You are on page 1of 8

TRƯỜNG THPT CHI LĂNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 HÓA HỌC LỚP 12


Năm học 2022 - 2023

I. KIM LOẠI KIỀM. KIM LOẠI KIỀM THỔ. NHÔM.


Câu 1: Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư?
A. Cu. B. Ag. C. Na. D. Au.
Câu 2: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học là
A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm VIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 3: Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy,
sợi. Công thức của natri cacbonat là
A. MgCO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. CaCO3.
Câu 4: Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit.
Công thức của natri hiđrocacbonat là
A. NaOH. B. NaHS. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 5: Natri hiđroxit (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều
trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của natri hiđroxit là
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 6: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 7: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Na. B. Fe. C. Al. D. Mg.
Câu 8: Khi phân hủy canxi cacbonat ở nhiệt độ khoảng 1000 0C thì thu được sản phẩm gồm CO 2 và
chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2. B. Ca. C. CO. D. CaO.
Câu 9: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Đá vôi (CaCO3). B. Vôi sống (CaO).
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
Câu 10: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Phèn chua. B. Thạch cao. C. Vôi sống. D. Muối ăn.
Câu 11: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?
A. Ba(HCO3)2. B. Na2SO4. C. BaCl2. D. NaCl.
Câu 12: Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Na+, Al3+. B. Na+, K+. C. Al3+, K+. D. Ca2+, Mg2+.

Câu 13: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, , , . Chất được dùng để làm mềm
mẫu nước cứng trên là
1
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
A. Na2CO3. B. HCl. C. H2SO4. D. NaHCO3.
Câu 14: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. NaCl và Ca(OH)2. B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. Na2CO3 và HCl.
Câu 15: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
C. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, NaOH, Na2CO3.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì.
B. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
C. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.
D. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch HCl được dùng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
B. Trong công nghiệp, kim loại Na được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch NaOH.
C. Khi đốt cháy Fe trong khí Cl2 thì Fe bị ăn mòn điện hóa học.
D. Kim loại W có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại Cu.
Câu 18: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO 3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4.
Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 19: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. NaNO3. C. NaCl. D. KCl.
Câu 20: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại
X là
A. Al. B. Mg. C. Ca. D. Na.
Câu 21: Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch
NaOH?
A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Ag.
Câu 22: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt
nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
Câu 23: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3.
Câu 24: Trộn kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng
để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 25: Quặng nào sau đây có thành phần chính là Al2O3?
A. Hematit đỏ. B. Boxit. C. Manhetit. D. Criolit.
Câu 26: Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư?
A. Al2O3. B. MgO. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 27: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
2
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
A. NaNO3. B. KCl. C. MgCl2. D. NaOH.
Câu 28: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. HCl. B. KNO3. C. MgCl2. D. NaCl.
Câu 29: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch KOH loãng?
A. Al(OH)3. B. Cu(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 30: Các dung dịch nào sau đây đều tác dụng với Al2O3?
A. Na2SO4, HNO3. B. NaCl, NaOH. C. HNO3, KNO3. D. HCl, NaOH.
Câu 31: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dd HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Al(OH)3. B. AlCl3. C. Al(NO3)3. D. CaCO3.
Câu 32: Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và
chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
A. Mg(OH)2. B. Al(OH)3. C. MgCO3. D. CaCO3.
Câu 33: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
Câu 34: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Mg, K, Na. B. Zn, Al2O3, Al. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 35: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl 3, CuCl2, AlCl3, FeSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 36: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 37: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na 2O và Al2O3; Cu và
FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ
tạo ra dung dịch là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 38: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H 2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại
M là
A. Rb. B. Li. C. K. D. Na.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần
vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là
A. Ca. B. Ba. C. Na. D. K.
Câu 40: Cho 0,425 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư, thu được 0,168 lít khí H2 (đktc). Khối
lượng kim loại Na trong X là
A. 0,115 gam. B. 0,230 gam. C. 0,276 gam. D. 0,345 gam.
Câu 41: Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Thể
tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là
A. 150 ml. B. 300 ml. C. 600 ml. D. 900 ml.

3
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
Câu 42: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở
đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dd X là
A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml.
Câu 43: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 19,70. B. 10,00. C. 1,97. D. 5,00.
Câu 44: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 9,85. D. 39,40.
Câu 45: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch
chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
A. 0,4. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,6.
Câu 46: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 23,64. C. 7,88. D. 13,79.
Câu 47: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol
Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775. B. 9,850. C. 29,550. D. 19,700.
Câu 48: Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít
khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,15. B. 20,75. C. 24,55. D. 30,10.
Câu 49: Nhiệt phân hoàn toàn 16,8 gam NaHCO3 thu được m gam Na2CO3. Giá trị của m là
A. 21,2. B. 10,6. C. 13,2. D. 12,4.
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 vừa đủ trong 200 ml dung dịch NaOH
2,5M thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là
A. 18,3 gam. B. 8,1 gam. C. 5,4 gam. D. 10,2 gam.
Câu 51: Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch NaOH thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2688. B. 1344. C. 4032. D. 5376.
Câu 52: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít
khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 2,7 gam. B. 5,1 gam. C. 5,4 gam. D. 10,2 gam.
Câu 53: Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là
A. 4,0 gam. B. 8,0 gam. C. 2,7 gam. D. 6,0 gam.
Câu 54: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al hoà tan hết vào H2O dư thu được 200 ml dung dịch A
chỉ chứa 1 chất tan duy nhất có nồng độ 0,2M. Giá trị của m là
A. 2,32. B. 3,56. C. 3,52. D. 5,36.
Câu 55: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 3,70. B. 4,85. C. 4,35. D. 6,95.

Câu 56: Cho dãy chuyển hoá sau: . Công thức của X là

4
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
A. NaHCO3. B. Na2O. C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 57: Thực hiện các phản ứng sau:

Hai chất X, T tương ứng là:


A. Ca(OH)2, NaOH. B. Ca(OH)2, Na2CO3. C. NaOH, NaHCO3. D. NaOH, Ca(OH)2.
Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hóa:
NaOH Z NaOH E BaCO3.
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương
trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt

A. NaHCO3, BaCl2. B. NaHCO3, Ba(OH)2.
C. CO2, Ba(OH)2. D. CO2, BaCl2.
Câu 59: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 Y + Z;
(b) X + Ba(OH)2 (dư) Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4
loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?
A. AlCl3, Al2(SO4)3. B. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.
C. Al(NO3)3, Al(OH)3. D. AlCl3, Al(NO3)3.
Câu 60: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3,
KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
II. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
Câu 61: Kim loại Fe tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. NaOH. C. HNO3 đặc nguội. D. H2SO4 loãng.
Câu 62: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2 dư. D. Cho Fe vào dung dịch HCl.
Câu 63: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
C. Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư. D. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.
Câu 64: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Đốt cháy Fe trong bình chứa Cl2 dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.
C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu 65: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Fe3+, Cu2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Ag+. C. Cr2+, Au3+, Fe3+. D. Cr2+, Cu2+, Ag+.
Câu 66: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2.
5
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
Câu 67: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng. B. HCl đặc, nguội. C. HNO3 đặc, nguội. D. HCl loãng.
Câu 68: Muối Fe2(SO4)3 dễ tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như Fe 2(SO4)3.9H2O.
Tên gọi của Fe2(SO4)3 là
A. sắt(II) sunfua. B. sắt(III) sunfat. C. sắt(II) sunfat. D. sắt(II) sunfit.
Câu 69: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2?
A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 70: Cho FeO phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây?
A. FeS. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO3. D. FeSO4.

Câu 71: Cho phản ứng: FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng
trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6. B. 8. C. 4. D. 10.
Câu 72: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 73: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt. B. trắng xanh. C. xanh lam. D. nâu đỏ.
Câu 74: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe3O4. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 75: Cho Fe(OH)3 phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3. B. FeS. C. FeSO4. D. FeSO3.
Câu 76: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung
dịch H2SO4 loãng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 77: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl
được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim
loại M có thể là
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe.
Câu 78: Cho 6,72 gam Fe tác dụng với oxi chỉ thu được 9,28 gam hỗn hợp X chỉ chứa 3 oxit. Hòa tan X
cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là
A. 120. B. 160. C. 320. D. 80.
Câu 79: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng
số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.
Câu 80: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam
so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 8,4 gam. B. 6,4 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam.
Câu 81: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A. 4,72. B. 4,48. C. 3,20. D. 4,08.
Câu 82: Cho khí H2 dư qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 5,6 gam Fe. Giá trị của m là
6
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
A. 8,0. B. 4,0. C. 16,0. D. 6,0.
Câu 83: Công thức crom(VI) oxit là
A. CrO3. B. Cr2O3. C. CrO. D. Cr(NO3)3.
Câu 84: Công thức hóa học của natri đicromat là
A. Na2Cr2O7. B. NaCrO2. C. Na2CrO4. D. Na2SO4.
Câu 85: Công thức của crom(III) clorua là
A. Na2Cr2O7. B. Na2CrO4. C. CrCl3. D. CrCl2.
Câu 86: Công thức hoá học của kali cromat là
A. K2Cr2O7. B. K2SO4. C. K2CrO4. D. KNO3.
Câu 87: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Cr(OH)3?
A. NaOH. B. KCl. C. NaNO3. D. K2SO4.
Câu 88: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. CrCl2. B. Cr(OH)3. C. CrCl3. D. Na2CrO4.
Câu 89: Khi thêm dung dịch axit vào muối cromat, thu được dung dịch có màu
A. da cam. B. đỏ nâu. C. xanh thẫm. D. hồng.
Câu 90: Để chuẩn độ một dung dịch Fe2+ đã axit hóa cần dùng vừa đủ 30 ml dung dịch KMnO4 0,02M.
Nếu chuẩn độ cùng lượng dung dịch Fe 2+ trên bằng K2Cr2O7 0,2M thì thể tích dung dịch cần
dùng là
A. 25ml. B. 30 ml. C. 15 ml. D. 50 ml.
Câu 91: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr 2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn
toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư
thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là `
A. 3,36l. B. 7,84l. C. 4,48l. D. 10,08l.
Câu 92: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí
(đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl
dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr. B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr.
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr. D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
III. TỔNG HỢP KIẾN THỨC VÔ CƠ.
Câu 93: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có
bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung
dịch NaOH?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 94: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH
của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. 3, 2, 4, 1. B. 4, 1, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4, 1.
Câu 95: Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy
tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là
A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.
Câu 96: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi trộn khí NH3 với khí HCl thì xuất hiện "khói" trắng.
7
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
(b) Đun nóng dung dịch NaHCO3 sinh ra khí và kết tủa.
(c) Dung dịch HCl đặc tác dụng được với kim loại Cu sinh ra khí H2.
(d) Sắt tây là sắt được tráng thiếc, lớp thiếc có vai trò bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 97: Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm
bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 98: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 2.
Câu 99: Thực hiện các thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng.
c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.
d) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 100: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3
Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. HCl, HNO3, Na2CO3. B. HCl, AgNO3,
(NH4)2CO3.
C. Cl2, AgNO3, MgCO3. D. Cl2, HNO3, CO2.

VẬN DỤNG CAO : LÝ THUYẾT VÔ CƠ VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP SẮT, NHÔM

8
Nên người – Tiến Bộ - Thành Đạt

You might also like