You are on page 1of 4

ÔN TẬP CHƯƠNG HALOGEN- ĐỀ 1

Câu 1: Các nguyên tố nhóm halogen không có đặc điểm chung nào sau đây ?
A. Lớp electron ngoài cùng có 7 electron;
B. Ở điều kiện thường, các đơn chất halogen là chất khí;
C. Nguyên tử có khả năng nhận một electron, thể hiện tính oxi hóa mạnh;
D. Tạo với kim loại nhóm IA thành hợp chất có liên kết ion.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây về liên kết trong phân tử F2 là không chính xác ?
A. Liên kết công hóa trị. B. Tạo thành bằng sử dụng chung một đôi electron.
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực. D. Liên kết đơn.
Câu 3: Liên kết trong phân tử các đơn chất halogen thuộc
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết phối trí. D. liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau
đây?
A. HCl; B. NaCl; C. KClO3; D. KMnO4.
Câu 5: Phương pháp để điều chế khí F2 trong công nghiệp là
A. không có phương pháp nào. B. dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối.
C. dùng chất oxi hóa mạnh để oxi hóa muối florua D. điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF
ở thể lỏng.
Câu 6: Sự thăng hoa là:
A. sự chuyển trạng thái từ rắn sang khí không qua lỏng của các chất khi thay đổi điều kiện tồn tại.
B. sự chuyển trạng thái.
C. sự bay hơi.
D. sự phân hủy.
Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của clo ?
A. Sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ;
B. Diệt trùng, tẩy trắng;
C. Sản xuất các hóa chất hữu cơ;
D. Sản xuất nhựa teflon làm nhựa chống dính ở xoong chảo.
Câu 8: Clo có thể phản ứng trực tiếp được với chất nào sau đây ?
A. hiđro, nước, đồng; B. hiđro, nước, đồng (II) oxit;
C. nước, đồng (II) oxit, đồng; D. oxi, hiđro, nước.
Câu 9: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2  N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò.
A. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử. B. Chất khử.
C. Chất oxi hoá. D. Không phải là chất khử, không là chất oxi hoá.
Câu 10: Đốt sắt trong khí clo dư, sản phẩm thu được là
A. sắt (II) clorua. B. sắt (III) clorua.
C. oxit sắt từ. D. hỗn hợp sắt (II) clorua và sắt (III) clorua.
Câu 11: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn
Br2?
A. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O. B. Br2 + 2NaOH  NaBr + NaBrO + H2O.
C. Br2 + 2NaCl  2NaBr + Cl2. D. Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2.
Câu 12: Clo vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. 2Na + Cl2   2NaCl; B. 3Cl2 + 6KOH   5KCl + KClO3 +
0 0
t t

3H2O;
C. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2; D. Cl2 + H2  as
 2HCl.
Câu 13: Cho 2,24 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 9,5g MgX2. Nguyên tố
halogen đó là:
A. flo. B. brom. C. clo. D. iot.
Câu 14: Hiện tượng sẽ quan sát được khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn
một ít hồ tinh bột ?
A. Có hơi màu tím bay lên; B. Dung dịch chuyển sang màu vàng;
C. Dung dịch có màu xanh đặc trưng; D. Không có hiện tượng gì.
Câu 15: Anion R có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng 2p6. Vị trí R trong bảng tuần hoàn
-

là:
A. Chu kì 3, nhóm IA. B. Chu kì 3, nhóm VIA.
C. Chu kì 2, nhóm VIIIA. D. Chu kì 2, nhóm VIIA.
Câu 16: Dẫn từ từ khí Cl2 đến dư vào dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường) được dung dịch chứa
các chất nào sau đây?
A. NaCl, HCl, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O, Cl2.
C. NaOH, Cl2, H2O. D. Cl2, H2O, NaOH, NaClO, NaCl.
Câu 17: Cho phản ứng sau : Cl2 + 2NaOH loãng → X + Y + H2O . Vai trò của Clo trong
phản ứng hóa học trên là:
A. chất khử B. chất oxi hoá C. Môi trường D. Vừa oxi hoá vừa khử
Câu 18: Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch (có cùng nồng độ) chất nào sau đây sẽ thu được
kết tủa màu vàng đậm nhất?
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 19: Dung dich axit nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh?
A. HCl B. H2SO4 C. HNO3 D. HF.
Câu 20: Công thức của clorua vôi là: A. Ca2OCl B. CaO2Cl C. CaOCl D. CaOCl2
Câu 21: Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđroclorua ?
A. P2O5; B. NaOH rắn;
C. Axit H2SO4 đậm đặc; D. CaCl2 khan.
Câu 22: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl?
A. Quỳ tím, SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3. B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.
C. Quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3. D. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3.
Câu 23: Thuốc thử để nhận biết HCl và muối clorua là:
A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch Ba(OH)2.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch AgNO3.
Câu 24: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm ?
A. H2 + Cl22HCl; B. Cl2 + H2OHCl + HClO;
C. Cl2 + SO2 + 2H2O2HCl + H2SO4; D. NaCl (r) + H2SO4 (đặc, nóng) NaHSO4 + HCl.
-Câu 25: Cho 9,14 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí
(đktc), dung dịch X và 2,54 gam chất rắn Y. Khối lượng muối trong X là :
A. 31,45 gam. B. 33,25 gam. C. 30,35gam. D. 32,15 gam.
Câu 26: Cho hỗn hợp hai muối FeCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ, tạo ra 2,24 lit khí
(đktc). Số mol HCl tiêu tốn hết là:
A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,15 mol. D. 0,3 mol.
Câu 27: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl
2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là:
A. 49,3 B. 80,2. C. 70,6. D. 61,0.
Câu 28: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng loại muối
clorua kim loại ?
A. Cu. B. Ag. C. Zn. D. Fe.
Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí
(đktc). Khối lượng muối tạo thành là:
A. 26,7 gam. B. 19,8 gam. C. 4,16 gam. D. 40,05 gam.
Câu 30: Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch axit trong dãy nào dưới đây :
A. HCl, H2SO4, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF, HNO3.
C. HCl, H2SO4, HF. D. H2SO4, HF, HNO3.
Câu 31: Cho chuỗi phản ứng.
MnO2 + HX → X2 + X1 + X3. X2 + X3 → HX + X4. X4 + NaOH → X5 + X3.
Xác định X, A, B, C, D biết X2 ở thể khí ở nhiệt độ thường.
A. X2 = Cl2; X1 = MnCl2; X3 = H2O; X4 = HOCl; X5 = NaClO.
B. X2 = Cl2; X1 = MnCl2; X3 = H2O; X4 = O2; X5 = Na2O.
C. X2 = Br2;X1 = MnBr2; X3 = H2O; X4 = HOBr; X5 = NaBrO.
D. X2 = F2; X1 = MnF2; X3 = H2O; X4 = H2; X5 = NaH.
Câu 32: Có các dung dịch: Ba(OH)2, Na2SO4, NaCl, HCl chỉ được dùng một thuốc thử thì thuốc thử
nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch này?
A. Dung dịch HCl. B. Quỳ tím. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch KCl.
Câu 33: Viết công thức của hợp chất ion M và X - biết M, X thuộc 4 chu kỳ đầu của bảng HTTH.
2+

M thuộc nhóm A và số electron của nguyên tử M bằng hai lần số electron của Anion.
A. BeH2. B. MgF2; C. CaF2 D. CaCl2.
Câu 34: Để chứng minh trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI ta có thể dùng:
A. khí Cl2. B. khí Cl2 và dung dịch hồ tinh bột.
C. giấy quỳ tím. D. dung dịch hồ tinh bột.
Câu 35: Muối NaClO có tên gọi là
A. natri hipoclorơ. B. natri hipoclorit.
C. natri peclorat. D. natri hipoclorat.
Câu 36: Nước Gia-ven được dùng để tẩy trắng vải, sợi vì
A. có tính khử mạnh. B. có khả năng hấp thụ màu.
C. có tính axit mạnh. D. có tính oxi hóa mạnh.
Câu 37: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O  H2SO4 + X . X là
A. HBr. B. HBrO. C. HBrO3. D. HBrO4.
Câu 38: Ozon không oxi hoá được kim loại nào sau đây?
A. Ag B. Na C. Au D. Al
Câu 39: Chất thường dùng để điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. K2MnO4 B. K2CO3 C. MnO2 D. KMnO4
Câu 40: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch kali iotua và tinh bột thấy xuất hiện màu
xanh. Hiện tượng này xảy ra là do
A. Sự oxi hóa ozon B. Sự oxi hóa kali C. Sự oxi hóa iotua D. Sự oxi hóa tinh bột
Câu 41: Trong các nhóm chất nào sau đây, nhóm nào chứa các chất đều cháy trong oxi?
A. CH4, CO, NaCl B. H2S, FeS, CaO C. FeS, H2S, Cu D. CH4, H2S, Fe2O3
Câu 42: Người ta thu khí O2 bằng phương pháp đẩy nước là do:
A. khí O2 khó hoá lỏng. B. khí O2 tan ít trong H2O.
C. khí O2 nặng hơn nước. D. khí O2 tan trong nước.
Câu 43: Oxi thể hiện số oxi hóa dương trong hợp chất nào sau đây ?
A. (NH4)2SO4. B. H2O2. C. K2O. D. OF2.
Câu 44: Trong nhóm VIA, đi từ O đến Te thì
A. bán kính nguyên tử tăng, tính oxi hoá tăng. B. bán kính nguyên tử tăng, tính oxi hoá giảm.
C. bán kính nguyên tử giảm, tính oxi hoá giảm. D. bán kính nguyên tử giảm, tính oxi hoá tăng.
Câu 45: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6 . X là nguyên tố nào sau đây
A. Photpho B. Oxi C. Clo D. Lưu huỳnh
Câu 46: Lưu huỳnh có thể tồn tại những trạng thái số oxi hoá phổ biến nào sau đây?
A. +1, 0, +4, +6. B. -2, 0, +4, +6. C. -2, +4, +5, +6. D. -3, +2, +4, +6.
Câu 47:. Khác với nguyên tử S, ion S2- có:
A. Bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn. B. Bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn.
C. Bán kính ion lớn hơn hơn và ít electron hơn. D. Bán kính ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
Câu 48: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng:
3S + 6KOH  to
2K2S + K2SO3 + 3H2O
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử: số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là:
A. 2:1 B. 1:2 C. 2:3 D. 1:3
Câu 49: Lưu huỳnh tác dụng với nhôm theo phản ứng nào sau đây
A. Al + S  C.2Al + 3S 
O O
t t
AlS Al2S3
B. 2Al + S  Al2S
tO
D. Al +6 S  AlS6
tO

Câu 50: Cho các chất sau: Na2SO3; ZnS; Na2S; FeS có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch
HCl tạo khí H2S?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 51: Các khí có thế cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A. Cl2 và O2 B. SO2 và O2 C. H2S và Cl2 D. HI và O3
Câu 52: Chất nào sau đây được sử dụng để chống nấm mốc lương thực, thực phẩm?
A. SO2 B. H2S C. O2 D. O3
Câu 53: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S ,O2, nước Br2 B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4
Câu 54: Hãy chọn phản ứng mà SO2 thể hiện tính khử:
(1) SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4 (2) SO2 + Na2O  Na2SO3
(3) SO2 + 2H2S  3S + 2H2O
A. (1) và (3) B. (1), (2) và (3) C. Chỉ (1) D. Chỉ (3)
Câu 55: Cho phản ứng hoá học sau: SO2 + Cl2 + 2H2O  H2SO4 + 2HCl. Câu nào sau đây diễn tả
đúng tính chất của các chất phản ứng:
A. SO2 là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử B. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá
C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử D. SO2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá
Câu 56: Có 4 dung dịch loãng của các muối NaCl, AgNO3, Pb(NO3)2, CuSO4. Khi sục khí H2S qua
các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh ra kết tủa?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 57: Khí sunfurơ là chất có
(1) Tính khử (2) Tính oxi hoá (3) Có tính tẩy màu
A. Chỉ (1) và (2) B. Chỉ (2) và (3) C. Chỉ (1) và (3) D. (1), (2) và (3).
Câu 58: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng
A. chuyển thành màu nâu đỏ. B. bị vẩn đục, màu vàng.
C. trong suốt không màu D. xuất hiện chất rắn màu đen
Câu 59: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S. B. CuS + 2HCl  CuCl2 + H2S.
C. H2S + Pb(NO3)2  PbS + 2HNO3. D. K2S + Pb(NO3)2  PbS + 2KNO3.
Câu 60: Để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm người ta
A. cho hiđrô tác dụng với lưu huỳnh. B. cho sắt sunfua tác dụng với axít clohidric.
C. cho sắt sunfua tác dụng với axít nitric. D. cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng
HẾT

You might also like