You are on page 1of 6

ĐỀ ÔN GIỮA KÌ HÓA 12

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Be= 9; Mg= 24; Ca= 40; Sr= 88; Ba=137; Li= 7; Na=23;
K=39; Rb= 85; N= 14; H= 1; O= 16; C= 12; Fe= 56; S= 32; Cl= 35,5; Cu= 64; Al= 27.)
Câu 1: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại
nào sau đây?
A. Na. B. Ag. C. Ca. D. Fe.
Câu 2: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng
chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 3: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. khử cation kim loại. B. oxi hóa cation kim loại.
C. oxi hóa kim loại. D. khử kim loại.
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2np1. B. ns1. C. ns2. D. ns2np2.
Câu 5: Trong các hợp chất, kim loại nhóm IA có số oxi hóa là
A. +4. B. +1. C. +2. D. +3.
Câu 6: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al. B. Li. C. Mg. D. Ca.
Câu 7: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Cs, Ca, Al, Na. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 8: Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe. B. Na. C. Mg. D. Al.
Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np1. B. ns1. C. ns2. D. ns2np2.
Câu 10: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na. B. Ca. C. Fe. D. Al.
Câu 11: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh
giấy quỳ tím là
A. Be. B. Ba. C. Zn. D. Fe.
Câu 12: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Mg trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện.
C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy.
Câu 13: Ion nào gây nên tính cứng của nước?
A. Ca2+, Mg2+. B. Mg2+, Na+. C. Ca2+, Na+. D. Ba2+, Ca2+.
Câu 14: Thành phần chính của đá vôi là
A. CaCO3. B. BaCO3. C. MgCO3. D. FeCO3.
Câu 15: Oxit kim loại không tác dụng với nước là
A. CaO. B. BaO. C. MgO. D. K2O.
Câu 16: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa là
A. Na2CO3. B. NaOH. C. NaCl. D. BaCl2.
Câu 17: Để hạn chế sự ăn mòn vỏ tàu đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới
nước) tấm kim loại nào dưới đây?
A. đồng. B. chì. C. kẽm. D. bạc.
Câu 18: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung
dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (2) và (3). B. (3) và (4).
C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 19: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. khử cation kim loại. B. oxi hóa cation kim loại.
C. oxi hóa kim loại. D. khử kim loại.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây thu được kim loại natri
A. cho Mg tác dụng với dung dịch NaCl.
B. nhiệt phân NaHCO3.
C. điện phân nóng chảy NaCl.
D. điện phân dung dịch NaCl.
Câu 21: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành
A. Na2O và O2. B. NaOH và H2. C. Na2O và H2. D. NaOH và O2.
Câu 22: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với natri?
A. Cấu hình electron [Ne]3s2. B. kim loại nhẹ, mềm.
C. Mức oxi hóa trong hợp chất +1. D. Ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.
D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ.
Câu 24: Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ và các nhóm kim loại thuộc nhóm A nói
chung là:
A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng.
B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm.
C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng.
D. Tính khử của kim loại không phụ thuộc vào bán kính ngưyên tử của kim loại.
Câu 25: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng thạch tạo nhũ trong các hang động tự nhiên:
A. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + H2O.
B. CaO + CO2 CaCO3.
C. Ca(HCO3)2 CaCO3 ↓ + CO2↑ + H2O.
D. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.
Câu 26: Cho mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO . Hoá chất nào được dùng làm mềm
mẫu nước cứng trên là
A. BaCl2. B. NaCl. C. AgNO3. D. Na3PO4.
Câu 27: Cho các trường hợp sau:
(1) Sợi dây Ag nhúng trong dung dịch HNO3;
(2) Đốt bột Al trong khí O2;
(3) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi đồng thời nhúng vào dung dịch HCl;
(4) Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4;
(5) Nhúng thanh thép vào dung dịch HNO3 loãng.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 28: Chất X phản ứng với HCl, chất X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa. Chất X là
A. NaCl. B. NaHCO3. C. K2SO4. D. Ca(NO3)2.
Câu 29: Cho 1,8 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm
khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12.
Câu 30: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Phương trình hoá học của phản ứng tạo thành khí Z là
A. CuO + H2 Cu + H2O.
B. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O.
C. CuO + CO Cu + CO2.
D. 2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 + H2O.
Câu 31: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8,7 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho
toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của
m là
A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam Na và 3,9 gam K cần dùng vừa đủ V lít oxi (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 2,24. C. 1,4. D. 1,68.
Câu 33: Cho 9,2 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí
hiđro (đktc). Kim loại X là
A. Li. B. K. C. Na. D. Rb.
Câu 34: Cho 6,75 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhóm IIA tác dụng hết với dung
dịch HCl dư, thu được 0,5 gam khí. Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Ca và Sr. C. Sr và Ba. D. Mg và Ca.
Câu 35: Cho 27,4 gam Ba vào lượng dư dung dịch MgSO 4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,65. B. 34,95. C. 30,60. D. 58,2.
Câu 36: Sục 0,1 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết
tủa. Giá trị m là
A. 29,55. B. 39,40. C. 23,64. D. 19,70.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra
6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 28. B. 27. C. 29. D. 30.
Câu 38: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít
(đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 66,75 gam. B. 6,775 gam. C. 33,35 gam. D. 3,335 gam.
Câu 39: Cho sơ đồ sau: NaOH X1 X2 X3 NaOH. Với X1, X2, X3 là các hợp chất của natri.
Vậy X1, X2, X3 có thể tương ứng với dãy chất nào sau đây?
A. Na2CO3, Na2SO4 và NaCl. B. NaNO3, Na2CO3 và NaCl.
C. Na2CO3, NaCl và NaNO3. D. NaCl, NaNO3 và Na2CO3.
Câu 40: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn
toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong
dư thu được 5 gam kết tủa. Tổng khối lượng 2 oxit trong hỗn hợp đầu là
A. 4,12 gam. B. 3,12 gam. C. 5,12 gam. D. 6,12 gam.

--- HẾT ---


PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Mức độ: Nhận biết
Câu 1. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Al. B. Ca. C. Na. D. Cu.
Câu 2. Trong công nghiệp, kim loại Na được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Điện phân dung dịch.
C. Thủy luyện. D. Nhiệt luyện.
Câu 3. Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với H2O, thu được H2 và chất nào sau đây?
A. NaCl. B. Na2O. C. NaOH. D. Na2O2.
Câu 4. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Li. B. K. C. Ba. D. Cs.
Câu 5. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong
A. rượu. B. giấm. C. nước. D. dầu hỏa.
Câu 6. Chất X được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Công thức của X là
A. NH4Cl. B. NaHCO3. C. NaCl. D. Na2SO4.
Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na. B. Fe. C. Al. D. Mg.
Câu 8. Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIA là
A. RO. B. R2O. C. RO2. D. R2O3.
Câu 9. Kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối và
A. H2. B. O2. C. H2O. D. Cl2.
Câu 10. Thạch cao sống có công thức hóa học là
A. CaCO3. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.H2O.
Câu 11. Khí X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của X là
A. CO2. B. CH4. C. CO. D. C2H2.

Câu 12. Một mẫu nước có chứa các ion: K+, Na+, , . Mẫu nước này thuộc loại
A. nước có tính cứng tạm thời. B. nước có tính cứng toàn phần.
C. nước có tính cứng vĩnh cửu. D. nước mềm.
Câu 13. Quặng nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhôm?
A. Boxit. B. Đolomit. C. Apatit. D. Manhetit.
Câu 14. Trong phân tử nhôm clorua, tỉ lệ số nguyên tử nhôm và nguyên tử clo là
A. 3 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 3. D. 1 : 2.
Câu 15. Trên bề mặt của đồ vật làm bằng nhôm được phủ kín một lớp hợp chất X rất mỏng, bền và mịn, không
cho nước và khí thấm qua. Chất X là
A. nhôm clorua. B. nhôm oxit. C. nhôm sunfat. D. nhôm nitrat.
Câu 16. Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm,
chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua viết gọn là
A. KAl(SO4)2.12H2O. B. NaAl(SO4)2.12H2O. C. NH4Al(SO4)2.12H2O. D. LiAl(SO4)2.12H2O.
Mức độ: Thông hiểu
Câu 17. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
A. Zn. B. Cu. C. Pb. D. Ag.
Câu 18. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa?
A. HCl. B. KCl. C. NaNO3. D. CaCl2.
Câu 19. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KNO3.
Câu 20. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. Ca(HCO3)2.B. CaO. C. Mg(HCO3)2. D. CaCO3.
Câu 21. Cho dãy các chất: NaOH, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Na2CO3. B. NaCl. C. HCl. D. H2SO4.
Câu 23. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 39,40. D. 59,10.
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong dung dịch KOH dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 5,04. C. 10,08. D. 6,72.
Câu 25. Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ m gam Al. Giá trị của m là
A. 2,7. B. 5,4. C. 11,2. D. 5,6.
Câu 26. Chất nào sau đây tan trong dung dịch NaOH?
A. Al(OH)3. B. MgO. C. Fe2O3. D. Mg(OH)2.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại Al tan được trong dung dịch KOH. B. Kim loại Ca không tan trong nước.
C. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. D. Dung dịch HCl hòa tan được MgO.
Câu 28. Cho các phát biểu sau:
(a) Để làm mất tính cứng tạm thời của nước, người ta dùng một lượng vừa đủ Ca(OH)2.
(b) Thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực là canxi cacbonat.
(c) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(d) Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 29: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe 3O4 và CuO nung nóng thu được 4,5 gam hỗn
hợp rắn. toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào dung dịch chứa Ca(OH) 2 dư thì thu được 10 gam kết tủa. m có giá trị là:
A. 3,22g B. 6,1g C. 4,2 g D. 3,12g
Câu 30: Cho một mẩu hợp kim Na – Ba tác dụng với H2O dư, thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 ( đkc). Thể tích dung
dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa hết dung dịch X là:
A. 150 ml B. 60ml C. 30 ml D. 75 ml
Câu 31: Phản ứng nào sau khi xảy ra hoàn toàn không tạo kết tủa ?
A. Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 B. Cho NaOH vào dung dịch AlCl3 dư
C. cho Al2O3 vào NaOH đặc dư D. sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 (Na [Al(OH)4])
Câu 32: Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng:
A. Dung dịch giấm B. Dung dịch nước vôi trong
C. Dung dịch axit HNO3 đặc ( đã được làm lạnh) D. Dung dịch xô - đa
Câu 33: Thạch cao là nguyên liệu dùng để làm phấn viết bảng, khuôn đúc, nặn tượng, băng bột cho bệnh nhân bị gãy xương.
Thành phần hóa học của loại thạch cao này là:
A. CaSO4 .2H2O B. CaSO4 C. CaSO4 . H2O D. Cả A và C-------------------
Câu 34: Hoà tan hoàn toàn m (g) Al vào dung dịch HNO 3 dư được sản phẩm khử là hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO2 và 0,3
mol NO. Giá trị m là: A. 18 g B. 9 g C. 21 g D. 27 g
Câu 35: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 thu được 6,8 gam chất rắn và khí X . Cho khí X
hấp thụ vào 75ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
A. 4,2 g B. 5,8 g C. 6,3g D. 12,6g
Câu 36: Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Al phản ứng với dung dịch NaOH do bị NaOH oxi hóa
B. Al là kim loại không tác dụng với H2O do tính khử của Al kém hơn của nước
C. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng được với các axit HCl, H 2SO4, HNO3 trong mọi điều kiện.
D. Các vật dụng bằng nhôm bền trong môi trường, không khí do được bảo vệ bởi lớp màng Al 2O3
Câu 37: Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được dung dịch A và m 1 gam kết tủa, đun nóng dung dịch A lại thu được
m2 gam kết tủa nữa. Trong dung dịch A chứa chất tan là
A. Ca(OH)2 B. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2 C. CaCO3 D. Ca(HCO3)2
Câu 38: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X chứa 2 muối AlCl 3 và FeSO4 được kết tủa. Lấy kết tủa A đem nung
trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn. Thành phần chất rắn B gồm:
A. Fe2O3 B. FeO C. Al2O3 và FeO D. Al2O3 và Fe2O3
Câu 39: Sục khí CO2 vào dung dịch có chứa 0,15mol Ca(OH)2, thu được 10g kết tủa. Hỏi số mol CO2 cần dùng là bao
nhiêu?
A. 0,1 mol và 0,2 mol B. 0,1 mol và 0,15 mol
C. 0,15 mol D. 0,1 mol
Câu 40: Cho hỗn hợp 3 muối cacbonat ACO3 , BCO3 , MCO3 tan trong dung dịch HCl 1M vừa đủ, thu được 4,48 lít khí đkc.
Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 200ml B. 400ml C. 150 ml D. 300 ml
Câu 41: Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ dòng điện 9,65 A trong thời gian 3000 giây được 2,16 gam Al. Hiệu suất
của quá trình điện phân là:
A. 80% B. 60% C. 70% D. 90%
Câu 42: Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít khí CO 2 vào 1 lít dung dịch X có chứa NaOH 0,2M và Ca(OH) 2 0,1M thì khối lượng kết
tủa thu được là:
A. 1 B. 15g C. 5g D. 10g
Câu 43: Nhận xét nào sau đây về NaHCO3 là không đúng:
A. NaHCO3 không bị phân huỷ bởi nhiệt B. Ion HCO3- trong muối có tính lưỡng tính
C. NaHCO3 là muối axit D. Dung dịch NaHCO3 có pH > 7
Câu 44: Nung hỗn hợp gồm Fe2O3 và 13,5 gam Al trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn được hỗn
hợp rắn X. Hòa tan hỗn hợp X trong V lít dung dịch NaOH 0,2M thì phản ứng vừa đủ và sinh ra 13,44 lít khí ở dkc. Giá trị
của V là:
A. 1.5 lít B. 2,5 lít C. 2 lít D. 3 lít
Câu 45: Hỗn hợp gồm K và Al tan hoàn toàn trong nước tạo ra dd chỉ có 1 chất tan duy nhất, chất tan đó là:
A. KOH B. K2O C. KAlO2 D. Al(OH)3
Câu 46: Cho rất từ từ 1 mol khí CO 2 vào dung dịch có chứa 2 mol NaOH cho đến khi vừa hết khí CO 2 thì khi ấy dung dịch
có chứa chất tan nào?
A. Na2CO3 B. Na2CO3 và NaOH C. Na2CO3 và NaHCO3 D. NaHCO3
Câu 47: Cho 250ml dd hỗn hợp gồm Na 2CO3 0,5M và NaHCO3 1M tác dụng với dd Ba(OH) 2 dư. Sau phản ứng, khối lượng
kết tủa thu được là:
A. 98,5g B. 73,875g C. 49,25g D. 59,1g

You might also like