You are on page 1of 5

ĐỀ 1:

Câu 1: (2.5 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau:
Zn → ZnO → ZnCl2→ Zn(NO3)2 → Zn(OH)2→ ZnSO4
Câu 2: (1.5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng
trong các bình riêng biệt mất nhãn sau: KCl, HNO3, BaCl2, KOH.
Viết phương trình hóa học.
Câu 3: (0,75 điểm) Thành phần chính của không khí là O 2 và N2. Khi không khí có
lẫn khí độc là Cl2 thì có thể cho lội qua dung dịch nào sau đây để loại bỏ chúng?
A. Dung dịch CuSO4
B. Dung dịch H2SO4
C. Nước
D. Dung dịch NaOH
Viết phương trình phản ứng.
Câu 4: (1.5 điểm) Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Au. Hãy cho biết kim loại nào có
tác dụng với:
a. Dung dịch HCl.
b. Dung dịch AgNO3.
Viết phương trình phản ứng.
Câu 5: (2.0 điểm) Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ dung dịch MgSO 4
2M.
a. Tính khối lượng kết tủa thu được.
b. Tính thể tích dung dịch MgSO4 cần dùng.
c. Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng. (Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng
kể).
Câu 6: (0,75 điểm) Đồng bạc là một hợp kim gồm Niken, kẽm và đồng. Khối lượng
của chúng lần lượt tỉ lệ với 3:4:13. Hỏi phải cần bao nhiêu kilogam mỗi loại để sản
xuất ra được 100kg đồng bạch?
Câu 7: (1.0 điểm) Từ các chất Na, Fe2O3, Al, H2O và dung dịch HCl. Viết các phương
trình hóa học điều chế AlCl3, Fe(OH)3 .

(Cho biết:K = 39; H = 1; Mg = 24; O = 16; S = 32)


Đề 2:
Câu 1: Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

B. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit

C. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.

D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.

Câu 2: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

A. CO2 B. SO2 C. N2 D. O3

Câu 3: Các oxit tác dụng được với nước là

A. PbO2, K2O, SO3. B. BaO, K2O, SO2.

C. Al2O3, NO, SO2. D. CaO, FeO, NO2.

Câu 4: Dẫn từ từ 3,136 lít khí CO 2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 12,8 gam
NaOH sản phẩm thu được là muối Na2CO3. Khối lượng muối Na2CO3 thu được là:

A. 14,84 gam B. 18, 96 gam

C. 16,96 gam D. 16,44 gam

Câu 5: Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric là

A. NaOH, BaCl2 B. NaOH, BaCO3.

C. NaOH, Ba(NO3)2. D. NaOH, BaSO4.

Câu 6: Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H 2SO4 loãng được
3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là:

A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ca.

Câu 7: Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

A. quỳ tím và dung dịch BaCl2.

B. quỳ tím và dung dịch KOH.

C. phenolphtalein.

D. phenolphtalein và dung dịch NaCl.


Câu 8: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H 2S, CO2, SO2.
Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

A. Muối NaCl

B. Nước vôi trong

C. Dung dịch HCl

D. Dung dịch NaNO3

Câu 9: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối
trong mỗi cặp chất sau:

A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3

B. Na2SO4 và K2SO4

C. Na2SO4 và BaCl2

D. Na2CO3 và K3PO4

Câu 10: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO 4 và một dung dịch chứa 0,3 mol
NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g
chất rắn. Giá trị m là:

A. 8 g B. 4 g C. 6 g D. 12 g

Câu 11: Cho những phân bón có công thức: KNO3, NH4NO3, Ca(H2PO4)2,
CO(NH2)2, (NH4)HPO4, KCl, NH4Cl. Số phân bón đơn là:

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân urê cung cấp nitơ cho cây trồng.

B. Urê có công thức là (NH2)2CO.

C. Supephotphat có Ca(H2PO4)2.

D. Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.


Câu 13: Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

A. Vàng (Au) B. Bạc (Ag)

C. Đồng (Cu) D. Nhôm (Al)

Câu 14: Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:

A. Khói màu trắng sinh ra.

B. Xuất hiện những tia sáng chói.

C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.

D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.

Câu 15: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. K, Al, Mg, Cu, Fe. B. Cu, Fe, Mg, Al, K.

C. Cu, Fe, Al, Mg, K. D. K, Cu, Al, Mg, Fe.

Câu 16: Nhôm là kim loại

A. dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.

B. dẫn điện và nhiệt đều kém

C. dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém.

D. dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

Câu 17: Kim loại Fe tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: HCl, H 2SO4
đặc nguội, dung dịch NaOH, dung dịch Al(NO3)3; khí Cl2

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 18: Nguyên tắc luyện thép từ gang là

A. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được
thép.
D. dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.

Câu 19: Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để
ngoài không khí?

A. Al B. Fe C. Ca D. Na

Câu 20: “Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:

A. Tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.

B. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

D. Tác động cơ học.

Câu 21: (1 điểm)

Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

Câu 2: Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl 14,6% (vừa
đủ) thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X.

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,


F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32).

You might also like