp án của hướng dẫn chấm này thì
vẫn tính điểm tối đa.

ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm)


Câu 1: Tính dẫn điện c a các dung dịch axit, bazơ, muối là do
A. chúng dễ h a tan trong nư c. B. trong dd chúng phân li ra các ion.
C. sự chuyển dịch c a các phân tử h a tan. D. chúng ở trạng thài lỏng.
Câu 2: Dung dịch một chất có pH= 8 th n ng độ mol lít c a ion OH- trong dd là
A. 10-8 B. 8.10-1 C. 8.10-3 D. 10-6
Câu 3: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng t n tại trong một dung dịch?
A. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl- B. K+, CO32-, SO42-
C. H+, NO3-, SO42-, Mg2+ D. Fe2+, NO3-, S2-, Na+
Câu 4: Cho e(III) oxit tác dụng v i axit nitric th sản phẩm thu được là:
A. Fe(NO3)2, NO và H2O B. Fe(NO3)2, NO2 và H2O
C. Fe(NO3)2, N2 D. Fe(NO3)3 và H2O
Câu 5: Ở điều kiện thường photpho hoạt động hóa học khá hơn nitơ là do
. Photpho ở trạng thái rắn c n nitơ ở trạng thái khí. B.Độ âm điện c a P nhỏ hơn
nitơ.
C. Photpho ch có liên kết đơn, c n nitơ có liên kết ba . D. P có đ âm điện l n hơn
nitơ.
Câu 6: Có thể phân biệt 3 dd : NaCl, Na3PO4, NaNO3 ch bằng 1 thuốc thử là
A. dd Ba(OH)2 B. dd AgNO3
C. Cu kim loại D. dd BaCl2.

www.thuvienhoclieu.com Trang 11
www.thuvienhoclieu.com
Câu 7: Chọn cấu h nh electron l p ngoài cùng c a nguyên tố nhóm V :
A. ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 8: Vai tr c a cacbon trong phản ứng Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2  to 3CaSiO3 + 2P +
5CO là:
A. Chất khử C. Axit B. Chất oxi hoá D. Bazơ
Câu 9: SiO2 tan được trong dung dịch axit nào sau đây?
A. HCl B. HNO3 C. H2SO4 D. HF
Câu 10: Trường hợp nào sau đây kh ng dẫn điện?
A. dung dịch NH3 B. dung dịch NaOH
C. NaCl nóng chảy D. dung dịch đường saccarozơ
Câu 11: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong
dung dịch có muối nào ?
A. KH2PO4 B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K2HPO4 D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4
Câu 12: Khí CO không khử được oxit kim loại nào sau đây ở nhiệt độ cao?
A. Fe3O4. B. CuO. C. MgO. D. PbO.
Câu 13: Để phân biệt 2 chất rắn Na2CO3 và Na2SiO3 có thể dùng thuốc thử là
A. dd NaOH. B. dd HCl C. Dd NaCl D. Nư c
Câu 14: Trong y học, dược phẩm Nabica là chất được dùng để trung h a b t lượng axit
(dư) HCl trong dạ dày. C ng thức c a Nabica là:
A. NaHCO3. B. (NH4)2CO3 C. Na2CO3 D. NH4HCO3
Câu 15: Hòa tan 6,3 g h n hợp Mg và Al trong dung dịch HNO31M đặc nguội dư, thoát ra
6,72 lít khí NO2 (đktc). Khối lượng l trong h n hợp ban đ u là :
A. 5,4g. B. 2,4g. C. 2,7g. D. 3,2g.
Câu 16: Để nhận biết khí NH3 ta dùng:
A. Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh B. iấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu
xanh
C. iấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ D. iấy quỳ tím chuyển sang màu
đỏ
Câu 17: N2 phản ứng v i O2 trong kh ng khí ở điều kiện
. Thường B. Nhiệt độ cao
C. Áp suất cao D. Áp suất thấp
Câu 18: Số oxi hóa c a Cacbon trong các ion hay hợp chất CO, CO32-, K2CO3, CH4 l n lượt
là:
A. +2, +4, -4, +4. B. +2, +4, +4, +4.
C. -2, +4, +4, -4. D. +2, +4, +4, -4.

Phần II: Tự luận (4 điểm)


Câu 1 (1,5đ). Viết phương trình hóa học
a. Viết phương tr nh hóa học dư i dạng phân tử và ion rút gọn c a phản ứng xảy ra
sau: (0,5đ)
CaCO3 + HCl
b. Viết phương tr nh nhiệt phân các muối trong các trường hợp sau: (1,5đ)
NH4NO3; Ca(NO3)2, MgCO3
c. Lập PTHH các phản ứng sau: (0,5đ)
C + HNO3 đặc  to

Câu 2: (2,5đ). H a tan 21,60 gam h n hợp X (g m e và CuO) bằng dung dịch HNO3 dư
thu được dung dịch và 2,24 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất .

www.thuvienhoclieu.com Trang 12
www.thuvienhoclieu.com
a. Viết phương tr nh hóa học xảy ra.
b. Xác định thành ph n % c a các chất trong h n hợp đ u h n hợp ban đ u ?
------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 11

I. Phần trắc nghiệm (6đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B D D D C B B A D D C C B A

Câu 15 16 17 18
Đ/ A C B B D
(mỗi câu trắc nghiệm 0,33đ)
II. Phần tự luận (4đ)
Câu Nội dung Điểm
a CaCO3+ 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑ 0,25
CaCO3+ 2H+ → Ca2+ + H2O + CO2 ↑. 0,25
b. NH4NO3  to
N2O + 2H2O 0,5
t o
Ca(NO3)2  Ca(NO2)2 + O2
0,5
MgCO3 to
1 MgO + CO2 0, 5
C + 4HNO3đặc
o
CO2 +4NO2 +2H2O
t
(3,5đ) c.  0,5

2,24 0,25
nNO =  =0,1 (mol)
22,4
2 a. PTHH: Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 0,25
(2,0đ) 0,1  0,1 (mol) 0,25
CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O 0,25
0,1.56
b. %mFe= .100  25,93%; 0,25
21,6
0,25
% mCuO= 100- 44, 83=74,07%

(Học sinh pthh thiếu CB -0.25đ l i đối v i câu 1. Câu 2 V cân đối cho điểm sao cho phù hợp)

……………………..Hết……………………..

www.thuvienhoclieu.com Trang 13
www.thuvienhoclieu.com
ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

A/ TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm):


Câu 1: Độ dinh dưỡng c a phân lân được đánh giá theo t lệ ph n trăm về khối lượng c a
A. P2O5. B. nguyên tố P. C. K2O. D. N2O5.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây khi nhiệt phân tạo ra sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. KNO3, Pb(NO3)2.B. Fe(NO3)3, AgNO3.C. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2. D. Pb(NO3)2, Ca(NO3)2.
Câu 3: Silic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. Si + 2F2 
 SiF4. B. Si + O2   SiO2.
0
t

C. 2Mg + Si   Mg2Si.
0
t
D. Si + 2NaOH + H2O 
 Na2SiO3 + 2H2.
Câu 4: Dung dịch HCl 0,01M có pH bằngA. 2,0. B. 3,0. C. 1,0. D. 4,0.
Câu 5: Trộn 150 dung dịch KOH 1M tác dụng v i 50ml dung dịch H3PO4 2M. Sau khi phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch T. Muối có trong dung dịch T là
A. KH2PO4 và K2HPO4.B. KH2PO4 và K3PO4.C. K2HPO4 và K3PO4. D. KH2PO4.
Câu 6: Cho dung dịch KOH dư vào 50 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí
NH3 thoát ra (đktc) làA. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,112 lít.
Câu 7: Chất nào là chất điện li mạnh?A. CH3COOH. B. H2S. C. Cu(OH)2. D. KCl.
Câu 8: Cặp chất nào sau đây kh ng xảy ra phản ứng trong dung dịch?
A. NH4Cl và AgNO3.B. MgCl2 và KNO3.C. CH3COONa và HCl. D. Fe2(SO4)3 và NaOH.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi n ng độ mol c a ion H+ trong dung dịch tăng th giá trị pH c a dung dịch giảm.
B. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nư c thành dung dịch.
C. Sự điện li là quá tr nh oxi hóa - khử.
D. Theo A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nư c có khả năng phân li ra anion OH-.
Câu 10: Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là bazơ?A. KOH.B. CH3COONa. C. H2SO4. D.
NaCl.
Câu 11: Dung dịch Y chứa 0,01 mol K+; 0,02 mol Na+; 0,02 mol Cl- và x mol SO42-. C cạn dung
dịch Y th thu được bao nhiêu gam muối khan (giả sử ch có nư c bay hơi)?
A. 2,52. B. 2,40. C. 2,25. D. 2,04.
Câu 12: Cho thí nghiệm như h nh vẽ:

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là

www.thuvienhoclieu.com Trang 14
www.thuvienhoclieu.com
A. nư c phun vào b nh và chuyển thành màu xanh. B. nư c phun vào b nh và chuyển thành màu
tím.
C. nư c phun vào b nh và chuyển thành màu h ng. D. nư c phun vào b nh và kh ng có màu.
Câu 13: Cho t ng chất: e, Cu, P, l(OH)3, FeSO4, eO l n lượt phản ứng v i HNO3 đặc, nóng. Số
phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 14: Trong thực tế, người ta thường dùng chất nào sau đây để làm xốp bánh?
A. (NH4)2SO4. B. K2SO4. C. NaCl. D. NH4HCO3.
Câu 15: Hai khoáng vật chính c a photpho là
A. đolomit và canxit. B. photphorit và apatit. C. apatit và đolomit. D. apatit và cacnalit.
B/ TỰ LUẬN ( 5,0 điểm):
Câu 1. (1,0 điểm) Hoàn thành chu i phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có):
NO  NO2  HNO3  Mg(NO3)2  MgO
(1) ( 2) ( 3) ( 4)

Câu 2. (1,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4.
Câu 3. (1,0 điểm) Dẫn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH. Sau khi phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch Y. Tính khối lượng muối có trong dung dịch Y.
Câu 4. (2,0 điểm) H a tan 15 gam h n hợp g m l và Cu bằng một lượng v a đ dung dịch HNO3
đặc nóng, thu được 20,16 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X.
a. Xác định thành ph n ph n trăm khối lượng c a l và Cu trong h n hợp.
b. Cho dung dịch X tác dụng v i dung dịch Ba(OH)2 1M (lấy dư 20%). Viết các phương
tr nh phản ứng xảy ra và tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 đã dùng. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn.
----------- HẾT ----------
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)

A/ TRẮC NGHIỆM: M i câu trả lời đúng được 1 3 điểm

Câu 8 B
Câu 1 A Câu 9 A
Câu 2 C Câu 10 A
Câu 3 C Câu 11 D
Câu 4 A Câu 12 C
Câu 5 A Câu 13 C
Câu 6 B Câu 14 D
Câu 7 D Câu 15 B

B/ TỰ LUẬN:
Câu 1: 1 điểm
+ m 4 phương tr nh, m i phương tr nh viết đúng được 0,25 điểm
+ Viết thiếu điều kiện hoặc cân bằng sai t 2 phương tr nh trở lên tr 0,25 điểm
Câu 2: 1 điểm
- Nêu cách nhận biết đúng : 0,5 điểm
- Viết ptpư đúng : 0,5 điểm
(Nhận biết đúng 1 chất được 1 3 điểm)

www.thuvienhoclieu.com Trang 15
www.thuvienhoclieu.com
Câu 3: 1 điểm
- Tính số mol CO2 = 0,15 0, 25 điểm
- Tính số mol NaOH = 0,4 0, 25 điểm
- Lập luận t lệ , tính ra khối lượng muối Na2CO3 = 15,9 gam 0,5 điểm
Câu 4: 2 điểm
HƯỚNG DẪN THANG ĐIỂM
Câu a. nNO2 = 0,9 mol 0,25 đ

ọi x là số mol c a l , y là số mol c a Cu , ta có:


Quá tr nh nhường e Quá tr nh nhận e
0 3 5 4
Al   Al + 3e N + 1e 
 N 0, 25 đ
x(mol) 3x 0,9 0,9(mol)
0 2
Cu   Cu + 2e
y(mol) 2y

Lập hệ pt:27x + 64y = 15


3x + 2y = 0,9
 x= 0,2 mol; y = 0,15 mol.

%mA l= 36 %; % mCu = 64 % 0,25 đ

0,25 đ
Câu b. Cu2+ + 2OH-   Cu(OH)2
0,15(mol) 0,3
Al3+ + 3OH- 
 Al(OH)3
0,2(mol) 0,6 0,2
 AlO2  + 2H2O
Al(OH)3 + OH -  0,5 đ
0,2(mol) 0,2

nOH  (phản ứng + dư)= 1,32 mol


 nBa (OH )2 = 0,66 mol  VddBa (OH )2 = 0,66 lít
0,5 đ
* Lưu ý : HS giải theo cách khác nhưng đúng vẫn tính điểm tối
đa.

HẾT

ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

Cho: Na = 23, K = 39, Cu = 64, Fe = 65, O = 16, H = 1, Cl = 35,5 , Br = 80, Ag = 108, Zn = 65,
Mg = 24, Al = 27.
I. Trắc nghiệm (6đ)
Câu 1: Để khắc chữ lên th y tinh người ta dựa vào phản ứng

www.thuvienhoclieu.com Trang 16
www.thuvienhoclieu.com
A. SiO2 + Mg  2MgO + Si B. SiO2 + HF  SiF4 + 2H2O
C. SiO2 + 2MaOH Na2SiO3 + CO2 D. SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
Câu 2: Dãy ch g m chất điện li mạnh là
A. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3. B. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF.
C. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3. D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl
Câu 3: Kh ng thể có dung dịch chứa đ ng thời các ion
A. Ag+, NO3-, Cl-, H+ B. K+, OH-, Na+, SO42-.
C. H+, Cl-, Na+. D. K+, Cl-, OH-, Na+.
Câu 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng
các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. iá trị c a x và y l n lượt là
A. 0,03 và 0,02. B. 0,05 và 0,01. C. 0,02 và 0,05. D. 0,01 và 0,03.
Câu 5: Trong các kết luận sau, kết luận đúng là
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết v i nhau kh ng theo một thứ tự nhất
định.
B. Các chất có thành ph n phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2–, do đó tính chất
hóa học khác nhau là các đ ng đẳng.
C. Các chất có cùng c ng thức phân tử nhưng khác nhau về c ng thức cấu tạo gọi là các đ ng
đẳng.
D. Các chất khác nhau có cùng c ng thức phân tử được gọi là các đ ng phân.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 4,40 gam CO2 và
1,80 gam H2O. C ng thức đơn giản nhất c a hợp chất hữu cơ X là (Cho C = 12, O = 16, H = 1)
A. C2H4O. B. C2H5O. C. CH2O. D. CH2O2.
Câu 7: Trong các dãy chất sau đây, dãy có các chất là đ ng phân
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, CH3CH2OH. D. C4H10, C6H6.
Câu 8: Để ph ng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ ph ng độc chứa hóa chất
A. CuO và MnO2 B. CuO và MgO C. CuO và CaO D. than hoạt tính
Câu 9: Trong các loại phân bón : NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Phân có hàm lượng đạm
cao nhất là
A. NH4NO3 B. NH4Cl C. (NH4)2SO4 D. (NH2)2CO
Câu 10: Để thu được muối trung hoà, phải lấy V(ml) dung dịch NaOH 1M trộn lẫn v i 50 ml dung
dịch H3PO4 1M. iá trị V là
A. 200 ml. B. 150 ml. C. 300ml D. 250 ml.
Câu 11: Trong câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng sấm giật phất cờ mà lên”
Cây lúa l n nhanh nguyên nhân chính là do
A. khi có sấm ch p thường kèm theo mưa cung cấp nư c cho cây.
B. quá tr nh oxi biến thành ozon làm cho kh ng khí trong sạch hơn.
C. quá tr nh chuyển hóa nitơ trong kh ng khí thành nitơ trong đất để nu i cây.
D. do trời mưa cung cấp nư c cho cây lúa.
Câu 12: Trong thành ph n c a thuốc chuột có hợp chất c a photpho là n3P2. Khi bả chuột bằng
loại thuốc này th chuột thường chết g n ngu n nư c bởi v khi n3P2 vào dạ dày chuột th sẽ hấp
thu một lượng nư c l n và sinh ra đ ng thời lượng l n khí độc X và kết t a khiến cho chuột chết.
Phát biểu kh ng đúng là
A. Kết t a có thể tan được trong dung dịch NaOH.
B. Kết t a có thể tan trong dung dịch NH3.
C. Khí X có thể được điều chế trực tiếp t các đơn chất ở nhiệt độ thường.
D. Khí X thường xuất hiện ở các nghĩa trang, dễ bốc cháy tạo thành ngọn lửa lập l e.
Câu 13: Cacbon và silic đều có tính chất giống nhau là
A. đều phản ứng được v i NaOH B. có tính khử và tính oxi hóa

www.thuvienhoclieu.com Trang 17
www.thuvienhoclieu.com
C. có tính khử mạnh D. có tính oxi hóa mạnh
Câu 14: Chọn cấu h nh electron l p ngoài cùng c a nguyên tố nhóm IV
A. ns2np4 B. ns2np2 C. ns2np3 D. ns2np5
Câu 15: Phương tr nh: S2- + 2H+  H2S là phương tr nh ion rút gọn c a phản ứng
A. 2HCl + K2S  2KCl + H2S. B. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S.
C. BaS + H2SO4  BaSO4 + H2S. D. 2NaHSO4 + 2Na2S  2Na2SO4 + H2S.
Câu 16: Trộn 100 ml dd g m Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) v i 400ml dung dịch (g m H2SO4
0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dd X. iá tri pH c a dd X là
A. 1 B. 2 C. 6 D. 7
Câu 17: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ ẩm vào b nh đựng khí amoniac là
A. giấy quỳ mất màu. B. giấy quỳ kh ng chuyển màu.
C. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. D. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
Câu 18: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng ch hơn kém
nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng
A. đ ng phân. B. đ ng vị. C. đ ng đẳng. D. đ ng khối.
Câu 19: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên. Hiệu ứng nhà kính gây ra một số hậu
quả nghiêm trọng như gây biến đổi khí hậu, làm mất cân bằng sinh thái, dịch bệnh, …Khí gây ra
hiệu ứng nhà kính là
A. CO. B. H2. C. CO2. D. N2.
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối nitrat c a kim loại M thu được 4 gam chất rắn. Kim
loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 21: Cho một số phát biểu về đặc điểm chung c a các phân tử hợp chất hữu cơ sau
1. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa C.
2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O,...
3. Liên kết hóa học ch yếu là liên kết cộng hóa trị.
4. Liên kết hóa học ch yếu là liên kết ion.
5. Dễ bay hơi, khó cháy.
6. Phản ứng hóa học xảy ra nhanh.
Các câu đúng là
A. 1, 3, 5. B. 4, 5, 6. C. 2, 4, 6. D. 1, 2, 3.
Câu 22: Cho các chất g m CH3OH (X); CH3CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); CH3CH2CH2OH (T).
Các chất đ ng đẳng là
A. X, Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.
Câu 23: Dẫn lu ng khí CO qua h n hợp Al2O3 ,CuO,MgO,Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2 O3 ,Fe2O3 ,Cu,MgO B. Al2O3 ,Cu,MgO,Fe
C. Al, Fe, Cu, Mg D. Al2O3 ,Cu,Mg,Fe
Câu 24: Cho 11,2 lít CO2 (đktc) lội chậm qua 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau phản ứng thu
được số gam kết t a là
A. 40 gam. B. 50 gam. C. 30 gam. D. 15 gam.
II. TỰ LUẬN: (4đ)
Câu 1: (2đ) Hoàn thành các chu i phản ứng sau: (ghi đ y đ điều kiện nếu có)

Na2CO3  (1)
 CO2  (2)
 Ca(HCO3)2  (3)
 CaCO3 
(4)
 CO2
Câu 2: (2đ) Cho 25,5 gam h n hợp Mg và l tác dụng v a đ v i dung dịch HNO3 loãng thu được
5,6 lít khí N2 (đktc, sp khử duy nhất) và dung dịch X.
a) Tính khối lượng t ng kim loại trong h n hợp?

www.thuvienhoclieu.com Trang 18
www.thuvienhoclieu.com
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 5M tối thiểu c n thêm vào để thu được lượng kết t a l n nhất, nhỏ
nhất? Tính khối lượng kết t a?
---------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC LỚP 11-2017


I. TRẮC NGHIỆM:
Mã đề: 132
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D

21 22 23 24
A
B
C
D

II. TỰ LUẬN:
Câu 1: M i pt đúng 0,5đ x 4= 2đ
Câu 2:
a) iải theo pp bảo toàn electron:
Tính số mol N2 = 0,25 mol 0,25đ
Viết các quá tr nh oxi hóa, quá tr nh khử c a kim loại, axit ; đặt ẩn vào các bán pứ đúng 0,25đ
Lập hệ pt, giải hệ đúng 0,25đ
Tính mMg = 12g, mAl =13,5g 0,25đ
Chú ý: Mọi cách giải đúng cho tối đa số điểm.

b)
 Thu được lượng kết t a l n nhất:
VNaOH= 0,5 lít. 0,25đ
mkết t a = 29+39=68g. 0,25đ

 Thu được lượng kết t a nhỏ nhất:


VNaOH= 0,6 lít 0,25đ
mkết t a = 29g 0,25đ

ĐỀ 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm)


A. Phần chung cho tất cả học sinh các lớp A, C, D, E
Câu 1: Tính dẫn điện c a các dung dịch axit, bazơ, muối là do
A. chúng dễ h a tan trong nư c. B. trong dd chúng phân li ra
các ion.
C. sự chuyển dịch c a các phân tử h a tan. D. chúng ở trạng thài lỏng.
Câu 2: Dung dịch một chất có pH= 8 th n ng độ mol lít c a ion OH- trong dd là

www.thuvienhoclieu.com Trang 19
www.thuvienhoclieu.com
A. 10-8 B. 8.10-1 C. 8.10-3 D. 10-6
Câu 3: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng t n tại trong một dung dịch?
A. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl- B. K+, CO32-, SO42-
+ - 2- 2+
C. H , NO3 , SO4 , Mg D. Fe2+, NO3-, S2-, Na+
Câu 4: Cho e(III) oxit tác dụng v i axit nitric th sản phẩm thu được là:
A. Fe(NO3)2, NO và H2O B. Fe(NO3)2, NO2 và H2O
C. Fe(NO3)2, N2 D. Fe(NO3)3 và H2O
Câu 5: Ở điều kiện thường photpho hoạt động hóa học khá hơn nitơ là do
A. Photpho ở trạng thái rắn c n nitơ ở trạng thái khí. B.Độ âm điện c a P
nhỏ hơn nitơ.
C. Photpho ch có liên kết đơn, c n nitơ có liên kết ba . D. P có đ âm điện l n
hơn nitơ.
Câu 6: Có thể phân biệt 3 dd : NaCl, Na3PO4, NaNO3 ch bằng 1 thuốc thử là
A. dd Ba(OH)2 B. dd AgNO3
C. Cu kim loại D. dd BaCl2.
Câu 7: Chọn cấu h nh electron l p ngoài cùng c a nguyên tố nhóm V :
A.ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 8: Vai tr c a cacbon trong phản ứng Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2  to 3CaSiO3 + 2P +
5CO là:
A. Chất khử C. Axit B. Chất oxi hoá D. Bazơ
Câu 9: SiO2 tan được trong dung dịch axit nào sau đây?
A. HCl B. HNO3 C. H2SO4 D. HF
Câu 10: Trường hợp nào sau đây kh ng dẫn điện?
A. dung dịch NH3 B. dung dịch NaOH
C. NaCl nóng chảy D. dung dịch đường saccarozơ
Câu 11: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong
dung dịch có muối nào ?
A. KH2PO4 B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K2HPO4 D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4
Câu 12: Khí CO không khử được oxit kim loại nào sau đây ở nhiệt độ cao?
A. Fe3O4. B. CuO. C. MgO. D.
PbO.
Câu 13: Để phân biệt 2 chất rắn Na2CO3 và Na2SiO3 có thể dùng thuốc thử là
A. dd NaOH. B. dd HCl C. Dd NaCl
D. Nư c
Câu 14: Trong y học, dược phẩm Nabica là chất được dùng để trung h a b t lượng axit
(dư) HCl trong dạ dày. C ng thức c a Nabica là:
A. NaHCO3. B. (NH4)2CO3 C. Na2CO3
D.NH4HCO3
B. Phần riêng cho tất cả học sinh các lớp C, D, E
Câu 15: Hòa tan 6,3 g h n hợp Mg và Al trong dung dịch HNO31M đặc nguội dư, thoát ra
6,72 lít khí NO2 (đktc). Khối lượng l trong h n hợp ban đ u là :
A. 5,4g. B. 2,4g. C. 2,7g. D. 3,2g.
Câu 16: Để nhận biết khí NH3 ta dùng:

www.thuvienhoclieu.com Trang 20
www.thuvienhoclieu.com
. iấy quỳ tím chuyển sang màu xanh B. iấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu
xanh
C. iấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ D. iấy quỳ tím chuyển sang màu
đỏ
Câu 17: N2 phản ứng v i O2 trong kh ng khí ở điều kiện
. Thường B. Nhiệt độ cao
C. Áp suất cao D. Áp suất thấp
Câu 18: Số oxi hóa c a Cacbon trong các ion hay hợp chất CO, CO32-, K2CO3, CH4 l n lượt
là:
A. +2, +4, -4, +4. B. +2, +4, +4, +4.
C. -2, +4, +4, -4. D. +2, +4, +4, -4.
C. Phần riêng cho học sinh các lớp A
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 4,48 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được
5,376 lít khí NO2 (đktc). Kim loại M là:
A.Fe. B. Al. C. Cu. D. Mg.
Câu 16: Sục t t khí NH3 đến dư vào dung dịch muối th thấy xuất hiện kết t a, sau đó
kết t a tan hết và thu được dung dịch trong suốt kh ng màu? Muối là (trong các muối
sau)
A. Fe(NO3)3. B. ZnCl2. C. AlCl3. D. CuSO4.
Câu 17: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) hấp thụ vào 200 mililit dung dịch NaOH 1M thu được
dung dịch . Chất tan trong dung dịch là:
A. NaHCO3 B. NaHCO3 và Na2CO3
C. Na2CO3 D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 18: Tổng thể tích N2 và H2 (đktc)c n dùng để điều chế 51g NH3 (H=25%)
A. 537.6 lít B. 512,23 lít C. 120 lít D . 134,4 lít
Phần II: Tự luận (4 điểm).
A. Phần chung cho tất cả học sinh các lớp A, B, C,D, E
Câu 1(1,5đ). Viết phương trình hóa học
a. Viết phương tr nh hóa học dư i dạng phân tử và ion rút gọn c a phản ứng xảy ra sau:
(0,5đ)
CaCO3 + HCl
b. Viết phương tr nh nhiệt phân các muối trong các trường hợp sau: (1,5đ)
NH4NO3; Ca(NO3)2, MgCO3
c. Lập PTHH các phản ứng sau: (0,5đ)
C + HNO3 đặc  to

B. Phần dành riêng cho học sinh lớp C, D, E


Câu 2: (1,5đ). H a tan 21,60 gam h n hợp X ( g m e và CuO ) bằng dung dịch HNO3 dư
thu được dung dịch và 2,24 lít NO ( đktc) là sản phẩm khử duy nhất .
a) Viết phương tr nh hóa học xảy ra.
b) Xác định thành ph n % c a các chất trong h n hợp đ u h n hợp ban đ u ?
C. Phần dành riêng cho học sinh lớp A
Bài 2: (1,5đ). Khi h a tan hết 1,80 gam h n hợp g m Mg và l trong dung dịch HNO3
loãng vùa đ thu được h n hợp khí g m 0,01mol N2 và 0,01mol N2O ( kh ng có thêm sản
phẩm khử khác) và dung dịch X.
a. Tính thành ph n % về khối lượng m i kim loại trong h n hợp đ u.
b. Cho dd X tác dụng v i dung dịch NaOH dư, thu được m(g) kết t a. Tính m.

www.thuvienhoclieu.com Trang 21
www.thuvienhoclieu.com
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 11(2016-2017)

I. Phần trắc nghiệm (6đ)


A. Phần chung cho tất cả học sinh lớp A, C, D, E.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B D D D C B B A D D C C B A
Phần riêng
B. Phần dành cho học sinh C, D, E C. Phần dành cho học sinh A
Câu 15 16 17 18 15 16 17 18
Đ/ A C B B D A B C A

(mỗi câu trắc nghiệm 0,3đ)


II. Phần tự luận (4đ)
Câu Nội dung Điểm
a CaCO3+ 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑ 0,25
CaCO3+ 2H+ → Ca2+ + H2O + CO2 ↑. 0,25
b. NH4NO3  to
N2O + 2H2O 0,5
t o
Ca(NO3)2  Ca(NO2)2 + O2
0,5
MgCO3 to
1 MgO + CO2 0, 5
C + 4HNO3đặc
o
CO2 +4NO2 +2H2O
t
(3,5đ) c.  0,5

B. Phần dành cho học sinh lớp C, D, E


2,24 0,25
nNO =  =0,1 (mol)
22,4
2 a. PTHH: Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 0,25
(2,0đ) 0,1  0,1 (mol) 0,25
CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2O 0,25
0,1.56
b. %mFe= .100  25,93%; 0,25
21,6
0,25
% mCuO= 100- 44, 83=74,07%

C. Phần dành cho học sinh lớp A


3 a. ọi nMg=x(mol); nAl= y(mol) (x,y>0)
(1,5đ) Quá tr nh nhường e: Quá tr nh nhận e: 0.5
Áp dụng định luật bảo toàn số mol e có hệ pt
2x+ 3y= 0,18
24x + 27y=1,8 0,25
Tìm ra x=0,03(mol) ; y=0,04 (mol).

www.thuvienhoclieu.com Trang 22
www.thuvienhoclieu.com

%mMg= 40%; %mAl= 60 %. 0,25


b. - Viết đúng 3 pthh 0,25
- tính đúng m kết t a. 0,25
Lưu ý: giải cách khác đúng vẫn tính điểm tối đa.

(Học sinh pthh thiếu CB -0.25đ/lỗi đối với câu 1. Câu 2 GV cân đối cho điểm sao cho phù hợp)

……………………..Hết……………………..

ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dư i dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
B. Phân h n hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
C. Phân urê có c ng thức là (NH4)2CO3.
D. mophot là h n hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 2: Dãy g m các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Fe3+, OH-, Cl–, Ba2+. B. Na+, Ag+, NO3–, Cl- C. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–. D. K+, Ba2+, OH–, Cl–.
Câu 3: Phản ứng giữa HNO3 v i eO sản phẩm khử tạo ra NO. Tổng hệ số cân bằng (các số là số
nguyên tối giản) trong phản ứng này là
A. 20 B. 12 C. 16 D. 22
Câu 4: Phương tr nh ion thu gọn c a phản ứng cho biết
A. bản chất c a phản ứng trong dung dịch chất điện li
B. n ng độ các ion trong dung dịch
C. những ion nào t n tại trong dung dịch
D. kh ng cho biết được điều g
Câu 5: Sản phẩm c a phản ứng nhiệt phân hoàn toàn gNO3 là:
A. Ag, NO2, O2 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag, NO, O2 D. Ag2O, NO, O2
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết
t khối c a X so v i He (MHe = 4) là 7,5. CTPT c a X là:
A. CH2O2. B. C2H6. C. C2H4O. D. CH2O
Câu 7: Khi cho Mg dư tác dụng v i dd HNO3 thu được h n hợp khí X g m N2O và N2. Khi phản
ứng kết thúc, cho thêm NaOH vào th giải phóng khí . Khí là
A. NH3. B. H2. C. NO. D. NO2.
Câu 8: Tính oxi hóa c a C thể hiện ở phản ứng :
A. C + H2O  CO+ H2 B. 3C + 4Al  Al4C3
C. C + 2CuO  2Cu + CO D. C+O2  CO2
Câu 9: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Hai chất đó khác nhau về c ng thức phân tử và giống nhau về c ng thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó có cùng c ng thức phân tử và cùng c ng thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó giống nhau về c ng thức phân tử và khác nhau về c ng thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó khác nhau về c ng thức phân tử và khác nhau về c ng thức đơn giản nhất.
Câu 10: Phương tr nh phản ứng nhiệt phân nào sai?
A. NH4NO3  NH3 + HNO3 B. NH4Cl  NH3 + HCl
t oC t oC

www.thuvienhoclieu.com Trang 23
www.thuvienhoclieu.com

C. NH4NO2  N2 + 2H2O D. (NH4)2CO3  2NH3 + CO2 + H2O


o o
t C t C

Câu 11: Khi cho dư khí CO2 vào dd chứa kết t a canxi cacbonat, th kết t a sẽ tan. Tổng hệ số t
lượng trong phương tr nh phản ứng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 12: Dung dịch chứa 0,1 mol Ca , 0,1 mol Cu , 0,2 mol NO3 và x mol Cl- iá trị c a x là
2+ 2+ -

A. 0,4 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,5


Câu 13: Kim loại không tác dụng được v i dung dịch HNO3 đặc, nguội:
A. Cu, Ag B. Al, Cu. C. Fe, Al D. Zn, Fe
Câu 14: Cho các phát biểu:
(1). Liên kết hóa học ch yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
(2). Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành ph n phân tử khác nhau một
hay nhiều nhóm -CH2- là đ ng đẳng c a nhau.
(3). Các chất có cùng khối lượng phân tử là đ ng phân c a nhau.
(4). Liên kết ba g m hai liên kết  và một liên kết .
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 15: Hợp chất X có c ng thức đơn giản nhất là CH2O và có t khối hơi so v i hidro bằng 90.
C ng thức phân tử c a X là
A. C2H4O2 B. C6H12O6 C. C4H8O4 D. CH2O
Câu 16: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đ ng phân c a nhau ?
A. C4H10, C6H6. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C2H5OH, CH3OCH3.
Câu 17: Để h a tan SiO2 người ta sử dụng dung dịch
A. HNO3 đặc. B. HCl .C. H2SO4 đặc nóng. D. HF.
Câu 18: Phương tr nh ion rút gọn: 2H + SiO3  H2SiO3 ứng v i phản ứng c a chất nào sau
+ 2-

đây?
A. Axit cacbonic và natri silicat B. Axit cacboxilic và canxi silicat
C. Axit clohidric và canxi silicat D. Axit clohidric và natri silicat
+ -4
Câu 19: Trong rượu vang, [H ] = 3,2.10 M. pH c a rượu đo được là:
A. 9,3 B. 4,7 C. 3,5 D. 10,5
Câu 20: Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % c a chất nào sau đây?
A. H3PO4 B. P2O5 C. PO43- D. P
Câu 21: Phương tr nh ion rút gọn H  + OH - → H2O biểu diễn bản chất c a phản ứng:
A. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3. B. 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O
C. HCl + KOH → H2O + KCl. D. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4
Câu 22: Phân bón có hàm lượng Nitơ cao nhất là
A. NH4NO3 B. (NH4)2SO4 C. NH4Cl D. (NH2)2CO
Câu 23: Thể tích nư c c n cho vào 10 ml dung dịch HCl pH = 2 để thu được dung dịch HCl pH = 4

A. 900 ml. B. 90 ml. C. 45 ml. D. 990 ml.
Câu 24: Cho các mẫu phân : amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat, kali sunfat. Số mẫu phân nhận
được khi sử dụng dung dịch bari hiroxit là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4.
Câu 25: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dung dịch
chứa
A. KH2PO4 và K3PO4. B. K2HPO4 và K3PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4. D. K3PO4 và KOH dư.
Câu 26: Cho các chất KNO3, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2 . Số chất khi bị nhiệt phân thu được
h n hợp khí NO2, O2 là

www.thuvienhoclieu.com Trang 24
www.thuvienhoclieu.com
A. 4. B. 3 C. 2 D. 1
Câu 27: Cho các chất khí O2, N2, CO2, CO. Chất khí độc là
A. CO B. N2 C. O2 D. CO2
Câu 28: Khi đun nóng dd canxi hidrocacbonat th có kết t a xuất hiện. Tổng các hệ số t lượng
trong phương tr nh phản ứng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 29: Thành ph n % c a C, H, O trong hợp chất l n lượt là 54,5% ; 9,1% ; 36,4%. C ng thức
đơn giản nhất c a là:
A. C2H4O B. C4H8O2 C. C5H9O D. C3H6O
Câu 30: Theo thuyết -re-ni-ut axit là chất
A. khi tan trong nư c phân li ra ion OH_ B. khi tan trong nư c phân li ra ion H+
+
C. khi tan trong nư c ch phân li ra ion H D. khi tan trong nư c ch phân li ra ion OH_
Câu 31: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết v i nhau kh ng theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có cùng c ng thức phân tử nhưng khác nhau về c ng thức cấu tạo được gọi là các
chất đ ng đẳng c a nhau.
C. Các chất khác nhau có cùng c ng thức phân tử được gọi là các chất đ ng phân c a nhau.
D. Các chất có thành ph n phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất
hóa học khác nhau là những chất đ ng đẳng.
Câu 32: Chất nào sau đây là chất điện li ?
A. Ancol etylic. B. Axit clohidric C. Saccarozo D. Nư c nguyên
chất.
Câu 33: Dung dịch X chứa: NH4+, PO43-, NO3-. Để chứng minh sự có mặt c a ion NH4+ trong dung
dịch X c n dùng
A. dung dịch H2SO4 và Cu B. dung dịch gNO3
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2.
Câu 34: Đun s i 4 dd, m i dd chứa 1 mol chất sau: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3,
NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm
nhiều nhất? ( iả sử nư c bay hơi kh ng đáng kể)
A. dd NaHCO3. B. dd NH4HCO3. C. dd Ca(HCO3)2. D. dd Mg(HCO3)2.
Câu 35: Hiđroxit lưỡng tính là chất
A. có thể phân li ra ion H+ hoặc ion OH-.
B. v a có tính kim loại v a có tính phi kim.
C. v a có thể nhận electron v a có thể nhường electron.
D. khi tan trong nư c v a có thể phân li như axit v a có thể phân li như bazơ.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gam
H2O và 168 ml N2 (đktc). T khối hơi c a so v i kh ng khí kh ng vượt quá 4. C ng thức phân tử
c a là:
A. C5H5N. B. C6H9N. C. C7H9N. D. C6H7N
Câu 37: Chất điện li mạnh là
A. H2O B. HF. C. HClO D. NaCl
Câu 38: Trộn 100 ml dung dịch g m (HCl 0,1M ; HNO3 0,2M ; H2SO4 0,1M) v i V ml dd g m
( NaOH 0,1M ; Ba(OH)2 0,3 M ). Sau phản ứng thu được dd có pH = 13. iá trị c a V là:
A. 200 B. 150 C. 100 D. 300
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol khí CO2 vào 100ml dd NaOH 1,6 M thu được :
A. NaHCO3 và CO2 dư B. Na2CO3 và NaHCO3
C. Na2CO3 và CO2 dư D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 40: Chất nào dư i đây v a tác dụng v i dung dịch NaOH v a tác dụng v i dung dịch HCl?
A. Al(OH)3 B. H2SO4 C. BaCl2 D. Fe(OH)3

www.thuvienhoclieu.com Trang 25
www.thuvienhoclieu.com
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA B D D A A D A B A A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA A C C C B D D D C B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
ĐA C D D D C B A A A B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
ĐA C B C B D C D C B A

ĐỀ 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Môn HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 45 phút

Cho biết nguyên tử khối: H=1)=; He=4; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27, P=31;
S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Br=80.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4
0,2M có n ng độ mol cation Na+ là bao nhiêu?
A. 1M. B. 0,32M. C. 0,23M. D. 0,1M.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng
A. H3PO4 là axit có tính khử mạnh.
B. H3PO4 là một axit có tính oxi hoá mạnh v photpho có số oxi hoá cao nhất +5.
C. H3PO4 là một axit trung b nh, trong dung dịch phân li theo 3 nấc.
D. H3PO4 là một axit rất mạnh.
Câu 3: C ng thức tính pOH
A. pOH = - log [OH-]. B. pH = -log [OH-]. C. pH = - log [H+]. D. pOH = -log
+
[H ].
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học c a NH3. NH3 có :
A. Tính oxi hoá B. Tính khử và tính bazơ yếu
C. Tính khử D. Tính bazơ yếu
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Photpho trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc màu vàng nhạt, tr ng giống như sáp, có cấu
trúc tinh thể phân tử.
(2) Photpho đỏ là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime nên khó nóng chảy và khó bay hơi hơn
photpho trắng.
(3) Trong tự nhiên photpho t n tại ch yếu dạng tự do.
(4) Ở nhiệt độ thường, photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.
(5) Ở nhiệt độ thường photpho kém hoạt động hóa học hơn nitơ do độ âm điện nhỏ hơn.
(6) Ph n l n photpho dùng sản xuất axit photphoric, một ph n sản xuất diêm, bom, đạn cháy.
Số phát biểu đúng là:

www.thuvienhoclieu.com Trang 26
www.thuvienhoclieu.com
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 6: Cho 300 ml dd AlCl3 1M tác dụng v i 500 ml dd NaOH 2M th khối lượng kết t a thu được
là:
A. 15,6 gam. B. 25,2 gam. C. 7,8 gam. D. 23,4 gam.
Câu 7: Kim loại tác dụng v i HNO3 không tạo ra được chất nào sau đây?
A. NH4NO3 B. NO2. C. N2. D. N2O5
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat c a kim loại M, thu được 8,0 gam oxit kim loại
tương ứng. M là kim loại:
A. Cu B. Zn C. Mg D. Fe
Câu 9: Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng
phương tr nh ion thu gọn v i phản ứng trên?
A. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. B. 2KOH + FeCl2 → e(OH)2 + 2KCl.
C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. D. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
Câu 10: Cho a mol Fe vào dung dịch có chứa 5a mol HNO3 thấy có khí NO2 bay ra (sản phẩm khử
duy nhất) và dung dịch . Dung dịch chứa:
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)3 và
HNO3
Câu 11: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li ch xảy ra khi
A. Phản ứng kh ng phải là thuận nghịch.
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được v i nhau làm giảm n ng độ ion c a chúng.
C. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
D. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
Câu 12: Có các dung dịch muối l(NO3)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt
bị mất nhãn. Nếu ch dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt các muối trên th chọn chất nào
sau đây:
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ba(OH)2.
C. Dung dịch Ba(NO3)2. D. Dung dịch BaCl2.
Câu 13: Dãy các chất tác dụng được v i cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là :
A. Zn(OH)2 , NaHCO3 , CuCl2 B. Na2SO4 , ZnO , Zn(OH)2.
C. Na2SO4 , HNO3 , Al2O3. D. Al(OH)3 , Al2O3 , NaHCO3.
Câu 14: Cho 200 ml dd H3PO4 1,5M tác dụng v i 200 ml dd NaOH 2M. Sau phản ứng thu được
muối nào?
A. NaH2PO4 và Na3PO4. B. NaH2PO4 và Na2HPO4.
C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. NaH2PO4.
Câu 15: Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ kh ng dán nhãn và thu được kết
quả sau:
- X đều có phản ứng v i cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X kh ng phản ứng v i cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch eCl2. B. Dung dịch BaCl2.
C. Dung dịch Mg(NO3)2. D. Dung dịch CuSO4.
Câu 16: Dung dịch nào sau đây dẫn điện được:
A. Dung dịch ancol. B. Dung dịch muối ăn.
C. Dung dịch benzen trong ancol. D. Dung dịch đường.
Câu 17: Nung nóng h n hợp 14,0 lít NH3 và 16,0 lít O2, trong điều kiện thích hợp sẽ điều chế được
bao nhiêu lít khí NO v i H= 75% ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện t0 và p )?
A. 9,6 lít B. 12,8 lít C. 16 lít D. 10,5
lít
Câu 18: Cho sơ đ điều chế HNO3 trong ph ng thí nghiệm:

www.thuvienhoclieu.com Trang 27
www.thuvienhoclieu.com

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá tr nh điều chế
HNO3?
A. Đốt nóng b nh c u bằng đèn c n để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
B. HNO3 sinh ra dư i dạng hơi nên c n làm lạnh để ngưng tụ.
C. HNO3 có nhiệt độ s i thấp (830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
D. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Một dung dịch chứa 2 cation là 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg2+ và 2 anion là 0,03
mol Cl- và a mol SO42- . Tính a và khối lượng chất rắn khan có trong dung dịch?
Câu 2 (2 điểm): Cho 0,05 mol Al và 0,02 mol Zn tác dụng v a đ v i 2 lit dung dịch HNO3
loãng, sau phản ứng thu được khí không màu, kh ng duy tr sự cháy và sự h hấp. Ph n dung dịch
đem cô cạn thu được 15,83g muối khan. Tính n ng độ mol/l c a dung dịch HNO3 đã dùng?
Câu 3 (1 điểm): Hoàn thành các phương tr nh hóa học theo sơ đ phản ứng sau đây (ghi rõ điều
kiện nếu có)
a. ........ + OH-  CO32- + ............
b. (NH4)2SO4 +NaOH  ........... + ........... + ..............
c. FeO + HNO3(loãng)  .......... + NO + ..............
d. P + O2 dư  .................
------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

Phần đáp án câu trắc nghiệm:


293
1 B 10 C
2 C 11 B
3 A 12 B
4 B 13 D
5 C 14 B
6 A 15 B
7 D 16 B
8 A 17 A
9 A 18 D

PHẦN TỰ LUẬN:

www.thuvienhoclieu.com Trang 28
www.thuvienhoclieu.com

Câu Điểm
0,25 DĐLBTĐT: 0,01.1 + 0,02.2 = 0.03.1 + 2.a

Câu 1 0,25  a = 0,01


(1 đ)
0,25 DĐLBTKL: 0,01.23 + 0,02.24 + 0,03.35,5 + 0,01.96
0,25  m r = 2,735 gam
0,25 Al  Al3+ + 3e
0,05  0,15 (mol)
Zn  Z2+ + 2e
0,25 0,02  0,04 (mol)
5 0
2 N + 10e  N 2
0,25
10x  x mol
m m = 10,65 + 3,78 = 14,43 < 15,83
0,25 => Có muối NH4NO3 trong dung dịch
Câu 2
(2 đ) 5 3
N + 8e  N H 4 

8a  a mol
0,25 m NH4 NO3 = 1,4 gam

 a = 0,0175
0,25 x = (0,15 + 0,04 – 8. 0,0175) / 10= 0,005 mol
0,25 n HNO3 = 12.0,005 + 10.0,0175 = 0,235 mol

0,25 CMHNO3 = 0,1175 M

Chú ý: Nếu HS viết pthh đúng (0,25đ/ 1pt), đặt số mol suy ra số mol muối (0,25đ)
Câu 3 (1đ) 0,25 a. HCO3- + OH-  CO32- + H2O.
Hoặc
CO2 + 2OH-  CO32- + H2O.

0,25 b. (NH4)2SO4 + 2NaOH 


t 0
 2NH3 + Na2SO4 + 2H2O

0,25 c. 3FeO + 10HNO3(loãng)  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O


0,25 d. 4P + 5O2 dư 
t 0
 2P2O5
Lưu ý: Học sinh giải theo phương pháp khác cho kết quả đúng cũng đạt điểm tối đa c a câu đó.

www.thuvienhoclieu.com Trang 29
thuvienhoclieu.com
Thuvienhoclieu.com ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: HÓA HỌC 11 – ĐỀ 1

Câu 1: Metol C10H20O và menton C10H18O chúng đề u có trong tinh dầ u ba ̣c hà. Biế t phân tử metol
không có nố i đôi, cò n phân tử menton có 1 nố i đôi. Vâ ̣y kế t luâ ̣n nào sau đây là đúng ?
A. Metol có cấ u ta ̣o vòng, menton có cấ u ta ̣o ma ̣ch hở.
B. Metol và menton đề u có cấ u ta ̣o ma ̣ch hở.
C. Metol có cấ u ta ̣o ma ̣ch hở, menton có cấ u ta ̣o vòng.
D. Metol và menton đề u có cấ u ta ̣o vò ng.
Câu 2: Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO 3
trong bình kíp. Do đó CO2 thu được thường có lẫn một ít hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng hoá
chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO2 tinh khiết ?
A. P2O5 và KHCO3. B. H2SO4 đặc và NaOH.
C. P2O5 và NaOH. D. K2CO3 và P2O5.
Câu 3: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
B. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
C. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
D. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
Câu 4: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản
phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. (NH4)3PO4.
C. NH4H2PO4. D. (NH4)2HPO4.
Câu 5: pH dung dịch X gồm NaOH 0,04M và KOH 0,06M bằng
A. 13 B. 12 C. 1 D. 2
Câu 6: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
C. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 7: Hoà tan hết 18,8 gam hỗn hợp Fe; FeO; Fe3O4; Fe2O3 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư
được 3,36 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam
muối. Giá trị của m:
A. 65,3 B. 60,5 C. 64,9 D. 28,1
Câu 8: Dẫn luồng khí CO du qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (dun nóng) sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
A. Al2O3, Cu, Mg, Fe. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe.
C. Al, Fe, Cu, Mg D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

thuvienhoclieu.com Trang 1
thuvienhoclieu.com
Câu 9: Phân lân supephotphat đơn có thành phần hóa học là:
A. Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)3
C. Ca(H2PO4)2 D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.2H2O
Câu 10: Hãy nêu khái niệm đúng nhất về hóa học hữu cơ.
A. Hóa học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II)
oxit, cacbon (IV)oxit.
B. Hóa học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ các muối
cacbonat.
C. Hóa học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
D. Hóa học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II)
oxit, cacbon (IV)oxit và các muối cacbonat.
Câu 11: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là:
A. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hiđro do hơi nước thoát ra làm xanh CuSO4 khan.
B. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ dễ nhận biết.
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen.
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ qua mùi khét.
Câu 12: Cho dung dịch A có chứa 5 ion: Mg2+; Ba2+ ; Ca2+, và 0,1 mol Cl-; 0,2 mol NO3-. Thêm dần
dần V lit dung dịch gồm K2CO3 0,5 M và Na2CO3 0,5 M vào dung dịch A cho đến khi thu được
lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là:
A. 0,15 B. 0,25 C. 0,20 D. 0,35
Câu 13: Hòa tan hết 8,96 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Zn, ZnCO3 trong dung dịch chứa 0,43
mol KHSO4 và 0,05 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z
gồm CO2, NO, H2 (trong đó H2 chiếm 1/3 thể tích Z) và dung dịch Y chỉ chứa m gam muối trung
hòa. Giá trị của m là
A. 78,75. B. 55,69. C. 49,6. D. 63,59.
Câu 14: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH 3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu cam. B. màu hồng. C. màu vàng. D. màu xanh.
Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ chứa các chất điện li mạnh:
A. NaNO3, HClO3, H2S, Mg3(PO4)2, NH4Cl.
B. NaNO3, HClO3, Na2S, NH4Cl, NH3.
C. NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, AgCl, NH4Cl.
D. NaNO3, HClO3, NaHSO4, Na2S, NH4Cl.
Câu 16: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí
CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
B. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
C. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
D. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
Câu 17: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. KCl. B. K2CO3. C. NH4NO3. D. NaNO3.
Câu 18: Chọn câu trả lời đúng: Trong phản ứng hoá học, cacbon
A. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
C. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
D. chỉ thể hiện tính khử.
Câu 19: Nhỏ vài giọt quì tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh. Nhỏ từ từ dung dịch HCl
cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
A. Màu xanh đậm thêm dần.

thuvienhoclieu.com Trang 2
thuvienhoclieu.com
B. Màu xanh vẫn không thay đổi.
C. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.
D. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ.
Câu 20: Chọn nguyên liệu thích hợp để điều chế phân đạm amoninitrat:
A. N2, Fe, HCl, KMnO4, H2O B. Không khí, than cốc, nước
C. (NH4)2CO3, HNO3 D. Tất cả đều đúng
Câu 21: Cho P2O5 vào dung dịch chứa 0,03 mol KOH để thu được dd chứa 2 muối K2HPO4 và
KH2PO4 với số mol bằng nhau. Số mol của P2O5 cần dùng là
A. 0,01 B. 0,015 C. 0,02 D. 0,03
Câu 22: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và Na2CO3 B. NaCl và AgNO3 C. NaAlO2 và KOH D. HNO3 và NaHCO3
Câu 23: Để xác định hàm lượng phần trăm trong một mẫu gang trắng, người ta đốt gang trong oxi
dư. Sau đó, xác định hàm lượng khí CO2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư: lọc lấy
kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng là 5g và khối lượng kết tủa thu
được là 1g thì hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang là :
A. 2,8 B. 2,4 C. 3,2 D. 2,0
Câu 24: Cho 1 luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe2O3 nung nóng, một thời gian thu được
13,92g chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO và Fe2O3. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư
thu được 5,824 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Thể tích khí CO (lít) đã dùng (ở
đktc) là
A. 2,235. B. 3,102. C. 2,266. D. 2,912.
Câu 25: Dãy chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
A. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
B. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
C. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.
D. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.
Câu 26: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:
A. không có kết tủa, có khí bay lên.
B. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
D. chỉ có kết tủa keo trắng.
Câu 27: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C6H14
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 28: Cho 30g hỗn hợp 3 muối gồm Na2CO3, K2CO3, MgCO3 tác dụng hết với dd H2SO4 dư thu
được 5,6 lít CO2 (đktc) và dd X. Khối lượng muối trong dd X là
A. 42gam B. 39gam C. 48gam D. 34,5gam
Câu 29: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ),
thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,075. B. 0,12. C. 0,04. D. 0,06.
Câu 30: Dung dịch A chứa 0,02 mol Cu , 0,03 mol K , x mol Cl và y mol . Tổng khối lượng muối
2+ + -

tan trong A là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là


A. 0,01 và 0,03. B. 0,02 và 0,05. C. 0,05 và 0,01 D. 0,03 và 0,02.

------ HẾT ------


ĐÁP ÁN
1 D 6 B 11 B 16 B 21 A 26 C
2 A 7 B 12 A 17 AC 22 C 27 C
3 C 8 B 13 D 18 A 23 B 28 B

thuvienhoclieu.com Trang 3
thuvienhoclieu.com
4 C 9 D 14 B 19 D 24 D 29 D
5 A 10 D 15 D 20 B 25 B 30 D

Thuvienhoclieu.com ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: HÓA HỌC 11 – ĐỀ 2

Câu 1(2điểm):
a. Cho các chất H2SO4, NaOH, Fe(OH)3, Na2CO3 hãy xác định chất nào là chất điện ly mạnh,
chất nào là chất điện ly yếu ?
b. Tính pH của các dung dịch sau:
HNO3 0,01M; Ba(OH)2 0,005M
Câu 2(2điểm):
a. Xác định nồng độ của ion trong các dung dịch sau:
Al2(SO4)3 0,5M; KCl 1,5M
b. Cho các hóa chất NH4NO3, KCl, NaH2PO4, K2CO3 chất nào được dùng làm phân đạm,
phân lân, phân kali?
Câu 3(2điểm):
a. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau :
P 
(1)
 P2O5 
(2)
 H 3 PO4 
(3)
 Na2 HPO4 
(4)
 NaH 2 PO4
b. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau:
KNO3, NH4NO3, Na2SO4, NaCl
Câu 4(2điểm):
a. Cho 4,48 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng thu được m gam
kết tủa. Tính m?
b. Lấy m gam H3PO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sau phản ứng chỉ thu được 18
gam NaH2PO4. Tính m?
Câu 5(2điểm):
a. Nhiệt phân 22,56 gam Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất
rắn. Tính m?
b. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu
gam muối?

Cho biết: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; P=31; Ca=40; Cu=64; Zn=65; Pb=207
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, bảng tuần hoàn.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
--- HẾT ---

thuvienhoclieu.com Trang 4
thuvienhoclieu.com
MÔN HÓA HỌC - LỚP 11

Câu 1(2điểm):
a. Cho các chất H2SO4, NaOH, Fe(OH)3, Na2CO3 hãy xác định chất nào là chất điện ly mạnh,
chất nào là chất điện ly yếu ?
b. Tính pH của các dung dịch sau:
HNO3 0,01M; Ba(OH)2 0,005M
Chất điện ly mạnh gồm: H2SO4, NaOH, Na2CO3
a. 1 điểm
Chất điện ly yếu gồm: Fe(OH)3
HNO3  H+ + NO3-
0,01M 0,01M
 pH = - lg(0,01) = 2
b. 1 điểm
Ba(OH)2  Ba2+ + 2OH-
0,005M 0,01M
 pOH = - lg(0,01) = 2  pH = 14-pH = 12
Câu 2(2điểm):
a. Xác định nồng độ của ion trong các dung dịch sau:
Al2(SO4)3 0,5M; KCl 1,5M
b. Cho các hóa chất NH4NO3, KCl, NaH2PO4, K2CO3 chất nào được dùng làm phân đạm,
phân lân, phân kali?

Al2(SO4)3  2 Al3+ + 3 SO42-


a. 0,5M 1M 1,5M 1 điểm
KCl K +
+ Cl -

1,5M 1,5M 1,5M


Phân đạm: NH4NO3
b. Phân lân: NaH2PO4 1 điểm
Phân kali: KCl, K2CO3

Câu 3(2điểm):
a. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau :
P 
(1)
 P2O5 
(2)
 H 3 PO4 
(3)
 Na2 HPO4 
(4)
 NaH 2 PO4
b. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau:
KNO3, NH4NO3, Na2SO4, NaCl
a. 1 phương trình đúng được 0,25 điểm. Thiếu cân bằng trừ 0,125 điểm 1 điểm
KNO3, NH4NO3, Na2SO4, NaCl
- Dùng dung dịch NaOH  NH4NO3
b. - Dùng dung dịch BaCl2  Na2SO4 1 điểm
- Dùng dung dịch AgNO3  NaCl
- Còn lại là KNO3

thuvienhoclieu.com Trang 5
thuvienhoclieu.com
Học sinh phải viết phương trình phản ứng
Câu 4(2điểm):
a. Cho 4,48 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng thu được m gam
kết tủa. Tính m?
b. Lấy m gam H3PO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sau phản ứng chỉ thu được 18
gam NaH2PO4. Tính m?
Số mol CO2 : 0,2 mol
Vì tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư nên ta có phương trình phản ứng xảy ra
a. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O 1 điểm
0,2 mol  0,2 mol
 m = 0,2 * 100=20 gam
Số mol NaH2PO4 : 0,15 mol
Vì chỉ tạo muối NaH2PO4 nên ta có phương trình phản ứng xảy ra
b. NaOH + H3PO4  NaH2PO4 + H2O 1 điểm
0,15 mol 0,15 mol
 m = 0,15 * 98 = 14,7 gam
Câu 5(2điểm):
a. Nhiệt phân 22,56 gam Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất
rắn. Tính m?
b. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu
gam muối?
Số mol Cu(NO3)2 : 0,12 mol
Phản ứng nhiệt phân là:
a. 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2  + O2  1 điểm
0,12 mol  0,12 mol
 m = 0,12 * 80 = 9,6 gam

Sơ đồ phản ứng

Bảo toàn electron : 2nMg = 3nNO + 8nNH4NO3


b. 1 điểm
=> nNH4NO3 = 0,0075 mol

mmuối khan = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 13,92g

Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
Điểm làm tròn đến 01 số thập phân

thuvienhoclieu.com Trang 6
thuvienhoclieu.com

Thuvienhoclieu.com ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: HÓA HỌC 11 – ĐỀ 3

Cho biết: H = 1; N = 14; O = 16; Al = 27.


I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7điểm)
Câu 1. Khí sinh ra khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2 SO4 là
A. N2O. B. NH3. C. NO2. D. N2.
Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các chất điện li?
A. CH4, C2H5OH B. H2 S, SO2 C. NaCl, HCl D. Cl2 , H2 SO3
Câu 3. Số oxi hóa của nitơ trong hợp chất NH 3 là
A. +3. B. -3. C. +1. D. +5.
Câu 4. Amoni nitrat có công thức hóa học là
A. NH4CO3 . B. NH4NO3 . C. (NH4)2 CO3. D. (NH2)2 CO.
Câu 5. Số oxi hoá của cacbon trong CO2 là
A. + 4. B. 0. C. + 2. D. – 4.
Câu 6. Theo thuyết A-rê-ni-ut, dung dịch nào dưới đây có môi trường bazơ?
A. Na2SO4 . B. NH4Cl. C. CH3COOH. D. Ba(OH)2 .
Câu 7. Chọn mệnh đề phát biểu đúng?
A. Khí N2 có mùi khai. B. Khí N2 tan ít trong nước.
C. Khí N2 có màu nâu đỏ. D. Khí N2 nặng hơn không khí.

Câu 8. Phương trình H + OH → H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng hóa học nào sau đây ?
+

A. 2HCl + Na2 CO3 → 2NaCl + H2O + CO2


B. NaOH + NaHCO3 → Na2 CO3 + H2O
C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
D. KOH + HCl → KCl + H2O
Câu 9. Nước đá khô được sử dụng bảo quản vacxin, máu, mẫu sinh học, lưu trữ mô, tế bào sống..v..v...…
Nước đá khô là gì?
A. SO2 rắn. B. H2O rắn. C. CO2 rắn. D. H2O lỏng.
Câu 10. Phản ứng nào sau đây viết đúng?
A. NH 4Cl  t0
 NH 3  HCl . B. NH 4 NO2  t0
 N 2O  2 H 2O .
C. NH 4 NO3   NH 3  HNO3 . D. ( NH 4 )2 CO3   N 2  4 H 2  CO2 .
0 0
t t

Câu 11. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng

  2CO. B. C + 2H2   CH4.


o o
(t c ) (t c )
A. C + CO2

C. 2C + Ca 
(t oc )
 CaC2. D. 3C + 4Al 
(t oc )
 Al4C3.
Câu 12. Dung dịch axit nitric làm giấy quỳ tím
A. không đổi màu. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. chuyển thành màu đỏ.
Câu 13. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
B. Cu vào dung dịch HNO 3 đặc, nguội.
C. Zn vào dung dịch HNO 3 loãng, nguội.
D. Fe(OH) 3 vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 14. Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm ta thường sử dụng phản ứng nào sau đây?
A. Cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO3.
B. Nung Na2CO3.
C. Nung đá vôi.
D. CO2 tác dụng với dung dịch nước vôi trong.
Câu 15. Để phân biệt 3 dung dịch Ca(OH)2 , NaNO3, HNO3 ta dùng một thuốc thử là
thuvienhoclieu.com Trang 7
thuvienhoclieu.com
A. dung dịch AgNO3 . B. dung dịch Ba(OH)2.
C. quỳ tím. D. dung dịch H2SO4 .
Câu 16. Nhiệt phân hoàn toàn muối Cu(NO3)2 , sản phẩm thu được là
A. CuNO2 và O2 . B. CuO, NO2 và O2.
C. CuO, N 2 và NO2. D. Cu(NO2)2 và O2.
Câu 17. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. BaSO4 . B. HNO3 . C. BaCl2 . D. KOH.
Câu 18. Khi cho dung dịch HNO3 tác dụng với dung dịch NaOH thì HNO3 thể hiện tính
A. oxi hoá. B. bazơ. C. axit. D. khử.
Câu 19. Những ion nào sau đây cù ng tồn tại trong mô ̣t dung dịch?
A. Fe2+, Cu2+, S2 – , OH–. B. H+, Na +, Al3+, Cl– .
C. OH – , Na+, Ba2+ , Fe3+ D. Mg2+, SO42 – , Cl– , Ag+ .
Câu 20. Thí nghiệm sau: Cho bột sắt (Fe) vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO 3 thấy chất khí không màu
và bị hoá nâu trên miệng ống nghiệm. Chất khí đó là
A. N2O. B. N2. C. NH3. D. NO.
Câu 21. Thuốc muối (nabica) để chữa bệnh đau dạ dày (bệnh dư axit) chứa muối
A. (NH4)2 CO3. B. Na2CO3 . C. NH4HCO3 . D. NaHCO3.
Câu 22. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thấy hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan dần tạo dung dịch trong suốt.
B. không thấy có kết tủa tạo ra.
C. tạo ra kết tủa rồi tan một phần.
D. dung dịch trong suốt sau đó tạo kết tủa trắng rồi không đổi.
Câu 23. Chọn mệnh đề phát biểu sai?
A. Môi trường trung tính có pH = 7. B. Môi trường kiềm có pH < 7.
C. Môi trường kiềm có pH > 7. D. Môi trường axit có pH < 7.
Câu 24. Hoà tan hoàn toàn Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, thì không thấy khí thoát ra. Sản phẩm
khử của phản ứng trên là
A. NO2. B. NH4NO3 . C. NO. D. N2O.
Câu 25. Trong phản ứng NH3 tác dụng với dung dịch HCl thì NH 3 có tính
A. khử. B. bazơ. C. axit. D. oxi hóa.
Câu 26. Một dung dịch có [H +] = 1,0.10-10 M. Môi trường của dung dịch đó là
A. không xác định. B. bazơ.
C. axit. D. trung tính.
Câu 27. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện?
A. NaCl B. C2H5OH C. NaHCO3. D. CuSO4
Câu 28. Cho phương trình phản ứng: H2 SO4 + BaCl2 → BaSO 4 ↓ + 2HCl. Phương trình ion rút gọn của
phản ứng trên là
A. SO4 2- + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2 Cl-
B. H2 SO4 + Ba2+ → BaSO4 ↓ + 2H +
C. Ba2+ + SO 42- → BaSO 4 ↓
D. H+ + Cl- → HCl

II – PHẦN TỰ LUẬN (3điểm)


Câu 1: Tính pH của các dung dịch sau:
a. HCl 1,0.10-4 M
b. Ba(OH)2 5,0.10-3 M
Câu 2: Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:
C  CO2  CaCO3  CO2  NaHCO3
(1) ( 2) ( 3) ( 4)

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 3,24 gam Al vào dung dịch HNO 3 dư sau phản ứng, thu được dung dịch X và
không thấy có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối. Tính m?

------ HẾT ------

thuvienhoclieu.com Trang 8
thuvienhoclieu.com
ĐÁP ÁN
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
B C B B A D B D C A A D A A
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
C B B C B D D A B B B B B C

II – PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Hướng dẫn chấm Điểm
a, b - Viêt phương trình điện ly 0,25 điểm
- Tính đúng pH 0,25 điểm
Câu 2: mỗi phương trình là 0,25 điểm
Câu 3:
Hướng dẫn chấm Điểm Ghi chú
- Tính số mol của kim loại. 0,25
điểm
- Vì không có khí thoát ra nên có muối NH 3  nên sản 0,25 Nếu không lý luận có muối
phẩm khử của HNO3 có muối NH4NO3 điểm amoni thì phần sau kết quả
không tính điểm
- Viết quá trình oxi hoá khử đúng 0,25
- Hoặc viết đúng phương trình và cân bằng đúng điểm
- Tính đúng khối lượng muối 0,25
- Hoặc xác định đúng khí điểm

thuvienhoclieu.com Trang 9
thuvienhoclieu.com
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I KHỐI 11
NĂM HỌC 2020-2021
A. TRẮC NGHIỆM: (Câu hỏi mức độ biết và hiểu)

I. Chương điện li:

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?


A. HCl. B. HF. C. KCl. D. NH4NO3.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
A. HCl. B. NaOH. C. Cu(NO3)2. D. C6H6.
Câu 3: Chất nào sau đây khi hòa tan vào nước không bị điện li?
A.CuSO4. B. C2H4. C. BaCl2. D. HBr.
Câu 4: Cho các chất: NaCl, C2H4, CH3 COOH, Ba(OH)2 , KNO3. Số chất điện li là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 5: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H2S. B. CH3COOH. C. (NH4)2SO4. D. Mg(OH)2.
Câu 6: Dung dịch Al2(SO4)3 (bỏ qua sự điện li của nước) có chứa các ion
A. Al3+ B. SO42-, Al2+. C. Al3+, SO42-. D. Al2(SO4)3, Al3+, SO42-.
Câu 7: Chất nào sau đây có tính bazơ?
A. NH3 B. H2SO4. C. KCl. D. NH4Cl.
Câu 8: Muối nào sau đây là muối trung hòa?
A. NH4Cl B. NaHSO3. C. Na2HPO4. D. NH4H2PO4.
Câu 9: Chất nào sau đây là muối axit?
A. Na2CO3. B. KHCO3 C. CuSO4 D. NaNO3.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. HNO3. B. CaOH)2. C. HCl. D. KCl.
Câu 11: Dung dịch X có [H+] = 10-2M. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Dung dịch NaOH 0,01M có
A. pH =1. B. pH = 12. C. pH = 2. D. pH = 0,01.
Câu 13: Dung dịch H2SO4 0,01M có
A. pH = 2. B. pH = 4. C. [H+] = 0,01M. D. pH < 2.
Câu 14: Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là
A. axit. B. trung tính. C. bazơ. D. không xác định được.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây có pH nhỏ nhất?
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. H2O. D. HBr.
Câu 16: Dung dịch NaOH có pH = 12. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đó là
A. 0,1M. B. 0,01M. C. 0,2M. D. 0,02M.
Câu 17: Dung dịch KOH 0,0001M có pH bằng
A. 3. B. 10. C. 4. D.11.
Câu 18: Cho 2 dung dịch loãng: HCl và HF có cùng nồng độ, điều khẳng định nào sau đây sai?
A. Giá trị pH của 2 dung dịch luôn nhỏ hơn 7.
B. [Cl-] = [F-].
C. Trong dung dịch HCl thì: [H+] = [Cl-].
D. Giá trị pH của dung dịch HCl nhỏ hơn giá trị pH của dung dịch HF.
Câu 19: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá
nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] =[CH3COO-].
+ -
C. [H ] < [CH3COO ]. D. [H+] > 0.10M.
Câu 20: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+ → H2S?
A. H2 + S  H2S(k) B. BaS + H2SO4 (loãng)  H2S(k) +BaSO4.
thuvienhoclieu.com Trang 1
thuvienhoclieu.com
C. FeS(r) + 2HCl  H2S + FeCl2 D. Na2S + 2HCl  H2S + 2NaCl.
Câu 21: Phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa CaCO3 với dung dịch HCl là
A. Ca2+ + 2Cl-  CaCl2 B. 2H+ + 2Cl-  2HCl↑
C. CaCO3(r) + 2H+  Ca2+ + CO2↑ + H2O D. 2H+ + CO32-  CO2 + H2O.
Câu 22: Phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa NH4Cl với dung dịch KOH là
A. NH4Cl + OH-  Cl- + NH3↑ + H2O B. K+ + Cl-  KCl
C. NH4+ + OH-  NH3↑ + H2O D. H+ + OH-  H2O
Câu 23: Dãy các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. K+, NO3–, Cl–, Ba2+. B. Ag+, Cl–, Na+, NO3–.
C. K+, Mg2+, OH–, NO3–. D. Na+, K+, OH–, H+.
Câu 24: Hòa tan 4,9 gam H2SO4 vào nước để được 1 lit dung dịch. Giá trị pH của dung dịch axit này

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 25: Cặp ion nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cl- và Ag+. B. Ca2+ và CO32-. C. Ba2+ và NO3-. D. Fe2+ và OH-.
Câu 26: Cặp ion nào sau đây phản ứng được với nhau?
A. SO42- và Cu2+. B. NH4+ và CO32-. C. Ba2+ và NO3-. D. Fe2+ và OH-.
Câu 27: Dãy các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Cu2+; Na+; OH-; NO3-. B. NH4+; CO32-; OH-; Al3+.
C. Fe2+; NH4+; OH-; NO3-. D. Ca2+; Cl-; Na+; NO3 -.
Câu 28: Một mẫu nước cam tại siêu thị có pH = 2,6. Nồng độ mol ion hiđrôxit có trong
nước cam đó là
A. 2,6.10-10. B. 2,51.10-2. C. 2,52.10-3. D. 3,98.10-12.
Câu 29: Dung dịch X có chứa: a mol Na+, b mol Al3+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau
đây đúng?
A. a + b = c + d B. a + 3b = c + 2d
C. a + 3b = -(c + 2d) D. a + 3b + c - 2d = 0
Câu 30: Trong một dung dịch có chứa 0,02 mol Na+, 0,01 mol Zn2+, 0,01 mol Cl- và x mol NO3 -. Giá
trị của x là
A. 0,05. B. 0,04. C. 0,03. D. 0,01.
Câu 31: Một dung dịch gồm: 0,02 mol NH4 ; 0,01 mol Mg ; 0,02 mol Cl- và a mol ion X (bỏ qua sự
+ 2+

điện ly của nước). Ion X và giá trị của a là


A. NO3- và 0,01. B. OH- và 0,03. C. SO42- và 0,01. D. CO32- và 0,02.
Câu 32: Cho phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
(1) NaOH + HCl; (2) NaOH + CH3COOH; (3) Mg(OH)2 + HNO3;
(4) Ba(OH)2 + HNO3; (5) NaOH + H2SO4;
Số phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 33: Trộn 100 ml dung dịch chứa 10 gam NaOH với 100 ml dung dịch chứa 7,3 gam HCl thu
được dung dịch X. Cho quỳ tím vào dung dịch X thì quỳ tím chuyển sang màu
A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. trắng.
Câu 34: Hòa tan 0,04 gam NaOH vào nước để được 1 lít dung dịch. Giá trị pH của dung dịch axit thu
được là
A. 4. B. 3. C. 11. D. 12.

II. Nito, NH3, HNO3, P, H3PO4.


1. Câu hỏi biết
Câu 1: Nitơ có số oxi hóa cao nhất là
A. +1; B. +3. C. +5. D. +7.
Câu 2: Nitơ là khí
A. nặng hơn không khí. B. có mùi khai.

thuvienhoclieu.com Trang 2
thuvienhoclieu.com
C. có màu nâu đỏ. D. rất ít tan trong nước.
Câu 3: N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở
A. điều kiện thường. B. nhiệt độ khoảng 30000C.
C. nhiệt độ khoảng 100 C.
0
D. nhiệt độ khoảng 10000C.
Câu 4. Khi có sấm sét trong khí quyển chất được tạo ra là
A. CO. B. H2O. C. NO. D. NO2.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử N2 rất bền.
B. Nitơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. Nitơ là chất khí ở điều kiện thường.
D. Ở nhiệt độ thường, nitơ hoạt động hoá học và tác dụng được với nhiều chất.
Câu 6. Nitơ thể hiện tính khử khi phản ứng với
A. Li. B. H2. C. O2. D. Mg.
Câu 7: Chọn câu phát biểu sai:
A. Amoniac tan ít trong nước. C. NH3 là một chất khí nhẹ hơn không khí.
B. NH3 là phân tử phân cực. D. Amoniac dùng làm phân bón.
Câu 8: Amoniac tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Cu. B. O2. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 9: Khi nhứng quỳ tím vào dung dịch NH3 thì quý tím có màu
A. xanh. B. đỏ. C. hồng. D. cam.
Câu 10: Axit nitric có công thức hóa học là
A. HNO2. B. HNO3. C. HNO4. D. NH3.
Câu 11: Số oxi hóa của Nitơ trong axit HNO3 là
A. -3. B. +1. C. +5. D. +3.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. HNO3 có tính axit yếu.
B. HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
C. HNO3 đặc nguội không tác dụng với Fe.
D. HNO3 tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Photpho trắng mềm, dễ nóng chảy. B. Photpho đỏ có tan tốt trong nước.
C. Photpho trắng không độc. D. Photpho đỏ phát quang trong bóng tối.
Câu 14: HNO3 không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Cu. B. C. C. CuO. D. NaNO3.
Câu 15: Photpho có số oxi hóa -3 trong chất nào sau đây?
A. Mg3P2. B. P2O3. C. P2O5. D. PCl3.
Câu 16: Muối nào sau đây tan tốt?
A. Ca3(PO4)2. B. AlPO4. C. CaHPO4. D. (NH4)3PO4.
Câu 17: Photpho tác dụng với chất nào sau đây tạo thành muối photphua?
A. O2. B. Cl2. C. HNO3. D. Ca.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây về H3PO4 là sai?
A. H3PO4 là axit ba nấc. B. H3PO4 có M = 98.
C. H3PO4 rất háo nước. D. H3PO4 là axit mạnh.
Câu 19: Canxi đihiđrophotphat có công thức hóa học là?
A. CaHPO4. B. Ca(H2PO4)2. C. Ca3(PO4)2. D. Ca2(PO4)3.
Câu 20: Urê có công thức hóa học là
A. NH4NO3. B. KNO3. C. (NH2)2CO. D. (NH4)2CO3.
Câu 21: Độ dinh dưỡng của phân đạm dược đánh giá
A. theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ.
B. theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của nguyên tố photpho.
C. theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của nguyên tố kali.

thuvienhoclieu.com Trang 3
thuvienhoclieu.com
D. theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi.
Câu 22: Phân lân cung cấp nguyên tố nào sau đây cho cây trồng?
A. N. B. P. C. K. D. S.
Câu 23: nitrophotka là hỗn hợp của
A. NH4NO3 và KNO3. B. (NH4)2HPO4 và KNO3.
C. (NH2)2CO và KCl. D. NH4H2PO4 và KNO3.
Câu 24: Amophot là hỗn hợp các muối
A. NH4 H2PO3 và (NH4)2HPO4. B. NH4 H2PO3 và (NH4)3PO4.
C. NH4 H2PO4 và (NH4)2HPO4. D. (NH4)2PO4 và (NH4)2HPO4.
Câu 25: Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào sau đây?
A. K. B. N. C. P. D. C.
Câu 26: Hai khoáng vật chính của photpho là
A. apatit và photphorit. B. apatit và đolomit.
C. photphorit và cacnalit. D. photphorit và đolomit.
Câu 27: Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong
A. nước. B. ete. C. dầu hoả. D. benzen.
Câu 28: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về H3PO4
A. có tính oxi hoá mạnh. B. là axit khá bền với nhiệt.
C. có độ mạnh trung bình. D. là một axit 3 lần axit.
Câu 29: Ure được điều chế từ
A. axit cacbonic và amoni hiđroxit. B. khí amoniac và khí cacbonic.
C. khí amoniac và axit cacbonic. D. khí cacbonic và amoni hiđroxit.
Câu 30: Thành phần hoá học chính của supephotphat đơn là
A. CaHPO4. B. Ca3(PO4)2. C. Ca(H2PO4)2. D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

2. Câu hỏi hiểu

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?


A. HNO3 là axit có tính khử mạnh. B. Dung dịch NH3 có môi trường axit.
C. NaNO3 khi nhiệt phân thu được khí oxi. D. Fe tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 2: Từ phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2. Kết luận nào dưới đây đúng
A. NH3 là chất oxi hoá. B. Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất khử. D. NH3 là chất khử.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.
B. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu.
C. Phản ứng tổng hợp NH3 là một phản ứng thuận nghịch.
D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
Câu 4: Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:
A. N2, HCl, NH4Cl. B. HCl, NH4Cl.
C. NH4Cl, N2. D. N2, HCl.
Câu 5: Khi đun muối amoni với dung dịch kiềm sẽ thấy
A. thoát ra chất khí không màu không mùi.
B. thoát ra chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
C. thoát ra chất khí màu nâu đỏ.
D. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai xốc.
Câu 6: Chất dùng để làm khô khí NH3 là
A. P2O5. B. H2SO4 đặc. C. CaO. D. HCl đặc.
Câu 7: Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với HNO3 đặc nguội:
A. Cu, Ag, Zn, Fe B. Cu, Ag, Zn, Pb
C. Fe, Sn, Zn, Al D. Fe, Zn, Al, Pb

thuvienhoclieu.com Trang 4
thuvienhoclieu.com
Câu 8: Kim loại tác dụng HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây
A. NO. B. N2O5. C. N2. D. NH4NO3.
Câu 9: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là
A. tinh thể NaNO3 và H2SO4 đặc. B. tinh thể NaNO3 và HCl đặc.
C. dung dịch NaNO3 và HCl đặc. D. dung dịch NaNO3 và H2SO4 đặc.
Câu 10: Khi cho C tác dụng với HNO3 đặc, nóng ta thu được các sản phẩm:
A. CO2, NO , H2O B. CO, NO2 , H2O
C. NO2 , H2O D. CO2, NO2 , H2O
Câu 11: HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây
A. FeO. B. Fe. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 0,4 mol Al trong dung dịch HNO3 loãng, không thấy khí thoát ra. Số mol
HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 1,5 mol B. 1,2 mol C. 1,35 mol D. 0,4 mol
Câu 13: Phản ứng giữa FeCO3 với dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần
hoá nâu trong không khí, hỗn hợp khí đó gồm
A. CO, NO. B. CO2, NO. C. CO2, NO2. D. CO2, N2.
Câu 14: Cho 4,05g Al kim loại phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được sản phẩm khử NO duy
nhất. Khối lượng của NO là:
A. 4,5g. B. 3g. C. 6,75g. D. 6,9g.
Câu 15: Cho các muối nitrat: NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, AgNO3, KNO3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3.
Số muối nitrat khi nhiệt phân sinh ra oxit kim loại, NO2 và O2 là
A. 4. B. 6 C. 5. D. 3
Câu 16: Từ 6,2 kg P có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M? (giả thiết hiệu suất quá
trình là 100%)
A. 100 lít. B. 64 lít. C. 80 lít. D. 40 lít.
Câu 17: Cho 12 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng với 5,88g dung dịch H3PO4 20% thu được dung
dịch X. Dung dịch X chứa các muối nào ?
A. NaH2PO4. B. Na2HPO4 và Na3PO4 .
C. Na3PO4. D. NaH2PO4 và Na2HPO4.
Câu 18: So sánh giữa nitơ với photpho và hợp chất của chúng, nhận xét nào sau đây SAI?
A. Độ âm điện của nitơ lớn hơn độ âm điện của photpho.
B. H3PO4 cũng có tính oxy hoá mạnh như HNO3 .
C. H3PO4 có tính axit yếu hơn HNO3.
D. Cả N2 và P đều vừa có tính oxy hoá vừa có tính khử.
Câu 19: Phân bón nào dưới đây có hàm lượng N cao nhất?
A. NH4NO3. B. (NH4)2SO4. C. (NH2)2CO. D. NH4Cl.
Câu 20: Thành phần phần trăm khối lượng N trong amoni nitrat là
A. 75%. B. 55%. C. 25%. D. 35%.
Câu 21: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong
dung dịch thu được là
A. 49,61%. B. 56,32%. C. 48,86%. D. 68,75%.
Câu 22: Tìm phát biểu chưa đúng?
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion.
C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và axit.
D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.
Câu 23: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu
được và nồng độ % tương ứng là
A. NaH2PO4 11,2%. B. Na3PO4 và 7,66%.
C. Na2HPO4 và 13,26%. D. Na2HPO4 và NaH2PO4 đều 7,66%.

thuvienhoclieu.com Trang 5
thuvienhoclieu.com
Câu 24: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy % khối lượng
Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là
A. 78,56%. B. 56,94%. C. 65,92%. D. 75,83%.
Câu 25: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm
các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%.
III. Cacbon –Silic
1. Câu hỏi biết.
Câu 1: Vị trí của Cacbon trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì I nhóm IIA. B. Chu kì 2 nhóm IVA.
C. Chu kì 2 nhóm VA. D. Chu kì 3 nhóm IVA.
Câu 2: Cacbon monooxit có công thức hóa học là
A. CO. B. CO2. C. C2O4. D. C2O.
Câu 3: Cacbon có số oxi hóa cao nhất là
A. +2. B. +4 C. +2. D. +3.
Câu 4: Cacbon có số oxi hóa -4 trong hợp chất nào sau đây?
A. CO. B. CO2 C. CH4. D. Na2CO3.
Câu 5: Cacbon tác dụng với chất nào sau đây?
A. CO. B. O2. C. HCl. D. NaOH.
Câu 6: Cacbon và silic thuộc cùng nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?
A. IA. B. IIA. C. IIIA. D. IVA.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cacbon có số oxi hóa +2 trong CO.
B. Cacbon thể hiện tính khử khi tác dụng với hiđro.
C. Cacbon thể hiện tính khử khi tác dụng với oxi.
D. Cacbon vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Câu 8: CO2 là chất khí
A. không màu có mùi hắc.
B. không màu, không mùi và tan tốt trong nước.
C. không màu, gây nên hiệu ứng nhà kính, tan không nhiều trong nước.
D. có màu xanh da trời, tan không nhiều trong nước.
Câu 9: Muối cacbonat nào sau đây tan tốt trong nước?
A. CaCO3. B. (NH4)2CO3. C. MgCO3. D. BaCO3.
Câu 10: Cacbon khử H2O ở nhiệt độ cao thu được sản phẩm nào sau đây?
A. CO và O2. B. CO2 và H2 C. CO và H2. D. O2, CO, H2.
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách cho CaCO3 tác dụng với dung dịch
A. H2SO4. B. H3PO4. C. CH3COOH. D. HCl.
Câu 12: Trong tự nhiên, silic đioxit tồn tại dưới dạng
A. silicagen. B. đá vôi. C. quặng đôlomit. D. cát và thạch anh.
Câu 13: Axit silixic (H2SiO3) là chất
A. ở dạng lỏng, ít tan trong nước. B. ở dạng keo tan nhiều trong nước.
C. ở dạng keo, không tan trong nước. D. ở dạng bột, tan ít trong nước.
Câu 14: Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của
A. Na2SiO3 và K2SiO3 B. Na2SiO3 và KHSiO3.
C. NaHSiO3 và KHSiO3. D. CaSiO3 và Na2SiO3.
Câu 15: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. SiO. B. SiO2 C. SiH4. D. Mg2Si
Câu 16: Oxit nào sau đây khi cho tác dụng với nước sẽ không tạo thành axit tương ứng?
A. CO2. B. P2O5. C. SO2. D. SiO2.
Câu 17: Silic tác dụng với flo thu được
A. SiF2. B. Si2F. C. SiF4. D. Si2F2.

thuvienhoclieu.com Trang 6
thuvienhoclieu.com
Câu 18: Magie silixua là chất có công thức
A. MgSi. B. Mg2Si. C. MgSi2. D. Mg2Si3.
Câu 19: Silic được điều chế bằng cách cho SiO2 tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ cao?
A. NaOH. B. Mg. C. P. D. H2O.
Câu 20: Silic tetraflorua là chất có công thức
A. Si4F. B. SiF2. C. SiF4. D. Si2F4.

2. Câu hỏi phần hiểu:

Câu 1: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào sai?
A. C + O2 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑡 𝑜 CO2. B. CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
C. CO + H2 → H2O + CO2. D. CO2 + NaOH → NaHCO3.
Câu 2: Cho các nhận định sau:
1. Cacbon vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
2. Cacbon monooxit là chất khí không màu, rất độc.
3. Than chì là một dạng thù hình của cacbon.
4. CO2 là oxit axit.
5. CO2 khi tan trong nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Cho phản ứng sau CO + Fe3O4 → Fe + CO2. Hệ số (là số nguyên tối giản) của chất oxi hóa khi
phản ứng cân bằng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 5: Nhiệt phân đến khối lượng không đổi muối nào sau đây không thu được oxit bazơ?
A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. NaHCO3. D. Ba(HCO3)2.
Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2?
A. NaHCO3, CO2, HCl, NH3. B. NaHCO3, CO, HCl, SO2.
C. Ca(HCO3)2, NaCl, HCl, SO2. D. NaHCO3, Na2CO3, Al(OH)3, SO2.
Câu 8: Cho phản ứng sau: H2SO4 đặc, nóng + C → SO2 + CO2 + H2O.
Tổng hệ số các chất (hệ số là số nguyên tối giản) là
A. 5. B. 8. C. 3. D. 7.
Câu 9: Cho phản ứng sau
0
SiO2  2C 
t
 Si  2CO
Nhận định nào sau đây về phản ứng trên là không đúng?
A. Cacbon là chất bị khử. B. Cacbon là chất bị oxi hóa.
C. SiO2 là chất bị khử. D. SiO2 là chất oxi hóa.
Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, khí CO, CO2 được điều chế từ các chất có chứa cacbon tương ứng

A. CO2, CaCO3 . B. CH4, Na2CO3. C. HCOOH, CH3OH. D. HCOOH, CaCO3.
Câu 11: Phương trình ion thu gọn 2H + SiO3 → H2SiO3↓ ứng với phản ứng giữa các chất nào sau
+ 2-

đây?
A. H2CO3 và CaSiO3. B. H2CO3 và Na2SiO3.
C. HCl và CaSiO3. D. HCl và Na2SiO3.
Câu 12: Thể tích của CO (đktc) cần thiết tối thiểu để khử hết hoàn hoàn 16 gam CuO là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp CaCO3 thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và m gam chất rắn. Giá
trị m là
A. 10. B. 5,6. C. 4,0. D. 7,4.
Câu 14: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng
trong phương trình hóa học của phản ứng là

thuvienhoclieu.com Trang 7
thuvienhoclieu.com
A. 4. B. 5. C. 5. D. 7.
Câu 15: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch NaOH 2 M thu được m gam
muối. Giá trị m là
A. 10,6. B. 8,4. C. 21,2. D. 5,3.
Câu 16: Nung 40 gam CaCO3 ở 1000oC và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 300 ml dung
dịch NaOH 2M. Dung dịch thu được có chứa m gam muối. Giá trị m là (Giả sử hiệu suất các phản ứng
đạt 100%)
A. 40. B. 38. C. 56. D. 36.
Câu 17: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO, FeO cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc) và thu được 12
gam hỗn hợp rắn X. Giá trị m là
A. 14,2. B. 15,6. C. 15,2. D. 20,4.
Câu 18:Cho V lít khí CO2 (đktc) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 5,3
gam muối. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 19: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20 gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc
đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng silic trong hỗn hợp ban đầu là (giả
thiết hiệu suất phản ứng là 100%)
A. 9,8. B. 5,6. C. 16,8. D. 8,4.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam hỗn hợp X gồm H2 và CO cần 8,96 lít oxi (đktc). Số mol H2 trong
hỗn hợp X là
A. 0,6. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.

B. TỰ LUẬN:

Câu1: Hoàn thành dãy chuyển hóa


P → P2O5 → H3PO4 → NH4H2PO4 → (NH4)2HPO4 → (NH4)3PO4 → NH3 → NO → NO2 →

HNO3 → H3PO4 → Na3PO4 → NaOH → NaHCO3 → CO2 → Na2CO3 → Na2SiO3 →H2SiO3


↓ ↑
Fe← CO ←CO2 ←MgCO3 ← Na2CO3 SiF4 ←Si← SiO2 → Si →Mg2Si

NaOH → NH3 → (NH2)2CO → (NH4)2CO3
Câu 2: Nêu hiện tượng và viết phương trình ion thu gọn của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau
a. Cho mảnh đồng nhỏ vào dung dịch HNO3 đặc.
b. Cho dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm chứa (NH4)2SO4 và đun nhẹ, đưa quỳ tím ẩm lên
miệng ống nghiệm.
c. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2 (SO4)3.
d. Cho mẩu đá vôi vào dung dịch HCl dư.
Câu 3:
a. Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, lập sơ đồ và viết các phương trình hóa học
(có ghi điều kiện phản ứng) điều chế phân đạm NH4NO3; phân đạm ure.
b. Từ hiđro, clo, nitơ và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện
phản ứng) điều chế phân đạm amoni clorua.
Câu 4: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
a. Na3CO3; NH4Cl; NaNO3, Na2SO4.
b. NaOH, HNO3, Ba(NO3)2, H3PO4 (chỉ dùng thêm một thuốc thử).
c. Na3PO4, Ba(HCO3)2, (NH4)2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm một chất thử).
Câu 5: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung
dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH = 12. Tìm giá trị của m
và x.

thuvienhoclieu.com Trang 8
thuvienhoclieu.com
Câu 6: Cho từ từ từng giọt đến hết phần dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng
thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có
xuất hiện kết tủa. Tính V theo a và b.
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M,
thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi, các muối không bị thủy phân).
Tính pH của dung dịch Y.
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Cu trong 320 gam dung dịch HNO3 C%, thu được dung dịch Y
và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Y tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 2M được
dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 42 gam chất rắn khan. Tính giá trị của m và C.
Câu 9: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4
0,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất đktc). Tìm giá trị
của V?
Câu 10: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp X gồm 4 chất
rắn gồm Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu
được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Xác định giá trị của x.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 11,7 gam bột Zn trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X và
hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O có thể tích 0,672 lít (đkc). Thêm NaOH dư vào dung dịch X và đun
nóng có khí bay ra, khí này tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,1 M. Tính % số mol mỗi khí
trong hỗn hợp Y.
Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư thu được
6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2 có khối lượng 12,2 gam. Xác định khối lượng muối nitrat sinh ra
Câu 13: Hoà tan một hỗn hợp gồm 0,16 mol FeS 2 và x mol Cu2S bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu
được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat, khí NO. Tính x.
Câu 14: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml
khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Xác định khí NxOy và kim
loại M.
Câu 15: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO vào dung dịch H2SO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng
sinh ra 2,24 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp X ở trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau
khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm m?
Câu 16: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Tính khối
lượng muối thu được và nồng độ % của muối tương ứng trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 17: Cho 14,2 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M, thu được dung dịch
X. Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 18: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Phần trăm khối lượng
Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là bao nhiêu?
Câu 19: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm
các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là bao nhiêu?
Câu 20: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hổn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu
được 11,82 gam kết tủa. Tính V.
Câu 21: Hổn hợp X gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92 gam. Cho khí CO dư đi qua hổn hợp X
đun nóng thu được m gam sắt. Khí sinh ra sau phản ứng cho tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9 gam
kết tủa. Tính m.
Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 150ml dd Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7
gam kết tủa. Tính V.
Câu 23: Cho V lít khí CO (đktc) đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng, thu được
44,46 gam hổn hợp chất rắn X gồm Fe3O4, FeO, Fe, Fe2O3 và khí CO2. Cho X tác dụng hết với dung
dịch HNO3 loãng thu được 3,136 lít NO (đktc) duy nhất. Tính giá trị của V và m?

thuvienhoclieu.com Trang 9

You might also like