You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC: 2022 ‒ 2023


THĂNG LONG – ĐÀ LẠT Môn: HÓA HỌC ‒ Khối: 12
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 03 trang; 40 câu) MÃ ĐỀ: 101

Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Cho nguyên tử khối: H = 1; O = 16; C = 12; Cl = 35,5; Fe = 56; Al = 27; K = 39; Na = 23;
Cu = 64; Ca = 40; Mg = 24; Ba = 137; Ag = 108.

Câu 1. Cấu hình electron của nguyên tử sắt là [Ar]3d64s2, trong bảng tuần hoàn sắt thuộc nhóm
A. VIIIA. B. IIB. C. IIA. D. VIIIB.
Câu 2. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Ba. B. Mg. C. Li. D. Al.
Câu 3. Kim loại X tác dụng vơí dung dịch HCl giải phóng khí H2. Mặt khać , oxit của X bị H2 khử
thành kim loại ở nhiệt độ cao. Kim loại X là
A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Fe.
Câu 4. Quặng manhetit có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeS2.
Câu 5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kali là
A. 1s1. B. 2s1. C. 4s1. D. 3s1.
Câu 6. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion
A. Ba2+, Mg2+. B. . C. Ca2+, Mg2+. D. .
Câu 7. Trong các hợp chất, kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hóa là
A. +4. B. +3. C. +2. D. +1.
Câu 8. Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển cả về trí
tuệ và thể chất của con người. Ở các làng nghề tái chế ăcquy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm
phát triển, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là
A. chì. B. magie. C. đồng. D. sắt.
Câu 9. Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr(OH)3. B. Cr2O3. C. CrO3. D. Cr(OH)2.
Câu 10. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. KCl. B. HCl. C. Fe(NO3)3. D. H2SO4 loãng.
Câu 11. Cho Fe(OH)2 phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng dư, trong điều kiện không có không khí,
thu được muối có công thức là
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO3. C. FeS. D. FeSO4.
Câu 12. Crom tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng), thu được sản phẩm là
A. CrSO4. B. CrS3. C. Cr2S3. D. Cr2(SO4)3.
Câu 13. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. H2SO4. B. Mg(NO3)2. C. NaCl. D. Ba(OH)2.
Câu 14. Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phương pháp thủy luyện?
A. Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu. B. CuO + CO  Cu + CO2.
C. 2CuSO4 + 2H2O  2Cu + O2 + 2H2SO4. D. 2Al + 3CuO  Al2O3 + 3Cu.
Câu 15. Muối natri aluminat có công thức là
A. NaCl. B. KAlO2. C. Al(NO3)3. D. NaAlO2.
Câu 16. Chất nào sau đây được gọi là vôi sống, dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?
A. CaSO4. B. Ca(NO3)2. C. CaCl2. D. CaO.
Câu 17. Cho các dung dịch: HCl, NH3, NaOH, Ba(OH)2. Số dung dịch phản ứng được với Al(NO3)3 là

Trang 1/4 ‒ Mã đề 101


A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng pirit.
B. Đun sôi nước có tính cứng toàn phần, thu được kết tủa.
C. Muối Na2CO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
D. Trong công nghiệp, kim loại canxi được điều chế bằng cách điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 19. Cho các kim loại: Na, Ba, Be, Fe. Số kim loại tác dụng với H 2O ngay ở nhiệt độ thường tạo
thành dung dịch bazơ là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 20. Để phân biệt ba dung dịch BaCl2, NaHCO3, NaCl có thể dùng dung dịch
A. NaNO3. B. AgNO3. C. H2SO4. D. NaOH.
Câu 21. Cho kim loại sắt vào lượng dư dung dịch chất X, sau khi kết thúc phản ứng thu được sản
phẩm là muối sắt (II). Chất X có công thức hóa học là
A. MgSO4. B. HNO3. C. FeCl3. D. AgNO3.
Câu 22. Hợp chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng không giải phóng khí NO?
A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Fe3O4. D. FeO.
+
Câu 23. Kim loại nào sau đây không khử được ion Ag trong dung dịch AgNO3 thành Ag?
A. K. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 24. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. KNO3. B. NaHCO3. C. NaCl. D. KCl.
Câu 25. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu vàng sang màu da cam. B. không màu sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam. D. màu da cam sang màu vàng.
Câu 26. Hóa chất nào sau đây không thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Na2CO3. B. NaNO3. C. K3PO4. D. NaOH.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hỗn hợp tecmit (bột nhôm và Fe2O3) dùng để hàn đường ray.
B. Nhôm bền trong không khí và nước do có màng Al2O3 mịn và bền chắc bảo vệ.
C. Al(OH)3 có tính lưỡng tính và kém bền với nhiệt.
D. Trong các phản ứng hóa học, nhôm luôn đóng vai trò là chất bị khử.
Câu 28. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại?
A. Dẫn khí CO dư qua bột Fe2O3, nung nóng.
B. Cho kim loại Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
C. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
Câu 29. Dẫn từ từ đến dư khí CO 2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết
tủa vào số mol khí CO2 tham gia phản ứng được cho ở bảng sau:
Số mol khí CO2 0,15 y 6t + 0,05
Số mol kết tủa x 3t + 0,05 x
Tổng giá trị (x + y + t) bằng
A. 0,6. B. 0,7. C. 0,5. D. 0,8.
Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(a) Nước có hòa tan các muối Ca(HCO 3)2, Mg(HCO3)2, CaCl2, MgSO4 là nước có tính cứng tạm
thời.
(b) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu.
(c) Canxi cacbonat có nhiệt độ nóng chảy cao, không bị phân hủy bởi nhiệt.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 0.
Câu 31. Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam kim loại X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa dung
dịch Y cần vừa đủ 75,00 gam dung dịch HCl 7,30%. Kim loại X là
Trang 2/4 ‒ Mã đề 101
A. Ca. B. K. C. Ba. D. Na.
Câu 32. Hấp thụ hết 0,30 mol khí CO2 vào 2,00 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH) 2 0,05M và NaOH
0,10M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,40. B. 19,70. C. 39,80. D. 16,80.
Câu 33. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) R + 2HCl(loãng) RCl2 + H2
(2) 2R + 3Cl2 2RCl3
(3) R(OH)3 + NaOH(loãng) → NaRO2 + 2H2O.
Kim loại R là
A. Cr. B. Al. C. Mg. D. Fe.
Câu 34. Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có
màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%, cường độ dòng điện không đổi). Khối lượng dung dịch
giảm và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm
được cho ở bảng dưới đây:
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Thời gian điện phân (giây) t 4t 8t
Khối lượng dung dịch giảm (gam) 20,250 62,400 77,325
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) 10,200 0 7,650
Tổng giá trị (x + z) bằng
A. 1,800. B. 1,950. C. 1,650. D. 1,200.
Câu 35. Cho các chất: Al, Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(NO3)2. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa
tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 36. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn 2,40 gam oxit Fe 2O3. Khối lượng Al đã tham gia
phản ứng là m gam. Giá trị của m là
A. 1,62. B. 2,70. C. 2,43. D. 0,81.
Câu 37. Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng chất rắn giảm 4,00 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 5,60.
Câu 38. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa FeCl 3 1,000M và CuCl2
0,125M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 14,800 gam rắn Y gồm 2 kim loại.
Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 109,475 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,600. B. 16,400. C. 16,900. D. 17,400.
Câu 39. Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 1,92 gam Cu. Giá trị của m là
A. 1,68. B. 1,12. C. 0,84. D. 1,40.
Câu 40. Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản
ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaHCO3, HCl. B. Na2SO4, NaOH C. Na2SO4, HC1. D. CO2, Na2SO4.

------ HẾT ------

Trang 3/4 ‒ Mã đề 101


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC: 2022 ‒ 2023
THĂNG LONG – ĐÀ LẠT Môn: HÓA HỌC ‒ Khối: 12

40 câu trắc nghiệm: 10 điểm

MÃ ĐỀ 101
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10111213141516171819202122232425262728 29 3031323334353637383940
Đáp
án DCDBCCCAC A D C D A D D A B C C C B A B A B D B B/A A B D A C B D D A A A

Trang 4/4 ‒ Mã đề 101

You might also like