You are on page 1of 6

KIỂM TRA GIỮA KỲ II – Năm học 2021-2022

Môn: HÓA HỌC 10


Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi: 002

• Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137. 
• Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khi sinh ra không tan trong nước.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1: Khi cho các halogen tác dụng với nước, chỉ có một chất giải phóng khí O 2. Chất đó là
A. Br2. B. Cl2. C. I2. D. F2.
Câu 2: Cho khí clo tác dụng với sắt, sản phẩm sinh ra là
A. FeCl2. B. FeClO3. C. FeCl3 D. Fe2Cl3
Câu 3: Clo phản ứng với chất nào dưới đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. HCl D. NaF
Câu 4: Đơn chất nào sau đây “thăng hoa” khi đun nóng:
A. Cl2 B. F2 C. Br2 D. I2
Câu 5: Cho các phản ứng sau:
(1) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (4) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
(2) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (5) HF + AgNO3 → AgF + HNO3
(3) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2 (6) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Số phương trình hóa học viết đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 6: Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là
A. AgNO3. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. Ba(NO3)2.
Câu 7: Chất nào trong các chất dưới đây có thể nhận biết được bột gạo?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch I2.
Câu 8: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm theo mô hình sau

Nhận định nào sau đây là sai?


A. X là KMnO4. B. X là NaHCO3.
C. X là (KClO3 + MnO2). D. X là NaNO3
Câu 9: Với X là các nguyên tố halogen, chọn câu đúng:
A. Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc.
B. Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4.
C. Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi.
D. Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.
Câu 10: Cho các thí nghiệm
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF. (2) Sục khí Clo qua dung dịch Na2CO3.
(3) Cho H2SO4 đặc vào hỗn hợp CaF2 và SiO2. (4) Nhỏ vài giọt nước vào hỗn hợp Al và I2.
(5) Sục CO2 qua dung dịch NaClO.
Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là:
1|
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohiđric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 12: Cho các phản ứng:
(1) O3 + KI + H2O; (2) F2 + H2O;
(3) MnO2 + HCl đặc; (4) Cl2 + dung dịch H2S.
Các phản ứng tạo ra đơn chất là
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).
Câu 13: Cho các phương trình sau:
(a) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. (b) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
(c) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2. (d) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2.
(e) HF + AgNO3 → AgF + HNO3. (f) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.
Số phương trình hóa học viết đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 14: Axit có tính oxi hoá mạnh nhất là
A. HClO. B. HClO2 C. HClO3 D. HClO4.
Câu 15: Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2  PbCl2 + Cl2 + 2H2O (b) HCl + NH4HCO3  NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3  2NO2 + Cl2 + 2H2O (d) 2HCl + Zn  ZnCl2 + H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 16: Cho dung dịch X vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong axit HCl. X,
Y lần lượt là
A. AgNO3, NaCl. B. CaCl2, Na2CO3 C. MgCl2, NaOH D. nước clo, NaI
Câu 17: Phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra?
A. H2O hơi, nóng + F2 → B. KBr dung dịch + Cl2 →
C. NaI dung dịch + Br2 → D. KBr dung dịch + I2 →
Câu 18: Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: AgNO 3, KI, HI, Na2CO3.
Biết rằng nếu cho:
- X phản ứng với các chất còn lại thì thu được một kết tủa.
- Y tạo được kết tủa với cả 3 chất còn lại.
- Z tạo được một kết tủa trắng và 1 chất khí với các chất còn lại.
- T tạo được một chất khí và một kết tủa vàng với các chất còn lại.
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. HI, AgNO3, Na2CO3, KI. B. KI, AgNO3, Na2CO3, HI.
C. KI, Na2CO3, HI, AgNO3. D. HI, Na2CO3, KI, AgNO3.
Câu 19: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl 2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và
Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%. B. 24,32%. C. 51,35%. D. 48,65%.
Câu 20: Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl 2 dư thu được 53,4 gam muối clorua. Kim loại M

2|
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 21: Cho hỗn hợp m gam gồm Mg, Fe (có tỷ lệ khối lượng tương ứng là 3:7) tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị m là
A. 12. B. 13,6. C. 6. D. 5,6.
Câu 22: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào đung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc).
Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là
A. 2,7 gam và 2,8 gam. B. 2,8 gam và 2,7 gam. C. 2,5 gam và 3,0 gam. D. 3,5 gam và 2,0 gam
Câu 23: Để hoà tan hết hỗn hợp Zn và ZnO phải dùng 100,8ml dung dịch HCl 36,5% (d = 1,19g/ml) thu được 0,4
mol khí. Phần trăm về khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu lần lượt là
A. 61,6% và 38,4% B. 50% và 50%. C. 45% và 55% D. 40% và 60%.
Câu 24: Cho 20 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, thu được chất rắn và
dung dịch, cô cạn dung dịch được 25,4 gam chất rắn khan. Thể tích khí thoát ra (đktc) ở phản ứng hoà tan là
A. 8,96 B. 4,48 C. 2,24 D. 1,12
Câu 25: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong đó Cu chiếm 43,24% về khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với
dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 26: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 25,4 gam B. 31,8 gam C. 24,7 gam D. 21,7 gam
Câu 27: Cho 1,53 gam hỗn hợp bột Mg, Zn và Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml khí (đktc). Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là
A. 2,95 gam B. 3,90 gam C. 2,24 gam D. 1,85 gam.
Câu 28: Phản ứng giữa 0,25 mol H 2 và 0,4 mol khí Cl 2 (điều kiện thích hợp) với hiệu suất 62,5% sẽ thu được số
mol sản phẩm là
A. 0,3125 mol. B. 0,5 mol. C. 0,5 mol. D. 0,8 mol.
Câu 29: Chọn câu đúng:
A. Điều chế F2 bằng điện phân hỗn hợp KF + HF (ở tonc = 70oC).
B. Cho HF tác dụng với H2SO4 đặc nóng cũng tạo thành khí F2.
C. Phản ứng giữa NaBr (r) với H2SO4 đặc nóng tạo ra khí HBr.
D. Các halogen phản ứng với NaOH loãng đều tạo sản phẩm tương tự.
Câu 30: Chọn phản ứng trong đó Br2 chỉ thể hiện tính khử:
A. Br2 + 2NaI  2NaBr + I2. B. 5Cl2 + Br2 + 6H2O  10HCl + 2HBrO3
C. 3Br2 + 2Fe  2FeBr3 D. Br2 + H2O ↔ HBr + HBrO
Câu 31: Khi tan trong nước, axit halogenhidric thể hiện tính axit và tính khử mạnh nhất là:
A. HF. B. HCl. B. HBr. D. HI.
Câu 32: Muối iot dùng để ngừa bệnh bướu cổ cho người là muối ăn có chứa thêm:
A. I2. B. KI hay KIO3 C. KI. D. KIO4 hay KI.
Câu 33: Cho 0,02 mol khí Cl2 qua dung dịch chứa 500 ml dung dịch NaI 0,1M, sau đó cô cạn dung dịch thu được
sau phản ứng, được khối lượng rắn khan là:
A. 7,42 gam. B. 3,84 gam. C. 5,68 gam. D. 2,34 gam.
Câu 34: Cho 12,36 gam NaX (X: halogen) tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 22,56 gam kết tủa. Tên
của X là:
A. Clo. B. Brom. C. Flo. D. Iot.
Câu 35: Cho lượng dư AgNO3 tác dụng 100 ml dung dịch NaF 0,05M và NaI 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được:
A. 2,35 gam. B. 2,985 gam. C. 2,515 gam. D. 4,255 gam.
Câu 36: Có các phản ứng hóa học: 2NaBr + Cl2 2NaCl + Br2; 2NaI + Cl2 2NaCl + I2, chọn phát biểu sai?
A. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom.

3|
B. Brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot.
C. Iot có tính oxi hóa mạnh hơn brom, brom có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
D. clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom, brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot.
Câu 37: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng cách dùng KMnO 4 oxi hóa HCl. Trong phản ứng này, số phân
tử HCl bị oxi hóa và số phân tử HCl tạo muối clorua là
A. 16 và 5. B. 5 và 16. C. 6 và 10. D. 10 và 6.
Câu 38: X là nguyên tố nhóm halogen, có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Cho các phát biểu sau:
(a) X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.
(b) X có tính oxi hóa mạnh nhất trong nhóm halogen.
(c) X có các số oxi hóa -1 ; +1 ; +3; +5; +7 trong hợp chất.
(d) Phân tử X2 là chất khí màu vàng lục, độc.
(e) Dung dịch HX có tính axit mạnh.
(g) Phân tử X2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
(h) X2 phản ứng mãnh liệt với H2O.
(i) Muối AgX là chất kết tủa màu vàng.
(k) Từ phân tử X2 có thể điều chế trực tiếp nước Gia-ven.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 39: Cho các thí nghiệm sau:
(a) F2 vào nước nóng; (b) O3 và dây Ag.
(c) Cl2 vào dung dịch NaOH dư; (d) KClO3 vào dung dịch HCl đặc.
(e) NaCl(r) vào dung dịch H2SO4 đặc; (g) Fe3O4 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có sự tạo thành đơn chất là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 40: Anion X có cấu hình electron 1s 2s 2p . Cho các phát biểu sau
- 2 2 6

(a) X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.


(b) X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất
(c) X chỉ có số oxi hóa -1 trong hợp chất.
(d) X2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
(e) Phân tử X2 phản ứng mãnh liệt với H2O giải phóng khí O2.
(g) Muối AgX là chất kết tủa màu trắng.
(h) X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(i) X oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả vàng và bạch kim.
Số phát biểu đúng là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 41: Cho các phát biểu sau về Brom
(a) Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi.
(b) Br2 có thể phản ứng với dung dịch NaCl tạo muối NaBr
(c) Brom tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh.
(d) Nguyên liệu chính để điều chế brom là nước biển.
(e) Muối AgBr là chất kết tủa màu trắng.
(g) Axit HBr có tính khử mạnh và tính axit mạnh.
(h) Có thể điều chế HBr bằng phản ứng: NaBr (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HBr
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 42: Cho các phát biểu sau về Iot
(a) Iot là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất trong nhóm Halogen.
4|
(b) Iot là chất rắn tinh thể, màu tím đen, có tính thăng hoa, iot tan nhiều trong nước, tạo nước iot.
(c) Iot chỉ oxi hóa H2 ở nhiệt độ cao, có xúc tác.
(d) Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iot.
(e) Có thể điều chế iot bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(g) Dung dịch HI có tính axit yếu và tính khử yếu.
(h) I2 có thể phản ứng với dung dịch NaBr tạo muối NaI.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 43: Cho các phản ứng sau
(1) Cl2 + 2NaBr 2NaCl+ Br2 (2) Br2 + 2NaI 2NaBr + I2
(3) Br2 + 2NaCl 2 NaBr + Cl2 (4) 2F2 + 2H2O 4HF + O2 
(5) H2(k) + Br2(k) 2HBr (k) (6) Fe + Cl2 FeCl2
(7) AgNO3 + NaF AgF + NaNO3 (8) NaI (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HI 
(9) Cl2 + H2O ⃗ HCl + HClO (10) Cu + 2HCl CuCl2+ H2
Số phản ứng viết đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 44: Cho các phát biểu sau
(a) Hidro clorua là khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, rất độc.
(b) Axit clohidric có tính axit mạnh.
(c) Axit clohidric vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
(d) Trong công nghiệp có thể điều chế HCl bằng phản ứng: NaCl (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl  .
(e) Để nhận biết axit clohidric HCl có thể dùng dung dịch AgNO 3 dư.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45: Cho các phát biểu sau
(a) Dãy HF, HCl, HBr, HI: độ bền giảm dần, tính axit và tính khử tăng dần.
(b) dung dịch HF có tính axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt ăn mòn thủy tinh.
(c) Phản ứng: NaX (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + Y(khí), Y gồm HCl, HBr, HI và HF.
(d) Các muối AgX đều là chất kết tủa.
(e) Có thể bảo quản axit HF trong chai, lo bằng thủy tinh.
(g) Từ: F2 → Cl2 → Br2 → I2 : tính oxy hóa giảm dần.
(h) Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế clo bằng cách cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh
như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7,…
(i) Có thể điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch natri clorua NaCl bão hòa (không có màng ngăn) .
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 46: Cho các ứng dụng sau của halogen:
(a) Khí clo được dùng để sản xuất các chất tẩy trắng, diệt trùng nước sinh hoạt.
(b) Dung dịch NaF loãng làm thuốc chống sâu răng
(c) Muối iot chứa lượng nhỏ KI, KIO3 phòng bệnh bướu cổ
(d) NaCl được dùng làm gia vị.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 47: Cho các thí nghiệm sau :
(a) Nhiệt phân KClO3; (b) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
(c) Dẫn khí flo vào nước; (d) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao
(e) Đun nóng MnO2 với dung dịch HCl đặc; (g) Hòa tan bột đá vôi CaCO 3 vào dung dịch HCl (dư)
(h) Hòa tan Zn (viên) vào dung dịch HCl (dư)
5|
Số phản ứng tạo chất khí là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.
(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF. (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaI.
Thí nghiệm không thu được kết tủa là
A. (1). B. (3). C. (2). D. (4).
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 49: Thực hiện chuỗi phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)

Câu 50: Cho 10,3 g hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe vào 250 gam dung dịch HCl 8,76%, thu 5,6 lít khí (đktc), dd Y và
2 gam chất rắn không tan.
(1) Tính % theo khối lượng hỗn hợp X?
(2) Tính thể tích khí Cl2 (đktc) cần để oxi hóa hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp X?

6|

You might also like