You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

Câu 1: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng
kim loại nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe.
Câu 2: Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại catot xảy ra quá trình khử nước?
A. Dung dịch ZnCl2. B. Dung dịch CuCl2 C. dung dịch AgNO3. D. Dung dịch
MgCl2.
Câu 3: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO 4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng
điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là:
A. 2,240 lít. B. 2,912 lít. C. 1,792 lít. D. 1,344 lít.
Câu 4: Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. B. Na, K. C. Be, Al. D. Ca, Ba.
Câu 5: Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường là
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. K.
Câu 6: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất?
A. Liti. B. Xesi. C. Natri. D. Kali.
Câu 7: Cho 2,505 gam hỗn hợp T gồm hai kim loại kiềm thổ X, Y (ZX<ZY) thuộc hai chu kỳ liên
tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thoát ra 1,008 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại Y, X lần
lượt là:
A. Ca và Sr. B. Mg và Ca. C. Ca và Mg. D. Sr và Ca.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO 3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có
khí thoát ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 9: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cữu có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. CaCl2. B. Na2CO3. C. Ca(OH)2. D. KCl.
Câu 10: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi
là:
A. đá vôi. B. boxit. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống.
Câu 11: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác
dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 12: Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo thu được muối nhôm clorua. Công thức của
muối nhôm clorua là:
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. Al.
Câu 13: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm.
Kim loại X là
A. Mg. B. K. C. Na. D. Al.
Câu 14: Để nhận biết ion Al trong dung dịch, người ta cho từ từ đến dư dung dịch X vào dung
3+

dịch Al3+. Dung dịch X là:


A. NaCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. AlCl3.
Câu 15: Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với
dung dịch NaOH?
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag.
Câu 16: Từ m tấn quặng boxit người ta sản xuất được 54 tấn kim loại nhôm, với hiệu suất toàn
bộ quá trình là 80%. Giá trị của m là:
A. 102. B. 127,5. C. 138. D. 172,5.
Câu 17: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiderit. D. hematit đỏ.
Câu 18: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. FeCl2. B. NaCl. C. MgCl2. D. CuCl2.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
B. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Kim loại Fe cháy trong khí clo thu được muối FeCl2.
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe 2O3 vào dung dịch axit
H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào
dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m
là:
A. 54,0. B. 59,1. C. 57,4. D. 60,8.
Câu 21: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối ?
A. Al2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Na2O.
Câu 22: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa –khử?
A. FeCl2 + Cl2. B. Fe(OH)2 + HNO3. C. Fe3O4 + HCl. D. FeO + H2SO4
đặc nóng.
Câu 23: Cho các nhận xét sau :
(1)Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.
(2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3.
(3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.               (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.             
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. 
 (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
     Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
     A. (1), (3), (4), (5).      B. (2), (3), (4),(6).     C. (2), (4), (6).             D. (1), (3), (5).
Câu 25: Thực hiện các thí nghiêm sau:
(a) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
(c) Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(d) Cho hỗn hợp a mol Cu và a mol Fe3O4 vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
Số thí nghiệm thu được hai muối sau phản ứng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

You might also like