You are on page 1of 17

1

Họ và tên:.......................................................................Lớp:....................Ngày:.29/11/2021.


CHƯƠNG VI. KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ NHÔM
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 3. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm là
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 4. Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. M+ là cation
A. Ag+ B.Cu+ C. Na+ D. K+
Câu 5. Cation M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. M2+ là cation
A. Ba2+ B.Cu2+ C. Mg2+ D. Ca2+.
Câu 6. Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M3+ là cation
A. B3+ B.Fe3+ C. Cr3+ D. Al3+
Câu 7. Dung dịch muối có pH > 7 là
A. KCl. B. NH4Cl. C. NaHSO4. D. Na2CO3.
Câu 8. Kim loại thuộc nhóm IIA không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Mg. B. Sr. C. Ca. D. Ba.
Câu 9. Trường hợp ion natri bị khử thành Na là
A. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 10. Trường hợp ion canxi bị khử thành Ca là
A. Điện phân dung dịch CaCl2 với điện cực trơ, có màng ngăn.
B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. Cho dung dịch CaCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 11. Trường hợp ion nhôm bị khử thành nhôm là
A. Điện phân dung dịch AlCl3 với điện cực trơ, có màng ngăn.
B. Điện phân Al2O3 nóng chảy.
C. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch AgNO3.
D. Cho Al(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 12. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. có kết tủa trắng CaCO3. B. có kết tủa trắng CaCO3 và bọt khí CO2.
C. có bọt khí CO2. D. không có hiện tượng gì.
Câu 13. Ion Al3+ là chất oxi hóa trong trường hợp
A. dd AlCl3 tác dụng với dd NaOH lấy dư. B. Điện phân Al2O3 nóng chảy.
2

C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. D. Thả Na vào dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 14. Phương trình phản ứng hóa học chứng minh Al(OH)3 có tính axit là
A. Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O. B. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O.

C. Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O. D. 4Al(OH)3 4Al + 6H2O + 3O2.


Câu 15. Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Trong bảng tuần hoàn M ở
A. nhóm IIIA. B. nhóm IIIB. C. nhóm IA. D. nhóm IB.
Câu 16. Để làm kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 người ta thực hiện phản ứng
A. AlCl3 + 3H2O + 3NH3 Al(OH)3 + 3NH4Cl.
B. AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl.
C. NaAlO2 + H2O + HCl Al(OH)3 + NaCl.
D. Al2O3 + 3H2O 2Al(OH)3.
Câu 17. Cho dần từng giọt dd NaOH (1), dd NH3 (2) lần lượt đến dư vào ống đựng dd AlCl3 thấy
A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.
B. Lúc đ ầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.
C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.
Câu 18. Cho dần từng giọt dung dịch HCl (1) , CO2 (2) lần lượt vào ống đựng dung dịch NaAlO2 thấy
A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.
B. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.
C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.
Câu 19. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH lần lượt vào các dung dịch đựng Al 3+ (1), Mg2+ (2) ta quan sát
thấy
A. ở (1) và (2) xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.
B. ở (1) và (2) xuất hiện kết tủa trắng, không tan.
C. ở (1) xuất hiện kết tủa trắng rồi tan, ở (2) xuất hiện kết tủa trắng không tan.
D. ở (2) xuất hiện kết tủa trắng rồi tan, ở (1) xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Câu 20. Vật bằng nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
Câu 21. Chất hoà tan CaCO3 là
A. C2H5OH. B. C6H5OH. C. CH3COOH. D. CH3CHO.
Câu 22. Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch
A. NaNO3. B. KNO3. C. KCl. D. HCl.
Câu 23. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm
A. IIA. B. IVA. C. IIIA. D. IA.
Câu 24. Chất có tính lưỡng tính là
A. NaHCO3. B. NaNO3. C. NaCl. D. NaOH.
3

Câu 25. Chất có khả năng làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. NaCl. B. Na2CO3. C. CaCl2. D. Ca(NO3)2.
Câu 26. Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa?
A. NaCl B. KNO3 C. KCl D. CaCl2
Câu 27. Điều chế kim loại Na bằng phương pháp
A. điện phân dd NaCl có màng ngăn B. điện phân dd NaCl không có màng ngăn
C. dùng CO khử ion Na+ trong Na2O ở nhiệt độ cao D. điện phân NaCl nóng chảy
Câu 28. Cho dãy các kim loại : Mg, Cu, Fe, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử mạnh nhất là
A. Mg B. Ag C. Cu D. Fe
Câu 29. Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Fe B. Cu C. Ba D. Ag
Câu 30. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 B. 4,48 C. 1,12 D. 3,36
Câu 31. Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là
A. K, Zn, Cu B. Zn, Cu, K C. Cu, K, Zn D. K, Cu, Zn
Câu 32. Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H 2SO4 0,5M. Để trung hòa axit
dư phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là
A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Be.
Câu 33. Cho 4,0 gam kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 11,1 gam muối clorua. Kim
loại đó là
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba.
Câu 34. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,04 mol khí ở anot và 3,12 gam kim loại
ở catot. Công thức phân tử của muối kim loại kiềm là
A. KCl. B. NaCl. C. LiCl. D. RbCl.
Câu 35. 2,52g một kim loại tan hết trong dd H2SO4 loãng thu được 6,84g muối sunfat. Kim loại là
A. K. B. Ca. C. Al. D. Fe.
Câu 36. Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml
dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là
A. Ca B. Ba C. K D. Na
Câu 37. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 7,8 gam kali kim loại vào 36,2 gam nước là
A. 25,57%. B. 12,79%. C. 25,45%. D. 12,72%.
Câu 38. Cho 200g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí CO2 sục vào dung dịch
chứa 60g NaOH. Khối lượng muối natri thu được là
A. 126g. B. 12,6g. C. 168g. D. 16,8g.
Câu 39. Cho 197g BaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 84g
KOH. Khối lượng muối thu được là
A.119g. B. 50g. C.69g. D. 11,9g.
Câu 40. Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi được
69g chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là
A. 84% ; 16%. B. 16% ; 84%. C. 32% ; 68%. D. 68% ; 32%.
4

Câu 41. Cho 3,1g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với
nước thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm. Khối lượng kiềm là
A. 48g. B. 4,8g. C. 24g. D. 2,4g.
Câu 42. Cho 2,8g CaO tác dụng với một lượng nước dư thu được dung dịch X. Sục 1,68 lít khí CO 2 (đktc)
vào dung dịch X, khối lượng kết tủa thu được là
A. 2,5g. B. 4,05g. C. 6,55g. D. 7,5g.
Câu 43. Hòa tan 8,2g hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít CO2 (đktc). Số gam CaCO3 và
MgCO3 lần lượt là
A. 4 và 4,2. B. 4,2 và 4. C. 3,36 và 4,48. D. 4,48 và 3,36.
Câu 44. Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,03 mol khí CO 2.
Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 70,4% và 29,6%. B. 29,6% và 70,4%. C. 59,15% và 40,85%. D. 40,85% và 59,15%.
Câu 45. Hòa tan 5,4g bột Al vào 150ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO 3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc
phản ứng thu được số gam chất rắn là
A. 13,2. B. 13,8. C. 10,95. D. 15,2.
Câu 46. Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây thu được m
gam Al. Biết hiệu suất điện phân là 80%. Giá trị m là
A. 3,24. B. 5,4. C. 2,16. D. 2,7.
Câu 47. Hoà tan hết 10g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại IA và IIA bằng dung dịch HCl dư, thu được
2,24 lít khí (đktc). Sau đó cô cạn dung dịch thu được x gam muối khan. x có giá trị là
A. 12,00g. B. 11,10g. C. 11,80g. D. 14,20g.
Câu 48. Hoà tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Giá trị của V là
A. 5,6000 lít. B. 4,4800 lít. C. 3,4048 lít. D. 2,5088 lít.
Câu 49. Khối lượng K2O cần lấy để hòa tan vào 70,6g nước để thu được dung dịch có nồng độ 14% là
A. 8,4g. B. 4,8g. C. 4,9g. D. 9,4g.
Câu 50. Hỗn hợp X gồm a mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y (vừa đủ) gồm b mol Cl 2 và
0,4 mol O2 thu được 64,6g hỗn hợp chất rắn. Giá trị của a là
A. 0,6 B. 0,4 C. 0,3 D. 0,2
Câu 51. Hỗn hợp Al và Fe3O4 đem nung không có không khí. Hỗn hợp sau phản ứng nhiệt nhôm nếu đem
tác dụng với NaOH dư thu được 6,72 lit H 2(đktc); nếu đem tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88
lit H2(đktc) Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 27g. B. 2,7g. C. 54g. D. 5,4g.
Câu 52. Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH
1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 100. B. 200. C. 150. D. 300.
Câu 53. Hoà tan hoàn toàn 47,4g phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dd X. Cho toàn bộ X tác
dụng với 200 ml dd Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 46,6 B. 54,4 C. 62,2 D. 7,8
Câu 54. Cho hỗn hợp 0,1 mol Ba và 0,2 mol Al vào nước dư thì thể tích khí thoát ra (đktc) là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
5

Câu 55. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và
Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.
Câu 56. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và
Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364.
Câu 57. Chất làm mềm nước cứng toàn phần là
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. Na2CO3. D. MgSO4
Câu 58. Phát biểu sai là
A. nhôm là kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính.
C. Al2O3 là oxit lưỡng tính.
D. nhôm có tính khử mạnh nhưng kém hơn KL kiềm và KL kiềm thổ.
Câu 59. Chất không có tính lưỡng tính là
A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. ZnSO4. D. NaHCO3
Câu 60. Thạch cao sống có công thức là
A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 61. Thạch cao nung có công thức là
A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 62. Thạch cao khan có công thức là
A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 63. Nước cứng vĩnh cửu chứa muối
A. Ca(HCO3)2. B. MgSO4. C. MgCO3. D. NaCl.
Câu 64. Một loại nước có chứa nhiều muối Ca(HCO3)2 thuộc loại
A. Nước cứng vĩnh cửu. B. Nước cứng toàn phần.
C. Nước cứng tạm thời. D. Nước khoáng.
Câu 65. Phân biệt dung dịch Ca(HCO3)2 với dung dịch CaCl2 bằng
A. dd HCl. B. dd Na2CO3. C. dd Na3PO4. D. dd NaCl.
Câu 66. Dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaNO3.
Câu 67. Trong một bình nước có chứa 0,01 mol Na +; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3–; 0,02
mol Cl– . Nước trong bình
A. có tính cứng tạm thời. B. có tính cứng vĩnh cửu.
C. có tính cứng toàn phần. D. là nước mềm.
Câu 68. Một phương trình phản ứng hóa học không giải thích việc dùng dung dịch Na2CO3 làm mềm nước
cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl. B. Na2CO3 + Ca(HCO3)2 CaCO3 + 2NaHCO3.
C. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2. D. Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH.
Câu 69. Chọn câu không đúng
6

A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.


B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
D. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
Câu 70. Trong những chất sau, chất không có tính lưỡng tính là
A. Al(OH)3 . B. Al2O3. C. NaAlO2. D. Zn(OH)2.
Câu 71. Phèn chua có công thức là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. MgSO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Al2O3.nH2O. D. Na3AlF6.
Câu 72. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. nhôm B. chì C. natri D. đồng
Câu 73. Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dd NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và
nung đến khi khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Nồng độ mol/l của dd NaOH ban đầu là
A. 1,75M và 0,75M. B. 2,75M và 0,35M. C. 0,75M và 0,35M. D. 0,35M và 0,75M.
Câu 74. Cho dd chứa 16,8g NaOH tác dụng với dd chứa 8g Fe 2(SO4)3, tiếp tục thêm vào dd sau phản ứng
13,68g Al2(SO4)3 nữa thì thu được kết tủa X. Nhiệt phân hoàn toàn X, thu được chất rắn Y. Khối lượng chất
rắn Y là
A. 2,12g. B. 21,2g. C. 42,2g. D. 4,22g.
Câu 75. Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 250ml dung dịch NaOH aM, thu được 0,78g chất kết tủa. Nồng ộ
mol/lit của dung dịch NaOH đã dùng là
A.1,2M hoặc 2,8M. B. 0,12M hoặc 0,28M.
C.0,04M hoặc 0,08M. D. 0,24M hoặc 0,56M.
Câu 76. Cho dung dịch X chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-.
- Thí nghiệm 1: X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 1,16g kết tủa và 0,06 mol khí.
- Thí nghiệm 2: X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 9,32g kết tủa.
Tổng khối lượng các ion trong dung dịch X là
A.12,22g. B. 6,11g. C.4,32g. D. 5,4g.
*****
7

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KỲ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019–2020


TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH Môn: Hóa
ĐỀ CHÍNH THỨC Lớp: 12
(Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút. Ngày: 20/12/2019

Họ và tên học sinh:........................................................................Số báo danh:................................................


Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào- Kể cả bảng tuần hoàn.
Cho: H:1; Li:7; Na:23; K:39; Be: 9; Mg:24; Ca:40; Ba:137; Al:27; C:12; Si:28; Sn:119; Pb: 207; N:14;
P:31; O:16; S:32; F:19; Cl:35,5; Br:80; I:127; Fe: 56; Mn:55; Ni:59; Ag: 108; Cu:64; Zn:65.

A. PHẦN CHUNG (Từ câu 1 đến câu 30)


Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại nhóm IIA đều tác dụng được với nước.
C. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại nhóm IA đều tan được trong nước.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.
Câu 2. Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất là
A. vàng. B. bạc. C. crom. D. đồng.
Câu 3. Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Al bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. nhôm đóng vai trò catot (điện cực dương) và bị oxi hóa.
B. sắt đóng vai trò anot (điện cực âm) và bị oxi hoá.

C. sắt đóng vai trò catot (điện cực dương)và ion H+ bị oxi hóa.
D. nhôm đóng vai trò anot (điện cực âm) và bị oxi hoá.
Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
A. Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag. B. CO + CuO Cu + CO2.
C. CuCl2 Cu + Cl2. D. 2Al2O3 4Al + 3O2.
Câu 5. Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. NaOH, O2 và HCl. B. NaOH, H2 và Cl2. C. Na và Cl2. D. Na, H2 và Cl2.
Câu 6. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2 và AgNO3.
C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2. D. AgNO3 và Mg(NO3)2.
Câu 7. Cho 15,2 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, lấy dư, thu được 4,48 lít khí
không màu hóa nâu trong không khí (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). % Cu theo khối lượng là
A. 36,84%. B. 36,74%. C. 63,26%. D. 63,16%.
Câu 8. Cho 0,31 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn, tác dụng hết
với nước, thu được 0,112 lít H 2 (đktc) và dung dịch kiềm. Khối lượng kiềm (gam) trong dung dịch thu được

8

A. 9,6. B. 0,96. C. 0,48. D. 4,8.


Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 8,05 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Ni, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H 2SO4
loãng, thu được 3,36 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 26,8. B. 26,85. C. 22,45. D. 16,1.
Câu 10. Trong bảng tuần hoàn Mg (Z=12) thuộc
A. chu kỳ 3, nhóm IIIA. B. chu kỳ 3, nhóm IA.
C. chu kỳ 3, nhóm IIA. D. chu kỳ 3, nhóm IIB.
Câu 11. Khi lần lượt cho mỗi chất: Ag, Cu, Al, Fe, Fe3O4, CaCO3 vào dung dịch axit H2SO4 loãng dư, thì số
lượng các chất bị tan hết là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 12. Cho Na vào dung dịch MgCl2 quan sát thấy hiện tượng.
A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2, sau đó kết tủa tan.
B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg, sau đó kết tủa không tan.
C. không có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg, sau đó kết tủa không tan.
D. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2, sau đó kết tủa không tan.
Câu 13. Khuấy đều một lượng bột Fe vào dung dịch HNO 3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch X, NO và còn dư Fe. Dung dịch X chứa chất tan
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3 và HNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, HNO3.
Câu 14. Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong dd HCl xảy ra ăn mòn điện hóa. Ở cực dương xảy ra
A. quá trình khử Zn. B. quá trình oxi hóa Zn.
C. quá trình khử ion H+. D. quá trình oxi hóa ion H+.
Câu 15. Có các kim loại Cu, Fe và các dung dịch muối Cu(NO 3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Số trường hợp có phản
ứng hoá học xảy ra khi cho kim loại và muối tác dụng với nhau là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 16. Hoà tan hết 27,4g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại IA và IIA bằng dung dịch HCl dư, thu được
6,72 lít khí (đktc). Sau đó cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 36,1. B. 20,75. C. 30,7. D. 29,6.
Câu 17. Cho 0,036 mol Fe vào 180ml dung dịch AgNO3 1M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng
(gam) Ag thu được là
A. 5,832. B. 11,664. C. 13,240. D. 3,888.
Câu 18. Cho 39,4 gam BaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa
16,8 gam KOH thu được dung dịch X. Khối lượng (gam) muối trong dung dịch X là
A. 21,9. B. 19,0. C. 23,8. D.11,9.
Câu 19. Cho các kim loại Fe, Cu, Mg, Al, Na. Số kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt
luyện là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 20. Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung
dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (3) và (4). B. (3) và (4).
C. (1), (2) và (3). D. (2) và (3).
9

Câu 21. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy:
A. Có kết tủa trắng và bọt khí. B. Không có hiện tượng gì.
C. Có bọt khí thoát ra. D. Có kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 22. Để bảo quản natri, người ta phải ngâm chìm natri trong
A. nước. B. dầu hỏa. C. phenol lỏng. D. ancol etylic.
Câu 23. Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại
nào sau đây?
A. Fe. B. Na. C. Ag. D. Ca.
Câu 24. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg 2+; Ca2+; Cl-; SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước
cứng trên là:
A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. BaCl2. D. NaHCO3.
Câu 25. Chất nào sau đây được đúc tượng hay dùng để bó bột (khi bị gãy xương)?
A. CaSO4. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.3H2O.
Câu 26. Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m
gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4.
Câu 27. Cho 4,26 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu
được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 6,66 gam. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng hết
với Y là
A. 380ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 180 ml.
Câu 28. Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị
của m là
A. 10,8. B. 28,7. C. 39,5. D. 17,9.
Câu 29. Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc,
sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 11,2. B. 5,6. C. 8,4. D. 16,8.
Câu 30. Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 10 gam Fe 2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được m
gam hỗn hợp X gồm 3 oxit sắt. Cho X tác dụng hết với dd HNO 3 vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,12 lít
NO2 (đktc) duy nhất. Vậy m có giá trị là
A. 7,5. B. 8,8. C. 9,6. D. 7.
B. PHẦN DÀNH CHO LỚP 12.3; 12.4; 12.5; 12CV và 12CA (Từ câu 31 đến câu 35)
Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Fe(NO3)2 + AgNO3 (tỉ lệ mol 1:1); (b) NaHSO4 + NaOH (dư);
(c) CO2 + NaOH (tỉ lệ mol 3:2); (d) CO2 + NaOH (tỉ lệ mol 2:3).
Số thí nghiệm có hai muối sau phản ứng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 32. Có 4 dung dịch đựng riêng biệt trong 4 ống nghiệm: (NH 4)2SO4, MgCl2, K2CO3, NaCl. Cho dung
dịch Ba(OH)2 đến dư vào 4 dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 33. Cho các phản ứng sau trong dung dịch
(1) Na2CO3 + MgCl2; (2) Na2CO3 + H2SO4;
10

(3) NaHCO3 + Ba(OH)2; (4) Fe(NO3)2 + AgNO3;


Các phản ứng tạo chất kết tủa là:
A. (1),(3). B. (1),(4). C. (1), (3), (4). D. (2),(3),(4).
Câu 34. Dùng CO khử m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu được 1,1 gam CO2 và chất rắn X gồm 3 oxit. X
phản ứng vừa đủ với 0,25 lít dung dịch H2SO4 loãng 0,5M. Giá trị m là
A. 8,0. B. 4,0. C. 16,0. D. 3,2.
Câu 35.(muối amoni) Cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm HCl; 0,1 mol KNO 3 và 0,2 mol
NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 6,272 lít hỗn
hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so
vớí H2 là 13. Giá trị của m là
A. 60,34. B. 84,76. C. 83,16. D. 58,74.

C. PHẦN DÀNH CHO LỚP 12.1; 12.2 và 12CT (Từ câu 36 đến câu 40)
Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) NO2 + NaOH (dư); (b) NaHSO4 + KOH (dư);
(c) Ca(HCO3)2 + NaOH (dư); (d) Ca(OH)2 (dư) + NaHCO3.
Số thí nghiệm có hai muối sau phản ứng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 37. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na 2O, NaOH và Na2CO3 trong dd H2SO4 40% (loãng,
vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỷ khối đối với H 2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ
51,449%. Cô cạn toàn bộ dd Y thu được 170,4 gam muối trung hoà khan. Giá trị của m là
A. 23,8 gam. B. 50,6 gam. C. 50,4 gam. D. 37,2 gam.
Câu 38. Cho các phản ứng ở nhiệt độ thường?
(1) Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 dư MgCO3 + CaCO3 + 2H2O.
(2) Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 CaCO3 + BaCO3 + 2H2O.
(3) Ca(OH)2 + 2NH4Cl CaCl2 + 2H2O + 2NH3 .
(4) CaCl2 + 2 NaHCO3 CaCO3 + 2NaCl + 2HCl.
Có bao nhiêu phản ứng chưa chính xác?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 39. Cho các phản ứng sau trong dung dịch
(1) Na2CO3 + AlCl3; (2) Na2CO3 + H2SO4;
(3) NaHCO3 + Ba(OH)2; (4) Na2S + AlCl3;
(5) (NH4)2CO3 + Ba(OH)2; (6) Na2CO3 + CaCl2;
(7) CuCO3 + dung dịch HF.
Các phản ứng tạo đồng thời kết tủa và khí là:
A. (1),(4),(6). B. (1),(2),(5). C. (1), (4), (5),(7). D. (2),(3),(5).
Câu 40. Để m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được 34,4 gam hỗn
hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Cho 6,72 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y
và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,7 mol HNO3,
thu được dung dịch chỉ chứa 117,46 gam muối và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N 2O. Tỉ khối của T so
với H2 là 16,75. Giá trị của m là
11

A. 27. B. 31. C. 32. D. 28.


***HẾT***
12

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KỲ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2020-2021


TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH Môn: Hóa.

ĐỀ CHÍNH THỨC Lớp: 12

(Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút. Ngày: 26/12/2020

Họ và tên học sinh: Số báo danh:.......


Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào- Kể cả bảng tuần hoàn.
Cho: H:1; Li:7; Na:23; K:39; Be: 9; Mg:24; Ca:40; Ba:137; B:10; Al:27; C:12; Si:28; Sn:119; Pb: 207; N:14; P:31;
O:16; S:32; F:19; Cl:35,5; Br:80;

A. PHẦN CHUNG (35 câu)

Câu 1. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. nhôm. B. chì. C. natri. D. đồng.
Câu 2. Nhóm kim loại thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội là
A. Fe, Ag. B. Zn, Al, Fe. C. Al, Fe, Cr. D. Al, Cu, Fe.
Câu 3. Cho 1 đinh sắt vào dung dịch chứa một trong những chất sau: CuSO4, HCl, H2SO4 loãng, HNO3 loãng dư. Số
trường hợp phản ứng tạo muối Fe (II) là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 4. Trong các phương trình hóa học cho dưới đây, phương trình nào không đúng?

A. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2. B. Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu.

C. Cu + FeSO4  CuSO4 + Fe. D. Ni + 2AgNO3 Ni(NO3)2 + 2Ag.


Câu 5. Trường hợp ion natri bị khử thành Na là
A. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 6. Dãy kim loại đều tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là
A. K, Na, Ca, Be. B. K, Cu, Pb, Ag.
C. K, Na, Ca, Ba. D. Na, Al, Hg, Cr.
Câu 7. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. có kết tủa trắng CaCO3. B. có kết tủa trắng CaCO3 và bọt khí CO2.
C. có bọt khí CO2. D. không có hiện tượng gì.
Câu 8. Ngâm một lá Zn trong 400 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá Zn
A. giảm 1,51 gam. B. tăng 3,02 gam.
13

C. giảm 3,02 gam. D. tăng 0,43 gam.


Câu 9. Kim loại có tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt nhất trong 4 kim loại sau là
A. vàng. B. bạc. C. crom. D. đồng.
Câu 10. Để làm kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 người ta thực hiện phản ứng
A. AlCl3 + 3H2O + 3NH3 Al(OH)3 + 3NH4Cl.
B. AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl.
C. NaAlO2 + H2O + HCl Al(OH)3 + NaCl.
D. Al2O3 + 3H2O 2Al(OH)3.
Câu 11. Tính chất vật lí chung của kim loại là
A. dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. B. mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
C. cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. D. chất rắn, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
Câu 12. Cho Na vào dung dịch MgCl2 quan sát thấy hiện tượng.
A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2, sau đó kết tủa tan.
B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg, sau đó kết tủa không tan.
C. không có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg, sau đó kết tủa không tan.
D. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2, sau đó kết tủa không tan.
Câu 13. Cho các kim loại Fe, Cu, Mg, Al, Na. Số kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 14. Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại nào sau
đây?
A. Fe. B. Na. C. Ag. D. Ca.

Câu 15. Cho 0,896 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và
Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,182. B. 3,940.
C. 1,970. D. 2,364.
Câu 16. Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 10 gam Fe 2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được m gam hỗn
hợp X gồm 3 oxit sắt. Cho X tác dụng hết với dd HNO 3 vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,12 lít NO2 (đktc) duy nhất.
Vậy m có giá trị là
A. 7,5. B. 8,8.
C. 9,6. D. 7.
Câu 17. Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 28,7.
C. 39,5. D. 17,9.
Câu 18. Đốt 12,8 gam Cu trong không khí thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ V lít dung dịch
HNO3 0,5M. thu được 0,448 lít NO (đktc). Giá trị của V là
A. 0,84. B. 0,42.
C. 8,4. D. 4,2.
14

Câu 19. Hoà tan hoàn toàn 47,4g phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dd X. Cho toàn bộ X tác dụng với
200 ml dd Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 54,4. B. 46,6.
C. 62,2. D. 7,8.
Câu 20. Hoà tan hết 10g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại IA và IIA bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí
(đktc). Sau đó cô cạn dung dịch thu được x gam muối khan. Giá trị của x là
A. 12,0. B. 11,1.
C. 11,8. D. 14,2.
Câu 21. Hoà tan hết 3,5 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe bằng dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 3,136 lít khí
(đktc) và m gam muối sunfat, m nhận giá trị bằng
A. 16,94. B. 13,44.
C. 30,38. D. 8,47.
Câu 22. Hoà tan hết 3,5g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe bằng dung dịch HCl, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m
(g) muối clorua. Giá trị của m là
A. 15,2. B. 13,44.
C. 9,6. D. 12,34.
Câu 23. Hỗn hợp X gồm a mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y (vừa đủ) gồm b mol Cl 2 và 0,4 mol O2
thu được 64,6g hỗn hợp chất rắn. Giá trị của a là
A. 0,2. B. 0,4.
C. 0,3. D. 0,6.
Câu 24. Cho hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch axit H 2SO4 đặc, nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch Y và một phần sắt không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3, FeSO4. B. Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3.
C. Al2(SO4)3, FeSO4. D. Al2(SO4)3.
Câu 25. Có các cặp chất sau: (1) Zn và dd MgSO4; (2) Fe và dd Cu(NO3)2; (3) Ni và dd CuSO4; (4) Fe và dd FeCl3; (5)
Cu và dd Fe(NO3)3; (6) Cu và dd H2SO4 loãng. Các cặp chất phản ứng được với nhau là
A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4), (5).
C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (5), (6).
Câu 26. Hợp chất nào của canxi được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi bị gãy xương?
A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
Câu 27. Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp nung nóng X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO, thu được hỗn hợp
Y. Cho Y vào dd NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần
không tan Z gồm
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. MgO, FeO, Cu.
C. Mg, Fe, Cu. D. MgO, Fe, Cu.
Câu 28. Cho 26Fe, 27Co ; hãy chọn phát biểu đúng:  Trong bảng tuần hoàn:
A. Fe ở nhóm VIII A, Co ở nhóm VIII B.
B. Fe ở nhóm VIII B, Co ở nhóm VIII A.
15

C. Fe và Co cùng thuộc nhóm VIIIB.


D. Fe ở nhóm VIII B, Co ở nhóm IX B.
Câu 29. Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn:
- X tác dụng được với HCl nhưng không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội.
- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội nhưng không tác dụng với NaOH.
- Z tác dụng được với HCl và NaOH nhưng không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là
A. Fe, Al, Mg. B. Zn, Mg, Al. C. Fe, Mg, Zn. D. Fe, Mg, Al.
Câu 30. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
Câu 31. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào các ống nghiệm chứa riêng biệt các dung dịch chất sau: NaHSO 4, NaHCO3,
CuCl2, MgCl2. Số lượng ống nghiệm có tạo kết tủa sau phản ứng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 32. Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 19,3A trong thời gian 50 phút thu được 3,78 gam Al.
Hiệu suất điện phân là
A. 60%. B. 80%.
C. 70%. D. 90%.
Câu 33. Cho 1,55gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước
thu được 0,56 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm. Khối lượng kiềm là
A. 48g. B. 4,8g.
C. 24g. D. 2,4g.
Câu 34. Hòa tan 18,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch Y chứa HNO 3 và H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được
0,05 mol khí SO2 và 0,6 mol khí NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Thành phần % khối lượng Fe trong 18,4
gam hỗn hợp X là
A. 30,43%. B. 69,57%.
C. 50,00%. D. 36,00%.
Câu 35. Để khử hoàn toàn 27,0 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe, FeO, Fe2O3 Fe3O4, MgO cần dùng 5,04 lít khí CO (đktc).
Số gam chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 15,6. B. 23,4.
C. 33,3. D. 46,8.

B. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO LỚP 12.5, 12CV VÀ 12CA (5 CÂU)

Câu 36. Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Al  AlCl3  X  NaAlO2  X. Trong đó X là


A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 37. Cho các phản ứng sau trong dung dịch
16

(1) Na2CO3 + MgCl2; (2) BaCl2 + NaOH;


(3) NaHCO3 + Ba(OH)2; (4) Fe(NO3)2 + AgNO3;
(5) Al2(SO4)3 + NaOH (dư); (6) NaHCO3 + NaOH.
Số lượng trường hợp thu được kết tủa là:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 38. Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO, đốt nóng, thu được chất rắn X 1. Hoà tan chất rắn X1 vào
nước thu được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dung dịch
NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Tổng số phản ứng đã xảy ra là
A. 4. B. 5.
C. 6. D. 3.
Câu 39. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO 3 loãng thu được dung dịch A (không chứa muối amoni) và
0,784 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 1,295 gam trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu
trong không khí. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,45 mol. B. 0,235 mol.
C. 0,245 mol. D. 0,47 mol.
Câu 40. Cho dung dịch chứa a gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 8g Fe 2(SO4)3, tiếp tục thêm vào dung dịch sau
phản ứng 8,52g Al(NO3)3 nữa thì thu được b gam kết tủa. Để b có giá trị lớn nhất thì a bằng
A. 8,8. B. 10,0.
C. 7,2. D. 9,6.

C. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO LỚP 12.1, 12.2, 12.3, 12.4 VÀ 12CT (5 CÂU)

Câu 41. Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Cl2  X1  X2  X3  X4  CO2.


Trong đó X1, X2, X3, X4 là các hợp chất của natri lần lượt là
A. NaCl, NaOH, NaHCO3, Na2SO3. B. NaCl, NaClO, NaHCO3, Na2CO3.
C. NaCl, Na2CO3, Na2SO4, NaOH. D. NaClO3, NaCl, Na2CO3, Na2SO4.
Câu 42. M là kim loại thoả mãn các phản ứng theo thứ tự sau :

(1) M + O2  P (2) P + H2SO4  Q + E

(3) Q + NaOH  F + G; (4) P + NaOH  T + E

(5) T + HCl + E  F + Đ
Kim loại M là
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Al.
Câu 43. Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO, đốt nóng, thu được chất rắn X 1. Hoà tan chất rắn X1 vào
nước thu được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dung dịch
NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dung dịch AgNO3 dư (Coi CO2 không phản ứng với nước).
Tổng số phản ứng đã xảy ra là
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 4.
17

Câu 44. Chia 75,6g hỗn hợp X gồm CuO, Fe3O4, Fe2O3 và Al2O3 làm hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng vừa
đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 99,8g muối khan. Cho phần 2 tác dụng vừa đủ với dd hỗn hợp Y gồm HCl và
H2SO4 thu được 93,55g muối khan. Số mol H2SO4 có trong Y là
A. 0,525. B. 0,5. 
C. 1,0. D. 1,05.
Câu 45. Nhúng thanh kim loại M hóa trị 2 vào dd CuSO 4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng
thanh kim loại giảm 0,05% ; nếu nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO 3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng
7,1% (so với khối lượng thanh kim loại ban đầu). Biết số mol CuSO 4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau.
Nhận định (liên quan tới M) nào sau đây là SAI ?
A. Không thu được kết tủa M(OH)2 từ muối M2+ bằng dd NH3 dư.
B. Cho M tác dụng với HNO3 không thể thu được muối NH4+.
C. Cho M tác dụng với muối Fe3+ có thể không thu được Fe.
D. M là kim loại hoạt động mạnh hơn Fe nhưng yếu hơn Al.
*** HẾT***

You might also like