You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020–2021

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA Môn: HÓA HỌC 10CB


-----  ----- Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 03 trang

Họ và tên học sinh: .................................. Mã đề: 541

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C =12, N = 14, O = 16, F = 19, Si = 28, P = 31,
S = 32, Cl = 35,5; Br = 80, I = 127 ; Li = 7, Be = 9, Na = 23, Mg = 24, Al =27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52,
Fe = 56, Cu = 64, Zn =65, Rb = 85, Sr = 88, Ag = 108, Cs = 133, Ba = 137.

I. TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)


Câu 1. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh tác dụng trực tiếp với kim loại nào?
A. Cu B. Ag C. Hg D. Fe
Câu 2. Nước Gia ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. NaCl, NaClO4, H2O. B. HCl, HClO, H2O.
C. NaCl, NaClO, H2O. D. NaCl, NaClO3, H2O.
Câu 3. Tác dụng chính của tầng ozon trong khí quyển là
A. tạo mưa cho trái đất.
B. cung cấp oxi cho con người và sinh vật.
C. khử trùng cho không khí gần trái đất.
D. hấp thụ tia tử ngoại để bảo vệ con người và sinh vật.
Câu 4. Khi tác dụng với kim loại và hiđro, S thể hiện tính chất nào?
A. Tính kim loại. B. Tính khử.
C. Cả tính oxi hóa và khử. D. Tính oxi hóa.
Câu 5. Người ta điện phân hỗn hợp kali florua trong hiđro florua lỏng để điều chế
A. I2. B. Br2. C. F2. D. Cl2.
Câu 6. Nước Gia-ven và clorua vôi đều có tính tẩy màu, sát trùng do chúng chứa
A. ion hipoclorit có tính oxi hóa mạnh.
B. ion clorua có tính khử mạnh.
C. ion clorua có tính khử yếu.
D. ion hipoclorit có tính oxi hóa yếu.
Câu 7. Axit HCl thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây?
A.
B.
C.
D.
Câu 8. Dãy đơn chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. Na, F2, S. B. Br2, O2, Ca. C. Cl2, O3, S. D. S, Cl2, Br2.
Câu 9. Khi đun nóng, oxi không phản ứng trực tiếp với
A. cacbon. B. flo. C. lưu huỳnh. D. crom.
Câu 10. Cấu hình electron của nguyên tử O (Z = 8) là
A. . B. . C. . D. .
Câu 11. Ở điều kiện thường, đơn chất nào sau đây là chất khí có màu vàng lục?
A. Br2 B. Cl2 C. F2 D. I2
Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ozon tác dụng được tất cả các kim loại và phi kim.
B. Oxi tác dụng được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag) và các phi kim (trừ halogen).
C. Dung dịch HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh.
D. Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với các phi kim hoạt động mạnh hơn như oxi, flo.

Trang 1/3 – Mã đề 541


Câu 13. Để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm người ta chọn cách nào sau đây?
A. Cho NaCl tác dụng với H2SO4 loãng.
B. Cho KCl tác dụng với dd KMnO4 có mặt H2SO4 loãng.
C. Cho KCl tác dụng với H2SO4 loãng.
D. Cho NaCl khan tác dụng với axit H2SO4 đặc.
Câu 14. Axit clohidric và ion clorua có thể được nhận biết nhờ phản ứng của chúng với dung dịch
A. natri hiđroxit. B. bạc clorua. C. bạc nitrat. D. axit sunfuric.
Câu 15. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh

A. khả năng oxi hóa của HCl.


B. tính khử mạnh của khí HCl.
C. tính tan nhiều trong nước của khí HCl.
D. tính oxi hóa và tính khử của khí HCl.
Câu 16. Khi O2 bị lẫn các tạp chất là các khí CO2, SO2, HF. Chất được dùng để loại bỏ tạp chất là
A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch Ca(OH)2.
C. dung dịch CuSO4. D. nước.
Câu 17. Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tử halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Các halogen chỉ có tính oxi hóa.
(3) Các halogen vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(4) Trong hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa
(5) Trong hợp chất, các halogen ngoài số oxi hóa còn có số oxi hóa
(6) Đi từ flo đến iot độ âm điện giảm dần, tính oxi hóa giảm dần.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu
được 5,96 gam hỗn hợp ba oxit. Hòa tan hết hỗn hợp ba oxit bằng dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch
HCl cần dùng là
A. 0,12 lít. B. 0,24 lít. C. 0,06 lít. D. 0,15 lít.
Câu 19. Sục khí clo đến dư vào dung dich NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được dung dịch
chứa 1,17 g NaCl . Xác định số mol hỗn hợp NaBr và NaI có trong dung dịch ban đầu là
A. 0,25 mol. B. 0,10 mol. C. 0,02 mol. D. 0,15 mol.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Zn. Cho 2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 0,1
gam khí. Cho 2 gam X tác dụng hoàn toàn với khí clo dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm
khối lượng của Fe trong X là
A. 22,4%. B. 19,2%. C. 16,8%. D. 8,4%.
Câu 21. Cho phản ứng sau:
S + 2H2SO4 (đặc) 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng trên, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 3 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 1.
Câu 22. Cho 0,30 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl, thu được 0,28 lít H 2
(đktc). Kim loại đó là
A. Mg. B. Sr. C. Ba. D. Ca.
Câu 23. Cho hỗn hợp khí gồm 0,8 g oxi và 0,8 g hiđro tác dụng với nhau, khối lượng nước thu được là
A. 0,9g. B. 1,6g C. 1,2g. D. 1,4g.

Trang 2/3 – Mã đề 541


Câu 24. Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung
dịch tăng thêm 7,0 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu lần lượt

A. 5,8 gam và 3,6 gam. B. 1,2 gam và 2,4 gam.
C. 5,4 gam và 2,4 gam. D. 2,7 gam và 1,2 gam.

II. TỰ LUẬN (2 điềm)


Câu 1. (1 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng):
KMnO4 Cl2 HCl FeCl3 NaCl
Câu 2. (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 10,16 gam hỗn hợp Fe và Mg trong 500 ml dung dịch HCl vừa đủ thì
thu được 5,6 lít khí (đktc).
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
------ HẾT ------

Trang 3/3 – Mã đề 541

You might also like