You are on page 1of 4

ĐỀ 1 – THPT LÊ TRỌNG TẤN – Q.

TÂN PHÚ – NĂM HỌC: 2022 – 2023


MÃ ĐỀ: 123 XH – C6 → C7
Câu 1. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2, +3, +6. B. +2, +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 2. Thành phần chính của muối ăn là
A. BaCl2. B. NaCl. C. Mg(NO3)2. D. CaCO3.
Câu 3. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Fe (Z = 26) là nguyên tố thuộc nhóm
A. VIIIA. B. VIIIB. C. IIA. D. IIB.
Câu 4. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là
A. ns1. B. 2p1. C. ns2. D. np1.
Câu 5. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với nước?
A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Na.
Câu 6. Công thức hoá học của natri đicromat là
A. Na2Cr2O7. B. NaCrO2. C. Na2CrO4. D. Na2SO4.
Câu 7. Dung dịch loãng chứa Ca(OH)2 còn được gọi là
A. vôi sống. B. nước vôi trong. C. vôi tôi. D. đá vôi.
Câu 8. Nhôm hiđroxit có công thức hóa học là
A. Al2O3. B. Al2(SO4)3. C. Al2O3.2H2O. D. Al(OH)3.
Câu 9. Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?
A. Fe3O4. B. Al2O3. C. CaO. D. Na2O.
Câu 10. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al. B. Mg. C. Ca. D. K.
Câu 11. M là kim loại thuộc nhóm IIA. Công thức oxit của M là
A. MO2. B. MO. C. M2O3. D. M2O.
Câu 12. Công thức hoá học của sắt (II) oxit là
A. Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2.
Câu 13. Thép là hợp kim của sắt với
A. cacbon. B. oxi. C. nhôm. D. lưu huỳnh.
Câu 14. Trong hợp chất, số oxi hóa của các kim loại kiềm thổ là
A. +1. B. +3. C. 0. D. +2.
Câu 15. Cho biết Al có số hiệu nguyên tử là 13. Vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là
A. ô 13, chu kì 4, nhóm IIIA. B. ô 13 chu kì 3, nhóm IIIB.
C. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA. D. ô 13, chu kì 4, nhóm IIIB.
Câu 16. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch (X). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu
được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch (X) là
A. AlCl3. B. Fe(NO3)3. C. CuSO4. D. Ca(HCO3)2.
Câu 17. Trong công nghiệp natri hidroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 18. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). D. Đá vôi (CaCO3).
Câu 19. Chất nào sau đây được gọi là phèn chua được dùng làm trong nước?
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 20. Giấy bạc thường được dùng để bọc thực phẩm trước khi nướng. Thực phẩm được bọc giấy bạc
khi nướng thường chín đều, đẹp mắt và giữ được hương vị thơm ngon. Thành phần chính của giấy bạc là
A. sắt. B. bạc. C. nhôm. D. chì.
Câu 21. Sắt thể hiện hóa trị II khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung địch H2SO4 đặc.
C. Khí Clo. D. Dung dịch HNO3 loãng.
Câu 22. Vật làm bằng nhôm bền trong nước vì
A. nhôm là kim loại hoạt động mạnh.
B. nhôm là kim loại không tác dụng với nước.
C. do nhôm tác dụng bới nước tạo lớp nhôm hidroxit không tan bảo vệ cho nhôm.
D. trên bề mặt vật có một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước.
Câu 23. Để bảo quản các kim loại kiềm (trừ Li) cần phải làm gì?
A. Ngâm chúng trong dầu hỏa.
B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.
C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.
D. Ngâm chúng vào nước.
Câu 24. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những
hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2. B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
C. Mg(HCO3)2,CaCl2. D. MgCl2, CaSO4.
Câu 25. Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4?
A. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.
B. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh.
C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.
D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
Câu 26. Cho khí CO khử hoàn toàn một hỗn hợp gồm (FeO, Fe2O3, Fe3O4) đến Fe thấy có 3,36 lít CO2
(đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.
Câu 27. Cho 16,8 gam kim loại M hoá trị III tác dụng với Cl 2 dư, thu được 48,75 gam muối. Kim loại M

A. Fe.
B. Al.
C. Cr.
D. Mg.
Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 11,52 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu
được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp X là
A. 10,71 gam.
B. 6,12 gam.
C. 8,82 gam.
D. 10,15 gam.
Câu 29. Hòa tan hết 8,97 gam kim loại kiềm M vào H2O (dư), thu được 2,576 lít khí H 2 (đktc). Kim loại
M là
A. Rb.
B. Na.
C. Li.
D. K.
Câu 30. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa nhôm với Cr 2O3, để thu được 10,4 gam crom thì cần dùng
bao nhiêu gam nhôm? (Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%.)
A. 2,7 gam. B. 5,4 gam.
C. 8,1 gam. D. 3,7 gam.
Câu 31. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí H 2 (ở
đktc). Giá trị của m là
A. 2,8. B. 5,6.
C. 11,2. D. 16,8.
Câu 32. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH rồi để trong không khí. Hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần nâu đỏ.
B. có kết tủa vàng nâu.
C. có kết tủa trắng xanh rồi tan.
D. có kết tủa nâu đỏ.
Câu 33. Cho 2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối
clorua. Kim loại đó là
A. Be. B. Mg. C. Ba. D. Ca.
Câu 34. Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch chứa 10,6 gam Na2CO3 thì thu được bao nhiêu lít khí CO2
(đktc)?
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.
Câu 35. Cho 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa hết với 260 ml dung dịch HCl 1M
thu được dung dịch X. Thêm NaOH dư vào X, thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối
lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,6 gam.
B. 11,2 gam.
C. 8,0 gam.
D. 7,6 gam.

Câu 36. Đốt một lượng Al trong 6,72 lít O 2 (đkc). Sau khi kết thúc phản ứng cho chất rắn thu được hòa
tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy giải phóng 3,36 lít H2 (đkc). Khối lượng nhôm đã dùng là
A. 8,1.
B. 13,5.
C. 16,2.
D. 19,2.

Câu 37. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 rất loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,075 mol
N2O và 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 0,675. B. 6,75.
C. 0,405. D. 4,05.
Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(1) Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O;
(2) Al là kim loại có tính lưỡng tính;
(3) Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeCO3;
(4) Hỗn hợp tecmit gồm bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit được dùng để hàn đường ray xe lửa bằng
phản ứng nhiệt nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 39. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,85.
B. 39,40.
C. 29,55.
D. 19,70.

Câu 40. Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch
NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

-----HẾT-----

Cho biết: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B B A D A B D A D B B A D C A A C D C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A D A B B B A B D B D A D D C B B A D D

You might also like