You are on page 1of 7

ÔN GIỮA KỲ 2 – HÓA 10 – NĂM HỌC: 2021-2022

A. TỰ LUẬN
Câu 1: Viết các phương trình hóa học sau:
a. F2 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl2
b. Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2 (hoặc I2)
c. Cl2 tác dụng với H2, H2O, Fe, Al, dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, dung dịch Ca(OH)2
ở 30oC
d. Điều chế khí Cl2, HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
e. HCl lần lượt tác dụng với: Fe, Al, Cu, MgO, Fe3O4, Fe2O3, dung dịch KOH, Zn(OH)2, dung
dịch AgNO3, dung dịch NaNO3, dung dịch Na2CO3, CaCO3, KMnO4
f. HF ăn mòn thủy tinh
g. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2
h. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl3 → AgCl → Cl2 → Br2 → I2
i. MnO2 → Cl2 → KCl → Cl2 → Clorua vôi
k. HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3
l. HCl → Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag
Câu 2: Cho 5,4 g nhôm tác dụng với dung dịch HCl thì thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc là bao
nhiêu?
Câu 3: Tính khối lượng Cu và thể tích khí Clo (đktc) đã tham gia phản ứng nếu có 27g CuCl 2 tạo
thành.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn
hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 11,20 lít. D. 4,48 lít.

Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48 D. 8,96

Câu 6: Cho hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với khí clo dư, thu được 59,4 g muối. Cho cũng lượng
hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 25,4 g muối. Tính % khối lượng
mỗi muối, thể tích dung dịch HCl 37% (d = 1,19) cần dùng.
Câu 7: Hòa tan 64 g hỗn hợp X gồm CuO và Fe 2O3 vào dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng, cô
cạn dung dịch thu được 124,5 g hỗn hợp muối khan
a) Tính % khối lượng từng chất trong X.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
Câu 8: Cho 24 g hỗn hợp X gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít
hỗn hợp khí gồm H2 và CO2 (đktc). Tính % khối lượng từng chất trong X.
Câu 9: Cho 0,03 mol hỗn hợp 2 muối NaX và NaY (X, Y là 2 halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp) tác
dụng với AgNO3 dư được 4,75 gam kết tủa. X và Y là :
A. F và Cl. B. Cl và Br. C. Br và I. D. I và At.
Câu 10: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) vào dung
dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của 2 muối là :
A. NaCl và NaBr. B. NaBr và NaI.
C. NaF và NaCl. D. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI.
Câu 11: Hoà tan 8,075 gam hỗn hợp A gồm NaX và NaY (X, Y là hai halogen kế tiếp) vào nước.
Dung dịch thu được cho phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 16,575 gam kết
tủa. Phần trăm khối lượng của NaX và NaY tương ứng là :
A. 36,22% ; 63,88%. B. 35,45% ; 64,55%.
C. 35% ; 65%. D. 34, 24% ; 65,76%.
Câu 12: Đốt cháy 20,8g hh X chứa Mg, Zn, Al trong khí O2 thu được 27,2g hhY gồm các kim loại
và các oxit kim loại. Hh Y phản ứng vừa đủ với 600ml ddHCl 2M thu được V lít khí ở
đktc. Giá trị V là :
A. 6,72 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít
Câu 13: Cho V lit khí Cl2 (đkc) vào dd có chứa 35,72(g) KBr, cô cạn dd sau pư thu được 26,82(g)
chất rắn. Giá trị V là:
A.3,36 lit B. 2,24 lit C. 4,032 lit D. kết quả khác
Câu 14: Cho 6g brom có lẫn tạp chất là clo vào một dung dịch có chứa 1,6g kali bromua và lắc đều
thì toàn bộ clo dư phản ứng hết. Sau đó làm bay hơi hỗn hợp sau thi nghiệm và sấy khô
chất rắn thu được. Khối lương chất rắn sau khi sấy là 1,333g. Tính Hàm lượng phần trăm
của clo trong loại brom nói trên?
Câu 15: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp
Y gồm Mg và Al thu được 42,34gam hỗn hợp Z gồm MgCl 2; MgO; AlCl3 và Al2O3. Phần
trăm khối lượng của Mg trong Y là
A. 77,74. B. 22,26. C. 19,79 D. 80,21.
Câu 16: Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí
duy nhất có thể tích tăng 2%
a. Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp.
b. Xác định % ( theo thể tích) của mỗi khí trong hỗn hợp đầu
Câu 17: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít CH4
cần V lít hỗn hợp khí X. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính giá trị của V?
(7,168 lít)

B. TRẮC NGHIỆM
MỨC BIẾT:
Câu 1: Các nguyên tử Halogen đều có số e lớp ngoài cùng là:
A. 3e B. 5e C. 7e D. 8e
Câu 2: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :
A. ns2. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2np5
Câu 3: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl là :
-

A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p2.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p5
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion Halogennua là :
A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np6 D. (n-1)d10ns2np5
Câu 5: Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cl B. F C. Br D. I
Câu 6: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: F, Cl, Br, I. Nguyên tử nguyên tố có độ âm điện lớn
nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất lần lượt là:
A. F; I B. Cl; I C. F, Br D. I; F
Câu 7: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :
A. flo. B. clo. C. brom. D. Iot
Câu 8: Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng
hơn không khí?
A. Cl2 B. F2 C. Br2 D. I2
Câu 9: Clo phản ứng với chất nào sau đây ?
A. NaF B. HCl. C. Cu D. Au
Câu 10: Cho khí Clo tác dụng với sắt, sản phẩm sinh ra là:
A. Fe2Cl3 B. FeCl C. FeCl3 D. FeCl2
Câu 11: Hỗn hợp khí nào không có thể cùng tồn tại ( có xảy ra phản ứng hóa học)?
A. khí H2 và khí Cl2 B. khí N2 và khí Cl2
C. khí Cl2 và khí HCl D. khí O2 và khí Cl2
Câu 12: F2 không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Mg B. H2O C. O2 D. S
Câu 13: Khí F2 tác dụng trực tiếp với các chất trong dãy nào sau đây:
A. Au; N2 ;P; H2O B. Al;Cu; C; O2
C. Pt; Na; H2O ; Br2 D. Mg; Au; N2 ; H2
Câu 14: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn
Br2 ?
A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2 B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Câu 15: X, Y, Z là 3 halogen. Biết rằng:
X2 + 2NaY → 2NaX + Y2
X2 + 2NaOH → Nước Javen
Y2 + 2NaZ → 2NaY + Z2
Vậy X, Y, Z lần lượt là:
A. Clo, iot, brom. B. Clo, brom, iot. C. Flo, clo, iot. D. Flo, clo, brom.
Câu 16: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH) 3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit
HCl tác dụng được với các chất :
A. (1), (2), (4), (5). B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5).
Câu 17: Cho các chất sau : CuO, Zn, Ag, Al(OH)3, KMnO4, MgCO3, AgNO3, MnO2, NaCl,
CuSO4. Axit HCl không tác dụng được với mấy chất :
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 18: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl ?
A. Quỳ tím, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3. B. CuO, Cu(OH)2, Zn, NaNO3
C. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3. D. Quỳ tím, FeO, Cu, CaCO3.
Câu 19: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ axit HCl có tính khử?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 B. KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
C. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 +H2O D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Câu 20: Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện là chất bị oxi hóa?
A. Cho Zn tác dụng dd HCl. B. Cho KMnO4 tác dụng với dd HCl đặc.
C. Cho KOH tác dụng dd HCl D. Cho CuO tác dụng dd HCl.
Câu 21: Cho các phản ứng sau :
(1) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O; (2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
(3) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O;
(4) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2
(5) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là :
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 22: Axit halogenhidric nào sau đây là yếu nhất?
A. HF. B. HBr C. HI D. HCl
Câu 23: Dung dịch nào sau đây không được chứa trong bình thủy tinh?
A. HCl B. H2SO4 C. HF D. HNO3
Câu 24: Chất nào sau đây ăn mòn thủy tinh?
A. KF B. F2 C. HF. D. HI.
Câu 25: Phát biểu không đúng là
A. Độ âm điện của các halogen tăng từ iot đến flo.
B. Trong các hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen thể hiện số oxi hóa từ -1 đến +7.
C. Flo là nguyên tố có độ âm điện cao nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn.
D. HF là axit yếu, còn HCl, HBr và HI là các axit mạnh.
Câu 26: Sản phẩm của phản ứng giữa dd HCl và dd KMnO4 là:
A. KCl + Cl2 + MnCl2 + H2O. B. Cl2 + MnCl2 + KOH.
C. KCl + MnCl2 + H2O. D. Cl2 + KCl + MnCl2
Câu 27: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl. B. điện phân dd NaCl có màng ngăn.
C. phân huỷ khí HCl. D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4…
Câu 28: Phương trình pứ điều chế clo trong công nghiệp
A. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl+ MnCl2+ 5Cl2 + 8H2O
B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Đpdd cmn
C. 2NaCl+ 2H2O 2NaOH + H2 +Cl2
D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
Câu 29: Trong phòng thí nghiệm, khí Clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. NaCl B. HCl C. KClO3 D. KMnO4
Câu 30: Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách cho dung dịch X tác dụng với chất
oxi hóa Y ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. X và Y là những chất nào sau đây :
A. NaCl và H2S B. HNO3 và MnO2
C. HCl và MnO2 D. HCl và KMnO4
Câu 31: Pư nào sau đây được dùng để điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm
A. H2 + Cl2 → 2HCl B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4 D. NaCl(r)+ H2SO4 (đặc)→ NaHSO4 + HCl
Câu 32: Nước javen là hh các chất nào sau đây:
A. HCl; HClO; H2O B. NaCl; NaClO; H2O
C. NaCl; NaClO D. NaCl; NaClO3 ; H2O
Câu 33: Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Cl2 đóng vai trò nào?
A. Là chất khử B. Là chất oxi hóa
C. không là chất oxi hóa, không là chất khử
D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
Câu 34: Tìm câu sai khi nói về clorua vôi :
A. Công thức phân tử của clorua vôi là CaOCl2.
B. Clorua vôi là muối hỗn hợp.
C. Ca(OCl)2 là công thức hỗn tạp của clorua vôi.
D. Clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn nước Javel
Câu 35: Clorua vôi là muối của kim loại canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-.
Vậy clorua vôi gọi là muối gì ?
A. Muối trung hoà. B. Muối kép.
C. Muối của 2 axit. D. Muối hỗn tạp.
Câu 36: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.
Câu 37: chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của oxi:
A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.
B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
C. O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp.
D. Những phản mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 38: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là
A. Mg, Al, C, C2H5OH B. Al, P, Cl2, CO
C. Au, C, S, CO D. Fe, Pt, C, C2H5OH
Câu 39: Hãy Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lao Cai, cam Hà Giang đã được bảo
quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây
làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:
A. Ozon là một khí độc.
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
D. Ozon có tính tẩy màu.
Câu 40: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Chữa sâu răng.
C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Câu 41: Ở nhiệt độ thường
A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.
B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.
C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.
D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag

MỨC HIỂU
Câu 42: Cl2 pư được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (đk thích hợp)
A. Cu; O2; NaBr B. NaF; Zn; NaOH
C. FeCl2; H2; MgBr2 D. KI; HCl; Ca
Câu 43: Clo oxi hoá được dãy chất nào sau đây:
A. Cu, FeCl2, KI B. H2O, KF, Fe C. CuO, KBr, Zn D. H2, O2, Cu
Câu 44: Clo oxi hóa được bao nhiêu chất trong số các chất sau đây: Cu; H2O; FeCl2; KBr; NaOH.
A. 3 chất B. 2 chất C. 5 chất D. 4 chất
Câu 45: Trong thí nghiệm thử tính tan của khí X trong nước, bình chứa khí X úp ngược vào chậu
nước có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây. Khí
X có thể là khí nào sau đây: HCl; H2; Cl2.
A. Chỉ có HCl. B. Khí HCl và Cl2 C. Cl2 D. Cả 3 khí trên
Câu 46: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. oxi hóa. B. khử. C. tạo môi trường. D. khử và môi trường.
Câu 47: Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng :
HCl đặc + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cân bằng của HCl là :
A. 4. B. 8. C. 10. D. 16.
Câu 48: Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxihóa -khử với vai trò: 1/ chất khử; 2/ chất
oxihóa ; 3/ môi trường
A. chỉ 1, 2 B. chỉ 1, 3 C. Cả 1, 2, 3 D. chỉ 1
+X +Y
Câu 49: Cho các phản ứng sau: Cu ⎯⎯→ CuCl2 ; HCl ⎯⎯ → FeCl3
X và Y lần lượt là : 1. Cl2; Fe(OH)3. 2. HCl; Fe 3. HCl; Fe2O3
A. 1 và 3 B. chỉ có 1 C. 1 và 2 D. Chỉ có 3.
Câu 50: Cho sơ đồ (X) → ( Y ) → nước Gia – ven. Thứ tự X, Y không thể lần lượt là:
A. NaCl, Cl2 B. MnO2, Cl2 C. Na, NaOH D. Cl2, HCl
Câu 51: Cho sơ đồ: Fe ⎯⎯⎯ → Fe(OH )3 . A là:
ddHCl +A ddNaOH
→ X ⎯⎯→ Y ⎯⎯⎯⎯
A. Cl2 B. O2 C. dd HCl D. FeCl2
Câu 52: Cho sơ đồ : NaCl → X →Y → FeCl2 , Vậy X, Y có thể là:
A. Cl2 , KCl B. Cl2, HCl C. HCl, Cl2 D. NaClO, Cl2
Câu 53: Để nhận biết 4 dd mất nhãn: HCl, HNO3 , Ca(OH)2 , CaCl2 thì thuốc thử và thứ tự dùng
nào sau đây là đúng?
A. CaCO3 - quỳ tím. B. Quỳ tím - CO2.
C. Quỳ tím - dd Na2CO3 . D. Quỳ tím - dd AgNO3 .
Câu 54: Phân biệt các dd sau đây chỉ dùng một thuốc thử: AgNO 3; NaNO3; NaCl
1. dd KCl 2. dd HCl 3. dd Ba(NO3)2
A. 1 đúng B. 2 đúng C. 1; 2 đúng D. 1, 2, 3 đúng
Câu 55: Thuốc thử để nhận ra iot là:
A. hồ tinh bột. B. nước brom. C. phenolphthalein. D. Quì tím
Câu 56: Nhận biết 4dd : HCl, HBr, HF, AgNO3 ta dùng 1 hoá chất nào sau đây:
1) giấy quì tím. 2) Dung dịch AgNO3 3) khí clo 4) SiO2
A. 1 hoặc 2 B. Chỉ 1 C. Chỉ 2 D. 1 hoặc 2 hoặc 4
Câu 57: Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng
A. Dung dịch AgNO3. B. Quỳ tím.
C. Quỳ tím và dung dịch AgNO3. D. Đá vôi.
Câu 58: Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl 2, H2 bằng thuốc thử
A. dd AgNO3 B. Quì tím ẩm.
C. dd phenolphtalein. D. Không phân biệt được.
Câu 59: Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung
dịch AgNO3 thì có thể nhận biết được
A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch. C. 3 dung dịch. D. 4 dung dịch.
Câu 60: Tính chất của các chất X, Y, Z, T được ghi nhận ở bảng sau:
Chất Tính chất
X Làm hồ tinh bột hóa xanh
Y Chất lỏng ở nhiệt độ phòng, dễ bay
hơi
Z Tẩy trắng vải, sợi, giấy…
T Không màu, “tạo khói” trong không
khí ẩm
X, Y, Z, T lần lượt có thể là:
A. dd I2, Br2, dd HF, khí HCl B. dd I2, nước Giaven, dd HF, khí HCl
C. dd I2, Br2, nước Giaven, khí HCl D. Nước Giaven, dd I2, nước Giaven, dd HF
Câu 61: Cho các phát biểu sau liên quan đến các đơn chất và hợp chất halogen, xác định phát biểu
đúng, phát biểu sai
1) Số oxi hóa cao nhất của tất cả các halogen trong hợp chất là +7.
2) Phân tử các đơn chất halogen gồm 2 ngtử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
3) Theo chiều từ flo đến iot, độ âm điện tăng dần.
4) Lớp e ngoài cùng của nguyên tử các halogen có 5e.
5) Các halogen đều có tính khử.
6) Halogen là các phi kim điển hình.
7) Phân tử đơn chất halogen đều có 2 nguyên tử.
8) Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
9) Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
10) Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
11) Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iod.
12) Trong tất cả các hợp chất, F chỉ có số oxi hóa là – 1
13) Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
14) Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa – 1
15) Axit HI là một axit mạnh nhất trong các axit halogenhidric
16) Trong dãy HF, HCl, HBr, HI tính axit giảm dần.
17) Các muối halogenua của bạc đều không tan
18) Trong tự nhiên, clo tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất
19) Các đơn chất halogen đều tác dụng với kim loại mạnh tạo muối halogenua
20) Luôn là chất oxi hóa mạnh trong các pư hóa học
21) Cl2 là chất oxi hóa mạnh và oxi hóa được nước
22) Các khí HX (X là halogen) đều dễ tan trong nước tạo dd có tính axit mạnh
23) Các muối AgX (X là halogen ) đều khó tan trong nước
24) Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa.
25) Khuynh hướng hóa học chung của các halogen là nhận thêm 1e vào lớp ngoài cùng.
26) Thành phần và tính chất các hợp chất của các halogen là tương tự nhau.
27) Các halogen đều thể hiện mức oxy hóa dương: +1,+3,+5, +7 trong các hợp chất có oxy
28) Khí HCl khan không tác dụng với CaCO3 tạo khí CO2
29) F2 là phi kim mạnh nhất, nó có thể tác dụng trực tiếp với tất cả các nguyên tố khác
30) Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh

You might also like