You are on page 1of 4

ĐỒNG HÀNH CÙNG 2K5 - CHINH PHỤC 9+ HÓA

ĐỀ THI HỌC KỲ 1 - HÓA HỌC 11


(Thầy Phạm Thắng | TYHH)
➤ Live chữa: 21h00 – thứ 7 (11/12/2021) | Đăng ký LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
Câu 1: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
A. phân đạm. B. phân kali. C. phân lân. D. phân vi lượng.
Câu 2: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
A. oxi. B. cacbon. C. silic. D. sắt.
Câu 3: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính
A. Fe(OH)3. B. Al. C. CuSO4. D. Al(OH)3.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây khi nhiệt phân tạo ra sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. KNO3, Pb(NO3)2. B. Fe(NO3)3, AgNO3. C. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2. D. Pb(NO3)2, Ca(NO3)2.
Câu 5: Dãy chất nào sau đây chứa các chất đều là hợp chất hữu cơ
A. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N. B. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6.
C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.
Câu 6: Trong thực tế, người ta thường dùng chất nào sau đây để làm xốp bánh?
A. (NH4)2SO4. B. K2SO4. C. NaCl. D. NH4HCO3.
Câu 7: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-. B. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
C. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-. D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.
Câu 9: Một loại nước thải công nghiệp có pH = 4. Nước thải đó có môi trường
A. bazơ. B. lưỡng tính. C. axit. D. trung tính.
Câu 10: Đơn chất N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào dưới đây?
A. Al. B. H2. C. Mg. D. O2.
Câu 11: Silic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. Si + 2F2 ⎯⎯
→ SiF4. B. Si + O2 ⎯⎯ → SiO2.
0
t

C. 2Mg + Si ⎯⎯ → Mg2Si. D. Si + 2NaOH + H2O ⎯⎯


→ Na2SiO3 + 2H2.
0
t

Câu 12: Phản ứng Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O có phương trình ion thu gọn là
A. 2H+ + OH2- → 2H2O. B. Ba2+ + 2Cl- → BaCl2.
C. H+ + OH- → H2O. D. Ba2+ + Cl2- → BaCl2.

Câu 13: Cho phương trình hóa học: 4M(NO3 )n ⎯⎯ → 2M 2 On + 4nNO2 + nO2 . Kim loại M trong phương trình
o
t

hóa học trên là


A. K. B. Na. C. Cu. D. Ag.
Câu 14: Chất nào sau đây được dùng làm phân đạm?
A. NH4Cl. B. Ca(H2PO4)2. C. K2CO3. D. CaSO4.
Câu 15: Nước cường toan là hỗn hợp của dung dịch HNO3 đậm đặc với
A. Hỗn hợp HCl và H2SO4. B. Axit sunfuric đặc.
C. Xút đậm đặc. D. Dung dịch HCl đậm đặc.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng
A. Khi nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch tăng thì giá trị pH của dung dịch giảm.
B. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
C. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khử.
D. Theo A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước có khả năng phân li ra anion OH-.
Câu 18: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên,
CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. đám cháy do xăng, dầu. B. đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. đám cháy do magie hoặc nhôm. D. đám cháy do khí gas.
Câu 19: Cho từng chất: Fe, Cu, P, Al(OH)3, FeSO4, FeO lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng
thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 20: Cho các chất sau: C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2. Số chất là đồng đẳng của C2H4 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Quá trình hóa học được mô tả trong câu
ca dao trên là
A. N2 → NO → NO2 → HNO3 . C. NH3 → NO → NO2 → HNO3 .

B. N2 → N2 O → NO → HNO3 . D. N2 → NH3 → NO2 → HNO3 .

Câu 22: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, rắn thu được là?
A. Al2O3, Cu, Fe, Mg, Zn. B. Al, Fe, Cu, Mg, Zn.
C. Al2O3, Cu, MgO, Fe, Zn. D. Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO, Zn.
Câu 23: Trước đây trong cá dịp lễ tết hay đám cưới, ông bà ta thường đốt pháo. Khi đốt các chất trong ruột pháo
sẽ cháy và tạo ra nhiều sản phẩm khí làm tăng thể tích và áp suất lên nhiều lần gây ra hiện tượng nổ, gây
ô nhiễm môi trường và có thể gây tai nạn. Thành phần chính của thuốc pháo là thuốc nổ đen gồm
A. KClO3, S, P. B. KNO3, S, C. C. KClO3, C, P. D. KNO3, S, P.
Câu 24: Cho thí nghiệm như hình vẽ:

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:


A. nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
B. nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
C. nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
D. nước phun vào bình và không có màu.
Câu 25: Có 4 lọ mất nhãn chứa: (NH4)2SO4; NH4Cl; Na2SO4; KOH. Chọn thuốc thử nào để nhận biết cả 4 dung
dịch trên?
A. Dung dịch BaCl2. B. Phenolphtalein. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 26: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp X gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu
được 1,44g H2O và m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 6,86 gam. B. 6,70 gam. C. 6,78 gam. D. 6,80 gam.
Câu 27: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+, 0,3 mol Mg2+, 0,4 mol Cl – và HCO3-. Khối lượng muối thu được khi
cô cạn dung dịch X là?
A. 49,8 gam. B. 37,4 gam. C. 54,6 gam. D. 25,4 gam.
Câu 28: Xác định độ dinh dưỡng của phân ure trong thành phần chứa 19,2% (NH4)2CO3, 5,8% tạp chất không
chứa N.
A. 20,3%. B. 35%. C. 40,6%. D. 46%.
Câu 29: Với 30 ml dung dịch HNO3 2,0 M có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam kim loại Cu? Giả sử phản ứng
chỉ tạo thành sản phẩm khử duy nhất là khí NO.
A. 1,44. B. 5,76. C. 3,84. D. 0,96.
Câu 30: Cho m gam Ca(OH)2 vào 200 ml dung dịch HCl 2,0 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch có pH = 7. Giá trị của m là:
A. 29,6. B. 7,4. C. 59,2. D. 14,8.
Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ xM, thu được 15,76
gam kết tủa. Giá trị của x là?
A. 0,048. B. 0,032. C. 0,04. D. 0,06.
Câu 32: Cho dung dịch KOH dư vào 50 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí NH3 thoát ra
(đktc) là:
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,112 lít.
Câu 33: Trộn 300ml dung dịch HNO3 0,3M với 200ml dung dịch NaOH 1,5M. pH của dung dịch thu được là:
A. 1,36. B. 3,16. C. 6,13. D. 13,6.
Câu 34: Cho 100ml dung dịch KOH 1,5M vào 200ml dung dịch H3PO4 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn X
thu được m gam muối. Giá trị của m là?
A. 6,8 gam. B. 8,7 gam. C. 15,5 gam. D. 18,2 gam.
Câu 35: Nhỏ từ từ 80ml dung dịch H2SO4 1M vào bình đựng 100nl dung dịch Na2CO31M thu được dung dịch
X. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được mg kết tủa. Giá trị của m là?
A. 22,22 gam. B. 25,62 gam. C. 28,12 gam. D. 26,52 gam.
Câu 36: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được
dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2
là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,75. B. 97,20. C. 98,20. D. 91,00.
Câu 37: Sục từ từ khí CO2 vào bình đựng dung dịch chứa (a mol Ba(OH)2 và m (gam) NaOH. Kết quả thí nghiệm
được thể hiện trên đồ thị.

Giá trị của a và m tương ứng là


A. 0,15; 5,6. B. 0,15; 12. C. 0,2; 5,6. D. 0,1; 11,2.
Câu 38: Dung dịch X chứa các ion ( Na+, Ba2+, HCO3− và 0,24 mol Cl-). Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa.
Phần 2: tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa.
Đun sôi dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là?
A. 36,58 gam. B. 15,81 gam. C. 18,29 gam. D. 31,62 gam.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 4,64g hợp chất hữu cơ A (chất khí ở điều kiện thường), toàn bộ sản phẩm cháy hấp
thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa và khối lượng phần
dung dịch giảm 19,912 gam. CTPT của A là?
A. CH4. B. C2H4. C. C3H4. D. C4H10.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol hợp chất hữu cơ A, toàn bộ sản phẩm cháy sinh ra được hấp thụ hết vào
bình đựng nước vôi trong dư. Sau phản ứng thu được 4 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 2,48 gam.
Công thức phân tử của A là
A. C4H8Oz. B. C4H8. C. C4H8O2. D. C5H10.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

You might also like