You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN HÓA HỌC – KHỐI 11- NĂM HỌC 2022 – 2023


HỌ TÊN:………………………………………………………. LỚP:………
I. LÝ THUYẾT
Toàn bộ lý thuyết của: Chương I: Sự điện li; Chương II: Nitơ – Photpho; Chương III: Cacbon –
Silic; Chương IV: Đại cương về hóa học hữu cơ
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường
A. Mg. B. O2. C. Na. D. Li. (6Li + N2 → 2Li3N (liti nitrua)
Câu 2: Số oxi hóa của N trong hợp chất NH3, NO, N2O là:
A. -3, +2, +1 B. -3: +2; +5 C. +3, +2, +1 D. +2,-3, +4
Câu 3: Nhận định đúng nhất về HNO3:
A. Là axit mạnh C. Là axit mạnh và chất oxi hóa mạnh
B. Là chất oxi hóa mạnh D. Là chất khử mạnh
Câu 4: Cho Al tác dụng với HNO3 sinh ra khí A không màu, hóa nâu trong không khí, khí A là:
A. NO2 B. NO C. N2O D. N2
Câu 5: Để điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm người ta:
A. Cho P +HNO3 đặc C. K3PO4 + H2SO4 đặc
B. Nhiệt phân Na3PO4 D. Cho P cháy trong oxi
Câu 6: Vị trí của C trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3 C. Cả A và B
B. Nhóm VA D. Ô 6, chu kì 2, nhóm IVA
Câu 7: Để nhận biết ion PO43- người ta dùng:
A. NH4NO3 C. NH4Cl + NaNO3
B. AgNO3 D. KNO3
Câu 8: HNO3 đặc, nguội phản ứng với dãy các chất sau đây:
A. CuO, MgO, Mg, Cu B. CuO, MgO, Al, Al2O3
B. CuO, MgO, Fe, Al2O3 D. MgO, Fe, Al, Al2O3
Câu 9: Quặng apatit có công thức:
A. 3Ca3(PO4)2 B. Ca3(PO)4 C. CaF2 D. Công thức khác
Câu 10: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của:
A.Nitơ B. Hiđrô C. Cacbon D. Oxi
Câu 11: Dẫn xuất hiđro cacbon là hợp chất của:
A. Cacbon và hidro C. Hiđro
B. C, H và nguyên tố khác D. Oxi và nitơ
Câu 12: Hidro cacbon là hợp chất của:
A. Nitơ B. Cacbon và Hidro C. Cacbon D. Oxi
Câu 13:Quặng photphorit có công thức:
A. 3Ca3(PO4)2 B. Ca3(PO)4 C. CaF2 D. Công thức khác
Câu 14: Kim cương là hai dạng thù hình của nguyên tố:
A. Nitơ B. PhotPho C. Cacbon D. Oxi
Câu 16: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
B. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử.
( Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion , nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH (định nghĩa
theo thuyết A-re-ni-ut) ).
C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđrô là axit.
(axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+ (định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut). Nhiều chất trong phân
tử có hiđro nhưng không phải axit như: H2O, NH3, … )

1
D. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
( ancol có nhóm chức OH nhưng không phải bazơ.)
Câu 17: Dung dịch một chất có pH=3 thì nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch là:
A. 3.105 B. 0,3 C. 10-3 D. 103
Câu 18: Những chất trong dãy nào sau đây là chất điện li mạnh
A. HCl , KOH , NaCl B. Na2SO4 , CH3COONa , Fe(OH)3
C. H2O , FeCl3 , H2SO4 D. NaOH , CH3COOH , Fe2(SO4)3
Câu 19: Dung dịch một chất có pH=8 thì nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch là:
A. 108M B. 10-8M C. 106M D. 10-6M
Câu 20: Dung dịch H2SO4 0,005M có pH bằng :
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 21: Phản ứng trao đổi ion thực hiện được hoàn toàn nếu sản phẩm tạo thành:
A. Có một chất kết tủa B. có chất khí
C. có chất điện li yếu D. Cả 3 ý trên
Câu 22: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm:
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 23: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2
Câu 24 : Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitơ có độ âm điện lớn nhất nhóm VA.
C. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3 bền .
D. phân tử N2 không phân cực
Câu 25: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. C + O2  CO2 C. C + 2CuO  2Cu + CO2
B. 3C + 4Al  Al4C3 D. C + H2O  CO + H2
Câu 26: Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. 2C + Ca  CaC2 C. C + 2H2  CH4
B. C + CO2  2CO D. 3C + 4Al  Al2C3
Câu 27: Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. SiO ` B. SiO2 C. SiH4 D. Mg2Si
Câu 28: Chọn công thức hóa học đúng của MgiePhotphua :
A. Mg3(PO4)2 B. Mg(PO4)2 C. Mg3P2 D. Mg2P2O7
Câu 29: Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi; sau đó làm
lạnh phần hơi thì thu được photpho
A. đỏ. B. vàng. C. trắng. D. nâu.
Câu 30: So với photpho đỏ thì photpho trắng có hoạt tính hoá học
A. bằng. B. yếu hơn. C.mạnh hơn. D.không so sánh được.
Câu 31. Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có bao nhiêu electron độc thân ?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 32. Ở trạng thái kích thích P có tối đa bao nhiêu electron độc thân ?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 7
Câu 33. Để thu được N2 có thể thực hiện phản ứng nào sau đây trong phòng thí nghiệm ?
A. Mg + HNO3 loãng B. Mg + HNO3 đặc
C. Fe + HNO3 loãng D. Cu + HNO3 loãng
Câu 34. Đánh giá nào sau đây là đúng với axit HNO2 0,1M ?
A. pH > 1 B. pH < 1 C. pH = 1 D. [H+] < [NO2-]
Câu 35. Hấp thụ x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì dung dịch thu được có :
A. pH > 7 B. pH < 7 C. pH = 7 D. pH = 0
Câu 37. Trong các muối sau NH4Cl, NH4NO2, NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, những muối
nào bị nhiệt phân thành khí NH3 ?

2
A. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4HCO3
B. NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO2, (NH4)2CO3
C. NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4HCO3, (NH4)2CO3
D. NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO2, NH4NO3.
Câu 38. Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) là :
            A. 200ml.                    B. 100ml.                       C. 150ml.                    D. 250ml.
Câu 39. Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế khí CO2, người ta thường thu nó bằng cách :
    A. Chưng cất.              B. Đẩy không khí.                    C.  Kết tinh.                 D. Chiết.
Câu 40. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO2 bằng phản ứng :
    A. C + O2.                                                                  B. Nung CaCO3.
    C. CaCO3 + dung dịch HCl.                                       D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ.
Câu 41. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn tổng quát là :
A. ns2np4 B. ns2np3 C. (n-1)d10 ns2np3 D. (n-1)d10np5
Câu 42. Trong nhóm VA, đi từ N đến Bi, phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Độ âm điện các nguyên tố tăng dần
B. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần
C. Bi thể hiện tính kim loại trội hơn tính phi kim
D. Asen thể hiện tính kim loại trội hơn tính phi kim
Câu 43. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường, phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Phân tử N2 không có cực B. N2 có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA
C. N2 có bán kính nguyên tử nhỏ nhất D. N2 có liên kết ba bền vững
Câu 44. Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) là
  A. 200ml.                    B. 100ml.                                C. 150ml.                    D. 250ml.
Câu 45. Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế khí CO2, người ta thường thu nó bằng cách
 A. chưng cất.              B. đẩy không khí.                    C.  kết tinh.                 D. chiết.
Câu 47. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO bằng cách
A. cho hơi nước qua than nung đỏ.                B. cho không khí qua than nung đỏ
 C. cho CO2 qua than nung đỏ.                    D. đun nóng axit fomic với H2SO4 đặc.
Câu 48. Kim cương, than chì và than vô định hình là
 A. các đồng phân của cacbon.                       B. các đồng vị của cacbon.
 C. các dạng thù hình của cacbon.                   D. các hợp chất của cacbon.
Câu 49. Khi nung than đá trong lò không có không khí thì thu được
A. graphit.                   B. than chì.                              C. than cốc.                 D. kim cương.
Câu 50. Trong các hợp chất vô cơ, cacbon có các số oxi hoá là
 A. –4; 0; +2; +4.          B. –4; 0; +1; +2; +4.                C. –1; +2; +4.              D. –4; +2; +4.
Câu 52: Cho Zn tác dụng với HNO3 sinh ra khí A không màu, hóa nâu trong không khí, khí A là:
A. NO2 B. NO C. N2O D. N2
Câu 53. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là :
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. Nitơ có độ âm điện lớn nhất nhóm VA.
C. Liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3.
D. Phân tử N2 không phân cực
Câu 54. Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây ?
A. SiO ` B. SiO2 C. SiH4 D. Mg2Si
Câu 55. Chọn công thức hóa học đúng của Mgie photphua :
A. Mg3(PO4)2 B. Mg(PO4)2 C. Mg3P2 D. Mg2P2O7
Câu 56. Để thu được N2 có thể thực hiện phản ứng nào sau đây trong phòng thí nghiệm?
A. Mg + HNO3 loãng B. Mg + HNO3 đặc C. Fe + HNO3 loãng D. Cu + HNO3 loãng
Câu 57. Đánh giá nào sau đây là đúng với axit HNO3 0,1M ?
A. pH > 1 B. pH < 1 C. pH = 1 D. [H+] < [NO2-]
Câu 58. Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm :
A. Chuyển thành màu đỏ. B. Chuyển thành màu xanh.

3
C. Không đổi màu. D. Mất màu.
Câu 59: Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế khí CO2, người ta thường thu nó bằng cách
A. chưng cất.              B. đẩy không khí.                    C.  kết tinh.                 D. chiết.
Câu 60: Dãy gồm các axit 2 nấc là:
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.
C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3. D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.
Câu 61: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là
A. 0,10M. B. 0,20M. C. 0,30M. D. 0,40M.
Câu 62: Một cốc nước có chứa a mol Ca , b mol Mg , c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b,
2+ 2+

c, d là
A. 2a+2b=c-d. B. a+b=c+d. C. 2a+2b=c+d. D. a+b=2c+2d.
Câu 63: Phát biểu không đúng là
A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 64: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Fe. B. Au, Pt. C. Al, Au. D. Fe, Pt.
Câu 65: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu.
Câu 66: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu
trong không khí, khí đó là
A. NO. B. N2O. C. N2. D. NH3.
Câu 67: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
Câu 69: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là:
A. K2O, NO2 và O2. B. K, NO2, O2.
C. KNO2, NO2 và O2. D. KNO2 và O2.
Câu 70: Photpho có số dạng thù hình quan trọng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 71: Các số oxi hoá có thể có của photpho là:
A. –3 ; +3 ; +5. B. –3 ; +3 ; +5 ; 0.
C. +3 ; +5 ; 0. D. –3 ; 0 ; +1 ; +3 ; +5.

4
Câu 72: Kẽm photphua được ứng dụng dùng để
A. làm thuốc chuột. B. thuốc trừ sâu.
C. thuốc diệt cỏ dại. D. thuốc nhuộm.
Câu 73: Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học?
A. Phân lân. B. Phân kali. C. Phân đạm. D. Phân vi sinh.
Câu 74: Khí nào có tính gây cười?
A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2.
Câu 75: Kim cương và than chì là các dạng
A. đồng hình của cacbon. B. đồng vị của cacbon.
C. thù hình của cacbon. D. đồng phân của cacbon.
Câu 76: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. N2. B. CO. C. CH4. D. CO2.
Câu 77: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 78: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
A. oxi. B. cacbon. C. silic. D. sắt.
Câu 79: Thuốc Nabica dùng chữa bệnh dạ dày chứa chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. CaCO3. D. MgCO3.
Câu 80: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?
A. CaCO3. B. NH4HCO3. C. NaCl. D. (NH4)2SO4.
Câu 81: Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây?
A. đá đỏ. B. đá vôi. C. đá mài. D. đá tổ ong.
Câu 82: Sođa là muối
A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. (NH4)2CO3.
Câu 83: Thành phần chính của quặng đolômit là
A. CaCO3.Na2CO3. B. MgCO3.Na2CO3.
C. CaCO3.MgCO3. D. FeCO3.Na2CO3.
Câu 84: Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau:
A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon(II) oxit,
cacbon(IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua,...
C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon(II) oxit,
cacbon(IV) oxit.
D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muối cacbonat.
Câu 85: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.
C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.
Câu 86: Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 :

5
Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ?
A. Xác định sự có mặt của O. B. Xác định sự có mặt của C và H.
C. Xác định sự có mặt của H. D. Xác định sự có mặt của C.
Câu 87: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự liên kết và kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất
hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây ?
A. Công thức phân tử. B. Công thức tổng quát.
C. Công thức cấu tạo. D. Công thức đơn giản nhất
Câu 88:Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong
y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau
răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh,… Khi phân tích định lượng Capsaicin thấy thành phần
phần trăm về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức
phân tử của Capsaicin là
A. C8H8O2. B. C9H14O2. C. C8H14O3. D. C9H16O2.
Câu 90: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có
chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lít CO 2, 13,5 gam H2O và 1,12
lít N2 (đktc). Tỉ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là
A. C20H30N2. B. C8H11N3. C. C9H11NO. D. C10H15N.
Câu 91: Cho dãy chất : CH4; C6H6; C6H5OH; C2H5ZnI; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Các chất trong dãy đều là hiđrocacbon.
B. Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.
C. Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.
D. Có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của cacbon.
III. TỰ LUẬN
Dạng 1: Viết phương trình phản ứng hóa học
Bài 5 – SGK Trang 45 Bài 5 – SGK Trang 62 Bài 4 – SGK Trang 70
Dạng 2: Cho khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Bài 1: Sục V lít khí CO2 ở đktc vào 500ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được muối gì? Bao
nhiêu gam nếu:
a. V = 11,2 lít b. V = 8.96 lít c. V = 5,6 lít
Bài 2: Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,5M, kết thúc phản ứng thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
Bài 3: Cho 4,48 lít CO2 vào 150 ml dung dịch Ca(OH)21M, cô cạn hỗn hợp các chất sau phản ứng ta thu
được chất rắn có khối lượng là
Dạng 3: Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit nitric
Bài 1: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO
(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là? a. Viết các PTHH b.Tính khối lượng từng kim loại nhôm
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 rất loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí
NO2 và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là: a.Viết các PTHH
b.Tính khối lượng kim loại nhôm
Bài 3: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, nguội, thu được 0,672 lít khí.
- Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,448 lít khí.
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
Bài 4: Chia a gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau :
- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội, thu được 4,48 lít khí màu nâu đỏ (đktc).

6
- Phần 2 tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HCl 0,8M, thu được 39,4 gam muối.
Giá trị của a là

You might also like