You are on page 1of 3

I.

TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào đầu chữ cái trước đáp án đúng nhất
Câu 1: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế theo cách nào sau đây?
A. Điện phân nóng chảy Al2O3 có xúc tác
B. Cho Fe tác dụng với Al2O3
C. Điện phân dung dịch muối nhôm
D. Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao
Câu 2: Nhôm không tác dụng được với chất nào dưới đây?
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch KNO3 D. Dung dịch CuSO4
Câu 3: Nhôm, sắt không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Axit HNO3 đặc nguội. B. Lưu huỳnh. C. Khí oxi. D. Khí clo.
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng thu
được 5,04 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 6,075g B. 4,05g C. 8,1g D. 2,025g
Câu 5: Có thể phân biệt hai mẫu bột kim loại Al và Fe (để trong các lọ riêng biệt)
bằng hóa chất nào dưới đây ?
A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch CuSO4
C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaOH
Câu 6: Chất nào dưới đây tan trong nước giải phóng khí hiđro?
A. CaCO3 B. Al C. Na D. NaCl
Câu 7: Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để tác dụng vừa đủ với 22,4 gam bột sắt là:
A. 13,44 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 26,88 lít
Câu 8: Thể tích H2 (đktc) thu được khi hoà tan hoàn toàn 8,1 gam bột Al trong dung
dịch HCl dư là:
A. 6,72 lít B. 5,04 lít C. 10,08 lít D. 4,48 lít
Câu 9: Cho 5,6g sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là:
A. 6,4 g B. 12,8 g C. 64 g D. 128 g
Câu 10: Cho 2.7g Al vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra
(đktc) là:
A. 3.36 l B. 2.24 l C. 6.72 l D. 4.48 l
Câu 11. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO,
CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dd NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dd NaOH
phản ứng với:
A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4 B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4
C. Al, Fe, CuO, FeSO4 D. Al, Fe, CO2, H2SO4
Câu 12 : Kim loại X có những tính chất hóa học sau:
- Phản ứng với oxit khi nung nóng.
- Phản ứng với dung dịch AgNO3.
- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị
II. Kim loại X là:
A. Cu B. Fe C. Al D. Na.
Câu 13: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách
ngâm nó với:
A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch HCl dư D. Dung dịch HNO3 loãng
Câu 14: Ngâm hỗn hợp gồm các kim loại Al, Cu, Fe trong dung dịch AgNO3 (dư).
Người ta thu được kim loại nào sau đây?
A. Cu B. Ag C. Fe D. cả Cu lẫn Ag
Câu 15: Khi Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm của phản ứng là
A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. FeSO4 và H2 D. Fe2(SO4)2 và SO2
Câu 16: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?
A. Ag B. Fe C. Cu D. Al
Câu 17: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Nhôm B. Bạc C. Đồng D. Magie
Câu 18: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08
lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là:
A. 50% và 50% B. 45% và 55% C. 60% và 40% D. 39% và 61%.
Câu 19: Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H 2SO4 loãng. Nồng độ %
của dung dịch axít đã phản ứng là:
A. 32% B. 54% C. 19,6% D. 18,5%
Câu 20: Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh?
A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.
B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.
C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.
D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thực hiện chuỗi phản ứng hoá học sau bằng cách viết phương trình hóa học
(ghi điều kiện xảy ra phản ứng nếu có)

Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe


(1) (2) (3) (4)
FeCl2 Fe(OH)2.
Câu 2. Cho Mg tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được
2,24 lít H2 (đktc).
a. Tính khối lượng muối thu được.
b. Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã phản ứng.
(Biết Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; Cu = 64; Fe = 56; H = 1)
Cô chúc các em ôn tập và làm bài tốt./.

You might also like